Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc
Trang 1Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là nơi hai dòng chúa: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.
Thanh Hóa có bề dày về lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và truyềnthống văn hóa, lại có địa hình thiên nhiên sông núi phong phú đa dạng Vì thế ditích và thắng cảnh xứ Thanh rất thơ mộng và đặc sắc Từ lâu bạn bè gần xa vẫn thiếttha đến với cái đẹp say lòng, với những miền quê vừa duyên dáng, vừa oai hùng củaHàm Rồng kỳ tú, rung động lòng người trong thập cảnh huyền ảo mộng mơ: TừThức gặp tiên, của Ngàn Nưa lịch sử, Cửa Hà giàu niềm thi cảm, của suối cá CẩmLương có một không hai và Sầm Sơn đón gió đại dương, của vườn Quốc gia Bến
En, Thanh Hóa đã vang danh tên tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn,mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc và Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mườinăm làm rạng rỡ non sông đất nước…
Bên cạnh những truyền thống quý báu của con người xứ Thanh cùng vớinhững tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi Những người nông dân nơi đây đang từnggiờ, từng ngày lao động sản xuất hăng say để xây dựng quê hương đất nước Cũngchính từ những ưu đãi đó, đã tạo cho xứ Thanh những tiềm năng du lịch phong phú,tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch Vì vậy, trong nội dung bài này sẽgiới thiệu những tiềm năng du lịch và đồng thời đưa ra định hướng phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh
Trang 2Nội Dung
1 Khái quát về Thanh Hóa
1.1 Khái quát Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nộikhoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướngBắc Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân sốtrong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địađiểm sinh sống đầu tiên của người Việt
Cách đây khoảng 6000 năm con người đã sinh sống tại đây Các di chỉ khảo
cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút Sang đầu thờiđại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trướcvăn hóa Đông Sơn Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạnvăn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóaPhùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng Và sau đó là nền vănminh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm tiêu biểu văn hoá Đông Sơn Để hiểu được
hệ thống các di tích lịch sử ở Thanh Hóa thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát vềThanh Hóa
1.1.2 Lịch sử hình thành
Vùng đất xứ Thanh có lịch sử hình thành lâu đời Đây là một trong nhữngnơi hình thành nên các nền văn hóa cổ của nước ta và của khu vực Đông Nam Á
Trang 3Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6000 năm.Thời kì dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang ThờiNhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân Thời kì tự chủ thìThanh Hóa được đổi tên nhiều, Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo ÁiChâu, Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi
là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa)
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương.Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóanhư cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên Về địa giới vẫn không đổi
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền Năm ThuậnThiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc HảiTây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên ThanhHóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa,tên Thanh Hoa có từ đây Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh
4 phủ, 16 huyện và 4 châu Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồmphần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ TrườngYên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm)
Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị của nhàNguyễn Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa Năm Minh Mệnhthứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa).Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa Tên gọi ThanhHóa không đổi từ đó cho tới ngày nay
1.1.3 Điều kiện tự nhiên
a Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam Ở phía tây bắc,những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phíađông nam Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâmnghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú Dựa vào địa hình có thể chia ThanhHóa ra làm các vùng miền
Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa Riêng miền đồitrung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở
Trang 4Bắc Bộ Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của ThanhHóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phầnkhông tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhaubao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước,Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành Vùng đồinúi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại cótiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuậnlợi để xây dựng các nhà máy thủy điện Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đấtmàu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và
có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân),
có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cảnước Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, dophù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn,Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn
và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng Bờ biển dài, tương đốibằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuậnlợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu côngnghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn)
b Khí hậu, thủy văn
Thanh Hóa nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùagió Gió Bắc do không khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc thổi xuống.Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất nóng, gọi là gió Làohay gió phơn Tây Nam Gió Đông Nam thổi từ biển vào đem theo không khí mátmẻ
Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng,mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lêntới 39 - 40°C Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùanày thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô
Trang 5Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980mm, mưa nhiều tập trung vàothời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượngmưa chỉ dưới 15%.
Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7,tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3 Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển SầmSơn 10km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng venbiển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hunnóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến muộn nhất là 12 giờ đêm Thanh Hóa cũng nhưcác tỉnh miền Trung Việt Nam thường hay chịu các trận bão từ Thái Bình Dương.Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có nămcấp 11 đến cấp 12
1.1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội
a Điều kiện kinh tế
Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên cótrữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc ximăng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng, Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoátphát triển công nghiệp khai khoáng Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máyđang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, dokiểm soát không chặt chẽ
Về công nghiệp, Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa khôngphát triển Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tậptrung và phân tán Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xãBỉm Sơn; Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - HuyệnTĩnh Gia; Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệpĐình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệp Lam Sơn -Huyện Thọ Xuân
Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn Khu kinh tế nàyđược Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động
số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 Khu kinh tế này nằm ở phía Namcủa tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạyqua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến Khu kinh
Trang 6tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang đượcquy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thịtrường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Về nông nghiệp, Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông
nghiệp đang được sử dụng khai thác Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnhđạt 1,408 triệu tấn Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn:nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha;dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha
Lâm nghiệp, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với
diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm cóthể khai thác 35.000 - 40.000m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007) Rừng ThanhHóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài Gỗquí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ Cácloại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây,song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ,bạch đàn, phi lao, quế, cao su Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu làrừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt -Lào Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên50.000ha
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi,hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim Đặc biệt ởphía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia CúcPhương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiênnhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồntrữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm dulịch hấp dẫn
Ngư nghiệp, Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển Thanh
Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãitôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ravào Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt
Trang 7Các ngành dịch vụ
Về ngân hàng, bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển,Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách Hiện nay, các ngân hàngđang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng cáccông nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanhtoán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàngnăm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20%
so với năm 2001
Về Bảo hiểm, Là tỉnh có dân số đông thứ ba cả nước, Thanh Hóa được xác
định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhânthọ Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt độngbảo hiểm Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường,tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng
Thương mại dịch vụ, Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương
mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng Trên địa bàn đã hình thành hệthống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiệnlưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất củanhân dân Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệuUSD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD Thị trường xuấtkhẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một sốdoanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếucủa tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê ), hải sản(tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (cácsản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói ), đá ốp lát, quặng crôm
Giao thông, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông
cơ bản là đường sắt, đường bộ và đường thủy Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa là BỉmSơn, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi, ThịLong trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộhuyết mạch của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ ChíMinh), trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km;
Trang 8một cảng nước sâu Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng Các dự án đường sắtcao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa.
