1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm VIệt Nam so với Thái Lan khi xuất khảu sang Nhật Bản

28 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 462,82 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING MÔN: MARKETING TOÀN CẦU TPHCM, ngày 24 tháng 8 năm 2011 1Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so vớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

MÔN: MARKETING TOÀN CẦU

TPHCM, ngày 24 tháng 8 năm 2011

1Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với một nước nhập siêu như Việt Nam thì những ngành có giá trị xuất khẩu cao như thủy sản là ngành khá quan trọng, đóng góp của ngành này ngày càng nhiều trong nền kinh tế khi giá trị xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm Trong đó, tôm là sản phẩm đóng góp nhiều nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của thủy sản trong 10 năm qua và còn tiếp tục trong nhiều năm tới Tuy vậy, hiện nay tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh rất dữ dội với tôm của Thái Lan, Indonesia,

Ấn Độ…………

Đối thủ cạnh tranh của tôm Việt Nam rất nhiều, nhưng trong bài phân tích này chúng em tập trung phân tích cạnh tranh với tôm Thái Lan, nhà cung ứng tôm hàng đầu trên thế giới, đặc biệt hơn khi Việt Nam và Thái Lan cùng có thị trường mục tiêu là Nhật Bản-thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu thế giới-cũng là thị trường phân tích chính trong bài

Lợi thế cạnh tranh của hai quốc gia khi xuất khẩu cùng một sản phẩm và cùng một thị trường mục tiêu có nhiều mô hình, cơ sở để so sánh Trong bài nghiên cứu này chúng em chọn mô hình kim cương của Michael Porter để làm rõ vấn đề

Bài phân tích của chúng em gồm 4 phần chính:

Phần I: trình bày về tình hình xuất khẩu thủy sản và tôm của Việt Nam

Phần II: trình bày về tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật BảnPhần III: phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thông qua mô hình kim cương của Michael Porter

Mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên bài viết này không thể tránh những thiếu sót, rất mong

cô đóng góp và phê bình để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Chân thành cảm ơn cô

2Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

II XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 6

1 Tình hình nhập khẩu tôm của Nhật 6

2 Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam qua Nhật Bản 8

3 Những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm sang Nhật 10

III PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TÔM VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN 11

1.Điều kiện về tài nguyên 11

a.Yếu tố vị trí địa lí ,địa hình, khí hậu 11

b Cơ sở khoa học –kĩ thuật , cơ sở hạ tầng 12

c Về nhân lực 17

2.Những điều kiện về nhu cầu 18

3 Những ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan 18

4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp 20

5 Vai trò về cơ hội vận may rủi 22

a.Điểm tương đồng 22

b Điểm khác biệt 22

6 Vai trò của chính phủ 24

IV KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN 28

3Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 4

I TỔNG QUAN XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN & TÔM

VIỆT NAM

Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, theo đánh giá

của tổ chức lương thực thế giới FAO, Việt Nam đứng hàng thứ năm trong các quốc gia xuất khẩu thủy sản (năm 2010), với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD từ năm 2005 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2005-2010 bình trung đạt 15% mỗi năm Trong năm

2010 xuất khẩu thủy sản đạt 4,94 tỉ USD, tăng 17% về giá trị và 8% về sản lượng so với năm

2009, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, đứng thứ ba về xuất khẩu sau dầu thô và dệt may

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 2005-7T/2011

Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 90 quốc gia trong đó thị trường Mỹ, EU

và Nhật Bản là ba thị trường đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm này Trong đó thị trường

Mỹ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu với sản phẩm chủ yếu là cá da trơn: cá tra, cá ba sa, thị trường EU chiếm 22%, đứng hàng thứ ba là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản chiếm 17.8% trong kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam

Các sản phẩm chính trong cơ cấu xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam là tôm, cá da trơn - cá

ba sa, cá tra- cá ngừ, và nhuyễn thể trong đó cá da trơn và tôm là hai mặt hàng quan trọng nhất, giá trị xuất khẩu luôn chiếm khoảng 60-70% trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu

CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO GIÁ TRỊ NĂM 2010

4Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 5

Cua, gh và giáp ẹ xác khác

Tôm

Cá da tr n ơ

Cá ngừ

Cá khác Nhuy n th ễ ể

Nguồn VASEP.

