Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
270,14 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá Dulịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được- một hiện tượng phổ biến trong xã hội. DulịchViệtNam đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách Dulịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tể nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện CNH- HĐH đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh Dulịch ngày càng cao đã đưa Dulịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù vậy nhưng ngành Dulịchở nước ta vẫn còn đơn giản, lạc hậu, chưa thực sự được chú trọng khai thác hết tiềm năng. Chúng ta phải có một cơ sở pháp lý rõ ràng, chi tiết để Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ hơn và như vậy các công ty dulịch hoạt động nghiêm túc, hiệu quả hơn giúp cho khách dulịch thuận tiện, thoải mái và an toàn khi đi dulịchởViệt Nam. Ngoài ra để phát triển ngành Dulịch cần phải hội nhập với thế giới. Đối với nước ta một nước đang phát triển thì hội nhập là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tốt hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợptácquốc tế. Vấn đề đặt ra với ViệtNam không phải là có hội nhập hay không mà là hội nhập như thế nào ? tiến trình và cách thức để áp dụng tốt nhất. Thực tế cho thấy không có một quốc gia nào có thể tự lực xây dựng một nền kinh tế nội địa có hiệu quả mà không cần đến bên ngoài. Vì vậy hội nhập trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và được bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ViệtNam luôn là điểm đến an toàn, tin tưởng của du khách quốc tế, vì vậy chúng ta phải xây dựng và bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật 1
Luận văn tốt nghiệp nhằm thúc đẩy ngành dulịch phát triển và hội nhập với thế giới, giúp bạn bè thế giới đến với ViệtNam nhiều hơn, thông qua đó mở rộng các mối quan hệ hợptác kinh doanh, tận dụng các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước nói chung và ngành Dulịch nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu cơ sở pháp lý vềDulịch và vấn đề hội nhập quốctếvềDulịch tại ViệtNam có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó có thể khắc phục được những điểm yếu hiện nay và nắm vững cơ sở nhằm phát triển dulịchViệtNam lên tầm cao mới. Trong khuôn khổ bài Luận văn em đã đề cập tới các nội dung sau: Lời giới thiệu. Chương 1: Dulịch và tầm quan trọng của dulịch trong nền kinh tếquốc dân Chương 2: Cơ sở pháp lý của dulịch tại Việt Nam. Chương 3: HợptácquốctếvềdulịchởViệtNam Kết luận. Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù em đã cố gắng thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp các thông tin để làm bài luận văn được tốt nhưng cũng không tránh khỏi các thiếu sót . Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để đề tài nghiên cứu này thực sự có hiệu quả. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là thầy giáo TS. Hồ Phong Tư đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài Luận văn này. 2
Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I DULỊCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DULỊCH TRONG NỀN KINH TẾQUỐC DÂN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Dulịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Có nước coi Dulịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi Dulịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. ỞViệt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành Dulịch đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà nước về triển vọng kinh tế này. Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, DulịchViệtNam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển Dulịch với các nước trong khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.2. Khái niệm vềDulịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại , Dulịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, dulịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung dulịch trên thế giới vẫn chưa thống nhất. Bởi hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu vềdulịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia đã nhận định “đối với dulịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. 3
Luận văn tốt nghiệp Trong giáo trình Thống kê Dulịch , Nguyễn Cao Thường và Tô Đông Hải chỉ ra rằng: Dulịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhưng theo hai học giả Hoa Kỳ - Mathieson và Wall thì dulịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ. Còn theo nhà địa lý học Michaud lại cho rằng: Dulịch là tập trung những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ ít nhất một đêm người nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo. Như vậy, dưới mỗi góc độ nghiên cứu đều có một cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm Du lịch. Chính vì vậy, trong pháp lệnh Dulịch của Tổng cục dulịchViệtNam cũng đưa ra khái niệm: Dulịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất đinh. 1.3. Tầm quan trọng của ngành Dulịch đối với nền kinh tếquốc dân Dựa vào định nghĩa chúng ta thấy về phương diện kinh tế, Dulịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Vì vậy, Dulịch ngày nay không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện các chính sách mở cửa, là chiếc cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bên trong. Dulịch có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước thông qua việc tiêu dùng của du khách. Và để hiểu rõ vai trò của Dulịch 4