Về du lịch, Thanh Hóa cũng là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch Năm 2007
du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trongnước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng Tỉnh
đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Năm 2007,Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình
“Hành trình một nghìn năm các kinh đô Việt Nam” Phối hợp cùng Nghệ An vàNinh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:
- Các khu du lịch biển: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Hòa
- Các khu bảo tồn thiên nhiên:
Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hóa
36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn tuổi, lát hoa, chòchỉ, ngù hương, săng lẻ và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ, khỉ
Vườn quốc gia Cúc Phương: một phần thuộc huyện Thạch Thành
- Các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sếnTam Quy
- Suối cá thần Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện CẩmThủy, cách thành phố Thanh Hóa 80 km về phía Tây, là suối cá tự nhiên, có tớihàng ngàn con cá Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg
- Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu BaĐình, đền thờ Mai An Tiêm
- Cụm di tích thành nhà Hồ, gồm thành Tây Đô (thuộc địa phận 2 xã: VĩnhTiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km) vàcác di tích kề cận như đàn Nam Giao, động Tiên Sơn (thuộc xã Vĩnh An, huyệnVĩnh Lộc)
Trang 9- Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cáchthành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá nhưbia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, các di tích cung điệnthành nội, thành ngoại, sân Rồng
- Thái miếu nhà Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, có
27 thần vị và có nhiều hiện vật có từ thế kỷ 17, 18
- Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc
- Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân
- Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân, đã được xếp hạng cấp quốcgia
- Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều Nguyễn
- Phủ Na (huyện Triệu Sơn), đền Sòng (Bỉm Sơn)
- Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn
- Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời Chiếntranh Việt Nam), đồi Quyết Thắng
- Tòa Giám mục công giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và chùaMật Đa (thành phố Thanh Hóa)
- Thác Muốn, Điền Quang , Điền Lư, Bá Thước
- Suối cá Văn Nho, Bá Thước
…
b Điều kiện xã hội
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, chỉ đứng sau thành phố HàNội Thanh Hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 22 phường, 30 thị trấn
và 587 xã
Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay Lịch sử hìnhthành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của người Việt vớingười Mường và các dân tộc khác Đồng thời có một bộ phận không nhỏ dân cưThanh Hóa đang sinh sống tại các đô thị lớn trong nước như Hà Nội, thành phố HồChí Minh, Đà Nẵng, Vinh, cũng như tại một số nước trên thế giới Theo kết quả
Trang 10điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam,chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, quy
mô dân số giảm 0,2%, do số dân tăng tự nhiên không thể bù đắp được số ngườichuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc làKinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú Người Kinh chiếm phần lớn dân sốcủa tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bạnsống thu hẹp hơn, như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2 bản Đoàn Kết, xã TénTằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát
1.1.5 Văn hóa, con người
a Văn hóa văn nghệ dân gian
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còntồn tại và đang được phát huy Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất làcác làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả Ngoài racòn có ca trù, hát xoan Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dângian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọnnúi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia Đặc biệt làcác sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường
Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hộicầu ngư, lễ hội đền Sòng
Văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa có các nhà thơHồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn Duy, nhà văn Triệu Bôn Trongthời kì chiến tranh chống Mỹ những năm 1960-1975, địa danh Hàm Rồng là đề tàicủa nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật
Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ Thanh(Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình Long), Quê tôi đấy
- Xứ Thanh! (Văn Công Hùng), Dô tả, dô tà (Mạnh Lê), Mẹ Tơm (Tố Hữu), Trụ cầuHàm Rồng (Mã Giang Lân)
Ẩm thực: Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản
Trang 11Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện ThọXuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố(thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân (huyện Thạch Thành), hay các món hảisản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển SầmSơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn.
b Con người xứ Thanh
Con người xứ Thanh với một lòng mến khách, tính tình ngay thẳng Siêngnăng trong lao động sản xuất và anh hùng trong đánh giặc ngoại xâm Người xứThanh sống nặng tình nặng nghĩa, họ tin vào đời sống tinh thần, vào thế giới tâmlinh, tin vào sự công bằng và chở che của trời đất Vì thế, những đình làng cổ kínhluôn được gìn giữ với tấm lòng trân trọng và thành kính Những mái đình còn lạivới thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn giữ được những nét chạm trổ tinh xảo củanghệ nhân xưa với mái ngói âm dương phủ đầy rêu và không gian trang nghiêm phachút u tịch của chốn thờ tự
Thanh Hóa là tỉnh có có truyền thống hiếu học ở Việt Nam, từ thời phongkiến đã có nhiều vị đỗ đạt cao trong các kì thi Việc học hành ở Thanh Hóa cho thấy
có nhiều người đỗ đạt Suốt hai triều Lê, Nguyễn tỉnh Thanh Hóa có 1690 cử nhân(không có số liệu về tú tài nhưng thông thường mỗi khoa thi cứ 20 cử nhân thì có 70
tú tài).Có 2 trạng nguyên, 7 bảng nhãn ,6 Thám hoa Nếu kể cả những người đỗ nhấtgiáp chế khoa thì có thêm 7 người nữa
Tại Thanh Hóa có nhiều người là người mở đầu hay tiêu biểu cho nền họcthuật nước nhà như nhà sử học Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly là người có nhận thức mới
về Nho giáo, Lương Đắc Bằng, Đào Duy Từ là nhà quân sự đồng thời cũng là nhànghệ thuật, Nguyễn Hữu Hào mở đầu cho dòng truyện Nôm ở Việt Nam, NguyễnThu, Ngô Cao Lãng là những nhà nghiên cứu dày công, có nhiều tác phẩm đồ sộ
về cả sử học, địa lý Ngày nay, con em xứ Thanh vẫn không ngừng học tập rènluyện và là một trong nhiều tỉnh có tỉ lệ học sinh đỗ đạt cao ở các kì thi trong nước
và quốc tế Họ vẫn đang từng ngày khẳng định vị thế của mình trong xã hội
Do những yếu tố lịch sử, Thanh Hóa là nơi quần cư của nhiều cư dân địaphương khác đến, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tuy có khác nhau về tậpquán nhưng tính chất cộng đồng, tinh thần đoàn kết vẫn luôn được giữ, phát huy
Trang 12Dẫu chưa thành nét đặc trưng như một số vùng, miền nhưng người Đà Nẵng vẫn cónhững tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị.
2 Tiềm năng du lịch tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn Những thắng cảnh đặc sắcnhư bãi biễn Sầm Sơn, động Hồ Công, núi Hàm Rồng,…Thanh Hóa cũng có nhiều
di tích gắn với lịch sử của dân tộc như Lam Kinh, thành nhà Hồ,… Đến thăm các ditích này, du khách sẽ hiểu được một giai đoạn hào hùng, đầy biến động của dân tộc.Ngoài ra, với hàng trăm đền chùa trong khung cảnh núi non, sông ngòi tươi đẹp,Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
2.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên
2.1.1 Các bãi biển
* Bãi biển Sầm Sơn
Biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố ThanhHóa 16km Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khaithác từ năm 1906
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từnăm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của ÐôngDương Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây VuaBảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn.Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cáthu, mực Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với nhữngthắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách Bãi biểnSầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc
* Biển Hải Hòa, Tĩnh Gia
Nằm trên địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, biển Hải Hoà gần nhưchưa có tên trên “bản đồ” du lịch Việt Nam Tuy nhiên, với nét đẹp “hoang sơ” và
bờ biển rất sạch, biển Hải Hoà sẽ sớm trở thành điểm đến của khách du lịch trongthời gian tới Biển có nét đẹp “hoang sơ” với bờ cát mịn trải dài xen lẫn những rặng
Trang 13phi lao Người dân Hải Hoà rất mến khách, họ chủ yếu sinh sống bằng nghề đánhbắt hải sản và ai đến đây cũng được họ đón tiếp bằng như nụ cười thân thiện.
