1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THI ĐUA KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY CP VINACONEX

22 2,3K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 277,5 KB

Nội dung

Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT 2

1.1 Cơ sở lý luận về thi đua – khen thưởng – kỷ luật 2

1.2 vai trò và mối quan hệ giữa thi đua khen thưởng kỷ luật với quản ý nhân sự công ty 4

1.3 sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật 5

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THI ĐUA KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY CP VINACONEX 6

2.1 Tổng quan công ty VINACONEX 6

2.2 Thực trạng thực hiện quy chế thi đau khen thưởng kỷ luật tại công ty 7

Chương III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY VINACONEX 21

3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thi đua 21

3.2 Giải pháp hoàn thiện khen thưởng 21

3.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định về kỷ luật 21

Trang 2

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

1.1 Cơ sở lý luận về thi đua – khen thưởng – kỷ luật:

1.1.1 Cơ sở lý luận về thi đua:

1.1.1.1 Khái niệm thi đua:

Ganh nhau đến hết năng lực của mình ra làm việc, nhằm nâng cao năng

suất lao động và phát triển sản xuất

1.1.1.2 Nguyên tắc thi đua:

Tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùngphát triển Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phongtrào thi đua Mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thiđua; không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua

1.1.2 Cơ sở lý luận về khen thưởng:

1.1.2.1 Khái niệm khen thưởng:

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyếnkhích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng

và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp

1.1.2.2 Cấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức:

Trách nhiệm Trình tự thực hiện Tài liệu, biểu mẫu liênquan

Trang 3

1.1.2.3 Nguyên tắc khen thưởng:

Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời Thành tích đến đâu, khenthưởng đến đó; không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng ở mức thấp rồi mớiđược khen thưởng mức cao hơn Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnhkhó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng ởmức cao hơn; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếpthừa hành nhiệm vụ

1.1.3 Cơ sở lý luận về kỷ luật lao động:

1.1.3.1 Khái niệm kỷ luật lao động

Là những qui định về việc tuân theo thời gian và điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội qui lao động Nội qui lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác Doanh nghiệp từ 10 lao động trở lên phải có nội qui lao động bằng văn bản Đó là những qui tắc làm việc mà trong quan hệ lao động, mỗi người lao động đều phải chấp hành nhằm đảm bảo trật tự lao động sản xuất, kỷ luật lao động bao gồm những qui định về : chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người

sử dụng lao động, chấp hành quy trình công nghệ, các qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh thuộc phạm

vi trách nhiệm được giao, đảm bảo công việc kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.2 Nguyên tắc kỉ luật lao động:

- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật Khi một

Phê duyệt

Dự thảo quyết định khenthưởng hoặc tờ trình đềnghị cấp khen cao

Tổ chức trao tặng

Trang 4

dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức haykhả năng điều khiển hành vi của mình

- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý

vi phạm kỷ luận lao động

- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công

1.2 Vai trò của thi đua – khen thưởng – kỷ luật và mối quan hệ giữa thi đua khen thưởng kỷ luật với việc quản trị nhân sự trong tổ chức

1.2.1 Vai trò của thi đua – khen thưởng - kỷ luật

1.2.1.1 Vai trò của thi đua:

Thi đua sẽ khiến nhân viên trong doanh nghiệp ganh đua với nhau sẽ thúc đẩy các nhiệm vụ được giao sẽ được hoàn thành tốt Cảnh tranh sẽ khiến người lao động luôn tìm tòi sáng tạo hoàn thiện các phương án kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

1.2.1.2 Vai trò của khen thưởng:

Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

1.2.1.3 Vai trò của kỷ luật lao động:

- Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắpxếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung

- Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu

- Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất

- Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa Đó cũng

là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt

1.2.2 Mối quan hệ giữa thi đua – khen thưởng – kỷ luật với việc quản trị nhân sự trong

tổ chức

Là động cơ tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong doanh nghiệp, thúc đẩy người đó đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định Nhân

Trang 5

viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.

