Như vậy, tất cả các văn bản trên đều do doanh nghiệp tự ban hành nhưng đềuphải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, nhưng doanh nghiệp có thể có những thay đổi cho phù hợ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1
1.1 KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1
1.1.1 Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế 1
1.1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh 1
1.1.3 Nguồn luật và Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh 2
1.1.4 Mối quan hệ giữa VBPL với Điều lệ, nội quy, quy chế của DN 3
1.2 ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.2.1 Đạo đức trong kinh doanh 3
1.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 4
1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4
1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế 4
1.3.2 Nội dung của quản lý Nhà nước về kinh tế 4
1.3.3 Các phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế 5
1.3.4 Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế 5
Chương 2
QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 6
2.1.1 Hoạt động kinh doanh và quyền tự do kinh doanh 6
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 6
2.1.3 Phân loại doanh nghiệp 6
2.2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 7
2.2.1 Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp 7
2.2.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp 9
2.3 ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP 10
2.3.1 Đăng ký thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 10
2.3.2 Tạm ngừng kinh doanh 12
2.3.3 Tổ chức lại doanh nghiệp 12
2.3.4 Giải thể doanh nghiệp 15
2.4 NHỮNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH 16
2.4.1 Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh (Điều 8 Luật DN 2005) 16
2.4.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh (Điều 9 Luật DN 2005) 17
2.4.3 Tuân thủ pháp luật cạnh tranh 17
Chương 3 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY 18
3.1 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 18
3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân 18
3.1.2 Thành lập doanh nghiệp tư nhân 18
3.1.3 Quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân 18
3.1.4 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân 19
3.1.5 Các quyền khác của doanh nghiệp tư nhân 19
3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 19
3.2.1 Công ty đối nhân 19
Trang 33.2.2 Công ty đối vốn 19
3.3 CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 20
3.3.1 Công ty cổ phần 20
3.3.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên 24
3.3.3 Công ty TNHH một thành viên 25
3.4 CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC 29
3.4.1 Hộ kinh doanh cá thể 29
3.4.2 Các hình thức khác 30
Chương 4 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC 31
4.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 31
4.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước 31
4.1.2 Phân loại doanh nghiệp Nhà nước 31
4.2 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 32
4.2.1 Khái niệm và đặc điểm 32
4.2.2 Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 32
4.3 HỢP TÁC XÃ 34
4.3.1 Khái niệm và đặc điểm 34
4.3.2 Thành lập HTX 34
4.3.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX 35
4.3.4 Quy chế pháp lý của xã viên 35
4.3.5 Tổ chức, quản lý HTX 36
4.3.6 Tài sản và tài chính của HTX 37
4.3.7 Liên hợp HTX, liên minh HTX 37
Chương 5 39
ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 39
5.1 QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ LAO ĐỘNG BẰNG PHÁP LUẬT 39
5.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quan hệ lao động trong doanh nghiệp 39
5.1.2 Điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ lao động trong doanh nghiệp 39
5.2 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 39
5.2.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng lao động 39
5.2.2 Giao kết hợp đồng lao động 40
5.2.3 Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động 41
5.3 THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 42
5.3.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể 42
5.3.2 Ký kết thỏa ước tập thể 43
5.3.3 Thực hiện Thỏa ước tập thể 44
5.4 TIỀN LƯƠNG 44
5.4.1 Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản về tiền lương 44
5.4.2 Các quy định của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp 45
5.5 THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 45
5.5.1 Thời giờ làm việc 45
5.5.2 Thời giờ nghỉ ngơi 45
5.6 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 46
5.6.1 Kỷ luật lao động 46
5.6.2 Trách nhiệm kỷ luật 46
5.6.3 Trách nhiệm vật chất 47
Trang 45.7 BẢO HIỂM XÃ HỘI 48
5.7.1 Khái niệm, đặc điểm của BHXH 48
5.7.2 Loại hình BHXH 48
5.7.3 Các nguyên tắc của BHXH 49
5.7.4 Quỹ BHXH 49
5.7.5 Các chế độ BHXH 49
5.8 TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 49
5.8.1 Khái niệm tranh chấp lao động 49
5.8.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 50
5.8.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 51
5.8.4 Đình công và giải quyết đình công 52
Chương 6
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 54
6.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 54
6.1.1 Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 54
6.1.2 Phân loại hợp đồng 54
6.1.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng 54
6.2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 55
6.2.1 Giao kết Hợp đồng dân sự 55
6.3 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 56
6.3.1 Khái niệm và đặc điểm 56
6.3.2 Các loại hợp đồng thương mại 56
6.3.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại 56
6.4 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 58
6.4.1 Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa 58
6.4.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 59
6.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 60
6.4.4 Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá 61
6.4.5 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 62
6.5 HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ 65
6.5.1 Khái niệm Hợp đồng cung ứng dịch vụ 65
6.5.2 Các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ 66
6.5.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ 66
Chương 7 67
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 67
7.1 TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 67
7.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh 67
7.1.2 Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 67
7.1.3 Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 67
7.2 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 68
7.2.1 Khái niệm trọng tài 68
7.2.2 Tranh chấp trong kinh doanh do Trọng tài Thương mại giải quyết 68
7.2.3 Trung tâm trọng tài Thương mại tại Việt Nam 68
7.2.4 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 68
Trang 57.2.5 Thẩm quyền của Trọng tài thương mại 69
7.2.6 Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài 69
7.3 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 72
7.3.1 Thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại của TAND 72
7.3.2 Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án 74
7.3.3 Thi hành bản án, quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của toà án 74
7.4 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 76
7.4.1 Nguyên tắc xác định pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh có yếu tố nước ngoài 76
7.4.2 Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng 77
7.4.3 Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Toà án và trọng tài nước ngoài 78
Chương 8 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 80
8.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 80
8.1.1 Khái niệm phá sản 80
8.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2004 82
8.2.1 Quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật phá sản ở Việt Nam 82
8.2.2 Khái niệm về pháp luật phá sản 82
8.2.3 Nội dung của Pháp luật Phá sản 83
8.2.4 Vai trò của Pháp luật Phá sản 83
8.2.5 Thẩm quyền giải quyết phá sản 84
8.2.6 Các biện pháp bảo toàn tài sản đối với doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản 85
8.3 THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ HTX 85
8.3.1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản 85
8.3.2 Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh 88
8.3.3 Thủ tục thanh lý tài sản và phân chia tài sản 90
8.3.4 Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản 92
Trang 6Chương 1
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1 Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
Kinh doanh là một hoạt động thường xuyên, liên tục một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến phân phối hàng hóa hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận
Như vậy, các hoạt động kinh doanh của tất cả các chủ thể đều phải dựa trên mộtmôi trường nhất định Nhưng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh đó là môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh
Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh là sự thể chế hóa thành quyền vànghĩa vụ đối với cả hai phía chủ thể kinh doanh và cơ quan nhà nước Quản lý nhànước về kinh tế chính là sự tác động của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanhbằng các phương pháp và nội dung do pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động kinh doanh đồng thời đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội của Nhànước
