I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Thực trạng của vần đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò hết sức quan trọng. Toán học là cơ sở cho việc hình thành và phát triển những tri thức, kí năng, kĩ xảo. Chương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu học, có vị trí mở đầu cho chương trình môn Toán của các lớp tiếp theo. Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 1 ở nước ta.
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP MỘT “SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ” Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết A. MÔÛ ÑAÀU: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Thực trạng của vần đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò hết sức quan trọng. Toán học là cơ sở cho việc hình thành và phát triển những tri thức, kí năng, kĩ xảo. Chương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu học, có vị trí mở đầu cho chương trình môn Toán của các lớp tiếp theo. Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 1 ở nước ta. Đối với học sinh lớp 1, việc so sánh các số trong phạm vi 10 không khó khăn. Khi so sánh các số có 1 chữ số và so sánh chúng với 10, các em có thể nhận biết ngay số nào lớn hơn, số nào bé hơn. Tuy nhiên, khi phải so sánh các số có hai chữ số trong phạm vi 100 thì các em sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn về đọc số, viết, đếm, so sánh và sắp xếp được các số theo thứ tự nhất là những học sinh tiếp thu bài chậm . Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp Một so sánh các số có hai chữ số” nhằm giúp các em làm các bài tập về so sánh nhanh nhất và đạt hiệu quả. Năm học 2011 – 2012 khi làm các bài tập về so sánh các số có hai chữ số các em còn chậm, không mấy hứng thú nên kết quả đạt được ở giữa học kỳ II Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 32 19 59,4 11 34,3 2 6,3 / / Kết quả thi giữa học kỳ II chưa cao vì những nguyên nhân sau: - Các em mới chuyển từ mầm non lên, tư duy của các em còn non nớt, các em chưa có kĩ năng về so sánh các số có hai chữ số. - Khi so sánh, các em chỉ so sánh các chữ số hàng đơn vị đã kết luận số nào lớn, số nào bé. - Có em chưa tính kết quả các vế của phép tính, chưa có cơ sở thực tế đã so sánh, kết luận. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: a. Ý nghĩa: Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Với giải pháp mới này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp cho giáo viên tìm hiểu một số phương pháp nhằm giúp cho học sinh giải được, nhanh các bài tốn về “ So sánh các số có hai chữ số”. b. Tác dụng: Khi hướng dẫn các em phương pháp này thì chất lượng học tập của các em sẽ cao. Đây chính là cơ sở cho các em học tiếp lớp trên. Đề tài “ So sánh các số có hai chữ số” giúp học sinh lớp 1 nắm được những kiến thức về so sánh và giải nhanh, chính xác các bài tốn thuộc loại so sánh. 3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Mỹ Lộc. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn: 1.1 Cơ sở lý luận: Trong các mơn học, tốn học giữ một vị trí nổi bật. Nó là một mơn thể thao của trí tuệ, nhằm giúp học sinh: -Rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, học tập, giải quyết các vấn đề, rèn luyện trí thơng minh sáng tạo. -Rèn luyện nhiều đức tính q báu khác như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, u thích chính xác, ham chuộng chân lý. Mặt khác, tốn học còn có tính thực tiễn, các kiến thức tốn học đều bắt nguồn từ cuộc sống, mỗi mơ hình tốn học là khái qt từ nhiều tình huống. Dạy học Tốn ở Tiểu học là hồn thiện những gì vốn có trong học sinh, cho học sinh làm và ghi lại chính xác cá kiến thức tốn học bằng ngơn ngữ và các kí hiệu tốn học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một cách sáng tạo nhất, thơng minh nhất trong việc học tốn sau này. Vì vậy, khi dạy giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp để bước đầu học sinh biết so sánh và có cơ sở cho việc học các lớp trên. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Trong các tuyến kiến thức tốn của chương trình tốn ở lớp Một thì tuyến kiến thức “So sánh các số có hai chữ số” là khó khăn đối với học sinh lớp Một. Khi làm bài tập các em lúng túng trong việc tìm số nào lớn, số nào bé để so sánh. Chính vì thế, trong q trình dạy, giáo viên phải tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp các em biết cách làm nhanh nhất, dễ hiểu nhất. 2.Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 2.1 Các biện pháp tiến hành: Để nghiên cứu đề tài này, tơi đã sử dụng các phương pháp: -Nghiên cứu tài liệu: Nhằm tìm ra những lý thuyết cơ bản về dạy học Tốn, tìm được những bài tốn có nội dung phù hợp với đề tài. -Phỏng vấn giáo viên: Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Nhaèm học hỏi một số giáo viên về việc dạy các bài toán “So sánh các số có hai chữ số”. - Thực nghiệm: Vận dụng giải pháp mới vào giảng dạy để rút ra kết luận. - Phân tích: Tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và lợi ích của việc thực hiện các giải pháp mới. - Thống kê: Nhằm so sánh đối chiếu kết quả khi chưa thực hiện giải pháp mới với kết quả đã thực hiện giải pháp mới. Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số B. NỘI DUNG I.MỤC TIÊU: Mục tiêu: - Tham khảo tài liệu, tìm ra các dạng bài tập có liên quan đến “ So sánh các số có hai chữ số” cho học sinh làm để đánh giá được tình hình học tập của các em. - Đưa ra caùc phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Khi đề tài thành công sẽ giúp cho giáo viên có được các phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về “ So sánh các số có hai chữ” tiện lợi nhất. Qua nghiên cứu, tôi đã mạnh đưa ra một số phương pháp giải toán. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thiết minh tính mới: Để so sánh hai số, học sinh có thể có nhiều cách như sau: - Cách 1: So sánh dựa vào tia số: số đứng trước trên tia số là số bé hơn. - Cách 2: So sánh dựa vào phép đếm: trong khi đếm, số nào được đếm tới trước thì số đó bé hơn. - Cách 3: So sánh các chục và đơn vị của hai số. Trong các cách trên, cách thứ ba quan trọng vì nó sẽ được sử dụng lâu dài ở các lớp sau, vì vậy giáo viên cần chú ý hơn. Chính vì thế, để làm được các bài toán về “ So sánh các số có hai chữ số”, tôi yêu cầu học phải làm đúng theo các bước: -Bước1: So sánh các chữ số hàng chục trước. Nếu số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì chữ số đó bé hơn. - Bước 2: Nếu các số có hai chữ số đều có các chữ số hàng chục bằng nhau thì ta so sánh tiếp các chữ số hàng đơn vị. Nếu số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn. - Bước 3: Nếu cả chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số đó bằng nhau, thì các số đó bằng nhau. Khi so sánh các số có hai chữ số, học sinh thực hiện theo các bước trên là các em đã có kĩ năng “ So sánh các số có hai chữ số” ở lớp Một. Tuy nhiên, ở mỗi bước trên, giáo viên phải có các biện pháp cụ thể và có những câu hỏi gợi mở cùng với các phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em so sánh đúng các số có hai chữ số một cách tích cực và sáng tạo. Cụ thể như sau: 1.1 So sánh chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng đơn vị: Ví dụ 1: So sánh số 62 với số 65 Để giúp học sinh so sánh được hai số này, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh số que tính rồi từ đó dẫn đến so sánh hai số: - 62 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 2 que tính rời. - 65 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 5 que tính rời. - Vì 6 thẻ chục que tính bằng 6 thẻ chục que tính, nên ta so sánh số que tính rời. - Ta thấy: 2 que tính ít hơn 5 que tính nên 62 que tính ít hơn 65 que tính. Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Do đó 62< 65 hay 65> 62 Sau đó giáo viên ra các ví dụ tương tự để học sinh so sánh: Ví dụ 2: So sánh số 92 với số 97 - Ta thấy : 9chục bằng 9 chục - 2 đơn vị bé hơn 7 đơn vị - Nên: 92< 97 hay 97> 92 Ví dụ 3: So sánh số 43 với số 46 - Ta thấy: 4 chục bằng 4 chục - 3 đơn vị bé hơn 6 đơn vị - Nên: 43< 46 hay 46> 43 Qua các ví dụ trên, giáo viên cần giúp học sinh thấy được: trong các số có hai chữ số, nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn, số nào có chữ hàng đơn vị bé hơn thì bé hơn. 1.2 So sánh chữ số hàng chục với chữ số hàng chục. Ví dụ1 : So sánh số 63 với 58 Để học sinh so sánh dược hai số này, giáo viên cũng yêu cầu hoïc sinh thực hành trên que tính trước và nhận xét: - 63 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 3 que tính rời. - 58 que tính gồm 5 thẻ chục que tính và 8 que tính rời. Vì 6 chục que tính nhiều hơn 5 chục que tính nên 63 que tính nhiều hơn 58 que tính. Do đó 63 >58 hay 58 < 63 Giáo viên cho học sinh nhận xét: Hỏi: - 63 gồm mấy chục, mấy đơn vị? ( 6 chục, 3 đơn vị) - 58 gồm mấy chục, mấy đơn vị? ( 5 chục, 8 đơn vị) - Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn? ( số 63) - Số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn? (số 58) Kết luận: Vì 6 chục lớn 5 chục nên 63 > 58 hay 58 < 63 Tương tự, giáo viên yêu cầu học sinh tự so sánh các cặp số: Ví dụ 2: So sánh 95 với 85 - Ta thấy 9 chục lớn hơn 8 chục - Nên 95>85 hay 85< 95 Ví dụ 3: So sánh số 25 với số 30 - Ta thấy : 2 chục bé hơn 3 chục -Nên: 25 < 30 hay 30> 25 * Từ những ví dụ trên, tôi giúp học sinh rút ra kết luận: Trong các số có hai chữ số, số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. 1.3 So sánh chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị Ví dụ 1: So sánh số 37 với số 37 Ta thấy : 3 chục = 3 chục 7 đơn vị = 7 đơn vị Nên: 37 = 37 Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Ví dụ 2: So sánh số 90 với 90 Ta thấy: 9 chục= 9 chục 0 đơn vị = 0 đơn vị Nên : 90 =90 * Từ ví dụ trên, tôi giúp học sinh rút ra kết luận : Nếu cả chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số đó bằng nhau thì các số đó bằng nhau. Với cách làm như trên, tôi thấy sau khi học xong “ so sánh các số có hai chữ số”, học sinh áp dụng kiến thức đã học làm bài rất nhanh và rất tự tin. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phần lý thuyết giúp các em so sánh tốt các số có hai chữ số một cách trực tiếp. Còn phần thực hành, sách giáo khoa Toán 1 đã đưa ra các dạng bài tập so sánh các số có hai chữ số một cách gián tiếp như: Khoanh vào số lớn nhất (bé nhất), sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần, bé dần hay điền dấu >,<,= vào ô trống. Nhưng dù bài tập ở dạng nào thì các em cũng có thể chuyển về dạng so sánh trực tiếp các số có hai chữ số như ở trên: (Tính kết quả của phép tính rồi so sánh các số). Ngoài ra, các em còn có thể dựa vào tính chất của phép tính hay dựa vào cấu tao số để làm bài mà không cần tính kết quả trước về dạng so sánh trực tiếp các số có hai chữ số. Vì vậy, ở mỗi dạng bài khác nhau, giáo viên cũng cần có những biện pháp tích cực khác nhau và phương pháp dạy học phù hợp để các em làm bài đúng, tự tin và có cơ sở khoa học. Ví dụ1: Bài 2 SGK Toán 1( trang143) Khoanh vào số lớn nhất: 72, 68, 80 Sau khi học sinh làm bài xong, cần có một số câu hỏi để củng cố kiến thức của các em. Giáo viên nêu câu hỏi: - Tại sao con khoanh vào số 80 ?