BÀI TẬP NHÓM MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN Thực trạng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam? Vai trò của khối đầu tư ngoại

34 380 0
BÀI TẬP NHÓM MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN Thực trạng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam?  Vai trò của khối đầu tư ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN NHÓM 3 – ĐỀ TÀI: “Thực trạng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam? Vai trò của khối đầu tư ngoại?” Học viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Phương Thảo (CH 190327) 2. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 3. Vũ Hải Linh 4. Đặng Thúy Hà PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. Định nghĩa hoạt động đầu tư chứng khoán Hoạt động đầu tư chứng khoán là cá nhân hay tổ chức thực hiện việc mua – bán chứng khoán trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. “Đầu tư chứng khoán là canh bạc đối với những người không cần mất công hiểu biết về nó, nhưng thật ra nó là một trò chơi đầy trí tuệ và mất nhiều công sức. Nó có thể là con đường để nhà đầu tư đạt đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là nơi gieo mình xuống vực thẳm.” 1.2. Phân loại hoạt động đầu tư chứng khoán Có nhiều cách phân loại đầu tư chứng khoán, theo mục đích đầu tư thì hoạt động đầu tư chứng khoán có thể chia thành: Đầu tư ngân quỹ: Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền. Nhưng việc này cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục điều này, nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng… Đầu tư hưởng lợi: Khác với đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có được từ lợi tức của tài sản đầu tư như cổ tức hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh đó, NĐT có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác (nếu có). Đầu tư phòng vệ: Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng hàm chứa rủi ro cao. Vì vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp NĐT phòng tránh rủi ro như: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua… Đầu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Số lượng cổ phiếu nắm giữ thường quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của NĐT. Một số NĐT lớn, chủ yếu là NĐT tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Một hình thái khác của đầu tư nắm quyền kiểm soát là hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức đầu tư lớn tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các công ty chưa phát triển, đặc biệt yếu kém về công nghệ quản lý. Thông qua nắm quyền kiểm soát, họ thực hiện tái cấu trúc công ty, thay đổi quản lý, công nghệ và cải thiện hình ảnh trong công chúng đầu tư và sẽ thực hiện bán cổ phiếu khi giá tăng. 1.3. Nhà đầu tư chứng khoán Nghị định 481998NĐCP ngày 11798 đã dành nguyên cả Điều 2, Chương I để giải thích các thuật ngữ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong Nghị định này, nhà đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình. 1.4. Đối tượng tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán 1.4.1. Các Nhà Đầu tư Chứng khoán Nghị định 481998NĐCP ngày 11798 đã dành nguyên cả Điều 2, Chương I để giải thích các thuật ngữ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong Nghị định này, Nhà đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình. Các Nhà Đầu tư bao gồm nhà đầu tư có tổ chức như ngân hàng, CTCK, công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của nhóm nhà đầu tư này là quy mô vốn đầu tư lớn, có tính tập trung hoá hoạt động đầu tư cao, hoạt động chuyên nghiệp với danh mục đầu tư đa dạng và linh hoạt. Đặc biệt, các tổ chức kinh doanh chứng khoán như ngân hàng, CTCK còn có thể đảm nhận vai trò tạo lập thị trường, trên cơ sở đó đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Các Doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của đối tượng này thường kém chuyên nghiệp hơn, chủ yếu tập trung ở hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán chi trả và hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Các Nhà đầu tư cá nhân thường thực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua việc mở tài khoản và lưu ký chứng khoán tại các Công ty Chứng khoán. Nhiều nước trên thế giới cho phép Nhà đầu tư được ký hợp đồng và mở tài khoản tại nhiều Công ty chứng khoán. Biện pháp này giúp Nhà đầu tư có thể thực hiện phân tán đầu tư, tận dụng lợi thế của từng Công ty CK trong việc thực hiện các giao dịch. Đồng thời, các Công ty CK buộc phải cạnh tranh với nhau, từ đó làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp và giảm chi phí, làm lợi cho Nhà đầu tư. Ở Việt Nam, hiện mới chỉ cho phép các NĐT được mở một tài khoản tại một CTCK.

