1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần sữa Hà Nội

52 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 457,9 KB

Nội dung

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 1 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tồn tại và không ngừng phát triển. Các doanh nghiệp luôn được đối xử bình đẳng trên cùng một “sân chơi” chung, “ Mạnh thắng, yếu thua” đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trong đó vấn đề “Tài chính” là vấn đề quan trọng hàng đầu. “ Tài chính” quyết định sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của một doanh nghiệp. Và “Quản trị tài chính” là một bộ phận quan trọng trong “Quản trị doanh nghiệp”. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản lý cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính của đơn vị mình. Thông qua việc tính toán, phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp cho ta biết những điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội và thách thức của doanh nghiệp về mặt tài chính. Từ việc phân tích các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Để làm sáng tỏ vấn đề, Em xin lựa chọn đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Sữa Hà Nội.” Nội dung chính : Phần 1 : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sữa Hà Nội Phần 2 : Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Sữa Hà Nội Phần 3 : Đánh giá chung và phương pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Phần 4 : Kết luận GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSNH : Tài sản ngắn hạn TSNHbq : Tài sản ngắn hạn bình quân HTK : Hàng tồn kho HTKbq : Hàng tồn kho bình quân KPT : Khoản phải thu KPTbq : Khoản phải thu bình quân ĐTTC : Đầu tư tài chính NPT : Nợ phải trả NPTbq : Nợ phải trả bình quân VCSH : Vốn chủ sở hữu VCSHbq : Vốn chủ sở hữu bình quân TSCĐ : Tài sản cố định TSCĐbq : Tài sản cố định bình quân TTS : Tổng tài sản TTSbq : Tổng tài sản bình quân DTT : Doanh thu thuần LNST : Lợi nhuận sau thuế SSXTTS : Sức sản xuất của tổng tài sản SSXTSNH : Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn SSXTSCĐ : Sức sản xuất của tài sản cố định GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 3 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Giới thiệu chung Tên giao dịch : Công ty cổ phần Sữa Hà Nội Tên tiếng anh : Hanoi Milk Jointt- Stock Company Tên viết tắt : Hanoimilk Vốn điều lệ : 125 tỷ đồng Địa chỉ : Km9 - Bắc Thăng Long - KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, HN Điện thoại : +84 (4) 388-66567 Fax : +84 (4) 388-66564 Email : Info@hanoimilk.com Website : www.hanoimilk.com Mã cổ phiếu : HNM 2. Lịch sử hình thành  Công ty cổ phần Sữa Hà Nội thành lập ngày 02/11/2001 theo giấy CNĐKKD số 0103000592 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng.  Ngày 08/03/2002, Công ty cổ phần Sữa Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa Hà Nội tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức chi nhánh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 1913000036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 19/3/2002 Nhà máy có công suất trên 40 triệu lít sữa/năm, là một nhà máy có quy mô lớn ở Việt Nam tại thời điểm đó với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Nhà máy chế GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 4 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý biến sữa Hà Nội đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 1746/CNƯĐĐT ngày 09/5/2002.  Ngày 04/4/2002, Công ty cổ phần sữa Hà Nội đã chính thức ký kết hợp đồng mua thiết bị chế biến sữa đồng bộ và hiện đại của Tập đoàn Tetra Pak - Thụy Điển. Sau hơn một năm xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử nghiệm, nhà máy đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.  Ngày 05/5/2006, Công ty cổ phần sữa Hà Nội đã chuyển cơ sở kinh doanh từ Thành phố Hà Nội về Tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký lại kinh doanh số 1903000210 ngày 05/5/2006.  Ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu HNM  Năm 2010: Công ty phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, VĐL nâng lên 125 tỷ đồng. II. LĨNH VỰC KINH DOANH  Sản xuất và buôn bán : sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa  Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây  Bán buôn nguyên liệu, thiết bị, vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm  Và các hoạt động kinh doanh khác : kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản… III. CÁC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHỦ YẾU  Sữa tươi tiệt trùng bổ sung vi chất dinh dưỡng : IZZI, Platinos, Omega  Sữa chua uống tiệt trùng Yotuti  Sữa chua ăn Tự nhiên, và sữa chua ăn Synbi  Sữa chua ăn có đường Hanoimilk Sản phẩm của Hanomilk được bán rộng rãi trên 64 tỉnh thành, tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính vẫn là thị trường miền Bắc, miền Trung. Đối với thị trường miền Nam, sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh của các công ty lớn như Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood nên thị phần chưa cao, thương hiệu chưa được nhiều người biết đến như miền Bắc IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY  Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của công ty.  Tiếp thị, khai thác thị trường, chăm sóc khách hàng và tạo dựng thương hiệu.  Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 5 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý  Quản lý và đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ V. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Hanoimilk quyết tâm trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vức chế biến sữa và thực phẩm tại thị trường Việt Nam. Trong những năm tới, Hanoimilk sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về sữa. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho các năm tới bình quân trên 10%/năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên, do đó nhu cầu sữa của người dân đặc biệt là trẻ em ngày càng cao. Nắm bắt xu thế này, Hanoimilk đã xác định thị trường mục tiêu của mình là phân khúc khách hàng từ 3 - 12 tuổi. Công ty đã xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho khách hàng với các mục tiêu giúp phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực cũng như chiều cao và thuận tiện trong sử dụng. Đây là một chiến lược hết sức đúng đắn phù hợp với nhu cầu thị trường và chủ trương của Nhà nước ta trong việc nâng cao sức khỏe và thể trạng của nhân dân. Việc xác định thị trường mục tiêu là trẻ em từ 3 - 12 tuổi cũng thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn của Hanoimilk. Đây là chiến lược cạnh tranh tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ lớn với tiềm lực kinh tế mạnh như Vinamilk, Dutch Lady bằng cách phát triển vào những thị trường ngách, nơi mà các đối thủ trên không tập trung. Đồng thời thị trường này cũng là một thị trường rất tiềm năng với tỉ trọng tiêu dùng sữa xét theo lứa tuổi và quy mô dân số trong độ tuổi trẻ em là rất cao, giúp Công ty đứng vững và ngày càng phát triển trong kinh doanh. VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Sơ đồ tổ chức : GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 6 Phân xưởng cơ điện Phòng kế hoạch cung ứng Phòng tài chính kế toán Phân xưởng công nghệ Phòng kinh doanh Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật Phòng hành chính quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Hội đồng quản trị Ông Hà Quang Tuấn Chủ tịch Bà Nguyễn Mai Phương Thành viên Bà Nguyễn Thị Hồng Thành viên Ông Phạm Tùng Lâm Thành viên Ông Đặng Anh Tuấn Thành viên Ban kiểm soát Bà Đỗ Thị Minh Trưởng ban Bà Đặng Thị Thanh Nga Thành viên Bà Trần Thị Thảo Thành viên GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 7 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Ban tổng giám đốc Ông Hà Quang Tuấn Tổng Giám đốc Ông Đặng Anh Tuấn Phó Tổng Giám đốc Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Ưu điểm : theo mô hình này, bộ máy quản lý được chia thánh các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng, cụ thể. Như vậy việc truyền thông tin trong nội bộ công ty, giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới diễn ra nhanh chóng, chính xác, tránh được sự chồng chéo, rối loạn, góp phần quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, kịp thời và hiệu quả. Nhược điểm : các phòng ban được tổ chức theo chức năng đa dạng, dễ dẫn tới sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Phân tích biến động tài sản 1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 8 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Bảng 1. Bảng cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội Đơn vị : VNĐ TÀI SẢN Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch 2013 - 2012 Tuyệt