( Vì trong các số 72, 68, 80 có chữ số hàng chục là7,6,8 mà 8>7>6 nên 80>72> 68, con khoanh số 80 là số lớn nhất. Tương tự bài: 97,94,92 Giáo viên cũng đặt câu hỏi, học sinh trả lời: Vì các số 97 ,94 ,92 có chữ số hàng chục bẵng nhau, chữ số hàng đơn vị là 7, 4, 2 mà 7 > 4 > 2. Nên 97 > 94 >92. Số 97 là số lớn nhất. Vậy: muốn so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng nào trước? ( Hàng chục) Bài tập này nhằm củng cố phần lý thuyết. Sau khi chữa bài xong, giáo viên cần cho học sinh nêu lại cách “So sánh các số có hai chữ số”. Làm như vậy, các em sẽ hình thành được kĩ năng: Khi so sánh số có hai chữ số bắt buộc ta phải so sánh chữ số hàng chục trước. Ví dụ 2: Bài 4 SGK Toán 1( Trang 143 ) Viết các số 72 , 38 , 64 a/ Theo thứ tự từ lớn đến bé b/ Theo thứ tự từ bé đến lớn Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Với dạng bài tập này, khi dạy giáo viên cần cho học sinh thấy được: Muốn viết được các số theo thứ tự từ lớn đến bé thì các em so sánh các số đó với nhau trước. Sau khi so sánh các em nhận ra được số lớn nhất, số bé nhất để thực hiện viết lại theo yêu cầu của bài tập. Cụ thể, giáo viên phải giúp học sinh nhận ra được: Câu a: Các số có chữ số hàng chục là: 7, 3, 6 Ta thấy: 7 > 6 > 3 Nên 72 > 64 > 38 Vậy: Theo thứ tự các số từ lớn đến bé: 72, 64, 38 Câu b: Tương tự như câu a Ta thấy: 3 < 6 < 7 Nên 38 < 64 < 72 Vậy: Theo thứ tự các số từ bé đến lớn: 38, 64, 72 Dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh thấy: Muốn viết được các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn thì bắt buộc các em phải so sánh các số đó với nhau trước, sau đó mới dựa vào kết quả so sánh. Ví dụ 3: Bài 3c ( trang 147 – SGK Toán 1 ) >, <, = 15……10 + 4 Với dạng bài này: Ta phải so sánh số có hai chữ số với kết quả của một phép tính, cho học sinh tự làm bài, khi học sinh làm xong. GV chữa bài đặt câu hỏi: Vì sao 15>10 + 4. HS giải thích : Vì 10 + 4 = 14 mà 15 > 14 nên 15 > 10 + 4 Kết luận: Tính kết quả của phép tính trước rồi đưa về dạng so sánh các số có hai chữ số. Tương tự như ví dụ trên cho học sinh tự làm và giải thích bài toán: 18………15 + 3 Vì 18 =10 +8 nên 18 = 10 + 8 Ngoài ra, ta có thể giải khác: Vì 10 +8 = 18 mà 18 với 18 có: 1 chục bằng 1chục 8 đơn vị bằng 8 đơn vị Nên 18 = 18, do đó : 18 = 10 + 8 Từ ví dụ trên, rút ra kết luận : Có 2 cách làm: Cách 1: Tính kết quả phép tính trước rồi đưa về dạng so sánh các số có 2 chữ số. Cách 2: Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị để so sánh. Ví dụ 4: Bài 3 ( Trang 160 SGK Toán 1) > ,<, = ? 43 + 3 …… 43 - 3 Ở dạng bài tập này, sau khi học sinh làm xong, giáo viên cũng cần có các câu hỏi để yêu cầu các em giải thích cách làm: Vì sao 43 + 3 > 43 - 3 ? Vì 43 + 3 = 46 và 43 – 3 = 40 Mà : 46 > 40 . Nên 43 + 3 > 43 – 3 Giáo viên chốt lại: Tính kết quả trước rồi so sánh hai số một cách trực tiếp rồi điền dấu. Ngoài cách làm là tính kết quả trước rồi mới so sánh và điền dấu. Học sinh nhận ra được hai bên đều có số 43, một bên cộng thêm 3, kết quả sẽ tăng lên, một bên trừ đi 3, kết quả sẽ nhỏ đi. Nên 43 + 3 > 43 – 3. Giáo viên kết luận: Dựa vào sự thêm vào 3 và bớt đi 3 của số 43, ta có thể so sánh Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số và điền ln dấu mà khơng cần tính kết quả của phép tính. Ngồi ra, ở phép tính 42 + 31……41 + 32 còn có cách làm khác? Ta thấy 42 + 31 và 41 + 32 đều có 1 đơn vị cộng với 2 đơn vị, 4 chục cộng với 3 chục nên kết quả sẽ bằng nhau. Do đó: 42 + 31 = 41 + 32 Vậy: Ta dựa vào tính chất của phép cộng để so sánh và điền dấu mà khơng cần tính kết quả trước. Tóm lại : Với dạng bài tập như bài 3 ( Trang 160 – SGK Tốn 1 ), ta có nhiều cách so sánh gián tiếp các số có hai chữ số mà khơng cần tính kết quả trước để đưa về dạng so sánh trực tiếp như phần lý thuyết đã học. Tuy nhiên với mỗi cách làm, học sinh phải có cơ sở khoa học và cách giải thích cho phù hợp và giáo viên cũng cần có biện pháp tích cực để giúp các em lựa chọn xem cách nào là đúng nhất. Với biện pháp này, giáo viên còn phát hiện được học sinh có năng khiếu về Tốn và tìm ra hướng bồi dưỡng cho các em ngay từ lớp Một. 2. Khả năng áp dụng: 2.1 Thời gian áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng ngay trong tiết học về so sánh các số có hai chữ số trong phạm vi 100 ( Tuần 26 của chương trình ). 