1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN khoa tài chính ngân hàng “nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân hoàng mai

54 1,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 253,56 KB

Nội dung

Bên cạnh công tác tín dụng ngắn hạn, để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Quỹtín dụng cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận của mình em chân thành cảm ơn Cô PSG,TS LêThị Kim Nhung đã luôn tận tình hướng dẫn, nhắc nhở, giúp đỡ em trong suốt quátrình em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp

Em chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong khoa Tài chính ngân hàng cũngnhư các thầy cô trong trường đại học Thương mại đã tận tình truyền đạt cho em nhữngkiến thức trong suốt 4 năm học tập tại trường Với vốn kiến thức mà em được tiếpnhận từ Thầy Cô trong suốt quá trình học tập đó đã cho em một nền tảng trong thờigian nghiên cứu thực hiện bài khóa luận và đó cũng sẽ là những hành trang cho bảnthân em sau này khi ra trường, khi tiếp xúc với môi trường mới, với công việc mới mộtcách vững chắc và tự tin hơn

Em cũng xin được gửi lởi cảm ơn chân thành tới các Cô, các Chú, các Anh, cácChị trong QUỸ tín dụng nhân dân Hoàng Mai đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo emtrong suốt quá trình em thực tập tại công ty

Cuối cùng em xin kính chúc các Thầy, các Cô luôn dồi dào sức khỏe, có thậtnhiều hạnh phúc và những thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp trồngngười của mình Chúc các Cô, các Chú, các Anh, Các Chị trong QUỸ tín dụng nhândân Hoàng Mai luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc Chúc cho QTD sẽ phát triển vàđạt được nhiều thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thế Biên

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 Sơ đồ 1.1 mô hình tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân

3 Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2012 -2014

của QTD Hoàng Mai

29

4 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Hoàng Mai

giai đoạn 2012 – 2014

24

5 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của QTD từ

tiền gửi của dân cư các năm qua

25

6 Bảng 2.3: Cơ cấu hoạt động tín dụng của QTDND

Hoàng Mai giai đoạn 2012-2014

Trang 4

STT Từ viết tắt Diễn giải

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động vớikhí thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty… thật quyếtliệt, cùng với sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và sảnxuất làm nền kinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng Bên cạnh đó, một vấn đề bứcxúc mà chúng ra quan tâm là vốn, trong khi đó trong dân chúng còn dự trữ một lượngvốn nhàn rỗi rất lớn, một số người có vốn trong tay nhưng không biết làm gì, một sốkhác họ không có vốn nhưng có cái đầu và quyết chí kinh doanh họ dốc hết tâm trí vào

để tính toán làm ăn rất cần vốn, một nhóm khác nữa là họ đã kinh doanh và trong quátrình đó có khi họ dư vốn tạm thời, có khi họ thiếu vốn do đó phải làm thế nào để đưalượng vốn đó vào dòng chảy nhằm tăng sức bật Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thốngNHTM và các QTD đã giải quyết những khó khăn trên, trong đó có Quỹ Tín DụngNhân Dân Hoàng Mai ( Quỹ Tín Dụng Hoàng Mai) đã áp dụng chính sách của nhànước nhằm thực thi chính sách về tiền tệ, tín dụng đẩy mạnh việc sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả nhất

Phần lớn người dân thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh và thông thường lãi suấtcho vay bên ngoài rất cao do vậy người dân vay vốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơnnhiều, giảm được chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác do trình độ dântrí của người dân chưa cao và các ngân hàng thương mại lớn không mặn mà với cácmón vay nhỏ nên việc giao dịch với các ngân hàng lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy các

tổ chức tín dụng đặc biệt là Quỹ tín dụng nhân dân là sự lựa chọn của họ bởi thủ tụcđơn giản và sẵn sàng đáp ứng các món vay nhỏ Bên cạnh công tác tín dụng ngắn hạn,

để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Quỹtín dụng cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạtđộng tín dụng

Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và huy động vốn nên tôi

đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân

Dân Hoàng Mai” cho bài khóa luận của mình

2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

Trang 6

- Phân tích tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm 2012 – 2014.