Đến với Hải Hoà, chúng ta có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng củabiển và món “đặc sản” mà gần như chỉ ở Hải Hoà mới có: gỏi sứa chấm nước sốt,nộm sứa và bánh đa Mới đây, bãi biển Hải Hoà đã được tỉnh Thanh Hóa đưa vàoquy hoạch thiết kế trong khu sinh thái du lịch Trong tương lai không xa, bãi biểnHải Hoà sẽ trở thành điểm đến quen thuộc của những du khách muốn có được một
Một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gàtrống; hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái Các khối đá có hình dáng đẹpthơ mộng được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy, đã cùng nhauchết trong một trân đại hồng thuỷ
Theo truyền thuyết dân gian, thì thuở xa xưa, bờ biển Sầm Sơn ăn vào tậnnơi này Một lần có chàng trai đánh cá l àng Trường Lệ, thấy một cô gái bị sóngbiển xô vào bờ Chàng trai đã cứu sống nàng, rồi hai người yêu nhau, nguyện kếtlàm vợ chồng
Nhưng cô gái vốn là công chúa người nhà trời, vì mắc tội nên bị NgọcHoàng đày xuống hạ giới Hết hạn đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa côngchúa về trời, nhưng nàng quyết ở lại với chồng dưới trần thế Ngọc Hoàng tức giận,sai Thiên Lôi xuống hỏi tội Khi Thiên Lôi tới thì thấy vợ chồng công chúa và tất cả
đồ đạc, gia súc trong gia đình đều đã biến thành đá Ngày nay, hòn đá lớn chính làngười chồng, hòn đá nhỏ hơn chính là người vợ Xung quanh hòn trống mái cònthấy nhiều hòn đá nhỏ khác, hình thù giống đàn lợn, con mèo, chiếc mâm, bếpnúc… Đó chính là gia đình của đôi vợ chồng có một tình yêu hết sức chung thuỷ đãbiến thành đá, để được vĩnh viễn bên nhau
* Núi Vọng Phu
Trang 14Núi Vọng Phu thuộc Xã Đông Hưng, Huyện Đông Sơn, cách Thành phốThanh Hóa ba kilometre về phía Tây Nam Đây là một ngọn núi đá vôi được thiênnhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông Hình tượngnày gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá Vì vậy
mà ngọn núi có tên là Vọng Phu
Truyền thuyết kể về câu chuyện của hai vợ chồng trẻ, vốn là hai anh em ruộtnhưng không biết nên lấy nhầm nhau Khi phát hiện ra vợ chính là em gái mình,người chồng quyết định giữ lấy bí mật đó cho riêng mình, quyết tâm dứt bước ra đi.Anh đi biển mà mãi mãi không trở về
Người vợ ở nhà ngày ngày ngóng trông mòn mỏi Mỗi chiều nàng lại bồngcon trèo lên hòn núi ở cửa biển, con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời mù mịt.Tuy nước mắt bấy giờ đã khô kiệt, nhưng người phụ nữ vẫn không quên trèo núitrông chồng Về sau cả hai mẹ con đều hóa ra đá, trở thành hình bóng quen thuộcvĩnh viễn Người ta vẫn gọi là đá Trông Chồng hay đá Vọng Phụ
* Sông Mã - Núi Rồng - Núi Ngọc
Một vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có nhiều hang động, nhiềudanh thắng Một vùng đất sôi động những chiến công qua các thời kỳ lịch sử
“Thanh Hóa thắng địa là nơi Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi ven thành”
Câu ca dao trên là nói tới dãy núi Rồng Dãy núi này kéo dài từ Dương Xá(làng Giàng, thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) chạy ngoằn nghèo, nhấp nhôuốn lượn ven bờ sông Mã, khi chạy hết tầm nó ngóc cao tạo thành một cái đầugiống như đầu Rồng, có mắt, có mũi với cái mồm đang chực đớp lấy viên ngọc.Trông hình dáng ấy người ta gọi là Hàm Rồng - tên chữ là Long Hạm Đối diện vớiHàm Rồng bên kia sông có một hòn núi tròn trĩnh xinh xắn gọi là núi Ngọc, tên chữ
là Hỏa Châu Nếu không có dòng sông Mã chảy giữa núi Rồng và núi Ngọc thìvùng núi Rồng có đủ 100 ngọn, “Chín mươi chín ngọn bên đông Còn một ngọn Nítqua sông chưa về” theo người xưa nói thì nơi nào có đủ con số một trăm như 100ngọn núi, 100 con sông, 100 cồn đất, 100 cái giếng (tự nhiên), thì nơi đó sẽ trởthành đế đô trường cửu Chung quanh núi Rồng còn có rất nhiều ngọn núi mang
Trang 15Từ phía làng Dương Xá (làng Giàng) đi lên ta gặp ngọn Ngũ Hoa Phong haycòn gọi là núi Ngũ Nhạc, từ xa giống như năm bông sen chụm lại giữa một cánhđồng rộng mênh mông Ở đó có nhiều núi đá vôi và hang động, đẹp nhất là độngTiên Vào trong động rộng và sáng, nhũ đá rủ xuống tạo thành nhiều hình thù kỳthú trong hang có đường lên trời, có đường xuống âm phủ.
Ngọn Phù Thi Sơn trông giống một thiếu nữ đang nằm ngủ, đầu gối vào thânrồng Gần đấy có hai quả núi trông một to, một nhỏ, người ta gọi là núi Mẹ, núiCon Bên cạnh núi Mẹ và núi Con có một quả núi giống như tiều phu đang nằmnghỉ quay đầu về phía đông để ngắm trời mây non nước Sát với hòn Tiều Phu lànúi con Mèo Đi về phía đầu rồng ta lại gặp ngọn núi con Lợn, núi con Cóc rồiđến núi Cánh Tiên - Tay Tiên Trên dãy núi này có 3 ngọn cao vút được gọi là BaHiệu Trên sườn núi Ba Hiệu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước người ta đắp haichữ “Quyết Thắng” cực to, ta đi xa hàng cây số vẫn nhìn rõ chữ, nên còn có tên lànúi “Quyết Thắng”
Về phía tay phải núi Cánh Tiên có một quả núi trên đỉnh có nhiều phiến đá todựng đứng và chụm vào nhau như một bó đũa, người ta đặt tên là núi “So Đũa”
Tiến về làng Đông Sơn là núi Mã Yên giống như yên ngựa Dưới chân núi
Mã Yên có một cái giếng thiên tạo, nhân dân địa phương gọi là giếng Tiên Nướcgiếng Tiên trong vắt và ngọt lịm Dù trời làm hạn hán lâu ngày hay lụt bão kéo dàithì mực nước trong giếng cũng không hề thay đổi
Đã đi thăm núi Rồng mà không đến động Long Quang thì đó là một thiếu sótlớn Động Long Quang chính là mắt rồng Bên trong động còn khắc nhiều bài thơcủa các bậc vương giả, các bậc tao nhân mặc khách mà điển hình là Lê Thánh tông,
Lê Hiển tông Chếch xuống phía dưới quãng 7-8 mét có các phiến đá chồng lênnhau và tách ra làm hai Phần trên phình ra và nhô cao trông giống như cái mũirồng, trán rồng Phần dưới lại như rủ xuống sông trông giống hệt miệng rồng đang
Trang 16ngôi đền thờ vị nữ thần có duệ hiệu “Thiên Tiên Thánh Mẫu” hay “Thượng ngànthiên tiên công chúa” Vị thần này có 50 làng thờ Hàng năm cứ đến ngày mùng 3tháng 3 các làng lại rước kiệu thần và cỗ bàn về đây để tổ chức lễ hội Ngày lễ hộinày dân trong vùng gọi là ngày giỗ Mẹ “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.
