đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
230 KB
Nội dung
Kho¸ luËn tèt nghiÖp Phần mở đầu. 1. ý nghĩa của đề tài. Ngày nay, cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ thông tin đã tạo ra một không gian thông tin mới, trong đó hệ thống thư viện và các cơ quan thông tin được coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong hệ thống luân chuyển thông tin. áp dụng công nghệ thông tin tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện điện tử làm thay đổi các phương tiện luân chuyển tin, mở rộng dịch vụ và phổ biến thông tin, phát huy tiềm lực của từng thư viện và vươn tới việc sử dụng các nguồn lực thông tin của các thư viện khác qua việc nối mạng và khai thác mạng công nghệ thông tin mới, làm thay đổi mối quan hệ giữa cán bộ thư viện với bạn đọc đồng thời làm thay đổi phương thức thu thập xử lý kỹ thuật tài liệu, phương thức phục vụ bạn đọc… Vấn đề hiện đại hoá hệ thống thông tin thư viện đã trở thành nhu cầu cấp bách nhằm hoà nhập vào hệ thống thông tin thư viện trong nước và quốc tế đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thông tin thư viện. Giải pháp hiện đại hoá hệ thống thông tin thư viện có tính chất quyết định không những với sự tồn tại và phát triển của thư viện mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự lớn mạnh của nhà trường trong công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của cán bộ, sinh viên trong trường. Với vai trò là một trường đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật lớn trong cả nước, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (ĐHKTHN) đã tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng chung thực hiện nhiệm vụ đó, Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHKTHN đã từng bước hoàn thiện hoạt động của mình tăng chất lượng và khả năng phục vụ các đối tượng bạn đọc trong trường. Đặc 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp biệt là Trung tâm đã áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện của mình, cụ thể là áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol. Sau một thời gian áp dụng Trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với ý nghĩa đó nên tôi đã chọn đề tài khoá luận là: “Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Kiến trúc Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Qua đó rút ra một số nhận xét và mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng phần mềm Libol tại Trung tâm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường ĐHKTHN. 4. Các phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau: - Nghiên cứu lý thuyết - Khảo sát thực tế hoạt động, quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản lý thư viện Libol tại Trung tâm - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh 5. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Trước đây đã có Khoá luận tốt nghiệp: Chuyên ngành Thông tin -Thư viện với tên đề tài là:Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội/Nguyễn Thị Thuỷ 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trong khoá luận đó, tác giả mới chỉ khảo sát sơ bộ về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, về phần mềm Libol áp dụng tại Trung tâm. Còn trong khoá luận với đề tài: “Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHKTHN”, tôi đã khảo sát thực tế sau 4 năm áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol vào hoạt động tại Trung tâm TT – TV ĐHKTHN, nêu lên những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình áp dụng cần khắc phục. Qua đó mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình áp dụng phần mềm tại Trung tâm. 6. Bố cục của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và việc áp dụng công nghệ thông tin. Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chương 3: Nhận xét, đánh giá và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Phần nội dung Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc và việc áp dụng công nghệ thông tin. 1.1. Giới thiệu về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (ĐHKTHN) thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 181/CP ngày 17/9/1969 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có hơn 40 năm truyền thống. Hiện nay Trường ĐHKTHN có tổng cán bộ hơn 700 người, có 400 cán bộ giảng dạy, 30 giáo sư và phó giáo sư, 70 tiến sĩ, 162 thạc sỹ, 1 nhà giáo nhân dân, 28 nhà giáo ưu tú. Hiện tại nhà trường có 8 khoa, 2 trung tâm và 1 bộ môn trực thuộc với tổng số 44 bộ môn phục vụ đào tạo các ngành với hơn 8000 sinh viên đang học tại 5 cơ sở trong cả nước, hơn 100 nghiên cứu sinh cùng hơn 3000 học viên cao học. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Kiến trúc Hà nội (Trung tâm TT-TV ĐHKTHN) gắn chặt với sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. + Giai đoạn từ 1961 đến 1969 Trường ĐHKTHN chưa được thành lập mà chỉ là khoa Kiến trúc thuộc Trường Đại học Xây dựng. Năm 1969 theo Quyết định 181CP, Trường Đại học Kiến trúc được thành lập. Thư viện là một tổ thuộc phòng Đào tạo, cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn tài liệu ít ỏi và chỉ có 3 cán bộ. 