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2012 – 2014 tạiQuỹ tín dụng Hoàng Mai

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Quỹtín dụng Hoàng Mai

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Hoàng Mai

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động tín dụng rất đa dạng, việc phân tích tín dụng là một đề tài lớn vàphức tạp, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình tín dụng ngắn hạn

- Không gian: Qũy tín dụng nhân dân Hoàng Mai

- Thời gian: Chất lượng tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2012, 2013, 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu nhập số liệu thứ cấp tại Quỹ tín dụng Hoàng Mai, các báo cáo tài chính và

những thông tin liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng

- Tìm hiểu thêm thông tin qua các sách báo, tạp chí, internet, các văn bản, quichế, chế độ tín dụng

- Phân tích số liệu dựa trên các phương pháp ,Phương pháp phân tích tổng hợpPhương pháp phân tích so sánh số tương đối,và so sánh tuyệt đối

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận bài khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng ngắn hạn của Qũy Tín Dụng Nhân Dân

Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn của QTDND Hoàng Mai Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại QTDND Hoàng Mai

Trang 7

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân

1.1.1.1 Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân

"Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theonguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mụctiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể vàcủa từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và cải thiện đời sống Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảođảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển"

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trongđịa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa cácthành viên

Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi nhàn rỗi của các cánhân, tổ chức và cho vay đối với các thành viên của Quỹ tín dụng có nhu cầu về vốn,kèm theo yêu cầu thế chấp, cầm cố tài sản Quỹ hoạt động dưới sự quản lý của Ngânhàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt Thành viên của quỹ làcác cá nhân, các pháp nhân Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh và lạmphát cao, hoạt động của quỹ tín dụng quy mô nhỏ sẽ khó khăn và rất dễ phá sản Trênthế giới, Quỹ tín dụng xuất hiện trong khoảng thế kỷ 17 - 18 dưới nhiều dạng khácnhau Đó là các hợp tác xã tín dụng liên kết với những nhà sản xuất nhỏ nhằm chốnglại nạn cho vay nặng lãi Quỹ tín dụng nhân dân là cầu nối giữa những người tạm thờithừa vốn với những người đang thiếu vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục

vụ đời sống

1.1.1.2 Nguyên tắc, chức năng hoạt động của QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình Tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theonguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mụctiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể vàcủa từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh

Trang 8

doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảođảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển

* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

1 Tự nguyện gia nhập và ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân

2 Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có quyềntham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền ngang nhautrong biểu quyết

3 Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảmQuỹ tín dụng nhân dân và thành viên cùng có lợi

4 Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tíndụng nhân dân: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phầnvào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp của thành viên,phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhândân do Đại hội thành viên quyết định

5 Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể,nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội; hợptác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quyđịnh của pháp luật

1.1.1.3 Vai trò, đặc điểm của QTDND

QTD được thành lập và hoạt động với mục tiêu chủ yếu huy động vốn nhàn dỗicủa tổ chức, cá nhân, vay vốn từ QTD Trung ương cung cấp cho vay thành viên, chovay khách hàng phục vụ kinh doanh sản xuất và nhu cầu đời sống, tạo công ăn việclàm, tạo thu nhập cho các thành viên

Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì việc QTD ra đời có ýnghĩa đặc biệt quan trọng: huy động được nhữg nguồn vốn nhàn dỗi tại chỗ dù là rấtnhỏ, cung cấp cho vay những dự án sản xuất, kinh doanh với số vốn nhỏ mà các ngânhàng chưa có điều kiện vươn tới Chính QTD đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dânchưa thể hoặc chưa có điều kiện được tiếp cận nguồn vốn tín dụng mặc dù họ có khảnăng sản xuất kinh doanh thực sự Nhiều hộ trước đó đã phải đầu tư bằng nguồn đi vay

tư nhân với lãi suất rất cao

Trang 9

Thực tế cho thấy từ khi thành lập cho tới nay QTD đã phát huy hiệu quả thực

sự, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn thúc đẩy pháttriểm kinh tế - xã hội ở điạ phương nói riêng

