Tiềm năng du lịch nhân văn 1 Di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam (Trang 25 - 37)

2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa

* Di tích Đông Sơn

Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam.

Địa danh này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

* Đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu tọa lạc tại xã Phú Điền huyện Hậu Lộc. Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 3. Vào khoảng năm 220, Cửu Chân thuộc quyền cai trị của Ðông Ngô

(một trong 3 nước thời Tam Quốc), trong xứ không kể Nghệ An, Hà Tĩnh nữa, có chừng 3 vạn hộ. Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh, người Quân Yên (huyện Yên Ðịnh), 20 tuổi, lập căn cứ ở Núi Nưa (Triệu Sơn), hội quân với 3 anh em họ Lý ở Bồ Ðiền (tức Phú Ðiền, huyện Hậu Lộc) cùng tiến đánh quận sở Tư Phố đại thắng. Hầu hết các huyện lỵ, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Ðức, Nhật Nam (2 quận nay là vùng Nghệ Tĩnh - Quảng Bình) bị nghĩa quân đánh hạ, các thái thú, huyện lệnh và huyện trưởng bị giết... nền đô hộ của nhà Hán ở Giao Châu hơn 330 năm bị lật đổ.

Vào Sáng 28-3-2005, lễ khởi công tu bổ, phục hồi quần thể di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đền Bà Triệu (anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh) đã diễn ra tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

* Đền Độc Cước

Sau những giây phút bồng bềnh với sóng, du khách có thể thả hồn mình dạo bước trên núi Trường Lệ, nơi có đền thờ Độc Cước. Toàn cảnh đền như một bức tranh sống động, tồn tại từ bao đời, được coi là 'Tối linh từ'.

Chuyện kể rằng xưa lắm có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển này làm hại dân lành. Hồi bấy giờ có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi. “Hạt lúa lớn bằng người ôm, trái cà con nặng một người gánh” mà vẫn không đủ nuôi chú bé. Khi chú bé trở thành người khổng lồ cũng là lúc bọn quỷ dữ hại dân lành hoành hành ghê gớm. Chàng khổng lồ đánh thắng chúng ngoài biển, chúng tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì chúng lại phá ở ngoài khơi còn nếu chàng ở ngoài khơi thì chúng lại phá ở đất liền. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Hôm ấy bọn quỷ lẫn vào bờ nhìn lên thấy chàng khổng lồ vẫn sừng sững đứng đó, ra biển lại cũng thấy chàng hiên ngang trên mảng y như trên đỉnh núi. Từ đó chúng xiêu bạt đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Cái tên thần Độc Cước, tức thần '”Một chân” bắt nguồn từ tích này.

Theo đạo sắc phong còn giữ được, vào năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi. Ngài hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác… và được vua phong mấy chữ: “Độc Cước sơn triều”.

Đền đã qua nhiều lần trùng tu. Năm trùng tu xưa nhất được giữ ở thượng lương gian tiền đường ghi niên hiệu Chính Hoà (1675 - 1705). Còn tiền đường mới hiện tại có niên đại Tân Mão (1891), với dòng chữ: “Hoàng triều. Thành Thái tam tam niên tuế thứ Tân Mão hạ huyệt trọng xuân lưu nhật quang thời tân tạo tiền đường thụ đại cát”. Tạm dịch: “Đời vua Thành Thái thứ 3, năm Tân Mão, mùa xuân tháng Ba ngày tốt, làm ngôi tiền đường”. Qua hai cuộc kháng chiến, từ 1945 đến 1974, bom đạn liên miên, nhưng đền Độc Cước hầu như vẫn nguyên vẹn, với những chiếc cột bằng gỗ lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX

* Đền vua Lê Đại Hành

Hệ thống đền thờ tại Thanh Hoá được tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân gồm: Khu nền sinh thánh (nơi Lê Hoàn ra đời); Lăng Hoàng Khảo (nơi thờ cha Lê Hoàn); Lăng Mẫu Hậu (nơi Lê Hoàn cải táng mẹ sau khi lên làm vua)…

Lê Hoàn vẫn giữ được nét kiến trúc cổ với những con giống bằng đất nung gắn trên hàng mái và hoa văn chạm khắc tinh vi trang trí trong đền. Trong đền còn lưu giữ 9 sắc phong thời Hậu Lê, 5 sắc phong triều Nguyễn cùng một số sắc chỉ của Chúa Trịnh về việc thờ phụng và chiếc đĩa đá quý màu trắng, có đường kính rộng 36 cm, có đề thơ và dấu triện của nhà Tống thời bấy giờ. Đặc biệt tại đền Lê Hoàn còn có 2 tấm bia: một bia dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn, một bia dựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn ca ngợi quê hương, công lao sự nghiệp của Lê Hoàn và việc lập đền thờ ở quê hương.

Hàng năm từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng 3 âm lịch Lễ Hội Lê Hoàn được tổ chức. Khai hội ngày mồng 7 là lễ rước cha mẹ của Lê Hoàn, ngày mồng 8 là chính kỵ làm đại tế.

