1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH THANH XUÂN – CHI NHÁNH THĂNG LONG

11 622 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 53,1 KB

Nội dung

 Chức năng của PGD Techcombank Thanh Xuân: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, theo đó chức năng chủ yếu và quan trọng

Trang 1

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH THANH XUÂN – CHI NHÁNH THĂNG

LONG

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Techcombank – Phòng giao dịch Thanh Xuân – Chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Thông tin khái quát về PGD Techcombank Thanh Xuân

Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Phòng giao dịch ThanhXuân – Chi nhánh Thăng Long Tên viết tắt: Techcombank ThanhXuân Mã PGD : TXN

Địa chỉ : Số nhà 356 đường Nguyễn Trãi, Phường Trung Văn, Quận Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Loại hình đơn vị: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Điện thoại : (84-4) 35 542 698

Fax : (84-4) 35 542 706

PGD Techcombank Thanh Xuân – Chi nhánh Thăng Long được thành lập ngày

18/8/2008, PGD được thành lập trên địa bàn Quận Từ Liêm , Hà Nội Là một thành viên trong mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

 Chức năng của PGD Techcombank Thanh Xuân:

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, theo đó chức năng chủ yếu và quan trọng của Techcombank – PGD Thanh Xuân chi nhánh Thăng Long là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế

để cho vay và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng sử dụng các phương thức khác nhau nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình, tạo nguồn vốn đảm bảo hoạt động của ngân hàng, đánh giá được uy tín và độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng

Hoạt động cho vay chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là hoạt động chính của ngân hàng Bên cạnh những rủi rõ tiềm ẩn đó thì ngân hàng cho vay thu được lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của ngân hàng

 Cơ cấu tổ chức của PGD Techcombank Thanh Xuân:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Techcombank – Phòng giao dịch Thanh Xuân

chi nhánh Thăng Long

Trang 2

(Nguồn: Giám đốc PGD Techcombank Thanh Xuân cung cấp) Chức năng của các phòng ban

Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị kinh doanh Trực tiếp phụ

trách các chuyên đề, phương án tổ chức và sắp xếp cán bộ Kiểm tra – kiểm toán nội bộ, an toàn hoạt động kho quỹ Chủ trì các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh

 Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các giao dịch hàng ngày như mở tài khoản, chuyển

khoản, khóa thẻ, thay mã PIN, gửi tiết kiệm, rút tiền từ tài khoản tiết kiệm, thu chi tiền mặt…

Hỗ trợ yêu cầu dịch vụ khách hàng trực tiếp và yêu cầu từ dịch vụ thư thoại Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống kê theo quy định; xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh Thực hiện quản lý kho quỹ, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của chi nhánh Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu

 Phòng tín dụng : Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát quá trình sử

dụng vốn vay của các đơn vị vay vốn Là nơi lập, thẩm định hồ sơ vay vốn và đề xuất cho vay hay không vay trước khi trình giám đốc phê duyệt Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách các khu vực riêng theo phân công

 Phòng khách hàng ưu tiên – khách hàng vip Priority : là nơi thực hiện giao dịch với các

khách hàng có số dư tiền gửi, số dư tài khoản, dư nợ tín dụng đạt đủ điều kiện mà ngân hàng đưa ra thì sẽ trở thành hội viên bạc, vàng, bạch kim Priority của Techcombank

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của PGD Techcombank Thanh Xuân

Techcombank Thanh Xuân cũng tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ theo quy định của Techcombank hội sở và quy định của NHNN, trên

cơ sở thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ cơ bản của một NHTM – đặc biệt là tập trung vào dịch

vụ bán lẻ trong nền kinh tế thị trường:

 Mở tài khoản Thanh toán giao dịch: Nhận chuyển tiền trong nước, ngoài nước và kiều hối

 Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán (Với lãi suất cạnh tranh và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn) Hiện nay ngân hàng có nhiều chương trình nhận tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn như:

o Tiết kiệm Tích lộc

GIÁM

ĐỐC

GIÁM

ĐỐC

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Kiểm soát Kiểm soát viên viên