- Quỹ tín dụng Nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác,được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hoá loại hìnhTCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểumới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự liên kết chặt chẽ vìlợi ích của thành viên QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng chovay nặng lãi ở nông thôn…

- Là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động QTDND cũng sẽ gặpphải những rủi ro phổ biến của một TCTD như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi

ro lãi suất, rủi ro đạo đức, tài sản,…Tuy nhiên, so với các loại hình TCTD khác,QTDND thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, đổ vỡ hơn bởi những đặc thùriêng biệt của hệ thống này, đó là:

+ QTDND hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thànhviên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế, trình độ còn thấp,sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quannhư thời vụ, thiên tai, giá cả ); Trong khi đó quy mô hoạt động, năng lực tài chínhcủa các QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngũ cán bộ vànhân viên còn hạn chế, bất cập

+ Cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khó đảm bảo cácđiều kiện về an toàn kho quỹ, giao thông, liên lạc không thuận lợi gây khó khăn chohoạt động

+ QTDND không có được một số lợi thế như các Ngân hàng thương mại, đó là:được tham gia thị trường vốn, thị trường liên ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nướccho vay tái cấp vốn…

+ Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địabàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, môhình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”,

tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì

Trang 10

khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giảipháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây truyền trong hệ thống là khó tránh khỏi.

Trước thực tiễn phát triển của hệ thống QTDND cũng như những thách thức,khó khăn mà hệ thống này phải đối mặt trong quá trình hoạt động, việc tạo lập ra mộtmôi trường hoạt động an toàn và ổn định cho các QTDND là hết sức cần thiết Để làmđược điều này, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có một hệ thống các giải pháp đồng

bộ, trong đó Quỹ An toàn hệ thống QTDND (Quỹ ATHT) có thể coi là một trongnhững công cụ hữu hiệu trong việc ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ lan truyền của loại hìnhtín dụng hợp tác này

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Qũy Tín Dụng Nhân Dân

Hoạt động ( HĐ Tín Dụng )

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với những đối tượng là các thànhviên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của Quỹ Việccho vay đối với khách hàng là thành viên, là hộ nghèo được thực hiện và tuân thủ theoĐiều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so vớitổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định Quỹtín dụng nhân dân cơ sở được cho vay đối với những khách hàng có sổ tiền gửi tại Quỹ tíndụng nhân dân dưới hình thức là cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ đó phát hành

- Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay đối với khách hàng vay vốn tai QTD như:xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điềuchỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải thực hiện theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhànước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và các tổ chức tín dụng khác (trừ các Quỹtín dụng nhân dân cơ sở khác)

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngânquỹ, chủ yếu phục vụ các thành viên

Trang 11

1.1.3 Khái niệm ,đặc điểm phân loại Tín Dụng Ngân Hàng

1.1.3.1 Khái niệm Tín Dụng Ngân Hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại với các tổchức và cá nhân trong nền kinh tế ,được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng rahuy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân cho vay lại đối với các tổ chức

và cá nhân

1.1.3.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi cólòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hiệu quả ,và có khảnăng hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn

- Tín dụng là sự chuyển nhượng 1 tài sản có thời hạn Ngân hàng là trung giantài chính đi vay để cho vay nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thờihạn bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động

- Tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi Nếu không có sựhoàn trả thì không được coi là tín dụng

- Tín dụng phải trên cơ sở là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việcthu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộcvào môi trường hoạt động ,ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động củalãi suất ,giá cả,tỷ giá ,lạm phát …

- Tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Qúa trình xin chovay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như:hợp đồng tín dụng,khế ướcvay tiền ,hợp đồng bảo lãnh….trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiệnkhoản vay cho ngân hàng khi đến hạn

Trang 12

1.1.3.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn :có thời hạn không quá 12 tháng

- Tín dụng trung hạn :có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng

- Tín dụng dài hạn :có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng

Căn cứ vào đối tượng tín dụng

-Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được dùng để hình thành vốn lưu động

của các tổ chức kinh doanh

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được dùng để hình thành tài sản cố định