Kinh tế Đầu tư – CH19A BÀI TẬP NHÓM MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN NHÓM 3 – ĐỀ TÀI: “Thực trạng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam? Vai trò của khối đầu tư ngoại?” Học viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Phương Thảo (CH 190327) 2. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 3. Vũ Hải Linh 4. Đặng Thúy Hà PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. Định nghĩa hoạt động đầu tư chứng khoán Hoạt động đầu tư chứng khoán là cá nhân hay tổ chức thực hiện việc mua – bán chứng khoán trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. “Đầu tư chứng khoán là canh bạc đối với những người không cần mất công hiểu biết về nó, nhưng thật ra nó là một trò chơi đầy trí tuệ và mất nhiều công sức. Nó có thể là con đường để nhà đầu tư đạt đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là nơi gieo mình xuống vực thẳm.” 1.2. Phân loại hoạt động đầu tư chứng khoán 1 Kinh tế Đầu tư – CH19A Có nhiều cách phân loại đầu tư chứng khoán, theo mục đích đầu tư thì hoạt động đầu tư chứng khoán có thể chia thành: Đầu tư ngân quỹ: Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền. Nhưng việc này cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục điều này, nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng… Đầu tư hưởng lợi: Khác với đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có được từ lợi tức của tài sản đầu tư như cổ tức hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh đó, NĐT có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác (nếu có). Đầu tư phòng vệ: Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng hàm chứa rủi ro cao. Vì vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp NĐT phòng tránh rủi ro như: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua… Đầu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Số lượng cổ phiếu nắm giữ thường quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của NĐT. Một số NĐT lớn, chủ yếu là NĐT tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Một hình thái khác của đầu tư nắm quyền kiểm soát là hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức đầu tư lớn tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các công ty chưa phát triển, đặc biệt yếu kém về công nghệ quản lý. Thông qua nắm quyền kiểm soát, họ thực hiện tái cấu trúc công ty, thay đổi quản lý, công nghệ và cải thiện hình ảnh trong công chúng đầu tư và sẽ thực hiện bán cổ phiếu khi giá tăng. 1.3. Nhà đầu tư chứng khoán Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-98 đã dành nguyên cả Điều 2, Chương I để giải thích các thuật ngữ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong Nghị định này, nhà đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình. 1.4. Đối tượng tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán 1.4.1. Các Nhà Đầu tư Chứng khoán 2 Kinh tế Đầu tư – CH19A Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-98 đã dành nguyên cả Điều 2, Chương I để giải thích các thuật ngữ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong Nghị định này, Nhà đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình. Các Nhà Đầu tư bao gồm nhà đầu tư có tổ chức như ngân hàng, CTCK, công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của nhóm nhà đầu tư này là quy mô vốn đầu tư lớn, có tính tập trung hoá hoạt động đầu tư cao, hoạt động chuyên nghiệp với danh mục đầu tư đa dạng và linh hoạt. Đặc biệt, các tổ chức kinh doanh chứng khoán như ngân hàng, CTCK còn có thể đảm nhận vai trò tạo lập thị trường, trên cơ sở đó đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Các Doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của đối tượng này thường kém chuyên nghiệp hơn, chủ yếu tập trung ở hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán chi trả và hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Các Nhà đầu tư cá nhân thường thực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua việc mở tài khoản và lưu ký chứng khoán tại các Công ty Chứng khoán. Nhiều nước trên thế giới cho phép Nhà đầu tư được ký hợp đồng và mở tài khoản tại nhiều Công ty chứng khoán. Biện pháp này giúp Nhà đầu tư có thể thực hiện phân tán đầu tư, tận dụng lợi thế của từng Công ty CK trong việc thực hiện các giao dịch. Đồng thời, các Công ty CK buộc phải cạnh tranh với nhau, từ đó làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp và giảm chi phí, làm lợi cho Nhà đầu tư. Ở Việt Nam, hiện mới chỉ cho phép các NĐT được mở một tài khoản tại một CTCK. Các Nhà đầu tư cá nhân thường gặp bất lợi về quy mô đầu tư, do vậy chi phí đầu tư cao, khả năng phân tán rủi ro và đa dạng hoá đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp. Danh mục đầu tư của các Nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu (bao gồm cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết). Hơn nữa, việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoa học và quản lý thụ động. Chứng khoán thường được lựa chọn còn theo cảm tính, do vậy chất lượng đầu tư không cao. Phân loại Nhà đầu tư chứng khoán: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. - Theo chủ thể đầu tư, Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. - Theo phạm vi đầu tư, nhà đầu tư chứng khoán có thể chia thành: nhà đầu tư nội và nhà đầu tư ngoại; 3 Kinh tế Đầu tư – CH19A 1.4.2. Các nhà phát hành Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là Chính phủ, chính quyền địa phương, các DN, ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác. Hoạt động phát hành chứng khoán của các trung gian tài chính làm tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn trên thị trường. Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu và công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và chi tiêu cho các dự án đầu tư. Các DN phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn đáp ứng các nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Phần lớn lượng vốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác cũng có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Chứng khoán do đối tượng này phát hành có khối lượng lớn và độ an toàn khá cao, do vậy thường hấp dẫn đối với công chúng đầu tư. 1.4.3. Các trung gian tài chính Tổ chức trung gian đầu tư bao gồm các CTCK, công ty quản lý quỹ, các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng và trung gian đầu tư khác. Các CTCK thường thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tự doanh. Khác với CTCK, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hoạt động uỷ thác đầu tư hoặc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho khách hàng (những người sở hữu chứng chỉ quỹ). Các công ty bảo hiểm là trung gian đầu tư điển hình. Thông qua hoạt động khai thác bảo hiểm, các công ty bảo hiểm thu hút lượng vốn lớn trong nền kinh tế và thực hiện hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi, chủ yếu vào chứng khoán 1.5. Thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ chính thức hoạt động từ cuối năm 2000. Tuy còn non trẻ với những ưu khuyết điểm riêng nhưng có lợi thế được thừa hưởng di sản kiến thức và kinh nghiệm từ các thị trường chứng khoán thế giới. Hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam không có đồng vốn nhàn rỗi để có thể đầu tư lâu dài vào những công ty hay thương hiệu danh tiếng thế giới. Hầu hết các công ty có tên niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ớ Việt Nam đều mới cổ phần hóa trong khoảng 10 năm gần đây. Một số công ty có danh tiếng mới bán các cổ phiếu đầu tiên của mình nhưng đã giành được sự chú ý rộng rãi từ các nhà đầu tư chứng khoán. Đây chính là điểm khác biệt chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 5, 10 năm tới. 4 Kinh tế Đầu tư – CH19A Phần lớn những nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay đều là những tay chơi không chuyên, họ đầu tư chứng khoán như một hình thức kinh doanh phụ với mong muốn có cơ hội nhân bội đồng vốn nhàn rỗi của mình. Do hầu hết các nhà đầu tư đang có một công việc chính phải lo nên không thể có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường chứng khoán. Phần lớn các nhà đầu tư VN bỏ tiền ra mua một số cổ phiếu theo lời giới thiệu của ai đó hoặc mua qua môi giới, sau đó họ chờ đợi, theo dõi giá cố phiếu tăng hay giảm, lời hay lỗ, gần như hoàn toàn phó mặc cho may rủi. Đây là cách mà những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như Warren Buffett không bao giờ chấp nhận. Những người thực sự hưởng được lợi nhuận từ thị trường chứng khoán hiện nay là những nhà môi giới, lên hay xuống, lời hay lỗ họ đều có phần. Thị trường chứng khoán là đồng hồ đo sức mạnh của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với sự phát triển của nền