Đặc biệt là tôm, trong 10 năm qua tôm luôn là sản phẩm chủ chốt, giá trị tôm xuất khẩu

luôn tăng qua các năm

Nguồn:tổng hợp từ VASEP, cafef.vn

Mỹ, EU, và Nhật Bản vẫn là ba khách hàng hàng đầu của tôm Việt Nam Trong đó thị trường Nhật Bản chiếm tỷ lệ ngày càng quan trọng, năm 2010, Nhật Bản đã vượt Mỹ và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam

CƠ CẤU XUẤT KHẨU TÔM 2010:

5Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 6

0.07 0.05

0.17

Nh t B n ậ ả Mỹ EU Trung Qu c ố Hàn Qu c ố

Th tr ị ườ ng khác

Nguồn : VASEP

Năm 2011Nhật Bản phải đối mặt với nhiều thảm họa: động đất, sóng thần Thay vì lo ngại việc cắt giảm hợp đồng thì nhiều ngày qua, lượng hợp đồng từ Nhật Bản lại tăng vọt, điều này chứng tỏ Nhật Bản đang và sẽ là thị trường hấp dẫn hàng đầu đối với tôm Việt Nam

II XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1 Tình hình nhập khẩu tôm

của Nhật

Theo thống kê của Nhật Bản, hằng

năm nước này nhập khẩu khoảng hơn 15 tỷ

USD các mặt hàng thuỷ sản Trong đó, tôm

là mặt hàng có giá trị cao nhất (bao gồm cả

tôm và tôm hùm), với tỷ lệ tôm đông lạnh

chiếm tỷ trọng 80% (trong tôm đông lạnh

tôm sú chiếm 30%), đạt 239.935 tấn, giá trị

228,96 tỷ yên (xấp xỉ 1,92 tỷ USD), chiếm

13,72% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005

( Biểu đồ 4 )

Vào năm 1994, tổng khối lượng

nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt đỉnh

cao ở mức 302.975 tấn Trong thập kỷ qua,

nhập khẩu tôm đã biến động nhiều do ảnh

6Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 7

hưởng một phần của nền kinh tế Nhật Bản, một phần khác do nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế từ các nước sản xuất vì vấn đề dịch bệnh, các rào cản thương mại và vệ sinh thực phẩm

Bảng 12: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản,1998 & 2001 – 2005

Chế biến sẵn/bảo quản (bao

gồm tempura & tôm đóng hộp)

Nguồn : Infofish Trade New, No4/2005, No.3/2006

Quan hệ đối tác Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng cải thiện : Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá của Nhật, giá xuất khẩu cao Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản vững mạnh, nhu cầu tiêu thụ lớn, ổn định và tỷ giá đồng yên/ USD diễn biến có lợi cho các nhà nhập khẩu nước này đang giúp Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà nhập khẩu tôm Việt Nam

Năm 2007, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ 1 thế giới về các sản phẩm tôm – (kí hiệu HS160520) của Việt Nam Trong giai đoạn 2003-2007, trung bình xuất khẩu hàng năm sản phẩm HS160520 của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 15% về giá trị và 18% về khối lượng Năm 2007, tổng nhập khẩu các sản phẩm này của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 12.786 tấn, trị giá 107,013 triệu USD

Năm 2008 , cùng với sự suy giảm trong nhập khẩu thủy hải sản , lượng tôm nhập khẩu từ tháng 1-tháng 6 năm 2008 của Nhật cũng giảm xuống so với cùng kỳ năm trước Tại Nhật Bản, việc giá năng lượng và lương thực cao trong khi thu nhập thực tế lại giảm đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Nhật Bản : từ tháng 1-tháng 6 năm 2008, một hộ gia đình trung bình ở Nhật Bản chỉ tiêu thụ 4,047 kg tôm , thấp hơn 4,20% so với cùng kỳ năm 2007

7Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 8

Nhập khẩu tôm (tất cả các loại) vào Nhật Bản (Đơn vị: tấn)

( Nguồn : Infofish Trade New )

Số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản : năm 2009 , Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho Nhật Bản, chiếm tới 20 % thị phần nhập khẩu tôm đông lạnh của nước này (39925 tấn)

Trong 11 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản nhập từ Việt Nam 55,6 nghìn tấn tôm, trị giá 504 triệu USD, tăng 12,8% về khối lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước

* Người Nhật Bản luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng, về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì Đặc biệt, khách hàng Nhật Bản rất chú trọng đến độ tươi mới của sản phẩm Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên người Nhật thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi Ở Nhật Bản, người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả Do vậy, muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp Ngoài ra, người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến các vấn đề về môi trường như nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm

2 Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam qua Nhật Bản

Trong giai đoạn thập kỷ 60-70, Nhật Bản đã chiếm tới 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Trong thập kỷ 80 và 90, Việt Nam đã tiến hành từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, nên thị phần của Nhật Bản bị thu hẹp dần xuống mức 50 – 60% Cuối thập kỷ

Trang 9

(Nguồn: Trung tâm tin học-Bộ thủy sản)

Năm năm qua, từ 2006-2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh) là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD

Mặc dù đến hết năm 2010, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 581 triệu đô la Mỹ, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009

Sau khi tăng trưởng khá trong quý I/2011, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản bắt đầu giảm sút Tháng 4/2011, XK tôm sang thị trường này giảm17,7% về khối lượng và 14,7% về giá trị Sang tháng 5, tiếp tục giảm mạnh về khối lượng (31,8%), tuy giá trị chỉ giảm 3,4% Tháng 6 là tháng thứ 3 giảm liên tiếp cả về khối lượng (19,1%) lẫn giá trị (12,2%) Bên cạnh đó, các số liệu

về NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2011 cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi ViệtNam “tụt hạng” xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn

9Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 10

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 101.872 tấn tôm các loại, trị giá trên 971 triệu USD Mỹ sau gần 10 năm đứng sau thị trường Nhật Bản đã vươn lên vị trí số 1 về nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng đạt 19.344 tấn, trị giá 216,5 triệu USD, tăng 28,7% về khối lượng và 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

3 Những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm sang Nhật

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Do đó, việc xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước khác : Trong năm

2003 thị phần tôm nhập khẩu của Indonesia dẫn đầu ở thị trường Nhật với gần 25%, VN đứng thứ nhì với 19,7% thị phần Nhưng đến năm 2005, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ nhất, với kim ngạch khoảng 500 triệu USD/năm, chiếm khoảng 23% thị phần nhập khẩu của Nhật, vượt qua đối thủ mạnh là Ấn Độ và Indonesia

Năm 2006, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc Năm 2007, Thái Lan vươn lên xếp thứ 4, trước Trung Quốc 2 năm sau đó, 2008 và 2009, Thái Lan giữ vị trí thứ 3 sau Việt Nam, Inđônêxia và đến năm 2010, nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam Điều này cho thấy rõ mục tiêu của Thái Lan là lấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm xuất khẩu tôm của nước này

Hiện nay, tôm chân trắng chiếm tới 90% sản lượng tôm nuôi của Thái Lan Trận lụt đầu tháng 4 năm 2011 gây thiệt hại ước khoảng 50.000 tấn tôm nguyên liệu của nước này Tuy nhiên, nhiều thông tin từ Thái Lan cho rằng thiệt hại về sản lượng nuôi không ảnh hưởng nhiều đến XK tôm của nước này vì người nuôi nhanh chóng thả nuôi trở lại và sản lượng sẽ sớm được khôi phục

10Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 11

do thời gian nuôi tôm chân trắng chỉ mất 3 tháng Sản lượng tôm chân trắng hàng năm của Thái Lan đạt khoảng 550.000 tấn, tuy nhiên khoảng 10% các cơ sở nuôi đã bị tàn phá do lũ lụt trong tháng 3

Thêm vào đó, Êquađo hiện nay đã trở thành một nước nuôi tôm chân trắng lớn Thông thường, mức giá tôm chân trắng Êquađo cao hơn tôm Thái, nhưng năm nay, giá xuất sang Mỹ chỉ đạt 7,2USD/kg, thấp hơn tôm chân trắng của Thái tới 10% Thực tế này đã khiến một số nhà nhập khẩu Nhật chuyển sang mua tôm Êquađo Tuy nhiên, Êquađo chỉ tập trung vào tôm thịt hoặc tôm vỏ, vì vậy một số thương gia Nhật những người mua tôm chất lượng cao để chế biến vẫn phải phụ thuộc vào tôm Thái giống như những năm trước