1.1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
1.1.2.2 Vai trò của Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
- Tạo sự bình đẳng, thuận lợi cho các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng, người lao động và lợi íchchung của toàn xã hội
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa Luật chung và Luật riêng
Trang 7Mỗi lĩnh vực kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt mà luật chung chỉ đưa ranhững nguyên tắc trên cơ sở đó luật riêng mới quy định cho phù hợp
* Mối quan hệ giữa Luật chung và Luật riêng
Luật chung điều chỉnh những vấn đề mang tính khái quát còn Luật riêng đề cậpđến những nét đặc thù của một hoạt động kinh doanh cụ thể Luật riêng được cụ thểhóa dựa trên những quy định của Luật chung Khi Luật chung và Luật riêng có sự khácnhau thì ưu tiên áp dụng Luật riêng Khi Luật riêng không có quy định thì áp dụng cácquy định tương ứng của Luật chung
1.1.3 Nguồn luật và Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
1.1.3.1 Các Văn bản pháp luật
- Phân loại theo trình tự ban hành và giá trị pháp lý:
Văn bản luật: do Quốc hội ban hành Hiến pháp quy định những vấn đềchung nhất của Nhà nước và có giá trị pháp lý cao nhất, Luật (bộ luật), Nghị quyết củaQuốc hội là những quy phạm pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội
Văn bản dưới luật: có rất nhiều loại nhưng có một số loại văn bản thường đượcnhắc đến như Pháp lệnh (do UBTVQH ban hành), Nghị định, Thông tư (thường quyđịnh cụ thể hóa những vấn đề trong các văn bản luật có tính chất hướng dẫn thi hành),Quyết định (dựa trên những vấn đề cụ thể để chỉ thị thực hiện ), ngoài ra còn có chỉthị, lệnh, Thông tư liên tịch
Có thể phân loại theo cơ quan ban hành: Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật,Nghị quyết; UBTVQH ban hành: pháp lệnh, Nghị quyết,
Có thể thấy các văn bản pháp luật được thể hiện thành một hệ thống, nên khi có
sự thay đổi của các văn bản luật thì những văn bản hướng dẫn thi hành mà trái với quyđịnh đó đều được thay thế bãi bỏ bằng một văn bản hướng dẫn mới, văn bản dưới luậtbao giờ cũng phải thống nhất với văn bản luật
1.1.3.2 Công văn
Tuy không được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 coi là văn bảnquy phạm pháp luật nhưng vẫn được sử dụng khá phổ biến Nhưng Công văn thườnghay thay đổi do chỉ dựa trên một vấn đề cụ thể nên không có tính khái quát do vậy nên
sử dụng với tính chất hướng dẫn mà không có tính bắt buộc
1.1.3.3 Các điều ước quốc tế
Trong lĩnh vực kinh doanh, Việt Nam đã gia nhập một số điều ước quốc tế và nócũng có thể trở thành một trong những nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanhđặc biệt là trong hoạt động ngoại thương Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO thìđiều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi hơn
Trang 81.1.3.4 Nguồn lưu trữ tìm kiếm
- Công báo do Văn phòng chính phủ phát hành Đây được coi là văn bản gốc
- Mạng cơ sở dữ liệu luật VN do Quốc hội xây dựng
- Các trang web của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc TƯ
- Tập hợp hóa các VBPL do NXB ấn hành
1.1.4 Mối quan hệ giữa VBPL với Điều lệ, nội quy, quy chế của DN
Điều lệ Công ty là bản cam kết của các thành viên về thành lập và tổ chức quản
lý doanh nghiệp Điều lệ được xem như bản “Hiến pháp” của Công ty Điều lệ Công tysoạn theo những quy định mẫu của pháp luật về hoạt động kinh doanh Khi tiến hànhthủ tục thành lập Doanh nghiệp thì bộ hồ sơ thành lập bao giờ cũng kèm theo Dự thảoĐiều lệ (trừ DNTN không có điều lệ)
Nội quy lao động là văn bản quy định những vấn đề có liên quan đến người lao
động như thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, các chế độ được hưởng Nội quy lao động vàthỏa ước lao động tập thể là sự bổ sung cho HĐLĐ giữa người sử dụng lao động vàngười lao động Những nội quy này được dựa trên quy định của pháp luật lao độnghiện hành nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động
Quy chế nội bộ như quy chế đào tạo, tuyển dụng để chuẩn hóa các hoạt động
được đề cập đến trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tự banhành quy chế nhưng không được trái với quy định của pháp luật
Như vậy, tất cả các văn bản trên đều do doanh nghiệp tự ban hành nhưng đềuphải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, nhưng doanh nghiệp có thể
có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện và đặc thù riêng của doanh nghiệp mình.Riêng điều lệ của Công ty Cổ phần niêm yết, Công ty Bảo hiểm, Ngân hàng hay quychế với khách hàng của những công ty chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù thìphải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn
1.2 ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦADOANH NGHIỆP
1.2.1 Đạo đức trong kinh doanh
Trang 91.2.1.2 Quy tắc đạo đức
- Bảo mật thông tin
- Tránh xung đột lợi ích
- Năng lực chuyên môn
1.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:
- Trách nhiệm đối với các thành viên trong doanh nghiệp
- Trách nhiệm đối với người lao động
- Trách nhiệm đối với người tiêu dùng
- Trách nhiệm đối với xã hội nói chung
1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
QLNN về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước, thông qua các cơ quan QLNN cóthẩm quyền (nhân danh quyền lực nhà nước) đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân trêntất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế vàcác chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế
1.3.2 Nội dung của quản lý Nhà nước về kinh tế
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật; xây dựng quyhoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
- Xây dựng các chính sách, chế độ quản lý; xây dựng và ban hành các quy phạmpháp luật cụ thể hóa thành các chính sách, chế độ quản lý, các định mức kinh tế - kỹthuật chủ yếu
- Thu thập, cung cấp các thông tin trong và ngoài nước về thị trường, giá cả chohoạt động kinh doanh; dự báo về xu thế, xu hướng thị trường, giá cả cho các chủ thểkinh doanh làm cơ sở để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinhdoanh
- Tạo lập và cải tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị, sinh thái,văn hóa – xã hội, kỹ thuật, quốc tế…trong và ngoài nước thuận lợi cho các hoạt độngkinh doanh Hướng dẫn điều tiết và phân phối các hoạt động kinh doanh; giải quyết xử
lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của các chủ thể kinh doanh; tham gia giảiquyết các tranh chấp khi có yêu cầu
- Cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận, đăng ký kinh doanh, chứng chỉhành nghề, giấy phép…
- Kiểm tra, thanh tra giám sát các hoạt động kinh tế, kinh doanh của các doanhnghiệp Kiểm tra là chức năng thường xuyên, một nội dung vốn có của hoạt động quản
Trang 10lý Thanh tra là hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước do hệ thống cơ quan thanh trathực hiện.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản trị kinh doanh cho nền kinh tế; Xây dựng và ban hànhcác tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý
1.3.3 Các phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế
Phương pháp kế hoạch hóa là phương pháp mà Nhà nước thực hiện vai trò
hướng dẫn, định hướng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Phương pháp pháp chế thể chế hóa các quy định, chính sách đường lối vào các
văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật
Phương pháp kinh tế đưa ra các biện pháp tác động vào lợi ích kinh tế của các
chủ thể kinh doanh: điều tiết hoạt động kinh doanh dựa trên lợi ích kinh tế
Phương pháp kiểm tra, kiểm soát Nhà nước không chỉ ban hành quy định mà còn
phải tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên thực tiễn các quy định được đưara
1.3.4 Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của
nước CHXHCNVN hính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ thốngnhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số ngành nghềthen chốt
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhànước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu vốn nhànước tạo thành doanh nghiệp có vốn nhà nước
UBND các cấp thực hiện chức năng xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội theo địa bàn mình quản lý, tham gia với các Bộ, ngành TƯ trong việc phân vùngkinh tế tại địa phương của mình
Trang 11Chương 2
QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN
LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
2.1.1 Hoạt động kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh
* Khái niệm: Kinh doanh là việc các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện
một cách thường xuyên, liên tục một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trìnhđầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằmmục đích sinh lợi
* Đặc điểm
- Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đầu tư về tài sản
- Mục đích của việc đầu tư tài sản là lợi nhuận
2.1.1.2 Quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Hiến pháp 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2013) “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong nhữngngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33)
* Nội dung của quyền tự do kinh doanh
- Quyền tự do thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp
- Quyền tự do xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng
- Quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranhlành mạnh
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác hoạt động kinh doanh” (Điều 4 khoản 1 Luật DN 2005)
2.1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có tên riêng, trụ sở, tài sản
- Doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh
2.1.3 Phân loại doanh nghiệp
2.1.3.1 Phân loại theo giới hạn trách nhiệm
Trang 12- Chịu trách nhiệm vô hạn: Công ty hợp danh và DNTN, các thành viên hợp danh
và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn khi có rủi ro xảy ra Tài sản
cá nhân và tài sản doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng
- Chịu trách nhiệm hữu hạn: TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên trởlên, Cty CP Khi có rủi ro xảy ra các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn camkết góp vào công ty (Cty TNHH) hay số vốn đã góp vào công ty (Cty CP)
2.1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc vốn đầu tư
- Doanh nghiệp nhà nước
* Có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2.2.1 Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp
2.2.1.1 Điều kiện về tài sản
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh phải đăng ký tài sản đầu tư vàokinh doanh thể hiện thành vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư
Tài sản để góp vốn có thể là tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền
sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, công nghệ và các tài sảnkhác
Khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể chọn mức độ tài sản phù hợp vớiđiều kiện của mình trừ một số ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định như kinh doanhbất động sản (6 tỷ), sản xuất phim (1 tỷ),
2.2.1.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Khi tiến hành kinh doanh, chủ thể kinh doanh được tự do lựa chọn ngành nghềkinh doanh nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật
Thứ nhất, ngành nghề cấm kinh doanh Đó là những ngành nghề có thể gây
phương hại cho quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử (Luật Doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, )
Thứ hai, ngành nghề kinh doanh có điều kiện Điều kiện kinh doanh được thể
hiện dưới các hình thức:
- Giấy phép kinh doanh;
Trang 13- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề;
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Xác nhận vốn pháp định;
- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyềnkinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thứcnào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ ba, ngành nghề kinh doanh được khuyến khích Điều này tùy vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ mà Nhà nước sẽ có những ưu tiên nhất địnhcho một số ngành nghề cụ thể để khuyến khích nhà đầu tư Một số ưu đãi mà Nhànước ta đang áp dụng đó là ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng (Tham khảo Luật đầu tư2005)
2.2.1.3 Điều kiện về tên, địa chỉ của doanh nghiệp
* Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch với khách hàngđược pháp luật công nhận và bảo vệ
Tên doanh nghiệp phải gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng Têndoanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt có thể kèm theo chữ số, ký hiệu nhưngphải phát âm được Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng ngành nghề kinh doanh để làmthành tố trong tên riêng nhưng khi thay đổi ngành nghề kinh doanh đã dùng để cấuthành tên thì doanh nghiệp phải đổi tên
Pháp luật cũng có những quy định về việc đặt tên doanh nghiệp như: tên doanhnghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng
ký, sử dụng tên của cơ quan nhà nước,… (Điều 32 và 34 Luật DN 2005)
Ngoài tên chính thức thì doanh nghiệp còn có tên viết bằng tiếng nước ngoài: đó
là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng Phần tên riêngdoanh nghiệp có thể dịch hoặc giữ nguyên
Một số doanh nghiệp còn đăng ký tên viết tắt của doanh nghiệp, có thể viết tắt từtên chính thức hoặc tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (Điều 33 Luật Doanhnghiệp 2005)
* Địa chỉ giao dịch của doanh nghiệp (Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2005)
Mỗi doanh nghiệp đều phải đăng ký một địa chỉ trụ sở chính Địa chỉ trụ sở làyếu tố xác định quốc tịch của doanh nghiệp: số nhà, tên phố (ngõ) hoặc tên thôn, làng,
xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; số điện thoại, fax và thư điện tử (nếu có) Trụ sở chính của doanh
Trang 14nghiệp phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đó, doanh nghiệp tự chịutrách nhiệm trong việc kê khai địa chỉ trụ sở chính của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh, chi nhánh, vănphòng đại diện Tất cả đều phải mang tên của doanh nghiệp Doanh nghiệp được tự dolựa chọn địa điểm để mở địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh phù hợpvới yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1.4 Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp
Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyềnthành lập và quản lý doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật
DN 2005
2.2.1.5 Điều kiện về số lượng thành viên
Trong trường hợp, pháp luật có quy định về số lượng thành viên thì các chủ thểkhi tiến hành hoạt động kinh doanh phải tuân theo Cụ thể: Công ty TNHH một thànhviên thì chủ sở hữu chỉ có thể là một thành viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), nếu
số lượng vượt quá thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH haithành viên trở lên thì số lượng tối thiểu thành viên là 2 và tối đa là không quá 50 Đốivới công ty cổ phần thì tối thiểu phải có 3 cổ đông Doanh nghiệp tư nhân thì chỉ cóthể là sở hữu của một cá nhân
2.2.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.2.2.1 Đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theoquy định của Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn tại cơ quan đăng ký kinhdoanh có thẩm quyền
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồsơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng vănbản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêucầu sửa đổi, bổ sung
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gắn với dự án đầu tư cụ thểthực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể được quyđịnh trong Luật DN 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Hồ sơ đăng ký kinhdoanh chủ yếu gồm có Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Dự thảo Điều lệ (trừDoanh nghiệp tư nhân); Giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ chứng minh việcthành lập hợp pháp của tổ chức (văn bản ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân vớingười được ủy quyền); Danh sách thành viên (nếu có từ 2 thành viên trở lên); các tài
Trang 15liệu chứng minh các điều kiện (vốn, chứng chỉ hành nghề) nếu kinh doanh ngành nghề
có điều kiện
* Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh được chia thành 2 cấp: Cơ quan đăng ký kinh doanhcấp tỉnh và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
* Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 24 Luật DN 2005)
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, PhòngĐKKD cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
* Công bố nội dung đăng ký kinh doanh (Điều 28 Luật DN 2005)
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quanđăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba sốliên tiếp về các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.2.2.2 Các thủ tục sau đăng ký kinh doanh
- Đăng ký sử dụng con dấu
- Chuyển quyền sở hữu tài sản (Điều 29 Luật DN 2005 trong trường hợp thànhviên góp vốn bằng tài sản)
Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể đăng ký mở chi nhánh, văn phòng đại diện,địa điểm kinh doanh tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của mình Hồ sơ cụ thể vềthành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy địnhcủa Luật DN 2005 và NĐ 43/2010/NĐ-CP
2.3 ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP
2.3.1 Đăng ký thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.3.1.1 Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp phải gửi Thông báo (theo mẫu) đến cơ quan đăng ký kinh doanh.Kèm theo Thông báo có quyết định, bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên vớicông ty TNHH hai thành viên trở lên và của các thành viên hợp danh trong Công tyhợp danh, của Đại Hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần về nội dung thay đổi
Nếu ngành nghề bổ sung thuộc ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đủ cácđiều kiện do pháp luật quy định
Cơ quan đăng ký kinh doanh ghi giấy biên nhận và thực hiện bổ sung, thay đổingành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn luật định
2.3.1.2 Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính
* Thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngDoanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu) đến cơ quan đăng ký kinh doanh Kèm theoThông báo có quyết định, bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên với công ty
Trang 16TNHH hai thành viên trở lên và của các thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh,của Đại Hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần về nội dung thay đổi.