2.2 Việc thử nghiệm đạt hiệu quả: Với phương pháp này giúp cho các em dễ tiếp thu, giải nhanh và làm cho các em thích thú hơn, khơng chán nản khi gặp các dạng tốn này. 2.3 Khả năng thay thế giải pháp hiện có: Với giải pháp trên không nhằm để thay đổi các phương pháp về so sánh các số có hai chữ số nhằm bổ sung, làm phong phú, tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái. 2.4 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: Một số giải pháp này cũ thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp Một tham gia giải toán Violimpic và vận dụng được ở các lớp trên. 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 3.1 Lợi ích kinh tế: Với phương pháp dạy học như vậy giúp cho các em giải tốt các bài toán về so sánh các số có hai chữ số mà chẳng tốn kém thời gian là bao nhiêu. Mặt khác, tạo cho các em hứng thú, ham mê, u thích khi học mơn tốn. Các em đỡ phải cảm thấy chán ngán khi gặp các bài tốn vể dạng này. 3.2 Lợi ích xã hội: Muốn có kết quả giảng dạy cao, tơi khơng ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho các em hình thành kiến thức nhanh hơn, khả năng phát triển tốt hơn về tốn học. Với biện pháp này, tơi đã áp dụng cách dạy “So sánh các số có hai chữ số” cho học sinh ở trường, tơi thấy giờ dạy có hiệu quả. Học sinh làm bài tập rất tốt ở các dạng khác nhau. Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số C.KẾT LUẬN 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp mới: Để học sinh áp dụng có hiệu quả đề tài này, người gáo viên cần phải thực hiện từng bước giải như trong giải pháp đã nêu thì hiệu quả của việc thực hiện giải pháp mới có kết quả. Khi giảng dạy, giáo viên phải biết củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản của bài học, phân theo từng loại để các em luyện tập thành thạo, tạo kĩ năng kĩ xảo về giải toán. Giáo dục cho các em có ý thức học tập, có lòng đam mê về toán học. 2.Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: Với đề tài này, tôi tin rằng nếu quý thầy cô giáo đang giảng dạy lớp Một khi vận dụng các giải pháp trên chắc chắn sẽ mang lại sự thành công đó là chất lượng học tập của học sinh sẽ đạt kết quả. Những con số từ 1 đến 100 tưởng chừng như hết sức đơn giản chẳng có gì phải đáng nói nhưng để cho mỗi học sinh lớp 1 nắm được một cách khoa học thì không hề đơn giản. Những con số đơn giản ấy là nền tảng cho sự tư duy toán học sau này. 3.Đề xuất kiến nghị: Những giải pháp này do bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng chưa nhiều nên chắc chắn không sao tránh khỏi thiếu sót. Để việc dạy và học đạt kết quả hơn, tôi rất mong sự góp ý, bổ sung của quí đồng nghiệp, Ban giám hiệu và hội đồng thẩm định để đề tài được hoàn thiện hơn và vận dụng vào thực tế giảng dạy đem lại hiệu quả cao hơn. Mỹ Lộc, ngày 16 tháng 2 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Ánh Tuyết Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chủ đề tài: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Tiểu học Mỹ Lộc Trang 10 . Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 1 so sánh số có hai chữ số HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP MỘT “SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ” Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết A. MÔÛ ÑAÀU: . Khi so sánh các số có hai chữ số, học sinh thực hiện theo các bước trên là các em đã có kĩ năng “ So sánh các số có hai chữ số ở lớp Một. Tuy nhiên, ở mỗi bước trên, giáo viên phải có các biện. số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì chữ số đó bé hơn. - Bước 2: Nếu các số có hai chữ số đều có các chữ số hàng chục bằng nhau thì ta so sánh tiếp các chữ số hàng đơn vị. Nếu số nào có chữ