Phát triển các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

3. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 1 Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tỉnh Thanh Hóa

3.2.2.Phát triển các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Đối với phát triển sản phẩm sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển, sinh thái là thế mạnh nổi trội của tỉnh; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Cần tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh ở cả tính phong phú và cả tính đa dạng, tiêu biểu đặc trưng của mỗi huyện, mỗi điểm du lịch. Bên cạnh đó, hợp tác đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng là một trong những trọng tâm trong chương trình hợp tác du lịch giữa Hà Nội với các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Thừa Thiên Huế - Bình Định nhằm hưởng ứng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010. Theo chương trình này, ngày 17/6/2010 vừa qua tại thành phố Huế, đại diện các Sở VHTT&DL Hà Nội, Thanh Hoá và các tỉnh miền Trung cùng nhau ký biên bản thoả thuận về việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù về địa lý, tài nguyên, thị trường khách cũng như thể hiện được tính kết nối liên vùng hiệu quả giữa các địa phương, trong đó, các địa phương chú trọng xây dựng các chương trình, tuyến, điểm du lịch mang nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực.

Trước mắt là xây dựng một số chương trình tiêu biểu về “Hành trình qua một số vùng kinh đô Việt cổ”, chương trình du lịch thu hút khách caravan qua các cửa khẩu miền Trung đi tiếp ra phía Bắc, thu hút khách du lịch Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc đi tiếp vào miền Trung; phối hợp xây dựng đề án phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tối ưu các dự án Con đường xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Mặt khác, ngành du lịch của tỉnh cần xây dựng kế hoạch cùng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thanh Hóa và bắc Trung bộ, bắc bộ về chương trình giảm giá các dịch vụ du lịch như: giá phòng nghỉ, giá tour, ăn uống, đi lại, giá các sản phẩm ẩm thực, các dịch vụ phụ trợ, quà lưu niệm,… đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và cung cách phục vụ du khách ngày càng văn minh, lịch sự, thân thiện và an toàn.

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam (Trang 60 - 61)