Phân hệ tra cứu:

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 42 - 44)

C, Nhập mới bản ghi:

2.2.7.Phân hệ tra cứu:

H, Xuất khẩu bản ghi:

2.2.7.Phân hệ tra cứu:

Là phân hệ giúp bạn đọc và thư viện giao tiếp với nhau tiện lợi và hiệu quả. Phân hệ này có thể tích hợp trên mạng Intranet, Internet để tạo ra một môi trường phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng thông tin do trung tâm thông tin – thư viện cung cấp. Ngoài ra, thư viện có thể nhận những ý kiến phản hồi của bạn đọc, giúp cho việc điều tra và thống kê những lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm.

Tính năng tra cứu liên thư viện theo giao thức Z39.50 và trao đổi bản ghi thư mục theo tiêu chuẩn ISO 2709 giúp cho thư viện có thể kết nối, khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác.

Phân hệ tra cứu Libol 5.0 còn giúp cho bạn đọc, người dùng tin không chỉ cung cấp những ấn phẩm ở dạng truyền thống mà cả những ấn phẩm ở dạng điện tử như: các văn bản, sách điện tử, phim, hình ảnh, đồ hoạ, bản đồ, âm thanh… Đặc biệt là khả năng tìm kiếm toàn văn trên nhiều fomat dữ liệu văn bản khác nhau. Và hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt, giúp cho việc khai thác các dữ liệu số hoá và ấn phẩm điện tử dễ dàng.

Phân hệ tra cứu có các tính năng sau: - Tính năng tìm kiếm đa dạng:

Bạn đọc có thể tra cứu bất cứ dạng ấn phẩm nào bằng cách đặt ra điều kiện tìm kiếm trên những biểu mẫu được thiết kế sẵn ở các mức chi tiết khác nhau, bạn đọc có thể sử dụng các toán tử logic để tổ hợp các điều kiện tìm kiếm đó.

Với sự giúp đỡ của từ điển danh mục, bạn đọc có thể tìm kiếm hiệu quả hơn trong trường hợp không biết rõ một số từ khoá nào đó (tên tác giả, nhà xuất bản, chủ đề...), tìm kiếm sử dụng các ký tự đại diện cho phép người sử dụng có thể đưa ra những yêu cầu tìm kiếm gần đúng.

- Tìm kiếm toàn văn:

Bạn đọc có thể sử dụng tính năng này để tra cứu toàn văn ấn phẩm. Tính năng này làm việc với mọi bảng mã tiếng Việt và mọi dạng văn bản điện tử như: word, exel, các trang HTML... Đồng thời đây còn là công cụ tìm kiếm mạnh có thể tích hợp với các phần khác trong website của thư viện.

- Tra cứu liên thư viện và chia sẻ thông tin biên mục qua web: cán bộ biên mục không chỉ chia sẻ mà còn có thể khai thác cơ sở dữ liệu biên mục từ các thư viện trực tuyến trên mạng Internet.

- Đa ngôn ngữ theo chuẩn UNICODE:

Bạn đọc có thể tra cứu và nhận kết quả hiển thị theo các ngôn ngữ khác nhau đúng với ngôn ngữ được sử dụng trong công tác biên mục. Giao diện của phân hệ tìm kiếm phần mềm Libol cho phép hiển thị tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga... theo các bảng mã phổ biến của ngôn ngữ này.

+ Các dịch vụ bạn đọc:

Qua phân hệ tra cứu của phần mềm Libol mỗi bạn đọc có thể chọn một trang web cho riêng mình trong đó họ có thể nhận ấn phẩm thông tin mới. Nếu bạn đọc xây dựng một danh sách các lĩnh vực mình quan tâm thì chương trình sẽ tự động tạo ra các thông báo sách mới nhập về thư viện cho bạn đọc căn cứ trên các lĩnh vực đó.

Bạn đọc có thể giữ chỗ ấn phẩm, đặt mượn ấn phẩm, gia hạn ấn phẩm, xem tình trạng cá nhân như thông tin về thẻ, thông tin liên quan đến những ấn phẩm mình đang mượn, đồng thời có thể tra cứu từ điển trực tuyến Anh- Việt, Việt- Anh, Việt- Nga..., gửi ý kiến đóng góp cho thư viện hay xem lịch phục vụ của thư viện.

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu quá trình áp dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 42 - 44)