đối Tương đối A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 117.393.866.85 1 128.890.771.28 2 -11.496.904.431 -8,9% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.238.560.090 5.044.444.366 -2.805.884.276 -55,6% II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 115.200.000 31.335.000 83.865.000 267,6 % III. Các khoản phải thu 84.039.040.544 67.330.953.151 16.708.087.393 24,8% VI. Hàng tồn kho 18.269.012.801 49.328.804.195 -31.059.791.394 -62,9% V. Tài sản ngắn hạn khác 12.732.053.416 7.155.234.570 5.576.818.846 79,9% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 110.338.143.07 5 84.993.100.772 25.345.042.303 29,8% I. Tài sản cố định 72.500.534.135 48.753.669.059 23.746.865.076 48,7% II. Các khoản ĐTTC dài hạn 27.000.000.000 27.000.000.000 0 0,0% III. Tài sản dài hạn khác 10.837.608.940 9.239.431.713 1.598.177.227 17,3% TỔNG TÀI SẢN 227.732.009.92 6 213.883.872.05 4 13.848.137.872 6,5% Nhận xét : Tổng tài sản của công ty năm 2013 là 227.732.009.926 đồng, tăng 13.848.137.872 đồng so với năm 2012, tương ứng với mức tăng 6,5%. Mức tăng tổng tài sản không lớn, tuy nhiên chưa thể kết luận ngay việc tăng này là tốt hay không tốt, mà ta phải xem xét tài sản của công ty tăng ở những bộ phận nào, do đâu mà tăng và ảnh hưởng của việc tăng này tới tình hình tài chính công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Tài sản dài hạn của công ty tăng 25.345.042.303 (đồng), tương ứng với mức tăng 29,8% so với năm 2012. Trong đó: GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 9 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Tài sản cố định của công ty năm 2013 là 72.500.534.135đồng, so với giá trị các TSCĐ của công ty năm 2012 là 48.753.669.059 đồng, thì TSCĐ của công ty năm 2013 đã tăng 23.746.865.076 đồng, tương ứng 48,7% Nguyên nhân do trong năm 2013, công ty đã tiến hành mua thêm máy móc, thiết bị; thiết bị dụng cụ quản lý; các loại cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. Và phần mềm máy tính (tài sản cố định vô hình). Cụ thể như sau : - Máy móc, thiết bị mua trong năm là 28.169.711.515 đồng - Thiết bị dụng cụ quản lý mua trong năm là 82.800.000 đồng - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, mua trong năm là 5.275.000.000 đồng - Phần mềm máy tính mua có giá trị 204.490.000 đồng Các khoản đầu tư tài chính dài hạn không thay đổi nên không tác động đến sự thay đổi của tài sản dài hạn Các tài sản dài hạn khác năm 2013 là 10.837.608.940 đồng, so với năm 2012 là 9.239.431.713 đồng, đã tăng 1.598.177.227 (đồng), tương ứng tăng 17,3%. Nguyên nhân chủ yếu là do các chi phí trả trước dài hạn của công ty tăng. Cụ thể như sau : - Chi phí quảng cáo, hỗ trợ sản phẩm mới, năm 2013 là 7.163.191.326 đồng, năm 2012 là 4.707.155.078 đồng => tăng 2.456.036.248 đồng. - Bê tơ , năm 2013 là 600.000.000 đồng, năm 2012 là 0 đồng => tăng 600.000.000 đồng - Mua TSCĐ ( Các tài sản không đủ điều kiện theo thông tư 45), năm 2013 là 40.615.840 đồng, năm 2012 là 0 đồng => tăng 40.615.840 đồng - Và các chi phí khác, năm 2013 là 220.032.133 đồng, năm 2012 là 198.072.767 đồng => tăng 21.959.366 đồng  Tài sản ngắn hạn của công ty có phần giảm nhẹ, năm 2012 tổng TSNH của công ty là 128.890.771.282 đồng, đến năm 2013 chỉ là 117.393.866.851 đồng, giảm 11.496.904.431 (đồng), tương ứng giảm 8,9%, giảm chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2013 giảm.  Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 2.805.884.276 (đồng), tương ứng giảm 55,6% so với năm 2012. Nguyên nhân do cả lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2013 đều giảm đáng kể so với năm 2012. GVHD : Ths. Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 10 [...]... 227.732.009.926 100% 213.883.872.054 100% 1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc Bảng 2 Bảng cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội Đơn vị : VNĐ Tình hình thay đổi cơ cấu tài sản công ty : Biểu đồ 1 : Cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội 2012-2013 Qua hai biểu đồ trên, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi nhẹ, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản năm 2013 giảm so với năm 2012,... SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 13 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý trọng lớn trong cơ cấu TSNH chủ yếu nằm ở các khoản phải thu khách hàng Như phân tích trên, đó là một biến động không tốt, nó