Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
414,5 KB
Nội dung
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy) Mã số môn học: LC2311 Số tín chỉ: 03 Lý thuyết: 36 tiết Bài tập, thảo luận: 09 tiết Phú Thọ, 2013 CHƯƠNG I 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số tiết: 15 (số tiết lý thuyết 13, bài tập, thảo luận, thực hành 02) A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Về kiến thức - Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luât, nguồn gốc, bản chất của Nhà nước. Một số lý luận chung nhất về Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. - Làm rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Giúp người học nắm được một cách tổng quát về hệ thống các cơ quan Nhà nước ở Việt Nam: Quốc hội, Chính phủ, Tóa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 2. Về kỹ năng - Kiến thức lý luận và kỹ năng để vận dụng những kiến thức đã học giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS và PTTH. - Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành tổ chức. 3. Về thái độ - Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung. - Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 1. Một số vấn đề chung về nhà nước 1.1. Nguồn gốc của Nhà nước 1.1.1. Một số quan điểm về nguồn gốc nhà nước - Theo thuyết Thần học - Thuyết gia trưởng - Thuyết khế ước xã hội. Theo quan điểm của thuyết này thì nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. - Cho đến khi, chủ nghĩa Mác ra đời với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì nguồn gốc nhà nước mới được giải thích một cách khoa học và đúng đắn. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đạt đến một giai đoạn nhất định. Chúng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến mà chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. 1.1.2. Sự phân hóa giai cấp và sự xuất hiện của nhà nước - Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất: - Do lực lượng sản xuất phát triển nên của cải làm ra nhiều dẫn đến dư thừa trong xã hội. - Sản xuất phát triển, hoạt động kinh tế diễn ra theo hướng chuyên môn hóa, vì thế sản xuất không nhất thiết phải bằng lao động tập thể. 1.2. Bản chất của Nhà nước 2 - Thứ nhất, là tính giai cấp của Nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? - Thứ hai là tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Ví dụ: Nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác… Bảo đảm trật tự chung, bảo đảm các giá trị chung của xã hội để tồn tại và phát triển. 1.3. Những đặc điểm chung của Nhà nước - Nhà nước thiết lập một bộ máy quyền lực công cộng đặc biệt. Quyền lực công cộng này là quyền lực chính trị chung. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội. Để thực hiện quyền lực này Nhà nước có một hệ thống các cơ quan gọi là cơ quan hành chính nhà nước. Hình thành nên bộ máy cưỡng chế để duy trì sự thống trị giai cấp, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. - Nhà nước thực hiện quản ý dân cư theo lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính, Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất, từ đó hình thành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. - Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia của Nhà nước mang nội dung chính trị và pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi vấn đề thuộc chính sách đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước và chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia. Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với tất cả dân cư, các tổ chức chính trị, xã hội nằm trên lãnh thổ quốc gia. - Nhà nước ban hành pháp puật và thực hiện việc quản lý bắt buộc đối với mọi tổ chức, mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Nhà nước và pháp luật là 2 vấn đề gắn bó hữu cơ với nhau, không thể có nhà nước mà không có pháp luật và ngược lại. - Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc nhằm tạo ra nguồn tài chính để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và đảm bảo cho việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được chính sách thuế đúng đắn, công bằng và hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội và kích thích sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. 2. Một số vấn đề lý luận về Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.1. Bản chất của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bản chất giai cấp công nhân, Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Mọi chủ chương, chính sách … đều dựa trên quan điểm của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. 3 - Tính nhân dân, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước do nhân dân làm chủ, thực hiện ý chí, nguyện vọng, quyền lực của nhân dân. - Tính dân tộc, trong tổ chức và hoạt động, Nhà nước ta luôn thừa kế và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đó là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2.2. Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. - Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa: + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức thông qua đó Đảng ta thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, có trong tay phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước. Đó là cơ sở vững chắc để bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động. - Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể là của nhân dân. -> Tóm lại, hệ thống chính trị XHCN ở nước ta là một thể thống nhất, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân, trong đó Nhà nước là trung tâm quyền lực, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2.3. Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.3.