Luận văn tốt nghiệp trong quá trình tái sản xuất xã hội trước hết, ta quan tâm tới việc tiêu dùng của Du lịch, đó là những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh thư giãn, nghỉ ngơi Dulịch nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá vật chất và các hàng hoá phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất được du khách quan tâm. Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng Dulịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là việc tiêu dùng sản phẩm Dulịch xảy ra cùng một lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Vì vậy, sản phẩm dulịch mang tính độc quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm Dulịch này với sản phẩm Dulịch kia một cách tuỳ tiện đựơc. Như vậy, ảnh hưởng kinh tế của Dulịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm Dulịch . Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Trên bình diện chung, hoạt động Dulịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách quốctế mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi Dulịch , làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến, ngược lại phần thu ngoại tệ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người Dulịch nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động Dulịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hoá nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu vùng xa. 5
Luận văn tốt nghiệp Khi khu vực nào đó trở thành một điểm Dulịch , du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hoá các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến Bên cạnh đó các hàng hoá vật tư cho Dulịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hoá phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến .để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách. So với ngoại thương ngành Dulịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội. Dulịchquốctế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Qua đây, ta thấy Dulịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nền kinh tế đất nước. Ngược lại, nó cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hoá tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến Dulịch . Việt Nam, với chủ trương mở cửa “làm bạn với tất cả các nước” nền kinh tếViệtNam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài vào hợptác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tăng trưởng với nhịp độ cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định. Dulịchquốctế còn là phương tiện tuyền truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước ta. Cụ thể, khi khách hàng đến một khu dulịch nào đó, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó. Khi trở về đất nước họ, khách bắt đầu tìm kiếm những thứ đó ở thị trường địa phương và nếu không thấy, khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập những mặt hàng 6
Luận văn tốt nghiệp đó. Theo cách này, dulịchquốctế đã góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước ta, mà nhất là trong khi chúng ta chưa có điều kiện truyền quảng bá rộng rãi nhiều sản phẩm, mặt hàng trong nước ra thị trường nước ngoài. 1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Dulịch của Đảng ởViệtNam và những thành tựu vềdulịch trong những năm qua Sau khi giành được độc lập tự do trên một phần của đất nước, mặc dù còn có rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết dong Đảng ta đã có sự quan tâm đến hoạt động du lịch. Chỉ 6 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, với Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty dulịchViệtNam đầu tiên của nước ta được thành lập. Đây là lần đầu tiên ở nước ta có một cơ quan chuyên trách về vấn đề du lịch. Là một Công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương, nhiệm vụ cơ bản của Công ty Dulịch là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Tuy gặp nhiều khó khăn do trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất non kém gây nên nhưng tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước. Như vậy, quyết định này của Đảng và Nhà nước có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành ngành DulịchViệt Nam. Chính vì vậy, ngày 9 tháng 7 được coi là ngày thành lập của ngành DulịchViệt Nam. Ngày 23/1/1979, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 32/CP chính thức thành lập Tổng cục Du lịch. Sự ra đời của Tổng cục Dulịch cho thấy Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao vai trò của dulịch trong giai đoạn mới. Điều đó đã tạo ra bước ngoặt mới đối với hoạt động dulịchViệt Nam. Với cơ sở vật chất lớn mạnh, quyền hạn được mở rộng, giai đoạn này Tổng cục Dulịch trực tiếp quản lý trên 30 công ty dulịch trong cả nước cùng với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn phương tiện, hàng vạn CBCNV có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ khách trong và ngoài nước. 7