Giao dịch viên

Giao dịch viên Thủ quỹ

PHÒNG TÍN DỤNG

PHÒNG KHÁCH HÀNG ƯU TIÊN - KHÁCH

HÀNG VIP PRIORITY PHÒNG KHÁCH HÀNG ƯU TIÊN - KHÁCH

HÀNG VIP PRIORITY

Trang 3

o Tiết kiệm lĩnh lãi định kì.

o Tiết kiệm theo thời gian thực tế

o Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

 Cho vay:

Cho vay doanh nghiệp có các hình thức như:

o Tài trợ vốn lưu động

o Tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩu

o Tài trợ các dự án sản xuất kinh doanh trung, dài hạn, đầu tư tài sản cố định

o Các khoản cho vay khác tùy theo yêu cầu của khách hàng và tính chất của dự án

Cho vay cá nhân:

o Trả góp mua ô tô, mua và sửa chữa nhà

o Cho vay đáp ứng các nhu cầu khác…

Các dịch vụ Ngân hàng khác như phát hành Bảo lãnh Ngân hàng, dịch vụ tại chỗ, dịch vụ đổi tiền, thanh toán quốc tế; Chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh

2.1.3 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Thanh Xuân

 Tình hình hoạt động huy động vốn:

Nguồn huy động vốn của Techcombank luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định Techcombank luôn cố gắng tìm nhiều biện pháp để có thể tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với nhiều hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đồng thời Techcombank cũng huy động được một khối lượng vốn từ các định chế tài chính và TCTD trong khu vực để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.Tình hình huy động vốn của Techcombank Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây :

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của Techcombank Thanh Xuân giai đoạn

2012 – 2014

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank – PGD Thanh Xuân giai

đoạn 2012-2014)

Trang 4

Chỉ tiêu

2013/2012 2014/2013

số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối Tương đối

A VỐN HUY ĐỘNG

I Theo nhóm khách hàng

1 Từ các định chế tài chính 9.027 0,25% 3.800 0,1% 13.217 0,34% (5.227) -57.9% 9.417 247.8%

2 Từ các tổ chức, cá nhân 3.529.672 97,75% 3.796.656 99,9% 3.874.051 99,66% 266.984 7.6% (77.395) 2.0%

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 3.610.918 100% 3.800.457 100% 3.887.261 100%

II Theo sản phẩm

1 Tiền gửi thanh toán 1.444.367 40% 1.778.614 46,8% 1.873.663 48,2% 334.247 23.1% 95.049 5.3%

2 Tiền gửi có kỳ hạn 1.480.476 41% 1.520.182 40% 1.512.147 38,9% 39706 2.7% (8.035) -0.5%

3 Tiền gửi tiết kiệm 653.577 18,1% 475.058 12,5% 466.473 12% (160.519) -25.3% (8.858) -1.8%

4 Tiền gửi các TCTD khác - 12.642 0,3% 20.645 0.5% 12.642 - 8.003 63.3%

5 Phát hành GTCG 12.869 0,4% 5.717 0,2% 5.628 0,1% (7.152) -55.6% (89) -1.6%

6.Các khoản nợ khác 17.796 0,5% 9.976 0,2% 10.623 0,3% (7.820) -43.9% 647 6.5% TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 3.610.918 100% 3.800.457 100% 3.887.261 100%

Trang 5

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của

Techcombank Thanh Xuân có sự tăng trưởng đều qua các năm cùng với sự thay đổi rõ rệt của từng chỉ tiêu trong cơ cấu huy động vốn ngân hàng Năm 2013, bám sát diễn biến nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi cùng với việc đề ra các giải pháp kịp thời linh hoạt theo đặc thù của địa bàn, PGD đã phát triển và ổn định nguồn vốn huy động từ khách hàng Với uy tín, thương hiệu cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm PGD đã tăng dần nguồn vốn huy động thông qua các nguồn tiền gửi thanh toán, có kỳ hạn và các tổ chức tín dụng khác với kì hạn và lãi suất hợp lý Phát hành GTCG giảm qua từng năm do lợi nhuận không cao không thu hút được khách hàng

Sự tăng trưởng và phát triển hoạt động huy động vốn của PGD là cơ sở vững chắc tạo tiền đề cho Techcombank Thanh Xuân tiến hành các nghiệp vụ cho vay, cấp tín dụng cho các đối tượng kinh tế xã hội nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng

 Tình hình hoạt động cho vay:

Trong kinh doanh ngân hàng, hoạt động cho vay thường chiếm trên 70% tổng tài sản có Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng này chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 80% lợi nhuận Hoạt động tín dụng này là hoạt động quan trọng bậc nhất của một ngân hàng thương mại Tình hình hoạt động cho vay của Techcombank Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của Techcombank Thanh Xuân giai đoạn

2012-2014

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank – PGD Thanh Xuân giai

đoạn 2012 – 2014)

Trang 6

Chỉ tiêu

số tiền tỷ trọng số tiền trọngtỷ số tiền tỷ trọng Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối

A TÀI SẢN

I Cho vay khách hàng 3.699.479 100% 3.918.91 4 100% 3.986.618 100% 219.435 5,9% 67.704 1,7%

1 Cho vay theo thời hạn

1.1 Cho vay ngắn hạn 2.042.123 55,2% 2.149.280 54,8% 2.184.629 54,7% 107.157 5,2% 35.349 1,6%

2 Cho vay theo đối tượng

khách hàng

2.1 Cho vay cá nhân 3.351.727 90,6% 3.581.887 91,4% 3.635.795 91,2% 230.160 6,8% 53.908 1,5%

2.2 Cho vay các tổ chức kinh

Trang 7

Hoạt động kinh doanh quan trọng chủ yếu của mọi ngân hàng thương mại là công tác cho vay, đối với Techcombank Thanh Xuân tập trung chủ yếu vào khách hàng là cá nhân Dư

nợ tín dụng biến động có xu hướng tăng qua từng năm, vào năm 2013 tăng 5,9% đến 2014 có dấu hiệu chững lại tăng 1,7% cho thấy quan điểm điều hành kinh doanh an toàn và hiệu quả không áp lực về chỉ số tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những bất ổn Lượng tiền cho vay cá nhân của ngân hàng chiếm tỉ trọng chủ yếu, mỗi năm đều hơn 90% tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng tăng dần qua từng năm, đối với các tổ chức kinh tế thì năm 2013 giảm 3,1% sau đó lại tăng 4,1% vào năm 2014 Cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của PGD đang nhận được sự đầu tư và quan tâm từ ngân hàng và có khả năng tiếp tục tăng trong khoảng thời gian sắp tới, việc phát triển loại hình cho vay các tổ chức kinh

tế còn gặp nhiều khó khăn muốn tăng lợi nhuận từ nhóm đối tượng này ngân hàng cần có những chiến lược cụ thể và lâu dài

 Lợi nhuận thuần:

Bảng 2.3: Lợi nhuận thuần của Techcombank Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2014.

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank – PGD Thanh Xuân giai

đoạn 2012 – 2014)

Trang 8

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Trang 9

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau như:

Nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng: các ấn phẩm tạp chí, website của ngân hàng, các bảng biểu, báo cái tài chính hàng năm của NHTMCP Techcombank, Techcombank Thanh Xuân Bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2012 – 2014 Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn Ngoài ra còn tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí

Nguồn dữ liệu bên ngoài ngân hàng: Ấn phẩm, tạp chí của ngành ngân hàng, website, sách chuyên ngành

 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

.Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp

- Số lượng người được phỏng vấn: 02

- Số lượng câu hỏi: 03

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu có nhiều thông tin chưa đầy đủ chính xác Vì vậy cần sàng lọc và lựa chọn các thông tin tin cậy, sau đó đưa ra các phương pháp tính toán, tổng hợp, thống kê, so sánh để xử lý dữ liệu

 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh, hoạt động cho vay và đặc biệt là hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng Techcombank Thanh Xuân, các chỉ tiêu này được so sánh trong giai đoạn từ 2012 – 2014

 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích đề tài nghiên cứu bằng cách phân phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc

Ngày đăng: 04/05/2015, 19:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w