Người đến dự lễ hội được gặp lại những trại lính thời Lê Hoàn qua sự tái hiện của hội thi dựng “trại binh thời Lê Hoàn” . Buổi tối xem hội hoa đăng, thả đèn trời, giao lưu, thi hát dân ca dân vũ ngay tại khuôn viên khu di tích và trên sông Đào.

* Đền thờ Lê Ngọc

Đền hiện tại Đồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn. Lê Ngọc (còn gọi là Lê Cốc) cùng với 4 người con lật đổ quan cai trị của nhà Tuỳ (Trung Quốc) đóng ở Ðông Phố (tức Ðồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn ngày nay), gọi là kinh đô

Trường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Ðường cho đến đầu thế kỷ VI. Ðến thế kỷ VII, Cửu Chân gồm 6 huyện có 16.100 hộ (quận Giao Chỉ có 30.000 hộ) khoảng 84.000 nhân khẩu, thuộc xứ An Nam (tên An Nam thay cho Giao Châu bắt đầu từ đây). Quận sở là Ðông Phố (tức là Ðồng Pho). Năm 759, quân Mã Lai cướp phá Châu ái (tên gọi Cửu Chân từ năm 523) bị quan cai trị là Trương Bá Nghi tiêu diệt. Năm 797, quân Mã Lai lại cướp phá Châu ái nữa, xây cả thành, lập nước, nhưng bị quan cai trị là Trương Châu đánh đuổi, san phẳng thành trì thu hồi mọi của cải. Thế kỷ IX, Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo đã rất phát đạt ở Châu ái. Ðạo Nho có anh em Khương Công Phụ, đỗ Tiến sỹ làm quan đến Tể tướng triều đình nhà Ðường, đạo Lão biến các hang động đẹp nhất ở khắp Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn làm nơi tu tiên và đạo Phật có các Ðại hoà thượng như Trí Hành và Ðại Thăng Ðăng sang tận Trung Quốc để hành đạo.

* Di tích Kinh đô Trường Xuân

Kinh đô Trường Xuân thuộc thôn Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Năm 618, Lê Ngọc là thái thú quận Cửu Chân đã phát động nhân dân chống lại nhà Đường. Lê Ngọc tự xưng là Hoàng đế, xây dựng kinh đô ở đây. Ngoài ra, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia cổ nhất Việt Nam gọi là bia Trường Xuân có tên “Đại Tuỳ Bải an đạo trường chi vi văn”. Có tài liệu nói khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào thời nhà Tuỳ.

* Đền thờ Dương Đình Nghệ (làng Giàng, Thiệu Khánh, Thiệu Hóa)

Dương Đình Nghệ là thuỷ tổ của dòng họ Dương ở vùng đất ngã ba sông mà dân gian vẫn gọi là Ngã Ba Đầu. Dòng họ này đã có công khai phá và có vị thế ở vùng Dương Xá và họ Dương đã sớm trở thành tên gọi của một làng. Thế kỷ thứ X, họ Dương đã là một dòng họ lớn, với vị hào trưởng Dương Đình Nghệ có thế lực trong vùng mà sử sách ghi là trong nhà có tới hàng nghìn người là con nuôi, tôi tớ, thực khách,… Dương Đình Nghệ là người văn võ song toàn, được Khúc Thừa Dụ trọng dụng và là một bộ tướng của họ Khúc, nắm giữ một lực lượng quân sự quan trọng. Khi mất ông được tôn làm Phúc thần. Tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập đền thờ hương khói quanh năm. Câu đối ở đền thờ đã ca ngợi chí khí, oai danh lừng lẫy của ông: “Dưỡng tam thiên nghĩa tử dĩ phục thù đằng đằng sát khí. Chưởng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến lẫm lẫm uy danh”. (Nuôi ba vạn con nuôi khí mạnh vô

Đền thờ Dương Đình Nghệ với quy mô lớn được xây dựng theo kiểu “Thượng sàng - hạ mộ” đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Vào mùa xuân hàng năm, nhân dân khắp nơi nô nức về dự lễ hội. Lễ hội đền thờ anh hùng dân tộc Dương Đình Nghệ là một trong những lễ hội lớn thu hút đông đảo khách thập phương về dự.

* Đền thờ Lê Văn Hưu

Đền thờ Lê Văn Hưu thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ông là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Năm 1247, thi đỗ bảng nhãn. Tháng giêng năm Thiệu Long thứ XV nhà Trần (năm 1272), làm hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu và hoàn thành bộ sử Ðại Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạc đầu tiên của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêm chưởng sử, tước Nhân uyên hầu.

* Khu di tích thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ, hay còn được gọi là thành Tây Ðô. Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa, cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400 - 1406).

Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO. Bên

cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trang trọng và bảo tồn.

* Đền thờ Nguyễn Chích

Đền thờ Nguyễn Chích hiện tại làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh, huyện Đông Sơn. Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

* Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.

Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh.

Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.

Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)

dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, và núi Chúa, tạo thành thế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn”. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên trái có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”. Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy”. Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lỡ, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m.

Trước lăng có hai hang tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Thần đạo chạy giữa hai hang tượng chầu.

Bia Vĩnh Lăng

Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.

Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

* Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)

Khu đền thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ.

Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w