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản suất và lưu thông hàng hóa : là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và

các chủ thể kinh doanh khác,tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng tiêu dùng :là loại tín dụng dành cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng mua sắm nhà cửa ,xe cộ ….Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thứcbằng tiền hoặc bán chịu hàng hóa ,việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngânhàng ,quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp

1.1.3.4 Vai trò của Tín Dụng Ngân Hàng

- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục ,đồng thời góp phầnđầu tư phát triển kinh tế

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngànhkinh tế mũi nhọn

- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của cácdoanh nghiệp

- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài

1.2 TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

1.2.1 Tín dụng ngắn hạn ,quy trình tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn nhỏ hơn một năm.NHTM là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp Cáckhoản vay này ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với vay trung vàdài hạn Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng rộng rãi trong việc tài trợmang tính thời vụ về vốn luân chuyển và tài trợ tạm thời cho các khoản chi phí sản xuất

Trang 13

Quy trình tín dụng ngắn hạn ,thực hiện quy trình cho vay đảm bảo theo 6 bước

1 Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

Để được vay vốn khách hàng phải có đủ hành vi năng lực, pháp luật, năng lựcpháp lý Khách hàng phải có hộ khẩu thường trú trên địa bàn QTD, hoặc có sổ tiền gửi

do chính QTD phát hành (đối với cầm cố số tiền gửi)

Khách hàng nếu là cá nhân thì phải viết giấy đề nghị vay vốn, có phương ánkinh doanh khả thi Khách hàng phải có khả năng về tài chính, đủ khả năng trả nợ theohợp đồng Nếu là tổ chức doanh nghiệp thì phải có báo cáo tình hình kết quả kinhdoanh, báo cáo về nộp thuế Nhà nước, các dự án, đề án sản xuất kinh doanh, hoặcnghiên cứu khoa học

Đối với việc lập hồ sơ vay vốn: Những giấy tờ thuộc phần bên vay cung cấp thìbên vay phải tự lập và gửi cho QTD Đối với hồ sơ tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sảnthì hai bên cùng lập Các văn bản khác phải có như báo cáo thẩm định thì cán bộ thẩmđịnh phải lập

2 Điều tra thu nhập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án chovay vốn

QTD phải cử cán bộ điều tra thu thập các yếu tố cần thiết của khách hàng đãđược quy định như điều tra về các điều kiện cần phải có của khách hàng; tổng hợp cácthông tin về tình hình tài chính các khoản thu nhập, tư cách đạo đức, việc có nợ tưnhân hay có nợ các tổ chức tín dụng nào khác không; kiểm tra thực tế xem phương ánvay vốn có đúng với thực tế không, liệu có khả thi hay không các điều kiện chuẩn bịtrước cho dự án như thế nào

3 Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

Trên cơ sở điều tra thu thập thông tin cán bộ QTD phải phân tích thông tin, sànglọc thông tin để xác định những vấn đề nào đúng thực tế và lấy để làm căn cứ thẩmđịnh Trên cơ sở thẩm định để đề suất việc cho vay về hạn mức người và số lần giảingân theo dự án

4 Quyết định cho vay và thực hiện giải ngân

Cán bộ thẩm định ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý mức cho vay cụ thể vàtrình hồ sơ lên ban giám đốc ra quyết định cho vay và bộ phận kế toán tiến hành chovay theo đúng phương án ghi trong hợp đồng tín dụng

Trang 14

5 Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro

Sau khi vay vốn QTD phải phân công cán bộ kiểm tra theo dõi việc sử dụng vayvốn của khách hàng Nếu thấy có biểu hiện như sử dụng không đúng, chấp hành trảgốc và lãi không đúng hoặc có hiện tượng trây ỳ… thì phải lập biên bản báo cáo bangiám đốc biết để xử lý kịp thời