Là công cụ giữ nhân viên nhằm giảm các yếu tố "bất mãn" và tăng sự "hài lòng" của nhân viên Mọi việc đều phải bắt đầu tư yếu tố nguồn là thu hút và tuyển dụng cho đến các yếu tố động viên, bao gồm: khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hóa doanh nghiệp

1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua – khen thưởng – kỷ luật lao động:

- Thưởng phải thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhân viên phải tin rằng cố gắng của họ

sẽ được thưởng

- Sử dụng hợp lý việc thưởng phạt

- Thưởng phải dựa trên kết quả công việc (cá nhân, nhóm và tổ chức)

- Trao phần thưởng công bằng

- Cung cấp loại phần thưởng hợp lý

- Mức thưởng xứng đáng

- Thưởng đúng thời điểm

Để tránh vấn đề bất mãn về thi đua – khen thưởng – kỷ Người lao đông sẽ cảm nhận vai trò quan trọng của mình và trách nhiệm của chính họ, vì vậy họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn

Trang 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VINACONEX

2.1 Tổng quan về Công ty CP Vinaconex:

Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua quá trình nỗ lực xây dựng và trưởng thành, VINACONEX tự hào khi tên tuổi của mình luôn được gắn với những sản phẩm có chất lượng cao và hoàn hảo nhất

Từ khi thành lập, VINACONEX đã xác định mục tiêu của mình là “Khôngngừng mở rộng, không ngừng vươn xa” để trở thành một tập đoàn kinh tế hàngđầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bấtđộng sản

Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ”, VINACONEX đã xâydựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năngđộng và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ

Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông Công ty luôn đạt mức tăng trưởngcao và ổn định, tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cũng nhưcác khoản nộp ngân sách, và phúc lợi xã hội ngày càng tăng

VINACONEX sẽ nỗ lực hơn nữa để những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnhvực sẽ được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khẳng định vịthế của VINACONEX, một thương hiệu của NIỀM TIN

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh:

· 27/9/1988: Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài

Quản lý hơn 13.000 cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nướcBungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq

· 10/8/1991: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam

Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động

· 20/11/1995: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

Hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực như xây lắp (gồm xây lắp các công trìnhdân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, v.v.); xuấtnhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh

tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư vào các lĩnhvực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác;

· 01/12/2006: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

Trang 7

Là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương củaChính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất độngsản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhậpkhẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sảnxuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ranước ngoài.

· 05/9/2008: Cổ phiếu của Tổng công ty VINACONEX (mã VCG) chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Hiện nay, VINACONEX có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5công ty liên doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực trênkhắp mọi miền của đất nước Đội ngũ cán bộ công nhân viên củaVINACONEX lên tới hơn 40.000 người gồm nhiều cán bộ, kỹ sư, chuyên gia,công nhân viên đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyênsâu và giàu kinh nghiệm

Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, VINACONEX sẽ tập trung pháttriển trên hai lĩnh vực chính vốn là thế mạnh và có lợi thế cạnh tranh cao củaTổng công ty là xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản Bên cạnh đó,VINACONEX vẫn tiếp tục cùng với các đơn vị thành viên, công ty liên doanh,liên kết tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất côngnghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất nhập khẩu và xuất khẩu laođộng, thương mại dịch vụ, đầu tư tài chính, giáo dục – đào tạo và nhiều lĩnh vựckhác

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty CP VINACONEX:

Trang 8

2.2 Thực trạng thực hiện quy chế thi đua - khen thưởng – kỷ luật lao động tại công ty CP VINACONEX:

2.2.1 Tổng quan chung về quy chế khen thưởng – kỷ luật tại công ty VINACONEX:

Bao gồm 3 tiểu chuẩn khen thưởng:

“Doanh nghiệp VINACONEX tiêu biểu”

“Đơn vị VINACONEX tiêu biểu”

“Nhà quản lý giỏi VINACONEX tiêu biểu”

Giới thiệu về Quy chế đánh giá hoạt động thi đua -khen thưởng – kỷ luật

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1.1 Qui chế này quy định về công tác thi đua khen thưởng của Tổng công ty cổ

phần Vinaconex bao gồm nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu

Trang 9

chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khenthưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; nguồn kinh phí thi đua, khenthưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi

vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tốcáo về thi đua, khen thưởng

1.2 Qui chế này áp dụng đối với các cá nhân và tập thể của:

d) Các Ban chức năng của Tổng công ty;

đ) Các công trình, dự án, đồ án, các hoạt động khác của Tổng công ty vàcủa các đơn vị thành viên, công ty liên kết và đơn vị phụ thuộc củaTổng công ty;

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA KHEN

THƯỞNG Điều 2 Nguyên tắc Thi đua - Khen thưởng

tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển 2.2 Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào

thi đua, thành tích của các cá nhân, tập thể trong công tác lao động sản xuất.Đối với khen thưởng thường xuyên, mọi cá nhân, tập thể tham gia cácphong trào thi đua phải đăng ký thi đua Cá nhân, tập thể không đăng ký thiđua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua Các đơn vị gửi bản đăng

ký thi đua về Văn phòng Tổng công ty trước ngày 10 tháng 02 hàng năm đểVăn phòng Tổng công ty tổng hợp và đăng ký với Ban thi đua Bộ Xâydựng

Ghi chú: Hàng năm các danh hiệu thi đua phải được đăng ký gồm các hìnhthức và danh hiệu sau:

- Cờ thi đua Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Cờ thi đua Bộ Xâydựng;

Trang 10

- Bằng khen Chính phủ; Huân chương Lao động; Anh hùng Lao động;2.3 Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo:

a) Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khenthưởng;

d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi íchvật chất

2.4 Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không

nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mớiđược khen thưởng mức cao hơn; Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàncảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghịkhen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ

và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ

Điều 3 Hình thức tổ chức và nội dung phong trào thi đua

thức thi đua thường xuyên hoặc thi đua theo đợt để thực hiện những mụctiêu, chỉ tiêu đề ra tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của thủtrưởng đơn vị

a) Đối với mỗi phong trào thi đua, đơn vị phát động phải xác định rõ mụctiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu vànội dung thi đua cụ thể Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đuaphải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị và có tính khảthi cao

b) Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có hình thức tổ chức phát độngthi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua,phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ CNVC

và người lao động, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua;Chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua

c) Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có kế hoạch triển khai các biệnpháp tổ chức thực hiện thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổchức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làmtốt cho các đối tượng tham gia thi đua

Điều 4 Những việc không được làm

Trang 11

Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong công tác thi đua khen thưởng:

4.1 Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước,

các quy định của Tổng công ty; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;4.2 Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua;

4.3 Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen

thưởng;

4.4 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp

luật, các quy định của Tổng công ty;

4.5 Lãng phí tài sản của Tổng công ty và của các đơn vị trong thi đua, khen

thưởng

Điều 5 Trách nhiệm của các đơn vị

5.1 Thủ trưởng đơn vị các cấp chủ động phối hợp với đoàn thể cùng cấp tổ

chức phát động, duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng cácphong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong đơn vị mình quản lý; Chủđộng phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng đề nghịcấp trên khen thưởng kịp thời;

5.2 Thủ trưởng đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen

thưởng Tổng công ty về toàn bộ công tác Thi đua - Khen thưởng trong đơn

vị mình quản lý

5.3 Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác Thi đua

-Khen thưởng

CHƯƠNG 3 DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU

CHUẨN Điều 6 Danh hiệu thi đua:

- Chiến sỹ thi đua toàn quốc

- Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng;

- Chiến sỹ thi đua cơ sở;

- Lao động tiên tiến;

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w