Hiện nay, tôm chân trắng Ấn Độ cũng đang được chú ý trên thị trường Các thương nhân tin rằng tôm chân trắng nuôi trong nước biển ở miền nam Ấn Độ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của Nhật Mức giá tôm chân trắng Ấn Độ cỡ 16-20 con/pao là 12,5USD/kg, đây là mức giá tốt khi so sánh với tôm sú cùng cỡ

III PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TÔM VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN

1.Điều kiện về tài nguyên:

a.Yếu tố vị trí địa lí ,địa hình, khí hậu :

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á, châu Á Lãnh thổ

Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này Việt Nam có vùng đồng bằng rộng lớn chạy dọc theo bờ biển , với tổng chiều dài đường bờ biển Việt Nam có chiều dài là 3.444 km (CIA World Factbook) Biển Việt Nam tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan

Vương quốc Thái Lan cũng là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á Lãnh hải Thái

Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman Thái lan cũng có đường bờ biển dài với chiều dài lên đến 3.219 km (theo CIA World Factbook)

Nếu chỉ xét về vị trí địa lí và địa hình thì thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn so với Thái Lan Việt Nam có bờ biển dài hơn với nhiều bãi tôm tiềm năng lớn trong đánh bắt, nuôi tôm

nước mặn và lợ Hơn thế nữa Việt Nam còn có lợi thế về diện tích nước mặt Nếu xét chung cho

cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới Diện tích nước mặt lớn là nhờ hai hệ thống sông rất lớn là sông Hồng ở phía Bắc và sông Cửu Long ở phía Nam và lượng lớn hồ đầm khác Các sông có đăc điềm đều có hướng chảy ra biển đông với cửa sông lớn nên tại cửa ngõ các sông có thể phát triển đánh bắt và nuôi tôm nước lợ

11Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 12

Một thuận lợi khác của Việt Nam đó là việc đồng bằng nằm ven biền có diện tích rộng lớn giúp phát triển ngành nuôi tôm đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy chế biến và thuận tiện cho việc vận chuyển tôm đi tiêu thụ Ngoài ra Việt Nam còn nằm ở vị trí thuận lợi khi ở gần Nhật Bản hơn, và giao thông cũng rất thuận lợi cho việc chuyển hàng sang Nhật.

Về khí hậu : Vì cùng năm trong vành đai nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên khí hậu Thái Lan

có nhiều điềm tương đống với Việt Nam : Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều

Nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế vì nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam,

có những thời điểm nhiệt độ cao nhất của Việt Nam lên đến 37-39⁰C thì nhiệt độ ở Thái lan lên đến trên 40⁰C Mức độ giao động nhiệt độ của Việt Nam cũng ít hơn (Việt Nam nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C, Thái Lan : nhiệt độ từ 2 °C đến 39 °C) Nhiệt độ của Việt Nam có sự khác biệt là nhờ tác đông từ biển Đông và lượng nước mưa lớn hơn Hằng năm, lượng mưa ở Việt Nam từ 1.200 đến 3.000 mm Còn ở Thái Lan cho đến nay lượng mưa nhiều nhất với khoảng 2.400 mm mỗi năm Nhiệt độ ít dao động và mức nhiệt độ trung bình không quá cao được xem là tốt cho sự phát triển của tôm Nhiệt đô phù hợp với con tôm là 23 °C đến 30 °C Nhiệt độ cao giúp tôm nhanh lột xác từ đó tôm lớn nhanh hơn nhưng ngược lại tôm cũng dễ mắc phải nhiều loại bệnh nghiêm trọng Còn nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ vượt qua giới hạn chịu đựng của tôm

Vấn đề về nhiệt độ cũng là vấn đề gây trở ngại cho ngành tôm ở phía Bắc Việt nam Phía Bắc Việt Nam có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với nuôi tôm sú: mùa đông lạnh làm cho nhiệt độ của nước thấp nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm Nhiệt độ giữa các mùa lại có sự biến động khá lớn Nên miền bắc không nuôi tôm vào giai đoạn mùa đông Bù lại thì miền Trung

và miền Nam lại có điều kiện thời tiết khí hậu và thỗ nhưỡng thuận tiện cho phát triển nuôi tôm

b Cơ sở khoa học –kĩ thuật , cơ sở hạ tầng :

Việt nam có những thuận lợi về điều kiện nhiên nhưng lại có phần kém hơn về khoa học kĩ thuật và cơ sở hạ tầng Việt Nam đã đưa mô hình nuôi tôm của Thái Lan vào áp dụng