6 Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp

Việc kiểm tra đánh giá lại tài sản do QTD chủ động nhằm để đảm bảo cho việc

xử lý thu hồi nợ (nếu có) Tài sản đảm bảo phải luôn đảm bảo đúng giá trị ban đầuhoặc có thể tăng lên.Trường hợp tài sản giảm quá thì phải có biện pháp bổ sung tài sảnđảm bảo khác hoặc thu hồi bớt vốn

1.2.2 Quan niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn của QTDND

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh

tế thị trường đều phải không ngừng tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượngsản phẩm đang có và sắp có và đưa ra mức giá phù hợp, QTDND - một hình thứcdoanh nhiệp đặc biệt cũng không nằm ngoài quy luật đó Hoạt động tín dụng mang lạithu nhập chủ yếu cho QTD Nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện hàng đầu đểQTD không ngừng phát triển

Xuất phát từ mối quan hệ tín dụng, xem xét chất lượng tín dụng trên ba giác độ:QTDND, khách hàng và nền kinh tế

♦ Trên giác độ khách hàng

Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu về khách hàng sẽ làmcho QTD hiểu rõ nhu cầu tín dụng của khách hàng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về vốncho họ Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vìvậy, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng: lãi suất hợp lý,

Trang 15

thủ tục đơn giản, không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúngnguyên tắc và quy định của tín dụng.

♦ Trên giác độ nền kinh tế

Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tăngthêm sản phẩm cho xã hội, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước nói chung vàtrong địa bàn họat động của Quỹ nói riêng làm góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảocác mục tiêu kinh tế của Nhà nước và chính phủ đặt ra

Như vậy, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên quanđiểm của: QTD, khách hàng và nền kinh tế Chất lượng tín dụng trung hạn là một bộ

phận của chất lượng tín dụng cũng không nằm ngoài sự đánh giá này Tóm lại, tín dụng ngắn hạn được đánh giá là có chất lượng khi: Khoản tín dụng đó đạt được mục đích vay vốn đã đề ra; hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn, mang lại hiệu quả kinh tế -

xã hội cho cả người vay và người đi vay.

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng (ngắn hạn )của QTDND

1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính

Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một TCTD chính là sự hài lòng củakhách hàng, đồng thời TCTD cũng phải đảm bảo hài hoà với an toàn và đạt hiệu quảtín dụng cao nhất

 Trước hết, chất lượng tín dụng của TCTD phụ thuộc vào uy tín của TCTD đó Nếumột TCTD có uy tín thì sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn Chấtlượng tín dụng còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, làmhài lòng khách hàng bằng việc rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo cung cấpvốn nhanh chóng, kịp thời và an toàn Nhờ đó khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian,chi phí đi lại Tuy nhiên, đó mới chỉ là những yêu cầu ban đầu, trong điều kiện nềnkinh tế nước ta hiện nay đang không ngừng phát triển cùng với sự hội nhập kinh tếquốc tế nên sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi cácTCTD cần phải có những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh đa đạng hơn, năngđộng hơn nữa thì mới có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong nước vàngoài nước Có như thế các TCTD mới có thể tồn tại và phát triển, đáp ứng được nhucầu ngày càng tăng lên cả về chất và lượng của khách hàng

Trang 16

 Thứ hai, để có chất lượng tín dụng tốt thì phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển củaTCTD Nói cánh khác hoạt động tín dụng phải mang lại cho TCTD thu nhập đủ trangtrải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro Một khoản tíndụng có thể coi là hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để: sử dụngvốn vay đúng mục đích có hiệu quả kinh tế cao, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn Việctuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng vừa là điều kiện cần vừa là những biểu hiệncho thấy chất lượng tín dụng tốt Sử dụng vốn vay đúng mục đích là một trong nhữngđiều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TCTD.