kinh tế. Để thị trường chứng khoán thực sự phát triển, đã đến lúc cần phải có sự liên kết của các nhà đầu tư tự do dưới danh nghĩa một công ty hay một tập đoàn đầu tư chuyên nghiệp với sức mạnh tài chính đủ để có thể tác động và chi phối mạnh đến thị trường. Các nhà đầu tư Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa khi thực tế hiện nay có một số công ty, tập toàn đầu tư của nước ngoài đã thực sự bước chân vào và phần nào chi phối sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động đầu tư chứng khoán Rủi ro phá sản (Bankruptcy risk) Khi mà một công ty phá sản, mặc nhiên cổ phiếu của công ty đó tụt dốc không phanh và mức thấp nhất có thể là chả còn giá trị gì. Một thống kê vui nhân cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi cho thấy, nêu cách đây 1 năm bạn có 1000 USD, mua cổ phiếu của hãng máy bay Delta Airline thì giờ chúng trị giá 49USD, nếu là của hãng bảo hiểm AIG thì giờ chúng có giá 33 USD, nếu là của ngân hàng Lehman Brothers thì giờ chúng trị giá 1USD. Còn nếu mua bia uống thì đống vỏ lon bia mang bán đồng nát sẽ được khoảng 200USD. Rủi ro kinh doanh (Business risk) Cổ phiếu của bạn đương nhiên sẽ tụt mất giá trị nếu tình trạng kinh doanh của công ty không thuận lợi. Khi có những thay đổi trong tình trạng này, công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh cũng có hai loại cơ bản: bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động. 5 Kinh tế Đầu tư – CH19A Công ty cũng chịu những rủi ro đến từ bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể, như chi phí tiền vay, sự cắt giảm ngân sách, mức thuế nhập khẩu tăng, sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại. Các chính sách Nhà nước cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn. Rủi ro thị trường (Market risk) Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổ, chỉ vì cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng đôi khi cũng chẳng do gì cả mà chỉ là vấn đề tâm lý. Rủi ro lãi suất (Interest rate risk) Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Rủi ro cơ sở (Basis risk) Là rủi ro mà các khoản đầu tư bù đắp vị thế trong một chiến lược phòng ngừa rủi ro không thay đổi theo các hướng đối ngược nhau. Mối tương quan không hoàn hảo giữa các khoản đầu tư bù đắp vị thế đã tạo ra các khoản lỗ hoặc lãi tiềm ẩn trong một chiến lược phòng ngừa rủi ro và do đó đã làm gia tăng thêm rủi ro cho vị thế của nhà đầu tư (nhà phòng ngừa rủi ro). Rủi ro hối đoái (Transfer risk) Rủi ro thị trường hối đoái khi người nợ nước ngoài không thể chi trả bằng loại tiền tệ (ngoại tệ) theo yêu cầu của chủ nợ. Rủi ro sức mua (Purchasing power risk) Rủi ro sức mua đến từ biến động của sức mua của đồng tiền thu được khi đầu tư vào một thị trường chứng khoán. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất một số cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng 6 Kinh tế Đầu tư – CH19A thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Rủi ro tài chính (Financial risk) Liên quan đến những rủi ro từ cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi phải được thanh toán cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của họ. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro của họ. Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) Rủi ro khi ngân hàng phải bán lỗ tài sản để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời. Thí dụ, người gửi tiền yêu cầu có tiền mặt ngay. Danh sách này có thể còn kéo dài kha khá nữa. Và chúng ta có thể tự nhủ là dù sao thị trường vẫn còn may mắn vì các tay chơi đều chả bao giờ xem từ điển khi quyết định. Nếu không phải thế thì ai biết được thị trường liệu có còn tồn tại 7 Kinh tế Đầu tư – CH19A II. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.1 Tìm hiểu thị trường Tìm hiểu thị trường giúp cho nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cục về thực trạng của thị trường chứng khoán - nơi mà họ đang đặt kỳ vọng khai thác lợi nhuận. Khi tìm hiểu thị trường, nhà đầu tư nên tập trung vào các thông tin sau: - Quá trình phát triển của thị trường (ổn định hay không?); - Các biến cố lịch sử của thị trường và lý giải các biến cố đó; - Các nhân tố (vĩ mô và vi mô) có thể gây ảnh hưởng tới thị trường; - Tình trạng hiện tại của thị trường. 