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp + Giai đoạn từ năm 1971 đến 1980 Năm 1971, thư viện vẫn thuộc sự quản lý của phòng Đào tạo. Hoạt động thư viện trong thời gian này cũng chưa có gì mới, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất và vốn tài liệu đều bị phân tán do ảnh hưởng của chiến tranh song đã bắt đầu thể hiện vai trò trong việc phục vụ cán bộ giáo viên, sinh viên của trường. + Giai đoạn từ 1981 đến 2000 Mặc dù vẫn chịu sự quản lý của phòng Đào tạo song thư viện đã tổ chức hoạt động một cách hợp lý, đưa hoạt động thư viện ngày càng khởi sắc, đã có mối quan hệ mở với các thư viện khác, trang bị các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy in, máy photocopy và một hệ thống phòng phục vụ rộng rãi, đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn. Các hoạt động của thư viện đã dần dần khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình giáo dục đào tạo của Trường ĐHKTHN. + Từ năm 2001 đến nay Năm 2001, Trung tâm TT-TV ĐHKTHN được thành lập theo quyết định số 43/QĐ - BXD ngày 8/1/2001. Trung tâm TT-TV ĐHKTHN đã ra đời và bắt đầu phát triển theo xu thế mới của thư viện các trường đại học. Trung tâm đã có nhiều sự đổi mới từ cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin vào thư viện Mặc dù mới được thành lập vài năm song Trung tâm đã phát triển từ nền tảng có sẵn cộng với sự quan tâm đầu tư của Trường ĐHKT và Bộ Xây dựng, Trung tâm TT-TV ĐHKTHN đã trở thành một trong những trung tâm thông tin thư viện có bước phát triển mới của các trường đại học ngày nay. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm TT-TVĐHKTHN. + Chức năng: 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cung cấp các thông tin, tư liệu, sách báo, tạp chí, băng hình, phim, ảnh, tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành của cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường. + Nhiệm vụ: Thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý sử dụng các tài liệu, tin tức hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà trường. Xây dựng, quản lý, tổ chức phát triển thông tin trên Website của Trường đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trên mạng, hỗ trợ công tác đào tạo, nghiên cứu, quản lý điều hành công việc của Trường. Biên tập, trình bày chế bản, in ấn, phát hành Bản tin hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tham gia biên tập, trình bày chế bản, in ấn, phát hành, lập cơ sở dữ liệu các tài liệu, ấn phẩm, giáo trình có nội dung tuyên truyền, chỉ đạo, thông tin khoa học, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sáng tác theo yêu cầu của Nhà trường. Xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài về thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu, các đề án về đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ do Nhà trường giao. Phát triển mối quan hệ hợp tác, trao đổi với các trường, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác thông tin – tư liệu, thư viện để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà trường. Quản lý cán bộ, viên chức, người lao động hợp đồng thuộc Trung tâm theo phân cấp của Hiệu trưởng: Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư được Nhà trường giao để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp + Đối tượng phục vụ: Là tất cả các sinh viên của các khoá trong hệ đào tạo từ sinh viên năm thứ nhất đến năm cuối cùng với nhu cầu tin rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, thư viện còn phục vụ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh và các đối tượng là cán bộ quản lý cùng nhân viên của trường. + Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ: Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của Trung tâm, cơ cấu Trung tâm được tổ chức thành 4 bộ phận với chức năng tương ứng với nhiệm vụ cụ thể như sau: - Bộ phận Chuyên môn nghiệp vụ: có nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung, phân loại, biên dịch, biên mục các tài liệu chuyên ngành: Xây dựng, Kiến trúc, Quy hoạch, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị trong và ngoài nước. - Bộ phận Phục vụ – tra cứu: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sắp xếp, tuyên truyền, phổ biến, phục vụ đọc, mượn tài liệu cho cán bộ và sinh viên trong Trường. - Bộ phận Thông tin – tư liệu và Biên tập – xuất bản: có nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn khai thác thông tin. Tổ chức, quản lý, xử lý, biên tập, chế bản, phổ biến thông tin, xây dựng đề án phát triển thông tin – xuất bản, quản trị Website, hệ thống mạng và thiết bị thông tin tư liệu, dàn trang, quản lý ấn phẩm theo luật xuất bản. - Bộ phận Quản trị mạng và thiết bị: có nhiệm vụ quản trị mạng, xây dựng, tư vấn đề án phát triển mạng và an ninh mạng của Trường và Trung tâm, theo dõi, quản lý, hướng dẫn sử dụng các thiết bị của Trung tâm được trang bị, lập kế hoạch, bảo dưỡng, bảo trì, tu sửa các thiết bị bị hư hỏng thuộc Trung tâm quản lý. 