Đối diện với Hàm Rồng là Núi Ngọc Dưới chân núi Ngọc còn một ngôichùa nằm về phía đông đó là chùa “Tiên Đồng” Ta lấy trung tâm là núi Hàm Rồngvới đường kính từ 5 đến 7km ta sẽ gặp các đền miếu qua các thời Ta đi từ bắc quatây thì sẽ gặp đền thờ Dương Đình Nghệ (làng Giàng), chùa Vốn (tên chữ là chùaĐại Hùng) ở làng Vồm, Thiệu Khánh Chùa Tăng Phúc Tự ở Hạc Oa Đền thờTrang Quốc Công ở làng Đại Khối Chùa Đại bi - làng Mật Đền thờ Tướng Công ởlàng Vệ Yên Thái miếu nhà Lê làng Bố Vệ Chùa Thanh Hà - Đức Thọ Vạn ChùaChanh ở làng Hương Bào Nội Chùa Mật Đa, đền thờ Chu Nguyên Lương ở NamNgạn
Di chỉ làng Đông Sơn được phát hiện vào năm 1929 nay thuộc phường HàmRồng (thành phố Thanh Hóa) Làng Đông Sơn nằm lọt vào một thung lũng của dãynúi Hàm Rồng sát bên bờ sông Mã về phía hữu ngạn Đây là một địa danh mang têncho cả một nền văn hóa - nền văn hóa Đông Sơn
Hàm Rồng trên có núi non kỳ thú, dưới có dòng sông Mã chảy qua đêm ngàyquả là một vùng “non nước hữu tình” Theo An Nam chí lược đã ngợi ca cảnh sắcnơi đây: “Núi cao và đẹp trông ra sông Định Minh (sông Mã), lên cao thấy nướctrời một sắc thật là giai cảnh ”
* Cụm thắng cảnh Tiến Nông
Thắng cảnh Tiến Nông thuộc xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh ThanhHóa Cụm thắng cảnh này gồm các di tích chùa Hoà Long, Phúc Vạn và bãi cò TiếnNông Thắng cảnh này được tạo nên bởi sự kết hợp giữa nét cổ kính của những ngôichùa và cảnh trí tự nhiên của các cây cổ thụ tạo thành nơi cư ngụ cho chim, cò đượcngười dân gọi là “Bãi cò Tiến Nông”
* Khu di tích thắng cảnh Phố Cát
Khu di tích thắng cảnh Phố Cát thuộc xã Thành Vân, huyện Thạch Thành.Nơi đây có đền thờ Liễu Hạnh, có thác nước đẹp và cũng là một trong những trung
Trang 17* Danh thắng Biện Sơn
Cụm di tích danh thắng Biện Sơn thuộc vùng của biển Lạch Bạng, trên vùngđất hai xã Hải Thượng, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia Đây là vùng cửa sông, có núi,bãi tắm, các di tích lịch sử tạo nên cụm di tích và danh thắng đẹp
* Suối cá Cẩm Lương
Chỉ cách thành phố Thanh Hóa 80 km về phía Tây, suối cá thần thôn LươngNgọc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ là một danh lam thắng cảnh diệu kỳ, mộttuyệt phẩm của thiên nhiên có một không hai
Gọi là Suối cá thần (hay Mó Ngọc) vì suối ở đây toàn là cá, mật độ cá dàyđặc, mà kỳ lạ thay nước lại chẳng tanh Người dân ở đây vẫn thường sinh hoạt nấunướng bằng thứ nước của dòng suối này từ khi lập bản cho đến giờ
Gọi là cá thần vì cá ở đây ngày ngày sống chung bầu bạn với người, chẳngthấy chết khi nào, và chẳng ai ăn thịt bao giờ, cá cứ thế sinh sôi đàn đàn lũ lũ, đủcác thế hệ Cá cũng ăn thức ăn như người như: lạc rang, mỳ tôm, ngô và chẳngbơi đâu xa, chỉ tung tăng bơi lội từ cửa hang đến lòng suối chừng một độ hơn trămmét rồi quay trở vào Nước suối ngọc trong vắt, nhìn rõ lớp đá cuội như có ai látdưới lòng suối Mỗi khi có ánh nắng chiếu xuống, những viên đá trở nên long lanhnhư ngọc Suối cá thần vì thế mà có sức hút kỳ lạ, nam thanh nữ tú, tài tử giai nhânđến đây như trẩy hội
Dòng suối ôm ấp trong mình nó nhiều điều diệu kỳ, tuyệt phẩm của tạo hóa,chảy ra từ một hang lớn trong núi Bồ Um thuộc dãy Trường Sinh
Cửa hang chỉ rộng bằng cái mẹt, nhưng lòng hang thì rộng và sâu Đàn cásinh sống ở đây rất đông đúc, đến mức rẽ cá mới múc được nước, ước khoảng có tớihàng vạn con Con nhỏ chừng 500g đến 700g, con trung bình chừng 5kg, ban ngày
từ dòng suối ngầm trong hang núi, theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Ngọc,ban đêm lại bơi vào dòng suối ngầm nằm sâu trong lòng núi Lạ kỳ thay, chẳng ai
be đập đắp bờ vậy mà loài cá này vẫn chỉ bơi tung tăng trong giới hạn chừng 150mrồi quay vào mà chẳng bao giờ vượt qua giới hạn để vùng vẫy tự do nơi các ruộngnuớc, ao đầm gần kề
Loài cá này được người dân Mường gọi là “cá phốôc” có hình thù mình tựa
cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có
Trang 18màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ Thi thoảng vào những dịp đặc biệt người
ta còn thấy xuất hiện những con “cá chúa”, mang có vành đỏ như đeo khuyên tai,mắt có hai mí xanh đỏ, đuôi lại có chấm đỏ viền xanh Người già Mường cho haydấu ở nơi đuôi cá gọi là “mặt nguyệt” Chẳng ai cân đo được bao giờ nhưng ướcchừng phải nặng tới 30 đến 40kg Các cụ già cam đoan rằng con cá Chúa phải sốnglâu năm bằng tuổi họ Giờ đây chuyện cá chúa xuất hiện chỉ còn như huyền thoạiqua lời kể của các cụ cao niên sống bên cạnh con suối Các cụ cho hay rằng cá chúachỉ xuất hiện đóng vai trò như vị chỉ huy đàn cá múa mừng Chàng Rắn xuất hiện.Bây giờ du khách đến suối cá Thần chỉ còn thấy dấu tích của Đền thờ Chàng Rắnđược xây dựng vào thế kỷ 14 và nghe con trẻ ngâm lại lời ca của già làng truyềncho, ngợi ca quá trình lập làng giữ bản chống chọi với thiên tai giặc giã, mưu cầubình an, thóc lúa khoai sắn đầy bồ, rượu đầy chum đầy choé:
Chàng Rắn, chàng Rồng
Ba đầu chín mắt Vảy sắt răng đồng Mắt to bằng núi Cồng Mồng to bằng lá Cọ Trừ quái lập công.
Ơn ông to bằng bể Công ông to bằng trời.
Du khách thích ngao du mê cảnh sông nước hữu tình có thể đi bằng ca nô,tàu thuyền qua Ngốc - Vọ dừng lại ngắm cảnh trời mây non nước Cửa Hà cho thêmniềm cảm hứng một lần lên với vùng cao Để thoả chí nam nhi rong ruổi thoả thíchngắm núi ngắm đồi, thăm thú đây đó, du khách có thể đi xe máy theo đường 217qua thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc dừng chân thưởng thức công trình kỳ vĩcủa cha ông, rồi đến phố huyện vùng cao thuộc thị trấn Cẩm Thuỷ, thăm thú chợphiên, ghé cửa hàng thổ cẩm mua quà cho mình cho bạn
Đến suối cá thần Cẩm Lương, bạn có thể được thưởng thức món ngô nướng,ngô luộc đặc sản của vùng này Hạt ngô to, mẩy, căng đều mà mềm, thơm ngọt Ởđây còn có quả bầu ngô trồng núi đá, quả to chừng bằng cái bát to rất thơm, bùi và
Trang 19ngon đến lạ lùng Vào mùa mưa, bạn nên tìm mua loài ốc đá, thứ ốc ăn lá cây rừngthịt thơm ngon bổ mát Một điều hút hồn du khách đến suối cá thần Cẩm Lương làcảm giác được khám phá hang động Cách cửa hang suối cá chưa đến một trăm mét,theo cô cậu dẫn đường mến khách ngược lên mái núi đá là gặp động Động CâyĐăng (hay còn gọi hang Dơi- vì có vô số dơi trú ngụ ở đây) Động cao chừng 70m