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. 2.3.2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước - Trước hết, Ðảng lãnh đạo nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nhà nước. - Ðảng lãnh đạo nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy nhà nước, 4 - Ðảng lãnh đạo nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong mọi hoạt động của nhà nước. - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục. 2.3.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “… Do địa vị pháp lý, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan không giống nhau nên việc sử dụng nguyên tắc tập trung dân chủ không thể dập khuôn cho mọi cơ quan, cho mọi chế độ làm việc cụ thể như sau: - Đối với Quốc hội, nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong việc tổ chức Quốc hội phải theo ý chí của đa số để lựa chọn (người có số phiếu cao hơn sẽ thành đại biểu Quốc hội), còn trong chế độ làm việc, ý chí của đa số được quyết định bằng các quyết định của Quốc hội (thiểu số phục tùng đa số). - Đối với cơ quan Tư pháp: trong hoạt động xét xử nguyên tắc bính đẳng giữa Hội thẩm với thẩm phán, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số khi nghị án là tinh thần cơ bản thể hiện tính chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. - Đối với cơ quan hành pháp do hệ thống các cơ quan hành pháp khá phức tạp, do chế độ thành lập, chế độ quan hệ giữa các cơ quan không giống nhau nên việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cũng không đơn giản. 2.3.4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Pháp chế XHCN là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3.1. Quốc hội 3.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Hiến pháp năm 1992). Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.1.2. Chức năng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. a. Chức năng lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. 5 Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao gồm các giai đoạn : 1) xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp luật, 2) giai đoạn soạn thảo, 3) giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban, 4) giai đoạn xem xét tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 5) giai đoạn thảo luận tại các kỳ họp của Quốc hội và 6) giai đoạn thông qua tại Quốc hội. b. Chức năng giám sát Theo quy định tại Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ðại biểu Quốc hội. c. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Quốc hội quyết định đại xá quyết định trưng cầu ý dân. 3.1.3. Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội Theo điều 84, Hiến pháp 1992, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 3- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; 5- Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước; 6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương; 3.2. Chủ tịch nước 6 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 101, Hiến pháp 1992). Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số Đại biểu của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Theo điều 103, Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; 2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; 3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; 5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ QH, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá; 6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; 7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; 8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước; 10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định; 11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam; 12- Quyết định đặc xá. 3.3. Chính phủ 3.3.1. Vị trí pháp lý của Chính phủ - Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. - Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. - Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. 7 - Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. 3.3.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ Quy định cụ thể trong Luật tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 3.3.3. Về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Chính phủ * Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Các Phó thủ tướng, Các Bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. - Các Bộ quản lý ngành kinh tế gồm: + Bộ Công thương + Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn + Bộ Xây dựng + Bộ Giao thông vận tải - Các Bộ, cơ quan nganh Bộ kinh tế tổng hợp bao gồm: + Bộ Kế hoạch và đầu tư + Bộ Tài chính + Ngân hàng nhà nước - Các Bộ quản lý lĩnh vực Văn hoá, thông tin, giáo dục, đào tạo + Bộ Thông tin và truyền thông + Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch + Bộ Y tế + Bộ Giáo dục và đào tạo + Bộ Khoa học và Công nghệ + Bộ Lao động và Thương binh xã hội + Bộ Tài nguyên và Môi trường + Uỷ ban Dân tộc - Các Bộ quản lý về lĩnh vực Tư pháp, thanh tra, tổ chức, văn phòng và ngoại giao + Bộ Tư pháp + Bộ Ngoại giao + Bộ Nội vụ + Thanh tra Chính phủ + Văn phòng Chính phủ - Các Bộ thuộc lĩnh vực Quốc phòng, an ninh + Bộ Công an + Bộ Quốc phòng - Các cơ quan thuộc Chính phủ + Viện Khoa học Xã hội Việt Nam + Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam + Thông tấn xã Việt Nam + Đài Tiếng nói Việt Nam + Đài Truyền hình Việt Nam + Bảo hiểm Xã hội Việt Nam + Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 8 + Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh + Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia * Chế độ làm việc của Chính phủ: kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ. Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp Chính phủ. 3.4. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 3.4.1. Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. 3.4.2. Uỷ ban nhân dân Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. 3.5. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 3.5.1. Toà án nhân dân Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nhà nước. Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. - Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Toà án sau đây: 1. Toà án nhân dân tối cao; 2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Toà án quân sự; 5. Các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. 3.5.2. Viện kiểm sát nhân dân 9 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Đ2 Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Tòa án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật. Đ7 Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân. Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao. TÀI LIỆU HỌC TẬP - Giáo trình Hành chính Nhà nước, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2005. 10 [...]... phạm thủ tục hành chính Mọi vấn đề hoạt động quản lý hành chính nhà nớc phải đợc trật tự hoá, phải tiến hành theo những thủ tục nhất định 29 - Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nớc - Thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp, đợc thể hiện: +) Thủ tục hành chính là tổng thể các hoạt động diễn ra theo trình tự, đ ợc thực hiện bởi cơ quan nhà nớc,... chức nhà nớc +) Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc của nhà nớc và các công việc liên quan đến quyền chủ thể và nhiệm vụ pháp lý của công dân +) Quản lý hành chính nhà nớc chủ yếu là hoạt động định hớng cho phép, nhiều trờng hợp phải ra mệnh lệnh có tính đơn phơng và đòi hỏi thi hành kịp thời, nhằm giải quyết nhanh chóng hiệu quả công việc +) Hành chính hiện nay đang chuyển từ hành chính. .. cơ quan hành chính nhà nớc có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với tổ chức và cá nhân Nó giữ vai trò đảm bảo công việc để đạt đ ợc mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nhà nớc hoặc của các cá nhân , tổ chức cũng đợc uỷ quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nớc 2.2 c im ca th tc hnh chớnh - Thủ tục hành chính điều... hành chính cai quản sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội - So với quy phạm nội dung của luật hành chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn một khi thực tế cuộc sống đã có yêu cầu mới 2.3 Phõn loi th tc hnh chớnh 2.3.1 Phân loại theo đối tợng quản lý hnh chớnh nhà nớc - Thủ tục hành chính đợc xác định cho từng lĩnh vực quản lý nhà nớc và đợc phân chia... luật nhà nớc - Có ý nghĩa giúp cho các nhà quản lý khi giải quyết công việc chung có liên quan đến các tổ chức hoặc công dân, tìm đợc các hình thức giải quyết thích hợp theo đúng chức năng quản lý nhà nớc của các cơ quan 2.3.4 Phân loại dựa trên quan hệ công tác, gồm 3 loại - Thủ tục hành chính nội bộ: bao gồm các thủ tục về quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ quan nhà nớc cấp trên với các cơ quan nhà. .. quan nhà nớc cấp trên với các cơ quan nhà nớc cấp dới, quan hệ hợp tác đối ngoại, - Thủ tục liên hệ, là thủ tục thực hiện thẩm quyền tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính + Thủ tục cho phép + Thủ tục ngăn cấm hoặc cỡng chế hành chính + Thủ tục trng thu, trng dụng - Thủ tục văn th, là toàn... chia theo cơ cấu chức năng bộ máy hiện hành - Giúp cho xác định đợc tính đặc thù của lĩnh vực quản lý làm cơ sở xây dựng những thủ tục hành chính cần thiết nhằm quản lý tốt cho mục tiêu quản lý Ví dụ: Thủ tục trớc bạ, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu, giúp cho xác định đợc tính đặc thù của từng lĩnh vực quản lý làm cơ sở xây dựng những thủ tục hành chính cần thiết, thích hợp nhằm quản... tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục vào thực tế - Nó giúp cho ngời thừa hành công vụ và những ngời thi hành các thủ tục hành chính trong thực tế định hớng theo công việc rõ ràng và chính xác hơn 2.3.3 Phân loại theo chức năng cung cấp các dịch vụ công trong quản lý nhà nớc - Bao gồm các thủ tục cung cấp các dịch vụ công cho công dân và các tổ chức có nhu cầu - Các cơ quan chuyên môn có chức... tới đặc điểm của mỗi thủ tục hành chính do đó có nhiều thủ tục hành chính không hợp lý đợc ban hành Vì thế công việc cần đến sự giải quyết của cơ quan nhà nớc vẫn không đợc đáp ứng Có nơi đã bỏ qua các thủ tục cần thiết, lợi dụng sơ hở của pháp luật để giải quyết công việc theo ý muốn cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng 2.3.2 Phân loại theo công việc cụ thể của các cơ quan nhà nớc Có khả năng áp dụng rộng... thủ tục giấy tờ và đa ra các dới hình thức văn bản để phục vụ cho giải quyết một công việc nhất định, bao gm 2 nội dung: 30 + Nhà nớc đợc quyền quyết định các loại giấy tờ cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của tổ chức hay của công dõn, xác định một quan hệ pháp lý rõ ràng + Nhà nớc quy định những loại giấy tờ đợc xem là hợp lệ có thể dùng để giải quyết công việc 2.4 Ci cỏch th tc hnh chớnh 2.4.1 . hệ thống thứ bậc chặt chẽ Quản lý hành chính nhà nước được phân chia theo lĩnh vực, lãnh thổ, theo các cấp, theo chi u ngang, chi u dọc, tuy nhiên nó vận hành theo một hệ thống thứ, ngạch bậc chặt. thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Quốc hội quyết định vấn đề chi n tranh và hoà. trên. Chính phủ -> UBND tỉnh -> UBND huyện -> UBND xã (theo chi u dọc) Chính phủ -> các Bộ ngành trực thuộc (theo chi u ngang) 2.6. Tính không vụ lợi Hành chính nhà nước chỉ có nhiệm