* Thay đổi trụ sở chính sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Doanhnghiệp gửi Thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi dự định đặt trụ sởmới, đồng thời gửi kèm theo Quyết định; bản sao Biên bản họp của HĐTV với công tyTNHH hai thành viên trở lên và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợpdanh, của ĐHĐCĐ với công ty cổ phần; danh sách thành viên đối với công ty có từ 2thành viên trở lên; bản sao Điều lệ đã được sửa đổi bổ sung
Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, cơ quan đăng ký kinh doanhnơi có trụ sở mới phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở cũ
về việc thay đổi của doanh nghiệp trong thời hạn luật định
2.3.1.3 Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Khi có quyết định đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thayđổi đăng ký kinh doanh: gửi Thông báo (mẫu) đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đãcấp Giấy chứng nhận ĐKDN, kèm theo Thông báo có quyết định và bản sao Biên bảnhọp phù hợp với từng loại hình công ty Trong các văn bản trên phải ghi rõ những nộidung được thay đổi trong Điều lệ
Phòng ĐKKD có trách nhiệm ghi giấy biên nhận và đăng ký đổi tên cho doanhnghiệp theo thủ tục luật định
2.3.1.4 Đăng ký thay đổi thành viên
* Đối với công ty cổ phần
Trong trường hợp công ty Cổ phần thay đổi thành viên, thì hồ sơ gửi đến Phòngđăng ký kinh doanh cũng tương tự như các trường hợp trên nhưng có kèm theo danhsách cổ đông đã thay đổi
* Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hồ sơ đăng ký thay đổi tương tự như các trường hợp trên nhưng có kèm theo tàiliệu chứng minh về phần vốn góp vào công ty như Hợp đồng chuyển nhượng vốn, giấy
tờ chứng thực về việc được thừa kế phần vốn góp, giấy tờ chứng thực cá nhân hoặcchứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức là thành viên mới Nếu thay đổi thành viên
mà làm tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quyđịnh của pháp luật
* Đối với Công ty hợp danh
Trường hợp công ty hợp danh tiếp nhận thành viên hợp danh, chấm dứt tư cáchthành viên hợp danh theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 138 của Luật DN 2005 thì trongthời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thành viên hợp danh,công ty hợp danh gửi thông báo đến Phòng ĐKKD nơi công ty đã đăng ký thành lậpdoanh nghiệp
Trang 172.3.1.5 Đăng ký thay đổi vốn
Đối với các loại hình Công ty thì hồ sơ tương tự các trường hợp trên riêngtrường hợp giảm vốn doanh nghiệp phải cam kết thanh toán hết các khoản nợ và nộpkèm theo là báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất khi quyết định giảm vốn Riêngdoanh nghiệp có vốn góp của người nước ngoài dưới 50% thì báo cáo tài chính phải cóxác nhận của kiểm toán độc lập
Đối với doanh nghiệp tư nhân thay đổi vốn đầu tư thì trong vòng 10 ngày kể từngày có quyết định thay đổi vốn đầu tư, Chủ doanh nghiệp phải gửi Thông báo đếnPhòng ĐKKD nơi cấp Giấy chứng nhận ĐKDN
2.3.1.6 Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật
Khi có quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp gửiThông báo lên Phòng ĐKKD nơi cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, kèm theo Thông báo
có quyết định và bản sao Biên bản họp theo quy định của pháp luật cụ thể với từng loạihình doanh nghiệp
2.3.2 Tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh vì một số lý do nhất định Khiquyết định tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản choPhòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đã đăng ký doanh nghiệp và cơ quan thuế ít nhất 15ngày khi tạm ngừng đăng ký kinh doanh
Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 năm nếu sau khi hết thời hạn
mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng thì phải thông báo cho Phòng ĐKKD nhưngtổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 năm
2.3.3 Tổ chức lại doanh nghiệp
2.3.3.1 Chia doanh nghiệp (Điều 150 Luật DN 2005)
* Khái niệm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một sốcông ty cùng loại
* Thủ tục:
- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công
ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật DN và Điều lệcông ty
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới đượcthành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủtịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng kýkinh doanh theo quy định của Luật DN Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinhdoanh phải kèm theo quyết định chia công ty
* Hậu quả pháp lý:
Trang 18- Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinhdoanh Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưathanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoảthuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thựchiện các nghĩa vụ này.