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - Đội ngũ cán bộ: tổng số 20 người trong đó có 1 tiến sĩ, 3 thạc sỹ, 2 cán bộ đang học cao học, còn lại đều có trình độ đại học. 1.2. Quá trình áp dụng công nghệ thông tin ở Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 1.2.1. Lợi ích của công nghệ thông tin vào công tác thông tin – thư viện. Hiện nay nhân loại đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 – cách mạng thông tin. Khác với cuộc cách mạng khoa học công nghệ trước đây chủ yếu tập trung vào năng lượng và vật chất, cuộc cách mạng thông tin đem đến sự hiểu biết về thời gian, không gian, khoảng cách và tri thức. Cuộc cách mạng này dẫn tới sự hình thành một xã hội thông tin toàn Ban giám cđố B ph n ph c v tra ộ ậ ụ ụ c uứ B ph n thông tin t ộ ậ ư li u, biên t p xu t ệ ậ ấ b nả B ph n qu n tr ộ ậ ả ị m ng v thi t bạ à ế ị B ph n chuyên môn ộ ậ nghi p vệ ụ 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp cầu, đó là một xã hội dựa trên nền tảng thông tin như một quyền lực phát triển cơ bản. Việc áp dụng máy tính và công nghệ thông tin đã trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn hệ thống thông tin – thư viện. Việc kết nối giữa các mạng lưới giúp chia sẻ nguồn lực thông tin, giúp người dùng tin có thể tiếp cận trực tiếp đến nguồn tài liệu có trên mạng Đó là những ưu việt rất lớn khi chúng ta sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin – thư viện. Công nghệ thông tin đã và đang phát triển nhanh chóng, đa dạng, tiến hoá không ngừng và được sử dụng như một công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhằm thực hiện các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý truyền dẫn và khai thác để sử dụng thông tin với hiệu quả cao nhất, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trước kia nhiệm vụ của cán bộ thông tin – thư viện có thể khái quát là: thu thập, giữ gìn và bảo quản tài liệu, phân loại và sắp xếp theo một trật tự phù hợp để có thể dễ dàng tìm kiếm được; đồng thời có thể làm thư mục để dễ dàng phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Ngày nay khi áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệm vụ của cán bộ thư viện. Các hoạt động của họ trở nên đa dạng hơn, thích nghi với sự phát triển của công nghệ tin học. Công việc của họ là cung cấp các thông tin mới nhất có chất lượng – phù hợp với nhu cầu của người dùng tin. Đồng thời làm thay đổi phương thức thu thập tài liệu, phương thức phục vụ bạn đọc, ngoài ra còn tạo ra các hoạt động dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin có giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cán bộ giảng dạy và sinh viên trong trường đại học. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là tốc độ, sự nhất quán, tính 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp chính xác và sự ổn định, điều này đã đáp ứng được nhu cầu quản lý, tra cứu thông tin với những đòi hỏi nhanh chóng, chính xác. Trong công tác quản lý kho tài liệu: Vốn tài liệu trong kho tăng lên nhanh chóng với sự đa dạng về ngôn ngữ, hình thức và phong phú về nội dung thì việc quản lý kho tài liệu trở nên cực kỳ khó khăn đối với mỗi thư viện. Khi áp dụng công nghệ thông tin thì thông tin ngoài việc được lưu giữ trên các vật mang tin truyền thống trước kia còn có thể được lưu giữ trên rất nhiều vật mang tin hiện đại như: CD – ROM, các cơ sở dữ liệu, các trang web trên mạng Nhờ vậy, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý kho không chỉ giải quyết được vấn đề quản lý, lưu trữ tài liệu mà còn thoả mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Đây là một công tác rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của thư viện. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng tài liệu làm cho công tác này trở nên rất khó khăn bởi không thể bổ sung một cách bừa bãi mà phải làm theo những quy định về loại hình tài liệu phù hợp với tính chất, đặc điểm của thư viện, khiến cho cán bộ thư viện rất khó khăn khi làm việc. Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp kiểm soát dễ dàng việc đặt mua tài liệu thông qua các đĩa CD giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, hoặc qua các cơ sở dữ liệu tra cứu trực tuyến và đặt mua thông qua mạng máy tính với các nhà cung cấp. Nó còn giúp cán bộ bổ sung nắm rõ tình hình tư liệu hiện có và mới nhập một cách nhanh chóng để tránh bổ sung trùng lặp, kiểm soát được từng nguồn tài liệu cũng như có được những báo cáo chính xác về tình hình tài chính. Trong công tác xử lý tài liệu: Công tác xử lý tài liệu là một khâu quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ bạn đọc. Công tác xử lý tài liệu gồm: mô tả, phân loại, xây dựng các cơ sở dữ liệu. Việc áp dụng những công nghệ thông tin sẽ đem lại 10 [...]