ảnh hưởng tới cả tình hình tài chính công ty cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc đầu tư mua sắm các tài sản dài hạn cho thấy công ty đã và đang rất chú trọng đầu tư,mở rộng sản xuất... động sản xuất kinh doanh, công ty cũng cần có những điều chỉnh thích hợp để giảm các khoản phải thu,nhằm hạn chế việc vốn bị ứ đọng và bị chiếm dụng bởi khách hàng, giúp tăng khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2 Phân tích biến động nguồn vốn 2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang Bảng 3 Cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần Sữa Hà Nội Đơn vị : VNĐ NGUỒN VỐN... của tài sản cố định cuả công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 19%,điều này cho biết trong năm 2013, các TSCĐ của công ty được sử dụng hiệu quả hơn, làm việc hết công suất và không có tài sản nhàn rôĩ như năm 2012  Đặc biệt là trong khi TSCĐ của công ty giảm mà doanh thu của công ty vẫn tăng, điều này càng khẳng định các TSCĐ của công ty hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với năm 2011- 2012 Công ty. .. đồng Thêm nữa công ty đã tận dụng tốt các nguồn vốn ngắn hạn miễn phí từ các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản thuế chưa nộp Nhà nước Chi phí lãi vay của công ty giảm Vay nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty, cho thấy công ty đang dần tự chủ hơn về mặt tài chính Hơn nữa công ty có mức doanh thu tăng trưởng tốt, lợi nhuận sau thuế cao Do đó công ty hoàn toàn... 61,9% (năm 2012) xuống 58,8% ( năm 2013) Tuy nhiên, chính sách tài trợ của công ty vẫn không hề thay đổi Các TSNH vẫn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một phần nguồn vốn chủ sở hữu Các TSDH được tài trợ bởi 100% nguồn vốn chủ sở hữu Với chính sách tài trợ này, các hoạt động của công ty sẽ đảm bảo an toàn, rủi ro của công ty thấp Tuy nhiên công ty sẽ phải chịu một chi phí vốn khá cao do các chủ... 3 Phân tích cân đối Tài sản – nguồn vốn Hình 3.1 Cân đối Tài sản – nguồn vốn năm 2013 GVHD : Ths Phạm Ngọc Duy SVTH : Đỗ Hồng Vi Page 17 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Hình 3.2 Bảng cân đối Tài sản – nguồn vốn năm 2012  Cả hai năm 2012 và 2013, công ty đều sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho 100% các TSDH  Các TSNH ( bao gồm : Tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho) được tài. .. 52.063.281.162 29,3% Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 Nợ định kỳ II Nợ dài hạn B VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG NGUỒN VỐN Viện Kinh tế & Quản lý 11.215.059.387 0 134.007.209.50 0 227.732.009.92 6 4,9% 0% 11.236.147.729 479.085.250 5,3% 0,2% 58,8% 132.367.448.470 61,9% 100% 213.883.872.054 100% Tình hình thay đổi cơ cấu nguồn vốn công ty : Biểu đồ 2 : Cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội năm 2012 - 2013 Qua biểu đồ,... tế & Quản lý Từ sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy công ty với nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên công ty khá tự chủ về mặt tài chính, có thể chủ động trong kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh của công ty, tạo niềm tin cho các chủ nợ Đồng thời sự thay đổi trong chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty đã tạo được nền tảng cho việc tạo ra được lợi nhuận... tỷ lệ 3,2% Tổng tài sản của công ty tăng lên ở cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản phải thu khách hàng, còn tài sản dài hạn tăng chủ yếu do việc tiến hành mua sắm các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ và các loại tài sản dài hạn khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do đó đã làm cho chỉ số SSXTTS của công ty tăng  So với năm 2012, . đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Sữa Hà Nội. ” Nội dung chính : Phần 1 : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sữa Hà Nội Phần 2 : Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ. chéo chức năng, nhiệm vụ. PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Phân tích biến động tài sản 1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán. sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội Đơn vị : VNĐ Tình hình thay đổi cơ cấu tài sản công ty : Biểu đồ 1 : Cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sữa Hà Nội 2012-2013 Qua hai biểu đồ trên, ta thấy cơ cấu tài

Ngày đăng: 06/05/2015, 15:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w