so với khu vực suối, đường lên xuống khá dễ dàng nhờ các bậc đá tự nhiên Vượtqua khóm lá, rừng cây đến nơi cửa động mở ra như đón như mời với muôn hình vạntrạng nhủ đá nguyên sơ Càng vào sâu trong động, cảnh sắc càng đẹp lung linh,huyền bí như muốn níu giữ, mời gọi du khách
Chỉ cần mất vài đồng bạc lẻ cho đám trẻ địa phương, bạn sẽ có cả đèn pinchạy bằng ắc qui đủ sáng để ngắm cảnh và nghe lời giới thiệu mê lơi của các em.Chẳng hiểu ai soạn sẵn cho mà chúng thuyết minh cứ như hướng dẫn viên chuyênnghiệp cừ khôi Này đây đụn vàng đụn bạc, đây vú mẹ với dòng sữa ngọt ngàokhông ngừng chảy Này đây rồng chầu hổ phục, đây sông Ngân Ngưu Lang Chức
Nữ bước chân tài tử gót tiên Này đây mai đào cúc trúc, long ly quy phượng, rồngquấn mây bay, đây bánh chưng bánh dày quả na quả táo, muôn sắc màu lung linhhuyền ảo khó lòng dứt được Này đây hình Chư Bát Giới mồm rộng quá tai đangnhai nhồm nhoàm, kia là hình Ngưu Ma Vương mặt mày quái dị Còn đây Vị CaoTăng hiền từ phúc hậu tay lần tràng hạt miệng Nam mô thương từ cây cỏ, con ngườiđến sinh linh bé bỏng Hộ giá đi bên có Tôn Ngộ Không, một tay cắp thiết bổng mộttay che mắt dõi về phía trước đi mây về gió trừ khử yêu ma Còn đây nữa cảnh hộiVườn Đào với bao tiên nữ đang múa hát mừng sự có mặt của các thánh các quan,các bụt đang tọa thiền Bên cạnh cảnh thanh bình những nhũ đá còn phô bày ra cảnhđại chiến giữa quân của Cun Tối Cun Lang với quân của Lang Cun Khương trong
sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường anh dũng quật cường
Chỉ một lần say ngắm thỏa thuê cảnh sắc nơi đây, bao phiền muộn ưu tư lolắng sẽ tan biến, chẳng ai nghĩ đến bon chen danh lợi tiền bạc làm gì Bạn thấymình thư thái thoải mái đến lạ lùng như được uống thuốc tiên thuốc thánh Tầngtầng rừng núi nguyên sinh với đủ loài cây cỏ để say ngắm tìm hiểu, muôn ngàntiếng chim oanh líu lo để tơ tưởng mơ màng Tiếng chào mời của các hướng dẫnviên nhí chưa thạo tiếng Kinh cũng làm bạn thích thú như thích thú vẻ nguyên sơthuở hồng hoang ở nơi đây Suối cá thần Cẩm Lương là một sản phẩm độc đáo của
Trang 20thiên nhiên, với cảnh quan tuyệt đẹp, có rừng có sông suối bản làng hiền lành vànhững người dân giản dị, hòa quyện làm nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình
2.1.3 Vườn quốc gia, khu bảo tồn
* Vườn quốc gia Bến En
Với hệ sinh thái tự nhiên phong phú, mang tính đa dạng sinh học cao, Vườnquốc gia Bến En, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía tây nam, không những
là địa điểm nghiên cứu của những nhà khoa học và các sinh viên, mà còn là điểm dulịch sinh thái hấp dẫn
Được bao bọc giữa vùng đồi núi của hai huyện Như Xuân và Như Thanh,Bến En có tổng diện tích tự nhiên hơn 16.600 ha và 30.000 ha rừng vùng đệm Mặc
dù chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng nhiệt độ trung bình ở đâychỉ ở mức 23 độ C Vườn có hệ thực vật gồm 462 loài, 125 bộ Bên cạnh các loàiquý hiếm như lim xanh, chò chỉ, sau sau, trai lý, vù hương còn có các loại cây đặcsản có giá trị cao làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mỹ nghệ, lấy dầu và trên 300 loàicây dược liệu Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú Đặc biệt nơi đây còn có nhiềuloài động vật quý hiếm như voi, sóc đá, gấu ngựa, hổ, báo, vượn
Trong lòng vườn còn có hồ sông Mực rộng trên dưới 3.000 ha, là thủy vựccủa 4 con suối lớn Trên hồ có 21 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều bán đảo với rừng xenlẫn các mỏm đá tạo thành nhiều hình thù kỳ vĩ Bên cạnh đó là dãy núi đá Hải Vân
ẩn chứa nhiều hang động đẹp nổi tiếng như cụm hang Ngọc dài hơn 80 m, rộng hơn
20 m, trong hang có nhiều thạch nhũ mang hình thù khác nhau
Bến En không chỉ có cảnh đẹp mà xen giữa vùng thiên nhiên kỳ thú này làhàng chục bản, làng của trên 14.000 đồng bào thuộc các dân tộc Mường, Kinh,Thái, Tày sinh sống Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào các hoạt động vănhóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc
* Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Trang 21Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được thành lập tháng 12 năm 1999 vớitổng diện tích khu vực là 27.668ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là19.800ha, phân khu phục hồi sinh thái 7.848ha, phân khu dịch vụ, hành chính 20ha.Ngoài ra, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 33.590ha Tuy nhiênmột tài liệu khác cho rằng tổng diện tích của khu bảo tồn là 23.610 ha thuộc địaphận các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Khao, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Vạn Xuân,huyện Thường Xuân.
Sau khi các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên và Xuân Khao (vùng lòng hồ chứa nướcCửa Đặt) được giải thể năm 2008, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc địa bàncác xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, huyện Thường Xuân Khu bảo tồn nằm gầnbiên giới Việt - Lào, được giới hạn bởi sông Cao ở phía bắc, ranh giới với tỉnh Nghệ
An ở phía tây và phía nam Và nằm trên một dãy núi chạy từ Sầm Nưa ở Lào đếncác huyện Thường Xuân và Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá với nhiều đỉnh cao nhưnúi Tà Leo (1.400m), núi Bù Chó (1.563m), Bù Hòn Hàn (1.208m) và một ngọn núikhông có tên cao đến 1.605 là đỉnh cao nhất Nền địa chất của vùng rất đa dạng baogồm cả đá trầm tích, đá phiến, spilite, aldezite, và nhiều loại đá biến chất khác như
đá lửa và đá kính
* Khu bảo tồn Pù Hu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu được thành lập năm 1999 với diện tích23.249,45 ha Giai đoạn 1 từ năm 1999 đến 2005 cơ bản đã hoàn tất việc rà soátđộng, thực vật trong các khu rừng thuộc khu bảo tồn Giai đoạn 2 từ năm 2005 đến
2010 chủ yếu là xây dựng và quy hoạch du lịch, trong đó chú trọng vào hai tuyếnchính: tuyến sông Mã và tuyến du lịch trên đỉnh Pù Hu Pù Hu đóng vai trò quantrọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu là sự kết hợp giữa hệ sinh thái núi đá vôi với
hệ sinh thái núi đất và hệ sinh thái rừng độc đáo, với nhiều loài động, thực vật quýhiếm Pù Hu có 2 kiểu rừng chính Rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ caodưới 700 m, với các loài thực vật ưu thế thuộc họ Đậu, họ Xoan và họ Bồ hòn Ởnhững nơi có độ cao thấp hơn, kiểu rừng này đã bị tàn phá để lấy đất làm nương
Trang 22rẫy Kiểu rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 700 m, với các loài thựcvật ưu thế của họ Dẻ, họ Dâu tằm và họ Re(Anon 1998a).