... liệu nâng cao, giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức trong quá trình nghiên cứu và học tập Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 2.1 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp và phần mềm Libol Để mở rộng ứng dụng tin học trong các chức năng quản lý khác nhau của thư viện như: theo dõi, bổ sung tài liệu, tổ... phân hệ của phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol được Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội áp dụng Năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tranh thủ được nguồn đầu tư của Ngân hàng thế giới cho một dự án là: “Đầu tư hỗ trợ giáo dục đại học , trong đó 10 trường đại học trong cả nước sẽ nhận được trọn nguồn kinh phí cho việc nâng cấp thư viện Trường Đại học Kiến trúc là 1 trong... trọng của dự án là lựa chọn và áp dụng một phần mềm quản trị thư viện tích hợp phù hợp với các tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện và chuẩn tin học tiên tiến hiện nay Và Trung tâm TT-TV ĐHKTHN đã lựa chọn phần mềm tích hợp quản trị thư viện điện tử Libol- phiên bản 5.0 cho hoạt động của mình 1.2.2 Cơ sở hạ tầng thông tin của Trung tâm TT-TVĐHKTHN Trung tâm TT-TVĐHKTHN gồm 3 tầng 4-5-6 của khu nhà 9 tầng với... thiệu phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol Libol (Library Online) là bộ phần mềm giải pháp thư viện điện tử – thư viện số được Tinh Vân phát triển từ năm 1997 Sau nhiều năm nghiên cứu, triển khai cùng với những thành công nhất định, hiện Libol được đánh giá là giải pháp thư viện điện tử hiện đại và phù hợp nhất với Việt Nam Sự có mặt 14 Kho¸ luËn tèt nghiÖp của Libol trong những năm qua đã góp phần. .. cấp khả năng tra cứu tại chỗ hay từ xa cho bạn đọc, quản lý việc mượn tài liệu, trao đổi thông tin thư mục với các hệ thống khác người ta phải xây dựng các phần mềm có khả năng thực hiện các chức năng trên, gọi là phần mềm tích hợp quản trị thư viện Định nghĩa: Phần mềm tích hợp quản trị thư viện là một cụm các chương trình được viết để giải quyết các công đoạn khác nhau trong thư viện, được tổ chức... những nội dung của dự án “Đầu tư hỗ trợ giáo dục” là “Lựa chọn mua và cài đặt phần mềm cho một giải pháp thư viện điện tử, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của thư viện nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, liên kết, khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin của nhau” Sau một thời gian tìm kiếm và thử nghiệm, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã lựa chọn sử dụng phần mềm tích hợp quản. .. việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện cũng như do nhu cầu quản lý tài liệu và tra cứu thông tin ngày càng đỏi hỏi phải nhanh chóng, đầy đủ, chính xác của bạn đọc, Trung tâm TTTV ĐHKTHN đã tiến hành xây dựng một dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình nhằm tổ chức phục vụ bạn đọc khai thác sử dụng hiệu quả vốn tư liệu phong phú của thư viện Một trong những phần quan... tra cứu, 5 máy thuộc phòng Tư liệu Ngoài ra Trung tâm còn có 3 máy tính xách tay Các thiết bị phụ trợ được trang bị có: máy in, máy phôtôcopy, máy scan, máy chụp ảnh kỹ thuật số… Trung tâm cũng đã tiến hành nối mạng nội bộ LAN, mạng Intranet và mạng Internet để khai thác thông tin Sơ đồ mạng LAN của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Máy chủ Tầng 6: P Giám đốc P Thiết lập... có thể nhập mới tên nhà phát hành hoặc lựa chọn nhà phát hành dựa trên danh sách có sẵn được cập nhật thông tin trong thư viện Thông tin về nhà phát hành gồm: tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email và cả những quy định, định mức về việc phát hành, vận chuyển ấn phẩm Nhờ vậy thư viện có thể lựa chọn nhà phát hành tốt nhất phù hợp với yêu cầu của thư viện mình D, Mẫu đơn đặt hàng Libol 5.0 cung cấp cho... mềm tích hợp quản trị thư viện Libol 5.0 Đây là phần mềm thư viện được thiết kế theo hai nguyên tắc chủ đạo là mở và tích hợp Về mặt công nghệ nó tích hợp các phân hệ nghiệp vụ trong một giao diện thống nhất và khai thác một cơ sở dữ liệu chung, đồng thời có thể liên kết với những phần mềm khác hoặc bổ sung thêm tính năng, giao diện, cấu trúc dữ liệu mới Về mặt nghiệp vụ, Libol áp dụng các chuẩn quốc . thông tin, về phần mềm Libol áp dụng tại Trung tâm. Còn trong khoá luận với đề tài: Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHKTHN”,. học. 1.2. Quá trình áp dụng công nghệ thông tin ở Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 1.2.1. Lợi ích của công nghệ thông tin vào công tác thông tin – thư viện. Hiện. Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Phần nội dung Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc và việc áp dụng công