 Thứ ba, hoạt động tín dụng phải đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của kinh

tế-xã hội của vùng, địa phương và đất nước

Tóm lại, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên quanđiểm của cả ba chủ thể: TCTD, khách hàng và môi trường kinh tế- xã hội Các chỉ tiêuđịnh tính chỉ là căn cứ đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát Để có nhữngkết luận chính xác hơn nữa cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụthể bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động cho vay của TCTD

1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng

Quy mô kết cấu nguồn vốn huy động

Quy mô kết cấu nguồn vốn huy động là số lượng vốn mà TCTD huy động đượctại thời điểm xem xét đánh giá Kết cấu nguồn vốn huy động là tỷ trọng vốn huy độngchia theo thời gian, lãi suất, đơn vị tiền tệ…trong tổng nguồn vốn huy động Việc tậptrung nguồn vốn lớn, kết cấu hợp lý về thời hạn, lãi suất, đơn vị tiền tệ sẽ đảm bảo chomỗi TCTD có khả năng tự chủ về vốn, lãi suất, có khả năng mở rộng đầu tư tín dụng

để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Chính vì vậy, đây là chỉ tiêu gián tiếp đánhgiá chất lượng tín dụng

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà TCTD đãphát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thuhồi hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tất cả số tiền TCTD cho kháchhàng vay trong một thời gian nhất định thường là một năm Bên cạnh đó, thấy đượckhả năng hoạt động cho vay qua các năm, do đó có thể thấy được khả năng mở rộng

Trang 17

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà TCTD đã thu về từ khoản cho vaycủa TCTD kể cả cảu kỳ hiện tại và kỳ trước đó Qua chỉ tiêu này ta có thể thấyđượccacs khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ của thời kỳ trước Từ đó cũng cho

ta thấy được khả năng thu nợ ở kỳ tiếp theo Đồng thời cho biết TCTD làm ăn có hiệuquả hay không, các khoản vay có an toàn hay không, các cá nhân hay hộ gia đình có

sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay hay không?

Hệ số thu nợ

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, từ

đó có thể biết được tổng doanh số cho vay trong kỳ để cho biết ngân hàng đã thu đượcbao nhiêu nợ Qua đó thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng

Dư nợ và kết cấu dư nợ

Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp tín dụng mà khách hàng còn nợlại ngân hàng tại một thời điểm Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được phân chia theo tỷ lệcác hình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo đơn vị tiền tệ, theo ngành hoặctheo thành phần kinh tế…Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của TCTD cho nềnkinh tế theo số dư mà tại một thời điểm So sánh dư nợ với thị phần tín dụng củaTCTD cho ta biết dư nợ của TCTD là cao hay thấp Trên thực tế, thị phần tín dụng củamột TCTD thường phản ánh số lượng khách hàng trung thành, uy tín của TCTD, sự

Trang 18

Vòng quay vốn tín dụng được tính trên cơ sở doanh số thu nợ bình quân và dư

Trang 19

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng được tính bằng lãi từ hoạt động cho vaytrên tổng thu nhập

Tỷ trọng thu nhập là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng,

nó cho biết tỷ lệ phát sinh từ hoạt động cho vay trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu.Với cùng một mức thu nhập, nếu TCTD nào càng giảm được chi phí đầu vào thì tỷ lệnày càng lớn chứng tỏ TCTD hoạt động tốt Đồng thời, ta thấy rằng nếu các TCTD chỉchú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thunhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chấtlượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khảnăng sinh lời của TCTD

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tổng dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Trang 20

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của TCTD Bêncạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước thì chính sách tín dụngcòn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyềnlợi của chính bản thân TCTD Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, khôngnhững phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của TCTD mà còn phải đảm bảo đủ sứchấp dẫn đối với khách hàng Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ,đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng Ngược lại, mộtchính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệchlạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hởcho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽkhông đến vay, TCTD sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động củachính TCTD Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàngđến vay và lúc này TCTD khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn cho kháchhàng vì hiện nay tỷ trọng khoản tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động của cácTCTD là không lớn Mặt khác, lãi suất cho vay thấp dẫn tới việc TCTD không bù đắpđược việc phải trả lãi tiền gửi và trả lãi suất tiền gửi…

Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của TCTD

Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tớimọi hoạt động của TCTD Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tớithời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu củakhách hàng, không theo dõi sát sao được công việc

Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với côngviệc của mình Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người,đúng việc Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huyhết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để côngviệc tiến hành nhanh chóng, chính xác Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối vớimột món vay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừakhông có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao

Chất lượng nhân sự

Trang 21

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nóiriêng cũng như trong hoạt động của TCTD nói chung Việc tuyển chọn nhân sự có đạođức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn,

am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu

tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, cónăng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiềncho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theoquy định của TCTD…sẽ giúp cho TCTD có thể ngăn ngừa được những sai phạm cóthể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng Tuy nhên đối vớinhững cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh màmình đang tài trợ, trong khi TCTD không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu đểphân tích, so sánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thịtrường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định saihiệu quả của dự án xin vay làm rủi ro tín dụng của TCTD, ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định tín dụng trongquy trình tín dụng Nếu công tác thẩm định dự án đưa ra những kết luận sai lầm, đó làđồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng hoàn trả lại hoặc có ýđịnh lừa đảo ngân hàng, hay là những quyết định không đồng ý cấp tín dụng chonhững khách hàng có phương án làm ăn hiệu quả Như vậy chắc chắn các khoản tíndụng cấp cho khách hàng là không có hiệu quả và ngược lại

Sau quá trình giải ngân cho khách hàng, các ngân hàng thương mại đều liên tụckiểm tra, giám sát tình hình của số tiền đã cấp được sử dụng như thế nào Nếu việc giámsát là sát sao thì ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những rủi ro để từ đó đưa ra nhữngđiều chỉnh, can thiệp cần thiết Như vậy sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Trang 22

Một TCTD muốn tồn tại thì ngoài việc thu được các khoản lãi thì điều quantrọng hơn là phải thu về đầy đủ khoản nợ gốc Nếu ngân hàng có những biện pháp xử

lý nợ chính xác, nhanh chóng sẽ giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế đếnmức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy đến, qua đó chất lượng tín dụng ngắnhạn sẽ nâng cao

Hệ thống thông tin tín dụng

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thông tin trở thành một yếu

tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Trong cạnh tranh ai nắm được thôngtin trước là người có khả năng dành chiến thắng lớn hơn Đối với hoạt động tín dụngthì thông tin là một yếu tố hết sức cần thiết để xem xét, quyết định cho vay hay khôngcho vay Đồng thời để theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn

và hiệu quả đối với khoản vốn cho vay Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ vàtoàn diện thì công tác tín dụng của TCTD càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽđược hạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn Tuynhiên nếu thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời,chưa có danh sách phân loại doanh nghiệp, chưa có sự phân tích đánh giá doanhnghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chấtlượng tín dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với mỗi TCTD, công táckiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ, càng giúp cho hoạt động tín dụng đạt đượchiệu quả cao Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng sẽ đượckịp thời phát hiện ra những sai sót, để có thể kịp thời khắc phục và sữa chữa

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Tăng cường đổi mới trang thiết bị, nâng cấp máy móc tin học công nghệ là đònbẩy của sự phát triển, là điều kiện để mỗi TCTD hội nhập vào cộng đồng tài chínhquốc tế Hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phụ vụ, đáp ứng nhu cầuquản lý và tăng cường cạnh tranh để có thị phần khách hàng lớn trong hệ thống TCTDquốc gia

Trang 23

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan

Việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn củaQTD là rất quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạtđộng tín dụng này

Năng lực sản xuất của khách hàng

Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất củadoanh nghiệp, sự đáp ứng quy mô ấy với thị trường, cơ cấu và việc làm chủ giá thànhsản phẩm Biểu hiện cụ thể và rõ nhất của năng lực sản xuất là doanh nghiệp phải sảnxuất ổn định và có lãi

Năng lực tài chính của khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng (doanh nghiệp) thể hiện ở khối lượng và tỷtrọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng Điều kiện tín dụngthường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạtđộng hay tỷ lệ vốn đầu tư tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự cótham gia dự án vay vốn của khách hàng (doanh nghiệp) Năng lực tài chính của doanhnghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng của QTD càng lớn

Năng lực quản lý của doanh nghiệp

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý củadoanh nghiệp Năng lực quản lý của doanh nghiệp tốt làm cho đồng vốn đầu tư củaQTD ít rủi ro hơn

Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm

Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo càng giá trị, dễ phát mại thì QTD càng mongmuốn mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng

Môi trường kinh tế,chính trị xã hội

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của QTD.Nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản xuất trì trệ, nhu cầu vốn ngắn hạn là thấp bởikhả năng trả nợ của khách hàng (doanh nghiệp) là thấp Ngoài ra, những biến động vềlãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất của QTD, dẫn đếnảnh hưởng tới mức lãi suất ròng của khoản tín dụng Và rất nhiều những biến độngkinh tế khác đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của QTDND Sự ổn đinh của môitrường chính trị xã hội là một căn cứ rất quan trọng để ra quyết định đầu tư

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

CỦA QTDND HOÀNG MAI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HOÀNG MAI

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Tên đơn vị :quỹ tín dụng nhân dân hoàng mai

Trụ sở : Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai trụ sở chính tại 82 Đường VĩnhHưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội

Loại hình :quỹ tín dụng nhân dân

Website: www.hmf.com.vn

Vốn điều lệ : 6,7 tỷ VND

Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình củaQuận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai ( HMF) đãchính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nướcViệt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạtđộng ngày 13/10/2007 Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạtđộng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng, nhằm mụctiêu tương trợ, hỗ trợ cho các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viênhoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triểnkinh tế của địa phương Về cơ bản, Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động với các nghiệp

vụ giống như một ngân hàng thương mại, chủ yếu cho vay và huy động vốn, thực hiệncác nghiệp vụ khác của ngân hàng

Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai trụ sở chính tại 82 Đường Vĩnh Hưng P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội; có 03 điểm giao dịch tại Vĩnh Hưng, Yên Sở

-và Mai Động Hoạt động trên 04 phường: Hồng Văn Thụ, Yên Sở, Mai Động, VĩnhHưng thuộc quận Hoàng Mai Mục tiêu kinh doanh là hỗ trợ phát triển kinhh tế địaphương

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai

Trang 25

2.1.2.1 Chức năng

Từ khi được thành lập tới nay Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai đã khôngngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Thông qua việc huyđộng vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sảnxuất ,phát triển nghành nghề ,cải thiện sinh hoạt và đời sống,góp phần tạo thêm công

ăn việc làm cho người dân địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gópphần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ,hình thành quan hệ sản xuất mới ở địaphương ; bước đầu khôi phục niềm tin của quần chúng nhân dân với khu vực kinh tếtập thể

-QTD huy động vốn nhàn dỗi của tổ chức, cá nhân, vay vốn từ QTD Trung

ương cung cấp cho vay thành viên, cho vay khách hàng phục vụ kinh doanh sản xuất

và nhu cầu đời sống

-Huy động vốn,cho vay vốn,và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấyphép hoạt động

-Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu tài chính,sản xuất,kinh doanh liênquan đến khoản cho vay

-Tuyển chọn,sử dụng,đào tạo lao động,lựa chọn các hình thức trả lương,thưởngthích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định củapháp luật

-Kết nạp thành viên mới,giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng,khaitrừ thành viên

-Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tíndụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn,hiệu quả,phát triển bền vững

Trang 27

2.1.3 Mô hình tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI

Sơ đồ 1.1 mô hình tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI

Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai đã thiết lập 2 bộ máy quản trị và điều hànhriêng biệt phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của QTDND (Quyếtđịnh số 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/09/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhànớc)

- Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Quỹ tín dụng nhân dân

Hoàng Mai gồm 3 thành viên trong đó Chủ tịch HĐQT làm việc thường trực Hộiđồng họp định kỳ hàng tháng để đánh giá và định hướng hoạt động của Quỹ Hội đồngquản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho Quỹ, ấnđịnh mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành.– Ban điều hành: Ban điều hành gồm

có Giám đốc điều hành chung và 01 Phó Giám đốc Ban điều hành có chức năng cụthể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch vàphương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách

Ngày đăng: 05/05/2015, 19:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w