Tuy là nước đi sau về mô hình nuôi tôm công nghiệp khép kín (thâm canh) nhưng Việt Nam đã có những thành công với mô hình này Ngoài mô hình trên còn có mô hình quảng canh , quảng canh cải tiến và bán thâm canh

1 Nuôi quảng canh 2 Quảng canh cải tiến 3 Bán thâm canh và

thâm canh

12Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 13

hoặc thả con liên tục

Không dùng thức ăn viên

Không xử lý hồ bằng vôi CaCO2

Thời gian vét đáy ao nuôi: tháng

5-6

Năng suất: 285 kg/ha/năm

Diện tích đầm nuôi: 1-3 haDiện tích nước: 60-70 %Con giống: tự nhiên có thả bổ sung

Mật độ thả: 6-6 con/ mét vuông (lần đầu)/ kỳ nuôi sau: 1-2 con/mét vuông

Thời gian nuôi: Hai chu trình nuôi từ tháng 1-5/6-12

Có sử dụng một ít thức ăn viên hay tự chế

Ao có xử lý vôi và bón phânThời gian vét bùn đáy ao: tháng 5-6

Sản lượng: 195 kg/ha/chu kỳ nuôi

Diện tích ao nuôi: 1-4 haDiện tích nước: 70-75%Con giống: thả con giống

đẻ nhân tạo Mật độ: 15-45 pc/ mét vuông

Thời gian nuôi: Hai đợt/năm từ tháng 1-5/ 6-11100% thức ăn viên

Xử lý ao bằng vôi, có bón phân

Có dùng hóa chất và enzymes

Năng suất: 1 - 3 tấn (bán thâm canh) và 5-7 tấn (thâm canh)

Miền Bắc: Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng hiệu quả đạt rất thấp Hiện nay nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh đã làm cho năng suất tăng lên

Miền Trung : Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta Năm 1995 năng suất tôm nuôi trung bình mới đạt 415 đến 1144kg/ha/năm Năm 1996, một số mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh theo công nghệ của CP (Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ Năm 1997, mô hình nuôi công nghiệp của Thái Lan cũng đã được thử nghiệm thành công taị Ninh Thuận, Bình Thuận và đang có xu hướng nhân rộng ở khu vực miền Trung.Nuôi tôm sú bán công nghiệp đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng Năm 1997 ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, đạt năng suất bình quân toàn huyện là 1128kg/ha, năng suất dao động từ 520kg/ha đến 2500kg/ha, cá biệt có hộ đạt >3000kg/ha

Miền Nam: Cà Mau và Bạc Liêu (tỉnh Minh Hải cũ) có diện tích nuôi lớn nhất cả nước 150.000 ha.Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảnh canh cải tiến Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang

Từ năm 1997, VN đã phát triển những mô hình nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) đưa năng suất lên trung bình 5 tấn/ha/vụ

Trong khi đó ở Thái Lan nghề nuôi tôm bắt đầu sớm hơn vào năm 1973, khi một quan chức

của Tổng cục Thủy sản (DOF) nuôi tôm sú thành công Năm sau đó, nhận các khoản tài trợ từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), DOF đã trợ cấp cho nông dân nuôi tôm quảng canh ở vùng khó làm nông nghiệp Năm 1982, các chuyên gia Đài Loan phát hiện ra khu vực gần cửa sông Chaopraya có điều kiện phù hợp với việc nuôi tôm bán thâm canh Thái Lan bắt đầu mở rộng

13Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Trang 14

nuôi tôm ở 3 tỉnh gần thủ đô Bangkok là Samutsongkhram, Samutsakhon và Samutprakarn Các trang trại tôm phát triển dọc bờ biển của Thái Lan Tuy nhiên, sau đó, công nghệ nuôi tôm Đài Loan bắt đầu bộc lộ yếu kém Ngày nay, tàn dư của công nghệ này là các cống nước xi măng, những vùng đất với các ao nhỏ bị bỏ trống chơ vơ ở các khu vực hiện không còn nuôi tôm.

