1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC.DOC

24 688 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

Việcchuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh nghiệp sẽ có tácđộng như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng?. Phạm vi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu vấn đề độc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ VI MÔ

Chuyên đề:

THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn: PHẠM THỊ THU Sinh viên thực hiện: NHÓM 7

Lớp: KT- K5C Ngành: KẾ TOÁN Khoá: 5

Hải Dương, Ngày 09 tháng 4 năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đãnhận được sự quan tâm, giúp đỡ cuả ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là các Thầy Cô,

và bạn bè

Với lòng biết ơn em xin cảm ơn Thầy Cô Trường Đại Học Thành Đông đã tâmhuyết truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua, nhà trường đã

tổ chức cho chúng em được tiếp cận với những môn học rất bổ ích

Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại Học Thành Đông, và các thầy,

Cô đã tận tâm hướng dẫn và truyền tải kiến thức cho chúng em để chúng em nắm đượckiến thức và hiểu biết hơn và đã hoàn thành tốt các môn học vừa qua, nếu không có trợgiúp và hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, Cô chúng em nghĩ là rất khó có thểhoàn thiện được Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn

Bài tiểu luận kinh tế vi mô được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn Bước đầugặp không ít khó khăn, nhưng với sự nhiệt tình của các thành viên trong nhóm và nghiêncứu và tìm hiểu qua các trang Web cùng với kiến thức Thầy Cô đã truyền tải cho chúng

em, nên chúng em cũng đã hoàn thành bài tiểu luận Nhưng trong một thời gian ngắn bàiviết sẽ còn nhiều thiếu sót, nên rất mong nhận được đóng góp quý báu của Thầy, Cô đểbài viết được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em kính chúc Lãnh đạo Trường Đại Học Thành Đông cùng toànthể Thầy Cô, lời chức sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ……….1

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt……… 1

Danh mục sơ đồ bảng biểu ……… 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……… 1

1.1 Đặt vấn đề:……… 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……….1

1.2.1 Mục tiêu chung……… 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ……….1

1.3 Phương pháp nghiên cứu……… 1

1.4 Phạm vi nghiên cứu……… …………2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN……….3

2.1 Mô hình độc quyền……… 3

2.2 Xu hướng dẫn đến độc quyền……… 3

2.2.1 Chi phí sản xuất……….3

2.2.2 Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý……… 4

2.2.3 Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn……… 4

2.3 Yếu tố xác định loại hàng hóa……… 4

2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền……….5

2.5 Chính sách phân biệt giá….……… 7

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM……… 9

3.1 Thực trạng vấn đề kinh doanh xăng dầu……… 9

3.2 Vấn đề định giá của các Doanh nghiệp……… 12

3.3 Ảnh hưởng của giá xăng dầu đến người dân và các Doanh nghiệp……15

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………17

4.1 Kết luận……… 17

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

- (LAC) : Chi phí trung bình dài hạn

- (ACo ) : Chi phí trung bình

- (NTD) : Người tiêu dùng

- (fob) : Giá nhập xăng dầu

Trang 5

MỤC LỤC, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 1 hệ số co giãn điểm

Hình 2 nguyên tắc đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền

Hình 3 biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền

Hình 4 chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường

Trang 6

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo Vì vậy, chúng ta phải sử dụngnguồn năng lượng này như thế nào để mang lại lợi nhuận tối đa trong kinh doanh? Việcchuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh nghiệp sẽ có tácđộng như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng? Vấn đề điều chỉnh giá do doanhnghiệp quyết định có sự quản lý của Nhà nước có vận hành theo đúng cơ chế không? Bêncạnh đó, kinh doanh như thế nào là đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, doanhnghiệp và người tiêu dùng? Để được hiểu rõ hơn về những vấn đề đặt ra ở trên, tôi mạnh

dạn chọn đề tài “Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam” làm đề tài

tiểu luận cho môn học kinh tế vi mô

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

(3) Đề xuất giải pháp trong việc điều chỉnh giá xăng dầu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu (1) sử dụng hệ số co giãn để xác định thị trường cạnh tranh độc quyền.Mục tiêu (2) sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nói lên sự độc quyền củangành kinh doanh xăng dầu

Mục tiêu (3) sử dụng phương pháp phân tích để tổng kết và đề xuất giải pháp.

Trang 7

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề độc quyền của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong nước

và sự tác động này đến nhà sản xuất và người tiêu dùng qua việc tăng giá của doanhnghiệp

Trang 8

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Mô hình độc quyền

Đối lập với thị trường canh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền Thị trường độcquyền đối với một loại hàng hóa nào đó là thị trường mà trong đó chỉ có một nhà cungứng hàng hóa đó Nhà cung ứng duy nhất này được gọi là nhà độc quyền Do là người duynhất cung ứng hàng hóa ra thị trường nên đường cung của nhà độc quyền chính là đườngcung của ngành và đường cầu của thị trường chính là đường cầu đối với sản phẩm củanhà độc quyền

Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ hai điều kiện sau:

- Đối thủ cạnh trạnh không thể gia nhập ngành: Do doanh nghiệp độc quyền hoàntoàn không có đối thủ cạnh trạnh nên có thể ấn định sản lượng hay giá bán tùy ý màkhông lo ngại thu hút những doanh nghiệp khác gia nhập ngành vì sự gia nhập ngành củacác doanh nghiệp mới sẽ khó khăn vì các rào cản, chi phí sản xuất

- Không có những sản phẩm thay thế tương tự Nếu không có sản phẩm thay thế thìnhà độc quyền không lo ngại về tác động của chính sách giá của mình đến phản ứng củacác doanh nghiệp khác

2.2 Xu hướng dẫn đến độc quyền

2.2.1 Chi phí sản xuất

Nhà độc quyền xuất hiện trong những trường hợp ngành có tính kinh tế nhờ quy

mô Đối với những ngành này, chi phí trung bình dài hạn (LAC) giảm dần khi sản lượngtăng lên Do đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sảnxuất với chi phí thấp hơn và có thể loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách giảm giá bánsản phẩm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận

Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệpkhác sẽ rất khó khăn; vì những doanh nghiệp mới sản xuất ở mức sản lượng thấp, như vậyphải chịu chi phí cao Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thịtrường bằng cách giảm giá bán sản phẩm Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnhtranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên

Trang 9

2.2.2 Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý

Độc quyền có thể được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý, Pháp luật có thể tạo ra độcquyền thông qua hai hình thức phổ biến sau:

- Bảo hộ bằng phát minh, sáng chế

- Bảo hộ những ngành quan trọng đối với an ninh quốc gia, bằng Pháp luật vàchính sách về giá

2.2.3 Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn

Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn Xu thếnày diễn ra do những nguyên nhân sau:

- Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng Việc sáp nhập của các công ty sẽ mở rộngđược thị trường cho từng công ty thành viên, giúp cho các công ty gia tăng thị phần và điđến chiếm lĩnh thị trường, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô Do đó, việc sápnhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâu tóm thị trường và hìnhthành vị thế độc quyền

- Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh

2.3 Yếu tố xác định loại hàng hóa

Hệ số co giãn: Lượng hóa sự thay đổi của số cung và số cầu theo sự thay đổi củagiá hàng hóa

- Công thức:

eQD,P = [ΔQΔQQD/QD(%)]/[ΔQΔQP/P(%)] = (ΔQQD/ΔQP)x(P/QD) = (dQD/dP)x(P/Q)

= f’(P)x(P/QD) = f’(P)x(P/f(P)’) với QD = f(P)

- Ý nghĩa: Số phần trăm thay đổi của cầu do 1% thay đổi của giá.

