1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm jlàm đồ dùng đồ chơi

7 351 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM "LÀM ĐỒ DÙNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI" Giáo viên: Hoàng Thị Như I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, môn học là quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, đóng vai trò quan trong trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, đinh hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận các kiến thức của môn toán học ở lớp 1. Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ là quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổng hợp góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cần thực hiện phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới phương pháp dạy và học như: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được hiểu quả cao nhất trong học tập. Trong quá trình hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học làm quen với toán phải được coi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động hay nói cách khác muốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồ vật đồ chơi. Việc trẻ biết tự tay làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quý đồ dùng đồ chơi và cảm thấy hứng thú khi tham gia vào các tiết học. Như vậy, đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ học làm quen với toán của trẻ. Tôi đã đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm và khai thác được nhiều ưu thế cảu đồ dùng dạy toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sau đây, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài "Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi". Phạm vi thực hiện đề tài này là lớp mẫu giáo Đồng Tâm 1 Trường Mầm Non Tuổi Thơ. II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ. 1. Đặc điểm tình hình lớp. a. Thuận lợi. - Bản thân được đào tạo chính quy đã qua 10 năm kinh nghiệm thực tế (Trong đó có 3 năm trực tiếp giảng dạy học sinh ở vùng thuận lợi). - Đã được tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm trong các tiết dạy mẫu của trường, của Phòng giáo dục, nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn Làm quen với toán. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu về cơ sở vật chất. - Được sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình. b. Khó khăn. - Môn Làm quen với toán là một môn học khó, đòi hỏi sự chính sác, khoa học và đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ Làm quen với toán. - Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên cần phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng. Nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học đắt khó tìm. - Số lượng đồ dùng đồ chơi của các công ty sản xuất để phục vụ cho môn Làm quen với toán có ít, đơn sơ, giá thành cao. - Trong lớp còn một số trẻ 4 tuổi việc tiếp thu bài của trẻ còn hạn chế, thiếu hệ thống nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập. 2. Các biện pháp. - Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: a. Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm đồ dùng, đồ chơi học tập của cô và trẻ cho phù hợp với đề tài. - Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn học Toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đỏi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học. - Ví Dụ: Trong bài dạy "Cho trẻ làm quen với các khối Khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật, khối cầu tôi đã đưa ra trò chơi "Tìm nhà" ở phần trò chơi luyện tập. Để đáp ứng trò chơi này, trước đó tôi đã sưu tầm một số nguyên vật liệu có dạng các khối cần dạy như: Vỏ hộp, thùng, lon bia, bóng nhựa và làm những ngôi nhà có gắn các khối để trẻ về đúng nhà, và kết quả là trẻ tham gia trò chơi rất hứng thú. b. Khi làm đồ dùng cho trẻ Làm quen với toán phục vụ cho một nội dung dạy giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra những cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý. - Như vậy giáo viên mới có thể cung cấp được những kiến thức chính xác, khoa học và phù hợp. - Ví dụ: Khi dạy trẻ bài "Số 6 - tiết 1" tôi đã chọn cặp đối tượng thỏ và cà rốt để dạy trẻ lập nhóm đối tượng có số lượng 6, tôi chọn cặp đối tượng trên với lý do như sau: Thỏ và cà rốt có mỗi quan hệ lôgic với nhau: Thỏ thích ăn cà rốt. - Trẻ đang lập số lượng 6 với cặp đối tượng thỏ và cà rốt. c. Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô. - Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn. - Khắc sâu kiến thức toán mà trẻ đã học trên tiết học. - Củng cố kỹ năng tạo hình của trẻ. - Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ dùng do mình làm ra trong tiết học. - Giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình làm ra. - Cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp. - Ví dụ: + Để phục vụ cho các tiết học về số lượng tôi đã tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật, con vật Sau đó tôi sẽ lưu lại một số bức tranh đẹp, cắt dán những chi tiết cần thiết rồi bồi lên bìa cứng để trẻ sử dụng trong tiết học. + Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đã học, tôi đã tận dụng những ngày sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do do cô và trẻ sưu tầm để trẻ quan sát và nhận xét (Số lượng các khối bằng tháng sinh của trẻ). + Trong bài tập đo đồ dùng bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồ dùng để đo độ dài của các đối tượng như: Vẽ tô màu, cắt theo hình bông hoa, bàn tay, bàn chân rồi dùng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài của các đối tượng. - Trẻ thích thú với đồ dùng do cô và trẻ làm ra. d. Ngiên cứu làm đồ dùng dạy học sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng cho nhiều hoạt động. - Khi đó một đồ dùng hcoj tập sẽ có hiệu quả sử dụng rất lớn, không chỉ là đồ dùng dạy học của môn làm quen với toán và có thể sử dụng cho nhiều môn học và các hoạt động khác. Việc khai thác tối đa tính năng của các đồ dùng học tập sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí làm đồ dùng học tập sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí làm đồ dùng học tập đồ chơi cho lớp và tiết kiệm được thời gian. - Ví dụ: Tôi làm một bảng tổng hợp bằng bìa A0, trên đó có dán hình ảnh các con vật được gắn bằng các miếng dính có thể thay đổi số lượng và vị trí khi sử dụng phù hợp với mục đích giảng dạy khác nhau như: + Dạy trẻ đình hướng không gian: Trên - Dưới - Trước - Sau - Phải - Trái. + Dạy trẻ về tập hợp, số đếm. + Dạy trẻ về hình dạng. + Dạy trẻ về kích thước. e. Tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng dạy học. - Việc tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ (Phụ huynh đóng góp ủng hộ giáo viên các phế thải như: Chai, lọ ). - Tuy nhiên khi lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của môn Làm quen với toán cần chú ý: + Lựa chọn những nguyên vậy liệu sạch, đảm bảo an toàn. + Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền. + Nguyên vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh học sinh đóng góp. + Vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp vừa phải với tầm tay trẻ. - Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian và các số tự nhiện, dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loại cho trẻ học về số lượng, chiều cao, kích thước f. Các đồ dùng cho trẻ Làm quen với toán do giáo viên làm phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong sử dụng và có độ bền cao. - Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế đồ dùng đồ chơi làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích cho trẻ, không bị biến hình, hư hỏng khi trẻ sử dụng. Và đặc biệt nếu các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú với tiết học. - Khi làm đồ dùng dạy học tôi thường phối kết hợp nhiều màu sắc để tạo ra đồ dùng đẹp, sinh động, hợp với sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng bền, đẹp, giá thành thấp, hiệu quả sử dụng có giá trị cao như xốp màu. Chính vì vậy tôi thường sử dụng xốp màu để làm ra đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ. g. Sử dụng các đồ dùng đồ chơi Làm quen với toán do cô và trẻ làm ra để trang trí lớp tạo môi trường học Toán cho trẻ. - Các đồ dùng đồ chơi làm quen với toán do cô và trẻ làm ra không chỉ được sử dụng trong giờ học toán mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi cho góc "Bé làm quen với Toán". Như vậy trẻ được ôn luyện và củng cố kiến thức về môn học toán ở mọi lúc mọi nơi. trong các thời điểm khác nhau như: Trong giờ đón trẻ, giờ hoạt động vui chơi, giờ trả trẻ. - Ví dụ: Tôi dùng giấy bìa cứng để làm bàn cờ cho trẻ chơi trong giờ vui chơi như: + Bàn cờ nhận màu. + Trò chơi đặt số tương ứng cúng rất đơn giản và dễ chơi: Tôi dùng giấy màu cắt các hình có mối quan hệ lôgic với nhau và sắp xếp thành nhóm để trẻ tìm và đặ chữ số tương ứng. + Trò chơi ghép tranh, tập đếm cũng là trò chơi thu hút được trẻ tham gia. - Ngoài ra tôi còn làm bảng bé tập đếm và đặt số tương ứng để trẻ chơi nhằm củng cố kiến thức đã học cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 3. Kết quả. - Với việc chịu khó suy nghĩ, tích cực làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Làm quen với toán tôi thấy: + Khi đưa đồ dùng đồ chơi tự tạo vào trong tiết dạy trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến vì được hoạt động, khám phá với đồ vật là đặc tính cơ bản gây hứng thú được thể hiện rõ ở tiết học Làm quen với toán. Qua đó các kiến thức cô cần cung cấp cho trẻ được trẻ tiếp thu nhanh hơn. - Có đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao hơn về kiên thức cho trẻ, để giờ học, giờ chơi diễn ra thích thú, thuận lợi đã bổ xung và củng cố kiến thức cho trẻ một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. - Với những kiếm thức đã tiếp thu được qua hoạt động làm đồ dùng dạy học và đồ chơi phục vụ cho môn Làm quen với toán và hoạt động học trên lớp, Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông minh hơn khi nhận xét, phát biểu và giao tiếp với mọi người. - Kết quả được thể hiện rất rõ qua việc đáng giá nhận thức của trẻ về môn học Làm quen với toán năm học 2009 - 2010 như sau: Kết quả Giai đoạn Tốt Khá Trung bình Yếu Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. - Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Đồ dùng đồ chơi do giáo viên và học sinh tự làm được sử dụng trong giờ học, giờ chơi rất dễ làm, dễ kiếm và rẻ tiền, gióa viên nào cũng có thể làm được. - Đồ dùng đồ chơi tự làm có thể sử dụng trong nhiều môn học và các hoạt động. - Một số giáo viên trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi cũng đã đạt được kết quả tốt trong môn học Làm quen với toán. - Trong khi dạy, nếu có đủ đồ dùng đẹp, nhất là đồ dùng do trẻ tự làm ra thì tiết học sẽ hấp dẫn hơn. Đó là một yếu tố giúp trẻ hào hứng trong học tập và giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ có nhiều thuận lợi. - Thao tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phát triển óc sáng tạo và ký năng của đôi bàn tay rèn sự khéo léo cho đôi bàn tay cho cô và trẻ. - Đồ dùng do giáo viên và trẻ làm ra được trẻ rất trân trọng, giữ gìn, tạo cho trẻ có thói quen bảo vệ đồ dùng. - Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã thực hiện và đạt kết quả tốt trong lớp trong trường Mầm non Tuổi Thơ, rất mong được sự đóng góp ý kiến của chị em đồng nghiệp và ý kiến của các đồng chí lãnh đạo. IaDin, Ngày 8 tháng 3 năm 2011 Người viết Hoàng Thị Như . để làm ra đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ. g. Sử dụng các đồ dùng đồ chơi Làm quen với toán do cô và trẻ làm ra để trang trí lớp tạo môi trường học Toán cho trẻ. - Các đồ dùng đồ chơi làm quen. học kinh nghiệm như sau: - Đồ dùng đồ chơi do giáo viên và học sinh tự làm được sử dụng trong giờ học, giờ chơi rất dễ làm, dễ kiếm và rẻ tiền, gióa viên nào cũng có thể làm được. - Đồ dùng đồ. bài tập đo đồ dùng bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồ dùng để đo độ dài của các đối tượng như: Vẽ tô màu, cắt theo hình bông hoa, bàn tay, bàn chân rồi dùng các đồ dùng này

Ngày đăng: 03/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w