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã được ghi nhận 508 loài thực vật và
266 loài động vật, thông tin được thu thập từ các đợt khảo sát thực địa ở tỉnh ThanhHoá năm 1997 Rừng Pù Hu có nhiều loại cây gỗ quý như kim giao, lát hoa, sếnmật, trầm hương, trường mật, song mật , qua điều tra sơ bộ có 28 loài quý hiếmđược xếp trong sách đỏ Việt Nam
Trong số các loài động vật ở Pù Hu, có tới hơn 30 loài đã được ghi vào sách
đỏ Việt Nam và thế giới Một số loài thú có giá trị bảo tồn như gấu ngựa, gấu chó,
bò tót, voọc quần đùi trắng Trong năm 2010 đã phát hiện ở Pù Hu có khoảng 7 - 8con bò tót và được tách riêng làm hai đàn riêng biệt và có dấu hiệu cho thấy đã có
sự xuất hiện của con non
Khu hệ chim ở Pù Hu chưa được khảo sát đầy đủ, mặc dầu vậy cũng đã ghinhận được 1 loài chim có vùng phân bố hẹp là Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae)(Theo Lê Trọng Trải, 2000)
2.1.4 Hang động
* Động Từ Thức
Động thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Trước đây đượcgọi là động Bích Đào, sau được đổi tên là động Từ Thức vì gắn với câu chuyện tình
“Từ Thức lấy vợ tiên” được lưu truyền rộng rãi trong dân gian
Động Từ Thức rất đẹp và gồm có hai động Động ngoài hẹp, sáng sủa, cómiếu Sơn Thần và có bài thơ của Lê Quí Đôn khắc vào đá Động trong rộng hơn và
có nhiều cảnh trí tuyệt đẹp Dưới ánh đuốc, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lónglánh sắc màu được nhân hoá thành một thế giới gần gũi với đời sống như “cây bạc”,
“cây vàng”, “ao bèo”, “rồng ấp trứng” Đi sâu vào nữa lại có cả giá chiêng, giátrống, phường bát âm, bàn cờ tiên, trong động có “đường lên trời” và lối “xuốnglòng đất”
Động Từ Thức không những là một danh thắng mà còn là một di tích lịch sửtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
* Hang Con Moong
Trang 23Nằm trong quần thể hệ sinh thái đá vôi của Vườn quốc gia Cúc Phương,Hang Con Moong ở xã Thành Yên huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá là di chỉkhảo cổ học được xác định có thời gian tồn tại của con người dài nhất và liên tụcnhất ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Những mẫu vật mà các nhà khoa học tìm thấy cho chúng ta thấy những hìnhảnh rõ nàng nhất về văn hoá vật thể và văn hoá tinh thần của cư dân cổ Đây sẽ làmột địa chỉ hấp dẫn cho những người ưa thích và khám phá miền đất mới
Hang Con Moong là di chỉ khảo cổ học được phát hiện vào năm 1975.Những kết quả khai quật, nghiên cứu mới nhất, cho thấy hang Con Moong là nơiquần cư liên tục của người Việt cổ, phát triển qua ba tầng văn hóa là Sơn Vi, HòaBình và Bắc Sơn Trong tầng văn hoá Sơn Vi các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 3 mộtáng, cùng nhiều công cụ và thực phẩm của người Việt cổ
PGS - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử cho biết: “Niên đại sớm nhất được xác định
là cách chúng ta 13 nghìn năm và muộn nhất là 7000 năm thể hiện việc định cưtruyền thống của loài người cùng bước phát triển từ săn bắt, hái lượm sang trồngtrọt sơ khai, chuyển từ hang động ra cư trú ngoài trời, tạo bước ngoặt vĩ đại tronglịch sử nhân loại”
Với ý nghĩa và giá trị khoa học to lớn, mới đây, Bộ Văn hoá Thể Thao và Dulịch đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia cho hang Con Moong Ngay trong ngàyđầu mở cửa Hang Con Moong đã đón hàng nghìn du khách Sức hấp dẫn của hangCon Moong bởi đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Á có thời gian tồn tại của conngười dài nhất và liên tục nhất Đồng thời nơi đây cũng cho chúng ta thấy nhữnghình ảnh rõ ràng nhất về văn hoá vật thể và vă hoá tinh thần của cư dân cổ Điềuquan trọng là chính những cư dân cổ này là cội nguồn của người Việt ta
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang cùng các nhà khoa học triển khai xây dựng hồ sơkhoa học di tích hang Con Moong để trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị UNESCOcông nhận là di sản văn hóa thế giới Đồng thời xây dựng các phương án để hangCon Moong trở thành địa chỉ hấp dẫn nằm trong quần thể các điểm du lịch củaVườn quốc gia Cúc Phương
* Động Tiên Sơn
Trang 24Nhân dân xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện mộthang động được coi là đẹp nhất từ trước tới nay ở Thanh Hóa, được tạm gọi là độngTiên Sơn Động ăn sâu vào trong lòng núi đá vôi hàng kilômet, bên trong có cảnhquan đẹp, còn nguyên vẻ hoang sơ với nhiều nhũ đá vôi có hình thù khác nhau như:hình Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi thiền trên tòa sen, đàn đá, hình các loài vật, thácbạc, giếng ngọc Theo nhiều khách tham quan, cảnh đẹp trong động Tiên Sơn cóthể sánh ngang với động Thiên Cung ở Hạ Long và Phong Nha ở Quảng Bình.
Ngoài động Tiên Sơn vừa được phát hiện, ở xã Vĩnh An còn có bốn hangđộng khác Quần thể hang động này nằm trong vùng di tích ở huyện Vĩnh Lộc gồmthành nhà Hồ, phủ chúa Trịnh, đền Hàn là tiềm năng lớn để tỉnh Thanh Hóa pháttriển du lịch
Hiện nay nhân dân và khách thập phương đang nô nức kéo về tham quanđộng Tiên Sơn Tuy nhiên các cấp, các ngành có liên quan vẫn chưa có biện phápquản lý để khai thác hiệu quả điểm du lịch này
* Động Đăng
Động Đăng được phát hiện tình cờ nhờ một người dân xã Cẩm Lương lên núiTrường Sinh tìm vàng, đồ cổ Động nằm cách suối cá thần Cẩm Lương khoảng200m Trước đây, động bị cây cối che phủ rậm rạp, người dân không dám vào vì sợthú dữ và mắc các bệnh lạ Sau khi được phát hiện, chính quyền xã Cẩm Lương đãkhảo sát, kéo điện vào hang, kết hợp để du khách đến tham quan suối cá, khám phá,chiêm ngưỡng vẽ đẹp kỳ bí của hang động
Men theo sườn núi Trường Sinh, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều loại cây khôngthể nhớ hết tên Có cây họ tre, dáng to cao, lóng dài, có thể làm được hong đồ xôi
Có cây họ sồi, cao chọc trời, thân to đến vài người ôm không xuể Cửa động Đăngrộng chừng 10-15 m, bước chân vào trong không khí thật trong lành, mát mẻ Nềnđộng rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi, xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu,hình thù khác nhau, ôm vách động, và vòm động rũ xuống trông giống chốn “bồnglai tiên cảnh” Có thạch nhũ giống hình con voi của Trần Hưng Đạo, năm xưa điđánh giặc bị sa xuống đầm lầy, có chỗ thạch nhũ lại giống con hà mã đang chồm lênsóng biển chập chờn, nơi lại giống một bà tiên lưng còng có chiếc gậy thần giúp bàchèo lên tới hang động này… Người dân địa phương truyền nhau câu truyện về bà
Trang 25tiên rằng, mặc dù tuổi bà đã cao, sức đã yếu nhưng bà vẫn muốn lên hang động này
vì trong động có nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ
Trên vòm động, thạch nhũ tạo nên hình hài của một nàng tiên cá đang bơi vềthủy cung, thân hình nhỏ bé Bên cạnh nàng tiên cá có quả đào trường sinh bất lão.Người dân địa phương quan niệm rằng, nếu ai nhảy lên, đầu chạm được đến quảđào này sẽ trường thọ Đến giữa hang động có trụ đá giống cột chống trời, tượngtrưng cho bà nữ oa đang đội đá vá bầu trời Có thạch nhũ giống nàng Tô thị đangchờ chồng hóa đá, hoặc giống đôi trai gái đang đứng ôm nhau thắm thiết trong tưthế lõa thể, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm lấy eo và dài đến gót Có những khốithạch nhũ “đăng châu” lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ có sự phảnquang sáng cả một vòm hang và trông giống như có hằng trăm cây đèn thần bậtsáng Ngoài ra, trong động còn có một đoạn suối dài 15m, chảy quanh vách động,nước suối trong vắt, mát rượi Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng rửa mặt vàtrong chốc lát mệt mỏi có thể tiêu tan
2.2 Tiềm năng du lịch nhân văn
2.2.1 Di tích lịch sử - văn hóa
* Di tích Đông Sơn
Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phốThanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiệndấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam
Địa danh này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu chodân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổnổi tiếng của Việt Nam và thế giới
* Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu tọa lạc tại xã Phú Điền huyện Hậu Lộc Hiện nay lăng tháp vẫncòn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm Trên đường thiên lý ra Bắc vàoNam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anhhùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp
Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu vớilòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lượcNgô thế kỷ thứ 3 Vào khoảng năm 220, Cửu Chân thuộc quyền cai trị của Ðông
Trang 26Ngô (một trong 3 nước thời Tam Quốc), trong xứ không kể Nghệ An, Hà Tĩnh nữa,
có chừng 3 vạn hộ Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh, người Quân Yên (huyện YênÐịnh), 20 tuổi, lập căn cứ ở Núi Nưa (Triệu Sơn), hội quân với 3 anh em họ Lý ở