Luận văn tốt nghiệp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản ViệtNam (12/1986) là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của đất nước. Đó là đường lối đổi mới. Luồng gió này đã đem lại một nguồn sinh lực mới cho tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá, giáo dục, quản lý… Với chính sách mở cửa: ViệtNam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, dulịch nước ta đã thựuc sự có điều kiện khởi sắc. Có thể nói, đây là mốc thứ ba trong lịch sử phát triển DulịchViệtNam hiện đại. Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế đất nước đã bắt đầu có sự chuyển đổi về cơ bản. Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là NămDulịchViệtNam đã góp phần thúc đẩy một cách đáng kể hoạt động dulịch nước nhà. Hoạt động kinh doanh dulịch đã mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế nhà nước mà còn ở cả những thành phần kinh tế khác. Trước xu thế đó, dulịch không chỉ còn được coi là một hoạt động văn hoá xã hội thuần tuý nữa mà đã được khẳng định còn là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Ngày 9 tháng 4 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119 HĐBT về việc thành lập Tổng Công ty DulịchViệt Nam. Tên đối ngoại của Tổng Công ty dulịchViệtNam là Vietnamtourism. Tổng Công ty có các chi nhánh là các công ty ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Sự xuất hiện của Tổng Công ty DulịchViệtNam trong hoạt động dulịchquốctế đã thu hút được sự quan tâm của bè bạn và du khách năm châu. Kể từ đây hoạt động dulịchquốctế của nước ta mới chính thức được ghi nhận. Số lượng du khách quốctế vào ViệtNamnăm 1990 là 250.000 lượt, năm 1992 đã lên đến 440.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao, đạt khoảng trên 30%. Sau nhiều thử nghiệm, trăn trở tìm mô hình tổ chức quản lý phù hợp với con đường phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 26 tháng 10 năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Dulịch như một cơ quan độc 8
Luận văn tốt nghiệp lập ngang Bộ thuộc Chính phủ - quản lý nhà nước vềdulịch trên địa bàn cả nước. Sự kiện này đã tạo ra một cơ hội to lớn cho sự phát triển của DulịchViệt Nam. Mười bốn Sở Dulịch đã được thành lập ở các tỉnh có tài nguyên dulịch phong phú và hoạt động dulịch sôi động nhất. Sau thời điểm này, ngành DulịchViệtNam đã thực sự có những chuyển biến đáng kể. Số lượng khách, kể cả khách quốctế và nội địa tăng lên nhanh chóng. Chúng ta thật đáng tự hào cho con số 1.018 nghìn du khách quốctếnăm 1994, sớm hơn 4 năm so với dự tính của các chuyên gia WTO. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của du khách quốctế giai đoạn 1992-1994 đạt trên 60% đã làm nhiều đối tác và chuyên gia vềdulịch của WTO phải ngạc nhiên. Chỉ thị 46CT-TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNamvề lãnh đạo đổi mới và phát triển dulịch trong tình hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm kịp thời và có hiệu quả của Đảng đối với du lịch. Chỉ thị đã xác định rõ chức năng của dulịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần, kịp thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của du lịch, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân của nó. Chỉ thị cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng trong việc phát triển du lịch. Đó là coi việc phát triển dulịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Quan điểm thứ hai là phải coi việc phát triển dulịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Quan điểm này là chỗ dựa vững chắc cho ngành Dulịch trong việc huy động, liên kết với các ngành kinh tế, văn hoá để đi lên. Quan điểm thứ 3 đặc biệt nhấn mạnh, đồng thời với phát triển dulịchquốctế cần phải chú trọng phát triển dulịch nội địa. Quan điểm này chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của dulịch trong phát triển xã hội, khẳng định dulịch không chỉ nên coi là một ngành kinh tế đơn thuần mà phải được coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc lấy mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng 9
Luận văn tốt nghiệp tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, tăng cường sức khoẻ… là nhiệm vụ quan trọng. Ngày 24/12/199 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam khoá VIII đã ra Nghị quyết 02-NQ/HNTW về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Trong Nghị quyết chỉ rõ: Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm là nghiên cứu các vấn đề lịch sử, dân tộc tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học… xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới góc độ du lịch. Nghị quyết này đã làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch, góp phần thu hút du khách, phát triển dulịch nước nhà. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã dành rất nhiều thời gian và sự quan tâm tới lĩnh vực du lịch. Để phát triển dulịchViệtNam theo quan điểm bền vững, về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ rõ cần phải: bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch. Một trong những nội dung cơ bản của thời kỳ CNH, HĐH trong những năm trước mắt Đại hội khẳng định là: phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ… phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, Thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội xác định cần phải: triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tương xứng với tiềm năng dulịch to lớn của đất nước theo hướng dulịch to lớn của đất nước theo hướng dulịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm dulịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực dulịch tập trung ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng phục vụ phù hợp với các loại khách dulịch khác nhau. 10