2.3.3.2 Tách doanh nghiệp (Điều 151 Luật DN 2005)
* Khái niệm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyểnmột phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập mộthoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển mộtphần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấmdứt tồn tại của công ty bị tách
* Thủ tục:
- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công
ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật DN và Điều lệcông ty
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được táchthông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanhtheo quy định của Luật DN Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phảikèm theo quyết định tách công ty
* Hậu quả pháp lý:
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liênđới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụtài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập,chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác
2.3.3.3 Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 152 Luật DN 2005)
Trang 19tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quyđịnh của Luật DN Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theohợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báocho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua
- Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50%trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báocho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật
2.3.3.4 Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 153 Luật DN 2005)
* Khái niệm:
- Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thểsáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sápnhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phảiđược gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quanquản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnhtranh có quy định khác
Trang 20- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập cóthị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh
có quy định khác
* Hậu quả pháp lý:
- Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhậnsáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợchưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập
2.3.3.5 Chuyển đổi công ty (Điều 154 Luật DN 2005)
2.3.4 Giải thể doanh nghiệp
2.3.4.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp
* Khái niệm: Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh,
không tiếp tục tồn tại trên thị trường với tư cách là một chủ thể kinh doanh
* Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Trang 21- Giải thể tự nguyện: theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanhnghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của HĐTVđối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHHmột thành viên; của ĐHĐCĐ với Công ty Cổ phần hoặc hết thời hạn ghi trong điều lệ
mà doanh nghiệp không có quyết định gia hạn
- Giải thể bắt buộc: khi doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tốithiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng hoặc bị thu hồi Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh
* Hậu quả: chấm dứt sự tồn tại của các chủ thể pháp lý đã đăng ký kinh doanh.
2.3.4.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Điều kiện: đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
- Thủ tục:
Thông qua quyết định giải thể
Thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong mộtthời hạn nhất định kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể doanh nghiệp
Trong trường hợp, Doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký doanh nghiệp thì phải tiếnhành thủ tục giải thể trong thời hạn 6 tháng Nếu quá thời hạn này mà doanh nghiệpkhông tiến hành thủ tục giải thể thì doanh nghiệp đó coi như bị giải thể và cơ quanđăng ký kinh doanh xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh Khi đó, chủ doanh nghiệp vàcác thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnchưa thanh toán của công ty
2.4 NHỮNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONGKINH DOANH
2.4.1 Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh (Điều 8 Luật DN 2005)
Quyền của doanh nghiệp đối với tài sản
Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với những tài sảnthuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cóquyền tự động lựa chọn hình thức huy động vốn và cách thức huy động vốn
Quyền tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh
Doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn và thay đổi ngành nghề, địa bàn đầu
tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô Doanh nghiệp được chủ động tìmkiếm thị trường, khách hàng, tự do ký kết hợp đồng Doanh nghiệp cũng có quyền tựđịnh đoạt để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong việc góp vốn, liên kết, liêndoanh và thực hiện hợp đồng
Quyền thuê và sử dụng lao động
Trang 22Doanh nghiệp có quyền thuê, tuyển và sử dụng lao động phù hợp với nhu cầutrên cơ sở thực hiện quy định về pháp luật lao động.
Quyền ứng dụng khoa học công nghệ và quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tổ chức nghiên cứu, chuyển giao để ứng dụng nhữngthành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp
có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động thực hiện các hoạt động quản lý doanh nghiệp,giải quyết bất đồng, tranh chấp nội bộ, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanhnghiệp
Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp còn có các quyền như: khiếu nại, tố cáo theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo; từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được phápluật quy định
2.4.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh (Điều 9 Luật DN 2005)
Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp phải kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong đăng ký kinhdoanh đồng thời đảm bảo các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề có điềukiện
Nghĩa vụ về kế toán, thống kê
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, lập báo cáo tài chính trungthực, chính xác để phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước cũng như hạch toán củamỗi doanh nghiệp Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Luật kế toán 2003, Luậtthống kê 2003
Nghĩa vụ về tài chính
Doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế và thực hiệncác nghĩa vụ tài chính khác
Nghĩa vụ trong sử dụng lao động
Doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cho người lao động, thực hiện chế độ bảohiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ với người tiêu dùng
Doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng hóa, dịch
vụ cung cấp ra thị trường theo các quy định về nhãn hàng hóa, vệ sinh an toàn thựcphẩm, công bố chất lượng hàng hóa
Những nghĩa vụ xã hội liên quan đến kinh doanh
Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử bởi doanhnghiệp đang tồn tại trong một xã hội nên doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ đối với
xã hội
Trang 232.4.3 Tuân thủ pháp luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 3/12/2004 quy định vềkiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, quy định những hành vi cạnh tranh không lànhmạnh bị cấm, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạmpháp luật cạnh tranh Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh
Trang 24Chương 3
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
3.1 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
* Khái niệm (Điều 141 Luật DN 2005)
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
* Đặc điểm
- Về chủ thể: chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là một cá nhân
- Về tài sản: chủ doanh nghiệp tư nhân dùng tài sản của mình để thành lập doanhnghiệp, không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủdoanh nghiệp
- Về chế độ chịu trách nhiệm: chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp
- Về tư cách chủ thể: ở doanh nghiệp tư nhân không có sự phân biệt giữa doanhnghiệp và chủ doanh nghiệp, không có sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý
3.1.2 Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu)
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợppháp khác
* Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo đủ điều kiện theoquy định của pháp luật
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnhnơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh (Điều 28 LDN 2005).
3.1.3 Quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên chủ doanh nghiệpđồng thời làm Giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh Nếu có thuê Giámđốc thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp cũng có toàn quyền sử dụng lợinhuận và không phân chia rủi ro cho ai được Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Trang 25Doanh nghiệp tư nhân cũng có thể tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp theocác quy định của pháp luật.
3.1.4 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể quyết định chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp
Khi chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân, chủ doanh nghiệp
tư nhân phải là chủ sở hữu của công ty Nếu muốn chuyển đổi thành công ty TNHH 2thành viên trở lên thì phải kết nạp thêm thành viên và chủ doanh nghiệp tư nhân là mộtthành viên trong đó
3.1.5 Các quyền khác của doanh nghiệp tư nhân
Quyền cho thuê doanh nghiệp, khi cho thuê doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư
nhân phải báo cáo bằng văn bản kèm theo hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơquan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế Hợp đồng cho thuê sẽ ghi rõ quyền hạn vànghĩa vụ của hai bên Trong thời gian cho thuê chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phảichịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu
Quyền bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp
của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trừ khi các bên có thỏa thuận khác.Người bán phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngàytrước khi chuyển giao cho bên mua Người mua có trách nhiệm đăng ký kinh doanh lạitheo quy định của Luật DN
3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
3.2.1 Công ty đối nhân
Công ty đối nhân là công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độtin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn chỉ là thứ yếu
Công ty đối nhân có những đặc điểm quan trọng như được thành lập dựa trên sựliên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia; không có sựtách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của thành viên; các thành viên liên đớichịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty; các thành viên có tư cáchthương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, công ty không bị đánh thuế.Công ty đối nhân tồn tại ở những dạng cơ bản như: Công ty hợp danh, Công tyhợp vốn đơn giản,
3.2.2 Công ty đối vốn
Công ty đối vốn ra đời sau công ty đối nhân Công ty đối vốn là loại hình công ty
mà các thành viên chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty mà không quan tâmnhiều đến nhân thân của các thành viên
Trang 26Công ty đối vốn có nhiều ưu điểm so với công ty đối nhân, được chủ thể kinhdoanh ưa chuộng, nhất là chế độ trách nhiệm hữu hạn cho phép người kinh doanh hạnchế được rủi ro trong kinh doanh Cũng chính chế độ trách nhiệm hữu hạn này đãkhuyến khích người kinh doanh đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh có rủi ro lớn, cũngđồng thời cho phép họ có thể phân tán tài sản ra nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau vàvào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau tạo điều kiện cho thị trường vốn ra đời và pháttriển.