Bồ Ðiền (tức Phú Ðiền, huyện Hậu Lộc) cùng tiến đánh quận sở Tư Phố đại thắng.Hầu hết các huyện lỵ, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Ðức, Nhật Nam (2 quận nay làvùng Nghệ Tĩnh - Quảng Bình) bị nghĩa quân đánh hạ, các thái thú, huyện lệnh vàhuyện trưởng bị giết nền đô hộ của nhà Hán ở Giao Châu hơn 330 năm bị lật đổ
Vào Sáng 28-3-2005, lễ khởi công tu bổ, phục hồi quần thể di tích lịch sửvăn hoá cấp quốc gia đền Bà Triệu (anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh) đã diễn ra tại
xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
* Đền Độc Cước
Sau những giây phút bồng bềnh với sóng, du khách có thể thả hồn mình dạobước trên núi Trường Lệ, nơi có đền thờ Độc Cước Toàn cảnh đền như một bứctranh sống động, tồn tại từ bao đời, được coi là 'Tối linh từ'
Chuyện kể rằng xưa lắm có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển này làm hạidân lành Hồi bấy giờ có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớnnhanh như thổi “Hạt lúa lớn bằng người ôm, trái cà con nặng một người gánh” màvẫn không đủ nuôi chú bé Khi chú bé trở thành người khổng lồ cũng là lúc bọn quỷ
dữ hại dân lành hoành hành ghê gớm Chàng khổng lồ đánh thắng chúng ngoài biển,chúng tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì chúng lại phá ởngoài khơi còn nếu chàng ở ngoài khơi thì chúng lại phá ở đất liền Chàng nghĩ cáchlấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh SầmSơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài Hôm ấy bọnquỷ lẫn vào bờ nhìn lên thấy chàng khổng lồ vẫn sừng sững đứng đó, ra biển lạicũng thấy chàng hiên ngang trên mảng y như trên đỉnh núi Từ đó chúng xiêu bạt đinơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa Cái tên thần ĐộcCước, tức thần '”Một chân” bắt nguồn từ tích này
Theo đạo sắc phong còn giữ được, vào năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thìthần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặcgiã, giữ gìn bờ cõi Ngài hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác…
và được vua phong mấy chữ: “Độc Cước sơn triều”
Trang 27Đền đã qua nhiều lần trùng tu Năm trùng tu xưa nhất được giữ ở thượnglương gian tiền đường ghi niên hiệu Chính Hoà (1675 - 1705) Còn tiền đường mớihiện tại có niên đại Tân Mão (1891), với dòng chữ: “Hoàng triều Thành Thái tamtam niên tuế thứ Tân Mão hạ huyệt trọng xuân lưu nhật quang thời tân tạo tiềnđường thụ đại cát” Tạm dịch: “Đời vua Thành Thái thứ 3, năm Tân Mão, mùa xuântháng Ba ngày tốt, làm ngôi tiền đường” Qua hai cuộc kháng chiến, từ 1945 đến
1974, bom đạn liên miên, nhưng đền Độc Cước hầu như vẫn nguyên vẹn, với nhữngchiếc cột bằng gỗ lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệthuật Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX
* Đền vua Lê Đại Hành
Hệ thống đền thờ tại Thanh Hoá được tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện ThọXuân gồm: Khu nền sinh thánh (nơi Lê Hoàn ra đời); Lăng Hoàng Khảo (nơi thờcha Lê Hoàn); Lăng Mẫu Hậu (nơi Lê Hoàn cải táng mẹ sau khi lên làm vua)…
Lê Hoàn vẫn giữ được nét kiến trúc cổ với những con giống bằng đất nunggắn trên hàng mái và hoa văn chạm khắc tinh vi trang trí trong đền Trong đền cònlưu giữ 9 sắc phong thời Hậu Lê, 5 sắc phong triều Nguyễn cùng một số sắc chỉ củaChúa Trịnh về việc thờ phụng và chiếc đĩa đá quý màu trắng, có đường kính rộng
36 cm, có đề thơ và dấu triện của nhà Tống thời bấy giờ Đặc biệt tại đền Lê Hoàncòn có 2 tấm bia: một bia dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn, một biadựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn ca ngợi quê hương, công lao sự nghiệp của
Lê Hoàn và việc lập đền thờ ở quê hương
Hàng năm từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng 3 âm lịch Lễ Hội Lê Hoànđược tổ chức Khai hội ngày mồng 7 là lễ rước cha mẹ của Lê Hoàn, ngày mồng 8
là chính kỵ làm đại tế
Người đến dự lễ hội được gặp lại những trại lính thời Lê Hoàn qua sự táihiện của hội thi dựng “trại binh thời Lê Hoàn” Buổi tối xem hội hoa đăng, thả đèntrời, giao lưu, thi hát dân ca dân vũ ngay tại khuôn viên khu di tích và trên sôngĐào
* Đền thờ Lê Ngọc
Đền hiện tại Đồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn Lê Ngọc (còn gọi là
Lê Cốc) cùng với 4 người con lật đổ quan cai trị của nhà Tuỳ (Trung Quốc) đóng ở
Trang 28Ðông Phố (tức Ðồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn ngày nay), gọi là kinh đôTrường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Ðường cho đến đầu thế kỷ VI Ðếnthế kỷ VII, Cửu Chân gồm 6 huyện có 16.100 hộ (quận Giao Chỉ có 30.000 hộ)khoảng 84.000 nhân khẩu, thuộc xứ An Nam (tên An Nam thay cho Giao Châu bắtđầu từ đây) Quận sở là Ðông Phố (tức là Ðồng Pho) Năm 759, quân Mã Lai cướpphá Châu ái (tên gọi Cửu Chân từ năm 523) bị quan cai trị là Trương Bá Nghi tiêudiệt Năm 797, quân Mã Lai lại cướp phá Châu ái nữa, xây cả thành, lập nước,nhưng bị quan cai trị là Trương Châu đánh đuổi, san phẳng thành trì thu hồi mọi củacải Thế kỷ IX, Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo đã rất phát đạt ở Châu ái Ðạo Nho
có anh em Khương Công Phụ, đỗ Tiến sỹ làm quan đến Tể tướng triều đình nhàÐường, đạo Lão biến các hang động đẹp nhất ở khắp Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơnlàm nơi tu tiên và đạo Phật có các Ðại hoà thượng như Trí Hành và Ðại Thăng Ðăngsang tận Trung Quốc để hành đạo
* Di tích Kinh đô Trường Xuân
Kinh đô Trường Xuân thuộc thôn Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện ĐôngSơn, tỉnh Thanh Hoá Năm 618, Lê Ngọc là thái thú quận Cửu Chân đã phát độngnhân dân chống lại nhà Đường Lê Ngọc tự xưng là Hoàng đế, xây dựng kinh đô ởđây Ngoài ra, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia cổ nhất Việt Namgọi là bia Trường Xuân có tên “Đại Tuỳ Bải an đạo trường chi vi văn” Có tài liệunói khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào thời nhà Tuỳ
* Đền thờ Dương Đình Nghệ (làng Giàng, Thiệu Khánh, Thiệu Hóa)
Dương Đình Nghệ là thuỷ tổ của dòng họ Dương ở vùng đất ngã ba sông màdân gian vẫn gọi là Ngã Ba Đầu Dòng họ này đã có công khai phá và có vị thế ởvùng Dương Xá và họ Dương đã sớm trở thành tên gọi của một làng Thế kỷ thứ X,
họ Dương đã là một dòng họ lớn, với vị hào trưởng Dương Đình Nghệ có thế lựctrong vùng mà sử sách ghi là trong nhà có tới hàng nghìn người là con nuôi, tôi tớ,thực khách,… Dương Đình Nghệ là người văn võ song toàn, được Khúc Thừa Dụtrọng dụng và là một bộ tướng của họ Khúc, nắm giữ một lực lượng quân sự quantrọng Khi mất ông được tôn làm Phúc thần Tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân
đã lập đền thờ hương khói quanh năm Câu đối ở đền thờ đã ca ngợi chí khí, oaidanh lừng lẫy của ông: “Dưỡng tam thiên nghĩa tử dĩ phục thù đằng đằng sát khí
Trang 29Chưởng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến lẫm lẫm uy danh” (Nuôi ba vạn con nuôikhí mạnh vô cùng Cầm tám vạn quân ra trận oai danh lừng lẫy)
Đền thờ Dương Đình Nghệ với quy mô lớn được xây dựng theo kiểu
“Thượng sàng - hạ mộ” đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.Vào mùa xuân hàng năm, nhân dân khắp nơi nô nức về dự lễ hội Lễ hội đền thờanh hùng dân tộc Dương Đình Nghệ là một trong những lễ hội lớn thu hút đông đảokhách thập phương về dự
* Đền thờ Lê Văn Hưu
Đền thờ Lê Văn Hưu thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.Ông là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã ThiệuTrung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấmbia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tàiđức, sự nghiệp của ông Năm 1247, thi đỗ bảng nhãn Tháng giêng năm Thiệu Longthứ XV nhà Trần (năm 1272), làm hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu vàhoàn thành bộ sử Ðại Việt sử ký gồm 30 quyển Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạcđầu tiên của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêmchưởng sử, tước Nhân uyên hầu
* Khu di tích thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ, hay còn được gọi là thành Tây Ðô Thành được xây dựng vàonăm 1397 thời nhà Hồ Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xâybằng đá xanh cao khoảng 4,2m Thành có 4 cửa, cửa phía Nam rất giống cửa phíaNam thành Thăng Long Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uynghi lộng lẫy Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô Nhưngnhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400 - 1406)
Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổngvòm cuốn bằng đá xanh Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tíchkiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấuvết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá
từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,
Trang 30… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO.Bên cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trangtrọng và bảo tồn.
* Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện ThọXuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc Đây là một địa danh lịch
sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962
Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428)giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là ThuậnThiên thứ nhất Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinhthành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Namnhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núiHương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu
ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò cóhình dáng chữ vương Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tườngthành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m Qua khảo cổ vàdấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chínhđiện, khu Thái miếu nguy nga tráng lệ
Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại mộtTây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độcđáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du kháchtrong và ngoài nước
Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)
Trang 31Năm Thuận Thiên thứ 6 (quý sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái
Tổ mất Cũng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn Lăng đượcxây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, và núi Chúa, tạo thànhthế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn” Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ,bên trái có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu
hổ phục” Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòngchảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy” Bố cục và phong cách xây dựng ởVĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã Ban đầu mộ đắpbằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lỡ, nayđược xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m
Trước lăng có hai hang tượng người và tượng các con vật bằng đá Đứng đầuhai hàng tượng ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ Kích thướccủa tượng nhỏ, phong cách dân gian Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theothứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác(không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ Trước lăng là hương án bằng đá đặt báthương và lễ vật Thần đạo chạy giữa hai hang tượng chầu
Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Namthành điện Lam Kinh Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biểnnguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế
Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà
có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dướiđược đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê Nghệ thuật trang trí tinh xảo,phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn.Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua LêThái Tổ Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng
di sản văn hóa Việt Nam
* Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)
Trang 32Khu đền thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thầncủa triều Lê Sơ
Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rấtnon yếu Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi vàanh dũng hy sinh Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩanên đã lui quân Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiếnthắng sau này Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận,lập đền thờ tại quê hương ông
* Đền thờ Bố Vệ
Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinhlại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ.Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinhquán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông Sinh thời bà dựngđiện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê Khi bà mất, năm 1460,vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà Năm 1805,vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tậptrung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà
Lê, hay đền Bố Vệ Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn Buổi đầu tất cả các photượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây,nhưng nay phần lớn đã không còn Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồinhư người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và LêLai Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức
về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứunước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giangsơn, đất nước
* Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân, toạ lạc trên địa bàn xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Trang 33đáo Nhưng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bị thiên tai và chiến tranh tàn phá,chùa Báo Ân đã xuống cấp nghiêm trọng Năm 2008, ông Hoàng Kiều - Chủ tịchHội đồng quản trị Tập đoàn Raas đã đóng góp 1,3 tỷ đồng cùng sự cung tiến của cáctăng ni phật tử trong và ngoài tỉnh để trùng tu, tôn tạo chùa Báo Ân Đến nay, chùaBáo Ân đã được xây dựng lại bề thế, uy nghi theo lối kiến trúc thời Trần với tổnggiá trị đầu tư hơn 1,8 tỷ đồng và sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách và các tăng niphật tử.
* Khu lăng miếu Triệu Tường
Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều Nguyễn.Quốc miếu Nhà Nguyễn, ở xã Hà Long, huyện Hà Trung (bao gồm Đình Gia Miêu
và Lăng miếu Triệu Tường) Đình Gia Miêu là một công trình kiến trúc nghệ thuậttiêu biểu thời Nguyễn Đây là nơi thờ Nguyễn Công Duẩn - vị công thần bình Ngôkhai quốc Khu di tích Lăng miếu bị triệt phá năm 1973, hiện chỉ còn phế tích nềnmóng Toàn bộ khu đất lăng miếu Triệu Tường vẫn còn nguyên vẹn Dấu tích hàothành, hồ và các nền móng kiến trúc cổng, tường thành và các miếu thờ (nguyênmiếu thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng và Tĩnh Hoàng Hậu, Trường quốc côngmiếu thờ Nguyễn Văn Lựu và Nguyễn Hán…) Lăng miếu Triệu Tường là nơi thờcác vị liệt tổ liệt tông nhà Nguyễn tại quê hương, là khu di tích của vương triềuNguyễn tại Thanh Hoá
* Đền thờ Trịnh Kiểm
Tọa lạc tại làng Sóc Sơn, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc Ông là người có công lớntrong sự nghiệp trung hưng nhà Lê Ông là người mưu lược đã cùng tướng sĩ đánhlui 5 đợt tấn công của nhà Mạc, bảo vệ vững chắc Thanh Hoá Ông cũng đă hết sứcchăm lo triều chính, lập chế độ thuế khoá, khuyến khích nghề nông, mở rộng thi cử
để chọn nhân tài, Ông là ông tổ của dòng chúa Trịnh
* Đền thờ Nguyễn Kim
Tọa lạc tại làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay), là ngườikhởi xướng và lãnh đạo công cuộc trung hưng nhà Lê Sự nghiệp chưa thành, ông bịhàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, mất năm 1545 Ông đă sángsuốt nhìn nhận và giao quyền lực lại cho con rể là Trịnh Kiểm trước khi mất Ông làngười mở nghiệp cho dòng chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
Trang 34* Nhà thờ Trạng Quỳnh
Nhà thờ Trạng Quỳnh thuộc xóm Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện HoằngHóa Ông tổ hài hước diễu cợt thần quyền, vương quyền và thói ỷ thế nước lớn ápchế nước nhỏ thời vua Lê chúa Trịnh, do nhân dân thêu dệt ra từ một nhân vật cóthật là Nguyễn Quỳnh ở Hoằng Hoá
* Di tích lịch sử chiến khu Ba Ðình
Chiến khu Ba Đình là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở ViệtNam Chiến khu này gắn liền với khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, PhạmBành, Tống Duy Tân Trước đây chiến khu này là một khu thành lũy nằm trongvùng ngập nước, bùn lầy của 3 làng: làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê, cho nênđược gọi là chiến khu Ba Đình Và gắn với các vị tướng của cuộc khởi nghĩa thì tạiquê hương đều có nhà thờ
* Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm
Đền thờ tọa lác tại xã Thọ Diên và Xuân Lập, Thọ Xuân Nguyễn Nhữ Lãmquê ở xã Văn Xá huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, đạo Sơn Nam (nay là xã ThiênLiệu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) Trong hoàn cảnh nước Đại Ngu bị quânMinh chiếm đóng, ông gia nhập lực lượng của Lê Lợi và dự hội thề Lũng Nhai năm
1416 Năm 1418, ông trong số những người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng LêLợi từ những ngày đầu, phụ trách việc rèn vũ khí và quân lương của nghĩa quân.Ngày mồng 2 là ngày Canh Thân, tháng riêng năm mậu tuất (1418) Hoàng đế LêLợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Lãm là một trong những ngườiđược phong chức đại tướng và thừa tướng chia nhau đốc xuất đội quân Thiết đột rađối địch với quân Minh Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Lãm từng làm sứgiả tới các nước Ai Lao (Lào), Chiêm Thành vận động vua nước láng giềng giúp voingựa và lương thực Nhờ tài ngoại giao của ông, các nước đã đồng tình giúp đỡ
* Đền thờ Ðào Duy Từ (1572 - 1634)
Quê làng Hoa Trai, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia) Ông là một trong những vịkhai quốc công thần nhà Nguyễn, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hoá tài giỏi.Ông đã có công giúp nhà Nguyễn mở mang kinh tế, giữ yên lãnh thổ, được phongtước Lộc Khê hầu và thờ trong Thái Miếu, ông là tác giả của tác phẩm Hổ trướng