Mười năm sau, kỹ thuật nuôi tôm kiểu Đài Loan được thay bằng công nghệ nuôi tôm kiểu Thái với hệ thống xây dựng và sục khí ao với kỹ thuật nuôi và thu hoạch độc đáo GS Chalor lại là người đề xuất giải pháp phòng chống là xử lý nước hoàn toàn trước khi thả nuôi theo hệ thống tuần hoàn khép kín không cần thay nước, chỉ bổ sung nước để bù lượng nước bốc hơi Kể từ đó không còn một dịch bệnh lớn nào xảy ra nữa

Rõ ràng việc ngành tôm Thái Lan phát triển sớm hơn Việt Nam đem lại cho Thái Lan

nhiều thuận lợi Người nuôi tôm ở Thái Lan chắc chắn có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi và

chăm sóc con tôm Hơn thế nữa họ là người đi tiên phong trong việc phát triển nuôi tôm thâm canh nên chắc chắn họ có lợi thế hơn về vấn đề kĩ thuật , công nghệ

- Câu chuyện về nuôi tôm thẻ chân trắng:

Không chỉ thua kém về mặt kĩ thuật công nghệ mà Việt Nam còn thua về khả năng nắm bắt thông tin và quản lí chưa tốt

Trong khi Thái Lan nhanh chóng phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng từ lâu thì Việt Nam đến năm 2002 mới bắt đầu đi vào thử nghiệm Nói đến tôm thẻ chân trăng lí do khiến giống tôm này đang được phát triển vì: 1) chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng, 2) dễ nuôi ở mật độ cao, 3) đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, 4) chịu được nhiệt độ thấp và 5) chịu được nước có chất lượng kém hơn, 6) thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú Hơn nữa tuy giống tôm này có kích thước nhỏ hơn tôm sú nhưng bù lại yếu tố chi phí thấp khiến chúng dễ dàng cạnh tranh với tôm sú loại nhỏ dưới 25gram/con Nhưng sự phát triển nào cũng phải nằm trong kế hoạch cụ thể chứ không nên theo kiểu phát triển ồ ạt Đó chính là khuyêt điểm lớn nhất của Việt Nam Khi nhận thấy lợi ích từ tôm thẻ chân trắng là bắt đầu thi nhau nuôi khiến diện tích nuôi thẻ chân trắng gia tăng một cách nhanh bất kiểm soát

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay còn gây ra rất nhiều tranh cãi Không thể phủ nhận lợi ích trước mắt từ loài tôm này khi mà nhu cầu thế giới đang cao và tăng nhanh Nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng như thế nào thì không hề đơn giản khi con tôm này không phải là không gây hại Theo Bộ TN&MT(tài nguyên và môi trường) , tại một số nước trên thế giới, tôm thẻ chân trắng được ghi nhận là đã thoát ra khỏi khu vực nuôi trồng có kiểm soát, rồi tồn tại ngoài tự nhiên Ngay

cả tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cũng cảnh báo, loài tôm này nếu thiết lập được quần thể trong tự nhiên sẽ cạnh tranh với các loài bản địa, gây ra các tác động lâu dài đối với đa dạng sinh học, nên hết sức thận trọng Bộ này cũng cho biết, loài tôm thẻ chân trắng còn là vật chủ chính mang virus gây hội chứng Taura (bệnh đỏ đuôi) Hiện loại bệnh này đã gây hại ở những nước nuôi diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador Một số nước như Indonesia, Srilanca, Úc khoanh nuôi hạn chế; Philippines, Malaysia đã thông báo cấm nuôi

Bên cạnh đó, theo Bộ TN&MT, ngoài việc mang virus gây bệnh Taura, tôm thẻ chân trắng còn mang nhiều loại virus khác như WSSV, BP, IHNV, REO, LOVV và TSV là những bệnh có thể và đã lan truyên sang các loài tôm bản địa như tôm sú Vì thế, thế giới đã khuyến cáo cần có

14Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngày đăng: 03/05/2015, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 12: Nhập khẩu tôm  đông lạnh (tất cả  các loại) vào Nhật Bản,1998 & 2001 – 2005  (Đơn vị: tấn) - Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm VIệt Nam so với Thái Lan khi xuất khảu sang Nhật Bản
Bảng 12 Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản,1998 & 2001 – 2005 (Đơn vị: tấn) (Trang 7)
Bảng 20: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 - Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm VIệt Nam so với Thái Lan khi xuất khảu sang Nhật Bản
Bảng 20 Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 (Trang 8)
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH - Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm VIệt Nam so với Thái Lan khi xuất khảu sang Nhật Bản
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w