Công ty đối vốn thường thể hiện dưới dạng: công ty cổ phần, công ty TNHH, 3.3 CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.3.1 Công ty cổ phần
3.3.1.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: (Điều 77 Luật DN 2005)
- Công ty Cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiềuphần bằng nhau gọi là cổ phần
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốnnhư cổ phiếu, trái phiếu
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng độc lập với tài sản củacác cổ đông
- Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của thành viên công ty Các cổ đôngchịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty
3.3.1.2 Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông
* Cổ phần: là phần vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau thể hiện
dưới hình thức cổ phiếu Giá trị mỗi cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổphiếu Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có Ngoài ra còn có các loại cổphần khác: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ phầnphổ thông còn số phiếu ưu đãi cụ thể do Điều lệ quy định Chỉ có tổ chức được Chínhphủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được nắm giữ cổ phần này Cổ phần này khôngđược tự do chuyển nhượng vì nó là cổ phần ghi danh Ưu đãi này chỉ có hiệu lực trong
ba năm sau khi thành lập, sau đó nó được chuyển thành cổ phần phổ thông
Trang 27- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức cao hơn cổ tức của cổ phầnphổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Cổ tức của cổ phần này có hai phần cổ tức cốđịnh và cổ tức thưởng Tổng mức cổ tức của hai phần cổ tức này đối với cổ phần ưuđãi cổ tức phải cao hơn của cổ phần phổ thông Cổ đông sở hữu cổ phần này không cóquyền biểu quyết cũng như họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử ngườivào HĐQT và Ban kiểm soát.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty đảm bảo hoàn lại phần vốngóp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc điều kiện ghi tại cổ phiếu của
cổ phần ưu đãi hoàn lại.Có hai loại: cổ phần ưu đãi hoàn lại vô điều kiện và cổ phần
ưu đãi hoàn lại có điều kiện Người sở hữu cổ phần này cũng giống cổ đông sở hữu cổphần ưu đãi cổ tức
- Các loại cổ phần ưu đãi khác: do doanh nghiệp tự quy định trong Điều lệ
Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi
có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ Cổ phần chứngminh tư cách thành viên của công ty Cổ phần có nghĩa là người sở hữu cổ phần là cổđông của công ty cổ phần
* Cổ phiếu
- Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xácnhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể khôngghi tên hoặc ghi tên Cổ phiếu là giấy tờ có giá chứng minh tư cách thành viên củacông ty cổ phần
* Cổ đông: là chủ sở hữu cổ phần Tùy theo loại cổ phần sở hữu mà địa vị pháp
lý của cổ đông có thể khác nhau Tư cách cổ đông hình thành bằng cách: mua cổ phầnkhi công ty thành lập hoặc sau khi công ty thành lập; mua lại cổ phần của các cổ đôngcông ty; được người trong công ty tặng cho hoặc thừa kế cổ phần
Tư cách cổ đông chấm dứt khi cổ đông chết hoặc đã chuyển nhượng hết số cổphần của mình
3.3.1.3 Thành lập công ty cổ phần
* Sáng lập
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty cổ phần phải có tối thiểu
3 thành viên đủ điều kiện thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13Luật DN 2005
Các sáng lập viên có nghĩa vụ soạn thảo Dự thảo Điều lệ theo quy định tại Điều
Trang 28+ Dự thảo Điều lệ
+ Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ chứng minh nhân thân đối với cánhân và quyết định thành lập đối với tổ chức (có văn bản ủy quyền và chứng thực cánhân của đại diện theo ủy quyền của tổ chức)
+ Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện đối vớingành nghề đó (vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề…)
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ghi giấy biên nhận vàthẩm định tính hợp lệ của hồ sơ Hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp
Công bố thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật DN 2005
* Góp vốn
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lậpphải góp đủ số vốn mà mình đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày
3.3.1.4 Tổ chức quản lý hoạt động công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm có:
* Đại hội đồng cổ đông (Điều 96-107 Luật DN)
- Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty ĐHĐCĐ là cơ quanquyết định cao nhất của công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liênquan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty
- ĐHĐCĐ làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mìnhchủ yếu thông qua kỳ họp của ĐHĐCĐ ĐHĐCĐ họp thường niên ít nhất mỗi nămmột lần
- Chủ tịch HĐQT là người có thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ theo quyết định củaHội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10%
số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng Ngoài ra, Ban kiểm soátcũng có quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị viphạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý (Điều 86 LDN) hoặc Hội đồng quảntrị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và các trường hợp khác theo quy địnhtại Điều lệ Công ty
- Cuộc họp được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
- ĐHĐCĐ thông qua quyết định của mình theo một trong hai cách sau:
+ Biểu quyết tại cuộc họp: được thông qua tại cuộc họp khi được đại diện ít nhất65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể doĐiều lệ công ty quy định
+ Lấy ý kiến bằng văn bản: phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng sốphiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
Trang 29Quyết định của ĐHĐCĐ phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họptrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.
* Hội đồng quản trị (Điều 108-110, 112-115 LDN)
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyếtđịnh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền củaĐHĐCĐ
HĐQT có không ít hơn ba thành viên và không quá 11 thành viên nếu Điều lệcông ty không có quy định khác Nhiệm kỳ của HĐQT là năm năm
HĐQT làm việc theo chế độ tập thể Mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQTđược xem xét và quyết định tại các phiên họp của HĐQT bằng hình thức biểu quyếthoặc lấy ý kiến bằng văn bản HĐQT có thể họp định kỳ hoặc bất thường nhưng mỗiquý phải họp ít nhất một lần
Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có ít nhất từ ba phần tư tổng số thành viêntrở lên dự họp
Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên chấp thuận,nếu số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có Chủ tịch HĐQT
* Chủ tịch HĐQT (Điều 111 LDN)
Chủ tịch HĐQT do Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT bầu Trong trường hợpChủ tịch HĐQT do HĐQT bầu thì Chủ tịch được bầu từ trong các thành viên củaHĐQT
Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc và Tổng Giám đốc nếu Điều lệ công tykhông có quy định khác
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của Chủ tịch HĐQT được quy định tại Điều 111 LDN
* Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty (Điều 57 và Điều 116 LDN)
HĐQT có thể bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc
Nếu điều lệ không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thìGiám đốc (Tổng Giám đốc) sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty Giám đốc(Tổng Giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty vàchịu trách nhiệm trước HĐQT, pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đượcgiao
* Ban kiểm soát (Điều 121-124 LDN)
Nếu công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên hoặc công ty có 1 thành viên là
tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.Ban kiểm soát có từ 3 – 5 thành viên, có nhiệm kỳ không quá năm năm Thành viênBan kiểm soát ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên
Trang 30Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc lao động củacông ty và không được giữ các chức vụ quản lý của công ty.
Ban kiểm soát thực hiện chức năng giám sát HĐQT, Giám đốc (Tổng Giám đốc)trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đôngtrong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
3.3.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
3.3.2.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: (Điều 38 LDN)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn cam kết góp vào doanh nghiệp
- Giới hạn trách nhiệm: chịu TNHH Các thành viên chịu trách nhiệm về hoạt
động trong phần vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Chuyển nhượng phần vốn góp: khi chuyển nhượng phần vốn góp họ phải chàobán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trongcông ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thànhviên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết trong thờihạn 30 ngày
- Quyền phát hành chứng khoán: không được phát hành cổ phần
3.3.3.2 Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
* Đăng ký kinh doanh
+ Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiệntheo quy định của pháp luật
Trang 31Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, Cơ quan đăng ký kinh doanh ghi giấy biên nhận vàthẩm định tính hợp lệ của hồ sơ Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau thời hạn luật định.
* Công bố thông tin (Điều 28 Luật DN 2005)
3.3.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH hai thành viên trở lên có:
- Hội đồng thành viên,
- Chủ tịch Hội đồng thành viên,
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lậpBan kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểmsoát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty
* Hội đồng thành viên (Điều 47 Luật DN)
- Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất củacông ty Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ítnhất mỗi năm phải họp một lần
Quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 52 Luật DN)
- Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hìnhthức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệcông ty quy định
* Chủ tịch Hội đồng thành viên (Điều 49 Luật DN)
- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng thànhviên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm Chủ tịch Hộiđồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
* Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 55 Luật DN)
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinhdoanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ của mình
* Ban kiểm soát
Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát, nếu
có ít hơn 11 thành viên thì cũng có thể thành lập Ban kiểm soát tùy theo yêu cầu quảntrị của công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Bankiểm soát công ty TNHH do Điều lệ công ty quy định
3.3.3 Công ty TNHH một thành viên
3.3.3.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: (Điều 63 Luật DN 2005)
Trang 32- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhânlàm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty
- Giới hạn chịu trách nhiệm: công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
- Về quyền của chủ sở hữu: Chủ sở hữu bị hạn chế một số quyền đối với vốn: chủ
sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc rút toàn bộvốn cho một tổ chức hoặc cá nhân khác Nếu rút vốn theo hình thức khác thì phải liênđới chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty Chủ sở hữu cũng không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủcác khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
- Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần
+ Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đápứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinhdoanh
* Công bố thông tin theo quy định của Điều 28 Luật DN 2005.
3.3.3.3 Tổ chức quản lý hoạt động của Công ty TNHH một thành viên
* Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức):
- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyềnvới nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theoquy định của Luật này và pháp luật có liên quan Người đại diện theo uỷ quyền phải có
đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật DN 2005
Trang 33Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì
cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặcTổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất
cả người đại diện theo uỷ quyền
Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thìngười đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công
ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
* Hội đồng thành viên (Điều 68 Luật DN 2005)
- Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty vềviệc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và phápluật có liên quan
* Chủ tịch công ty (Điều 69 Luật DN 2005)
- Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiệncác quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
* Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 70 Luật DN 2005)
- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặcTổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanhhằng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước phápluật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền vànhiệm vụ của mình
* Kiểm soát viên (Điều 71 Luật DN 2005)
- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ khôngquá ba năm Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty vềviệc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình
* Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên (chủ sở hữu là cá nhân)
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty Chủ tịch công ty hoặc Giámđốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tạiĐiều lệ công ty
3.3.4 Công ty hợp danh
3.3.4.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: (Điều 130 Luật DN 2005)
Trang 34- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên làchủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi
là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn
* Đặc điểm:
- Về thành viên: đây là đặc điểm quan trọng nhất của công ty hợp danh Công tyhợp danh phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh để tiến hành hoạt động kinh doanhdưới một tên chung Theo quy định của Luật DN 2005 thì công ty hợp danh có thể có
cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
Trong đó, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềcác nghĩa vụ của công ty Ngoài điều kiện chung do pháp luật quy định cho thành viênhợp danh thì thành viên hợp danh phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.Nếu công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề cần chứng chỉ thì tất cả các thành viênhợp danh phải có chứng chỉ, trong trường hợp kinh doanh ngành nghề khác thì thànhviên hợp danh phải được đào tạo về ngành nghề đó Thành viên hợp danh không được
là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, nhân danh công ty thực hiện các giaodịch với khách hàng
Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức Thành viên góp vốn có quyền thamgia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều
lệ công ty; quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn; về tổ chức lại và giải thể công
ty và các nội dung khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ Thành viên gópvốn được chia lợi nhuận, yêu cầu cung cấp các nội dung liên quan đến hoạt động củacông ty, chuyển nhượng vốn góp cho người khác
- Về việc đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý: Các thành viên hợpdanh đều là đại diện theo pháp luật của công ty, tham gia các giao dịch pháp lý nhândanh công ty
- Về tư cách pháp lý: Theo quy định của Luật DN 2005 thì công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân
- Về quyền phát hành chứng khoán: không được phát hành bất kỳ loại chứngkhoán nào
3.3.4.2 Thành lập Công ty hợp danh
* Đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Dự thảo Điều lệ
+ Danh sách thành viên và các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên, đối vớithành viên góp vốn là tổ chức thì phải có giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và
Trang 35văn bản ủy quyền cùng giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền của tổchức.
Nếu kinh doanh ngành nghề cần điều kiện thì công ty hợp danh phải đáp ứng đủcác điều kiện theo quy định của pháp luật Đặc biệt, nếu là ngành nghề yêu cầu cần cóchứng chỉ hành nghề thì tất cả các thành viên hợp danh đều cần có chứng chỉ hànhnghề
* Công bố thông tin theo quy định của Điều 28 Luật DN 2005.
3.3.4.3 Tổ chức quản lý hoạt động của Công ty hợp danh
* Hội đồng thành viên (Điều 135 Luật DN 2005)
- Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên bầumột thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốchoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
* Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Khoản 4 Điều
137 Luật DN 2005)
Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thànhviên, đồng thời kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, nếu Điều lệ không có quyđịnh khác Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các nhiệm vụquy định tại khoản 4 Điều 137 Luật DN 2005
* Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh (Điều 134 Luật DN 2005)
* Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn (Điều 140 Luật DN 2005)
3.4 CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC
3.4.1 Hộ kinh doanh cá thể
3.4.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
* Khái niệm: (Điều 36, Nghị định 88/2006/NĐ-CP)
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặcmột hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụngkhông quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình đối với hoạt động kinh doanh”
Hộ kinh doanh cá thể cũng bao gồm cả những hộ gia đình kinh doanh buônchuyến, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mức doanh thu thấp theo quy định tại địaphương (thường là không vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân)
* Đặc điểm
- Chủ thể kinh doanh: cá nhân hoặc hộ gia đình Đối với cá nhân đăng ký kinhdoanh hộ thì đáp ứng điều kiện là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vidân sự đầy đủ Một cá nhân hoặc một hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh
cá thể
Trang 36- Lao động sử dụng của hộ kinh doanh bị hạn chế số lượng là không quá 10người.