8 Kinh tế Đầu tư – CH19A Với các nội dung như trên, nhà đầu tư có thể chủ động nhận biết các đặc điểm về qui luật vận động của thị trường, cũng như xác định được xuất phát điểm tham gia vào thị trường của mình đang ở đâu trong chu trình vận động ấy. 2.2 Xác định chứng khoán mục tiêu Đây là bước mà nhà đầu tư phải tiến hành sơ bộ lọc ra các mã chứng khoán có khả năng đầu tư dựa trên những hiểu biết và phán đoán của mình. Để thực hiện bước này, nhà đầu tư nên có sự quan sát ngay từ bước Tìm hiểu thị trường và tiếp tục củng cố nhận định của mình bằng phân tích sơ bộ dựa trên những thông tin đại chúng và/hoặc thông tin riêng. 2.3 Thu thập và sàng lọc thông tin/ Lựa chọn danh mục đầu tư Thu thập và sàng lọc thông tin là một quá trình thường xuyên trước và sau khi tiến hành đầu tư. Với nhóm chứng khoán tiềm năng đã được lựa chọn từ bước trên, nhà đầu tư có thể tập trung thu thập và phân tích thông tin chi tiết hơn để lựa chọn chứng khoán tối ưu cho danh mục đầu tư của mình. Lưu ý rằng cảm tính có thể đem lại thành công chứ không phải sự chắc chắn, do đó, chỉ những chứng khoán có đầy đủ căn cứ thực tế mới được chọn vào Danh mục. Nhà đầu tư cũng nên cân nhắc về tính “mở” thông tin của chứng khoán thành phần nhằm giảm thiểu những hạn chế trong việc theo dõi và quản lý danh mục sau đầu tư. Trong quá trình lọc chứng khoán thành phần, nhà đầu tư cũng nên chú trọng phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ví dụ, nhà đầu tư có thể kết hợp chứng khoán theo sự đối trọng về mức độ rủi ro (các chứng khoán có tần suất dao động lớn kết hợp với các chứng khoán có tần suất dao động nhỏ), đối trọng giữa những ngành có đặc điểm sản xuất kinh doanh độc lập với nhau, v.v…Việc đa dạng hóa danh mục giúp cho nhà đầu tư tránh được rủi ro hệ thống khi trong danh mục xuất hiện quá nhiều (hoặc toàn bộ) chứng khoán có cùng một tập tính vận động. Nếu như trước đầu tư, việc thu thập thông tin để phục vụ xác định danh mục đầu tư, thì sau đó, thông tin cần được cập nhật để phát hiện sớm các nguy cơ và cơ hội. Tuy nhiên, việc theo dõi và cập nhật thông tin liên quan tới tất cả các chứng khoán thành phần không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được dễ dàng, đặc biệt với các nhà đầu tư không chuyên. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và 9 Kinh tế Đầu tư – CH19A nâng cao hiệu quả đầu tư, nhà đầu tư nên có bước rà soát và phân tích thông tin ngay khi cảm nhận được những diễn biến bất thường (tích cực và tiêu cực) của thị trường. 2.4 Xác định các tiêu chí đầu tư Xác định tiêu chí đầu tư tránh cho nhà đầu tư rơi vào tình thế bị động trong kinh doanh, tạo công cụ phòng bị rủi ro và đóng vai trò như những chuẩn mực để xây dựng nguyên tắc đầu tư. Các tiêu chí đầu tư - như nội dung chủ đạo của hoạt động đầu tư - liên quan chủ yếu tới việc quản lý lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro dự kiến. Hai vấn đề này có thể xác định được dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các công cụ quản lý chuyên biệt, song nhà đầu tư cá nhân vẫn có thể thực hiện theo cách riêng của mình dựa trên điều kiện tài chính và khả năng phân tích chủ quan. 2.5 Theo dõi Danh mục đầu tư Đây là quá trình giám sát danh mục dựa trên các tiêu chí đầu tư đã đề ra từ bước trên. Trong bước này, thông tin tiếp tục được cập nhật và phân tích theo mức độ thường xuyên có thể của nhà đầu tư. Mức độ ấy có thể khác nhau giữa mỗi nhà đầu tư, song phải đảm bảo phát hiện kịp thời được những biến động bất thường của thị trường và của chứng khóan thành phần. Trong trường hợp các tiêu chí đầu tư đạt mức hoặc bị vi phạm, chúng ta nên lập tức trở lại bước 3 để xác định nguyên nhân của biến động và tiến hành chỉnh sửa tiêu chí đầu tư, thanh lý hoặc cắt lỗ. Tuy nhiên, riêng việc chỉnh sửa tiêu chí đầu tư chỉ nên thực hiện khi có những bằng chứng xác thực về xu thế thị trường, tránh lạm dụng dẫn đến phá vỡ nguyên tắc “Một quan điểm” (trình bày dưới đây). 2.6 Thanh lý/Cut loss Đây là bước cuối cùng, dễ dàng và cũng là khó khăn nhất. Dễ dàng là vì khi nhà đầu tư nhận được các tín hiệu cho phép thanh lý /Cut loss một phần hoặc toàn bộ chứng khoán danh mục thì động tác duy nhất phải làm là tiến hành bán chứng khoán. Vậy đâu là khó khăn? * Nguyên tắc “một quan điểm” 10 [...]