+ Nếu eQD,P < -1 là cầu co giãn nhiều, vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn sốphần trăm thay đổi của giá

+ Nếu eQD,P = - 1 là cầu co giãn đơn vị Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầubằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá

+ Nếu eQD,P > - 1 là số cầu co giãn ít Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầunhỏ hơn số phần trăm thay đổi của tăng giá

Trang 10

Hình 1: Hệ số co giãn điểm

Các yếu tố ảnh hưởng đến e

- Khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ: độc quyền;

- Mức độ thiết yếu của hàng hóa, dịch vụ: thiết yếu và xa xỉ;

- Mức chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu;

- Hệ số co giãn điểm;

- Độ dài thời gian

2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Đường cầu của một công ty độc quyền là đường cầu thị trường (do công ty là duynhất trên thị trường) Do đường cầu thị trường là đường cong có độ dốc xuống dưới,doanh thu cận biên sẽ ít hơn giá của hàng hoá Như đã lưu ý trước đó, doanh thu cận biênlà: dương khi cầu co giãn, bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn, và âm khi cầu không co giãn

Như chúng ta đã biết, bất kỳ công ty nào tối đa hoá lợi nhuận bằng việc sản xuất tạimức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (chừng nào P > AC).Với công ty độc quyền được mô tả trong biểu đồ trên đây, MR = MC tại mức sản lượng

Q0 Giá do công ty tính là P0 (giá mà công ty có thể tính tại mỗi mức sản lượng với đườngcầu cho trước) Do giá P0 vượt quá tổng chi phí trung bình (AC0) tại mức sản lượng này,công ty sẽ thu được lợi nhuận Mặc dù vậy, lợi nhuận độc quyền này khác với lợi nhuận

mà các công ty cạnh tranh hoàn hảo nhận được do những lợi nhuận độc quyền này sẽ

P

-a/b Vùng co giản

PA A: Điểm co giản đơn vị

Vùng không co giản

0 Q

QA a

Trang 11

được duy trì về dài hạn (do các rào cản với việc gia nhập là đặc trưng của một thị trườngđộc quyền)

Hình 2: Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Tất nhiên, một công ty độc quyền cũng có thể chịu lỗ Biểu đồ dưới đây minh hoạcho khả năng này

Trong biểu đồ này, mức lỗ mà công ty chịu chính là diện tích hình chữ nhật

p0BAAC0 Mặc dù do giá lớn hơn AVC, công ty tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn, nhưng

sẽ rời bỏ thị trường về dài hạn Lưu ý là sở hữu độc quyền không đảm bảo việc duy trì lợinhuận kinh tế Hoàn toàn có khả năng ít người muốn có độc quyền trong việc sản xuấtmột hàng hoá nào đó…

P

MC AC

p0 B

AC0 A

D

MR

q0 Q

Trang 12

Hình 3: Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền

Những ai không nghiên cứu kinh tế thường tin một nhà độc quyền có khả năngchọn bất kỳ mức giá nào mà họ muốn và có thể luôn nhận được lợi nhuận cao hơn bằngviệc tăng giá Dù vậy, như trong tất cả các cơ cấu thị trường khác, nhà độc quyền bị kiềmchế bởi mức cầu sản phẩm của họ Nếu một công ty độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận,công ty phải lựa chọn mức sản lượng mà tại đó MR=MC Điều này quyết định mức giáduy nhất được tính trong ngành kinh doanh Một sự tăng giá lớn hơn mức giá này sẽ làmgiảm lợi nhuận của công ty

2.5 Chính sách phân biệt giá

Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà nhà độc quyền ấn định cho

mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả

Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường: Các công ty hoạt động trong các

thị trường không phải thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể tăng mức lợi nhuận bằng việcphân biệt giá cả dựa vào hệ số co giản của cầu, một thực tế trong đó mức giá cao hơnđược tính với những khách hàng có cầu không co giãn nhất với sản phẩm Điều kiện cầnthiết cho việc phân biệt giá cả gồm:

P MC AC

p0 B

AC0 A

D

MR

q0 Q

Trang 13

Công ty không thể là người làm giá,

Công ty phải có thể phân loại khách hàng theo độ co giãn của cầu của họ,Việc bán lại sản phẩm phải là việc không khả thi

Mức giá đó gọi là giá sãn lòng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng

Hình 4: Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường

P Cầu co giản nhiều

p0

MC

MR D

Q

Trang 14

Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng vấn đề kinh doanh xăng dầu:

Xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu trong đời sống thườngnhật của con người; nó phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; là yếu tố đầu vào khá quantrọng của các quá trình sản xuất Do đó việc quy định điều kiện kinh doanh mặt hàng này

là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với mỗi người dân chúng ta Chính vì vậy mà chínhphủ đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này

Theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ quy định vềkinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam thì giábán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường nghĩa là thương nhân kinh doanhxuất, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự quyết định saukhi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 11 doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanhnhập khẩu xăng dầu bán tại thị trường nội địa với khoảng 12.000 trạm bán lẻ xăng dầu(cây xăng) Trong đó 6.000 cây xăng là của Petrolimex (khoảng hơn 1.800 cây xăng có100% vốn của tổng công ty, hơn 4000 cây liên kết treo biển tổng công ty và lấy xăng củatổng công ty)

Tại điều 11 Luật cạnh tranh hiện hành đã định nghĩa rõ: “doanh nghiệp được coi là

có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan…”;tại Điều 9 cũng quy định “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản

1, 2, 3, 4, và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợptrên thị trường liên quan từ 30% trở lên.”

Với tỷ lệ thị phần lên tới 60% của Petrolimex hiện nay, rõ ràng là một con số đảmbảo an toàn cho vị thế của Petrolimex trên thị trường xăng dầu trong nước

Hơn nữa nếu đơn vị chiếm 60% thị phần cung cấp nguồn nhiên liệu này đã kiềmgiá thì cũng chẳng có đơn vị nào tăng giá Bởi lẽ, nếu giá thế giới mà tăng cao, doanhnghiệp khác bán bằng giá của Petrolimex cũng đã là khó khăn

Có thể nói, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, khá nhạy cảm và chủ trương tăngquyền tự chủ cho doanh nghiệp để thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường,

Trang 15

đảm bảo quyền lợi của các bên ngay lập tức nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiềungười Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn băn khoăn về việc liệu quyền lợi của người tiêudùng có được đảm bảo khi doanh nghiệp được tự quyết định giá theo ý mình, cũng nhưcần làm gì để tránh tình trạng chuyển từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền doanhnghiệp.

Nguyên nhân chính của những tranh cãi trên là do Petrolimex đang chiếm vớikhoảng 60% thị phần chi phối thị trường Vì các sản phẩm xăng dầu gần như đồng nhất

và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối xăng dầu khác đều chạy theo giábán của Petrolimex, vì nếu họ bán với giá cao hơn sẽ mất khách, còn bán thấp hơn thì bịgiảm lợi nhuận Đối với Petrolimex, một khi có khả năng chi phối thị trường thì công tynày có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và đương nhiên là các đơn vị khác sẽ được “ăntheo” Kết quả là sức mạnh độc quyền (hay tựa-độc-quyền) của Petrolimex đã triệt tiêu cơchế thị trường cạnh tranh và làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng

Khi kỷ luật của cạnh tranh không phát huy tác dụng thì Nhà nước có cơ sở để canthiệp thông qua các biện pháp điều tiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ phúc lợicủa người tiêu dùng Cụ thể, Nhà nước có thể điều tiết về mức giá, về chất lượng dịch vụ

và về quy định gia nhập - rút lui khỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bản chất của việc điều tiết mức giá là điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa Nhànước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Có lẽ Nhà nước không muốn quy định một mứcgiá quá cao vì như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của khu vực hộ gia đình và kinhdoanh (và tất nhiên là cả CPI nữa) Nhà nước cũng không thể quy định một mức giá quáthấp vì điều này tuy làm lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăn cho doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu và ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nước

Một quy tắc phổ biến của điều tiết giá là quy định một mức giá sao cho doanhnghiệp bị điều tiết có thể thu hồi chi phí và có một mức lợi nhuận hợp lý Tuy nhiên, việc

áp dụng quy tắc này trong thực tế không hề dễ dàng Khó khăn thứ nhất là làm thế nào đểxác định được các chi phí hợp lý của doanh nghiệp Chi phí này bao gồm giá nhập xăngdầu (fob), phí bảo hiểm, cước vận chuyển về đến Việt Nam, các loại thuế và phí, chi phí

Ngày đăng: 04/05/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w