- Địa điểm đăng ký: chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
- Tư cách pháp lý: hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh về hoạt động củamình
3.4.1.2 Đăng ký kinh doanh
Có hai loại hình, hộ kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh và hộ kinhdoanh không phải đăng ký kinh doanh Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp khôngphải đăng ký kinh doanh Còn lại muốn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cáthể thì phải đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể gồm: Giấy đề nghị đăng kýkinh doanh (theo mẫu) Đối với những ngành nghề có điều kiện thì hộ kinh doanhcũng phải đảm bảo những điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành nghềđó
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấphuyện có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ Cơ quan đăng ký kinh doanhphải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi hồ sơ hợp lệ và hộ kinh doanh đãnộp đủ các loại phí theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồsơ) Nếu có yêu cầu sửa đổi thì phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký hộkinh doanh biết để sửa đổi, bổ sung
3.4.1.3 Hoạt động của hộ kinh doanh
Nếu thay đổi đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng
ký kinh doanh biết và thực hiện thủ tục thay đổi Trong trường hợp tạm ngừng kinhdoanh quá 30 ngày thì phải báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh và thời gian tạmngừng không quá một năm
Hộ kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động thì phải nộp lại bản gốc đăng ký kinhdoanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và thanh toán hết mọi nghĩa vụ thuế, các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác
3.4.2 Các hình thức khác
Theo Luật DN 2005 thì còn có nhóm công ty bao gồm các hình thức như sau:
- Công ty mẹ - công ty con;
- Tập đoàn kinh tế;
- Các hình thức khác
Trang 37Chương 4
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC
4.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
4.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước
* Khái niệm:
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều
lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần,công ty TNHH
- Thứ ba, về các hình thức của doanh nghiệp Nhà nước cũng khá phong phú gồmcông ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên)
- Thứ tư, về tư cách pháp lý, các doanh nghiệp Nhà nước đều có tư cách phápnhân
- Thứ năm, về quy chế sử dụng lao động, doanh nghiệp Nhà nước được tự tuyểnchọn lao động phù hợp theo chế độ hợp đồng lao động, còn các chức danh quản lýquan trọng do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý kỷluật theo quy định về cán bộ công chức
4.1.2 Phân loại doanh nghiệp Nhà nước
* Theo hình thức tổ chức
Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty
nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn hoặc cổ phần của nhà nướcchiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp
Công ty TNHH nhà nước có hai loại: một thành viên và hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH do Nhà nước sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật
DN Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên là công ty TNHH trong đó tất cảcác thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước vàthành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn hoặc có phần vốn góp củaNhà nước từ 50% trở lên
* Theo mức độ đầu tư vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
Trang 38Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ được hình thành dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH
Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là những doanh
nghiệp mà Nhà nước đầu tư trên 50% vốn điều lệ và Nhà nước giữ quyền chi phốidoanh nghiệp đó Các hình thức tồn tại hiện nay là công ty cổ phần, công ty TNHH.4.2 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
4.2.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm
Theo khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2005 thì: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổphần, sáp nhập, mua lại”
* Đặc điểm
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đặc điểm quan trọng là có vốn đầu
tư của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài
- Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn hình thức phù hợp với điều kiện củamình, có thể là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức nhàđầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý vốn đầu tư của mình (thành lập doanhnghiệp, đầu tư theo hợp đồng ) Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việcmua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác hoặc tham gia các định chế tàichính trung gian khác mà không tham gia quản lý trực tiếp
4.2.2 Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
4.2.2.1 Hoạt động đầu tư trực tiếp
* Thủ tục đầu tư
Theo quy định tại Điều 46 Luật đầu tư 2005 thì những dự án có quy mô dưới 300
tỷ và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải tiến hành thủ tụcđăng ký đầu tư tại Cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầutư
- Hồ sơ đăng ký đầu tư:
+ Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp táckinh doanh;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu tráchnhiệm)
Nếu dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư phải nộpkèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phù hợp với loại hình doanh nghiệp đăng ký thànhlập theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan hoặc Hợp đồng liên
Trang 39doanh nếu tổ chức kinh tế được thành lập có sự liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài
và nhà đầu tư trong nước
Các nhà đầu tư cũng phải chú ý chọn lĩnh vực đầu tư theo quy định của pháp luậtViệt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan (lĩnh vực cấm đầu tư, ưu đãi đầu tư,đầu tư có điều kiện, cam kết thương mại giữa Việt Nam và WTO )
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư sẽ tiếnhành thẩm tra dự án đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư với hồ sơ hợp lệ hoặc yêucầu sửa đổi bổ sung bằng văn bản nội dung hồ sơ gửi đến nhà đầu tư trong thời hạnluật định
Đối với các dự án đầu tư có vốn từ 300 tỷ trở lên và các dự án đầu tư có điều kiệnthì phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư
- Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhucầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp côngnghệ, giải pháp về môi trường;
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặchợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có)
Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư sẽ được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của Luật đầu tư 2005 để được thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tưtheo đúng quy định của pháp luật
Khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vàtrong trường hợp có sự thay đổi dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục thayđổi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn luật định
4.2.2.2 Hoạt động đầu tư gián tiếp
Theo quy định của Luật đầu tư tại Điều 26, hình thức đầu tư gián tiếp bao gồmcác hình thức cụ thể sau:
- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác
Theo đó thì đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ cógiá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quyđịnh của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 404.3 HỢP TÁC XÃ
4.3.1 Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm (Khoản 1 Điều 3 Luật HTX 2012)
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ítnhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã
Các sáng lập viên tiến hành vận động, tuyên truyền cho các cá nhân, hộ gia đình
và pháp nhân khác có nhu cầu tham gia HTX, xây dựng phương hướng sản xuất kinhdoanh, dự thảo Điều lệ và tiến hành các công việc cần thiết khác để tổ chức Hội nghịthành lập HTX
* Hội nghị thành lập HTX
Khi công tác tuyên truyền, vận động thành lập HTX thành công, Hội nghị thànhlập HTX được tổ chức bao gồm tất cả các sáng lập viên, các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân khác có nguyện vọng trở thành thành viên
Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợptác xã và dự kiến danh sách thành viên
Sau khi có đủ bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, HTX đăng ký tại Phòng kếhoạch – tài chính thuộc UBND cấp huyện Cơ quan đăng ký HTX có trách nhiệm xem