... tế Đầu tư – CH19A 2 Vai trò của khối đầu tư ngoại: Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu. .. định đầu tư chứng khoán Quyền hạn và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được tăng thêm theo mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp Vì vậy khi đầu tư chứng khoán họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt được mục đích kiểm soát chi phối hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT... quyết định đầu tư cho phù hợp 3.2 Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư Để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng khoán nhà đầu tư còn phải biết cách để tối thiểu hóa các rủi ro có thể gặp Việc đánh giá mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ mà 11 Kinh tế Đầu tư – CH19A còn đối với toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán nhằm... niệm nhà đầu tư nước ngoài, ngoài đối tư ng không gây tranh cãi là các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, còn có khái niệm nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tỷ lệ vốn của bên nước ngoài cao hơn 49% Đó là do căn cứ vào Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam... Nam, hơn nữa những nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn lớn nên việc đầu tư trong dài hạn cũng rất khác biệt với phương thức đầu tư ngắn hạn lướt sóng của đại đa số nhà đầu tư trong nước Mặc dù liên tục mua ròng nhưng quy mô tham gia của khối ngoại so với tổng giá trị giao dịch của thị trường chưa lớn, trung bình chưa tới 5% giá trị giao dịch toàn thị trường nên vai trò của khối ngoại đối với xu hướng... Xác định các tiêu chí đầu tư 10 2.5 Theo dõi Danh mục đầu tư 10 2.6 Thanh lý/Cut loss 10 III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 11 3.1 Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong tư ng lai 11 3.2 Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư 11 3.3 Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư 12 3.4 Mức... định giữa các chứng khoán vón và chứng khoán nợ, giữa chứng khoán có thời hạn thanh toán khác nhau, giữa chứng khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, giữa chứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh khác nhau… Việc đánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi năng lực, kỹ năng phân tích đánh giá rủi ro nhất định của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường 3.3 Khả... điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần Tình hình đó cũng có tính tư ng ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư. .. quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các 27 Kinh tế Đầu tư – CH19A quỹ Mutual Fund và Pension Fund - là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt. .. của khối ngoại rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là khi thị trường đang giảm mạnh Ví dụ, trong năm 2010, diễn biến trên sàn Tp.HCM có vẻ khả quan hơn sàn Hà Nội do nhà đầu tư nước ngoài đã mua lượng khá lớn các mã blue-chips Nếu như luật chứng khoán có thể hỗ trợ nhà đầu tư mua bán trong ngày thì giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng hỗ trợ cho thanh khoản của thị trường . tích sơ bộ dựa trên những thông tin đại chúng và/hoặc thông tin riêng. 2.3 Thu thập và sàng lọc thông tin/ Lựa chọn danh mục đầu tư Thu thập và sàng lọc thông tin là một quá trình thường xuyên. với tình hình kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong những thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng thuận lợi, chỉ số giá cổ phiếu thường tăng, một phần do những người đầu tư tin tưởng vào triển. của chỉ số VN- index được xác lập ở mốc 809.86 điểm. Với HNX- index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HNX-index tới 170%.

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    • 2.1 Tìm hiểu thị trường

    • 2.2 Xác định chứng khoán mục tiêu

    • 2.3 Thu thập và sàng lọc thông tin/ Lựa chọn danh mục đầu tư

    • 2.4 Xác định các tiêu chí đầu tư

    • 2.5 Theo dõi Danh mục đầu tư

    • 2.6 Thanh lý/Cut loss

    • III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

      • 3.1 Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong tương lai.

      • 3.2 Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư.

      • 3.3 Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư.

      • 3.4 Mức độ và khả năng kiếm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

      • PHẦN III. KHỐI ĐẦU TƯ NGOẠI

        • 1. Khái niệm khối đầu tư ngoại:

        • 2. Vai trò của khối đầu tư ngoại:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan