Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
38,44 KB
Nội dung
Lời cảm ơn Để hoàn thiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân em còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, các cô chú, anh chị tại công ty cổ phần chứng khoán FLC. Em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo: Pgs.TS Lê Thị Kim Nhung với kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng với sự ưu ái dành cho thế hệ trẻ, cô đã giúp đỡ tôi, truyền đạt phương pháp nghiên cứu, qua đó tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần chứng khoán FLC, đã tận tình hướng dẫn tôi, đưa ra những lời khuyên, lời góp ý quý báu cũng như cung cấp số liệu, tài liệu liên quan để giúp tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi. Do thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ của tôi còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận còn nhiều điểm thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và mọi người để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Đoàn Thành Việt MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu khóa luận CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: 1.1. Công ty chứng khoán: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán 1.2. Doanh thu của công ty chứng khoán: 1.2.1. Khái niệm và kết cấu doanh thu của công ty chứng khoán 1.2.2. Quản lý doanh thu của công ty chứng khoán 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: 1.3.1. Nhân tố khách quan: 1.3.2. Nhân tố chủ quan CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FLC 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC: 2.1.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012. 2.2. Thực trạng doanh thu và quản lý doanh thu của công ty cổ phần chứng khoán FLC 2.2.1. Khảo sát doanh thu: 2.2.2. Quản lý doanh thu CHƯƠNG III: CÁC PHÁT HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FLC 3.1. Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1. Thành quả đạt được 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.2. Định hướng phát triển các hoạt động của công ty chứng khoán nhằm tăng doanh thu 3.2.1. Nghiệp vụ môi giới 3.2.2. Nghiệp vụ tự doanh 3.2.3. Nghiệp vụ tư vấn 3.2.4. Nghiệp vụ khác 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu của công ty cổ phần chứng khoán FLC KẾT LUẬN LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và hoạt động được hơn 10 năm trong lịch sử phát triển, 10 năm là khoảng thời gian không dài đối với quá trình hình thành và phát triển của một doan nghiệp đặc biệt là với sự phát triển của một thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian đó, TTCK đã đóng vai trò chính của một kênh thu hút vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kình tế nói chung. Bên cạnh những mặt đạt được như: Đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, thu hút được đông đảo công chúng đầu tư tham gia vào thị trường… thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt như : Quy mô, cấu trúc, văn bản pháp lý,… Mọi hoạt động còn đang trong giai đoạn sơ khai, giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Trong những năm trở lại đây, TTCK nước ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động lớn của nền kinh tế. Từ cuộc khủng hoảng nợ công ở EU cho đến chính sách tiền tệ của chính phủ. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là năm 2011, tình hình trở nên xấu với xu hướng chung của toàn thị trường là giảm điểm, nhà đầu tư thoái lui, các CTCK phải thu hẹp nghiệp vụ, một số công ty phá sản. Từ thời điểm đầu năm 2012 cho đến nay, TTCK đã có nhiều dấu hiệu tích cực phục hồi trở lại cùng với những chính sách đúng đắn của chính phủ như Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2011-2020 được phê duyệt vào ngày 1/3/2012. Nguồn doanh thu chính của các CTCK là thu được từ cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, các công ty tài chính, doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn doanh thu từ các nghiệp vụ như môi giới, tư vấn, tự doanh, lưu ký, bảo lãnh phát hành vẫn còn thấp… Trong suốt quá trình thực tập và làm việc tại công ty cổ phần chứng khoán FLC. Thực tế cho thấy doanh thu của công ty là khá thấp và thậm chí năm 2011 công ty dã lỗ khi trừ đi các khoản chi phí. Các nghiệp vụ công ty cung cấp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra, thị phần nhỏ, sức cạnh tranh kém, thực trạng công ty đang gặp khó khăn, khó khăn này đến từ cả hai phía khách quan và chủ quan. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu chung của toàn công ty. Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty cổ phần chứng khoán FLC” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Đề xuất các biện pháp nhằm ổn đinh và tăng doanh thu cho công ty. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là công ty cổ phần chứng khoán FLC. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và sử dụng các phương pháp phân tích quá trình kinh doanh và trọng tâm là các nghiệp vụ mà công ty cung cấp (Các nghiệp vụ đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty) từ đó đánh già và đưa ra những giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động KD. Số liệu thu thập từ công ty trong vòng 3 năm 2010, 2011 và 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để thực hiện khóa luận, trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê và so sách giữa các năm, các chỉ tiêu để thấy kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FLC. 5. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung kết cấu chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và doanh thu của công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FLC Chương 3: Các phát hiện và đề xuất nhằm tăng doanh thu của công ty cổ phần chứng khoán FLC CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 1.1.Công ty chứng khoán: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm: Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QD-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCK, Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban chứng khoán nhà nước cung cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. 1.1.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một trung gian tài chính, thực hiện các hoạt động cơ bản sau: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và các hoạt động phụ trợ khác. Môi giới chứng khoán: Là hoạt động trung gian đại diện mua hoặc đại diện bán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, CTCK sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch cho khách hàng thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà khách hàng phải chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch của mình. Tự doanh chứng khoán: Tự doanh là việc việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động này được tiến hành thông qua cơ chế giao dịch tại sở hay thị trường OTC. Tại một số thị trường thông qua cơ chế khớp lệnh theo giá hoạt động của CTCK thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Mục đích của hoạt động tự doanh là kiếm lợi nhuận cho công ty bằng cách mua bán chứng khoán với khách hàng. Hoạt động này tiến hành song song với hoạt động môi giới, vừa phục vụ lệnh cho khách hàng vừa phục vụ cho chính mình. Do vậy, nhiều khi dẫn đến sự xung đột, vì vậy luật pháp quy đinh công ty phải thực hiện hoạt động của khách hàng trước rồi mới đến hoạt động của mình. Hai hoạt động này phải tách biệt với nhau. Hoạt động này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn do kinh doanh phải thực hiện bằng vốn của mình và phải có đội ngũ nhân viên giỏi. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán: Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, đòi hỏi tổ chức phát hành phải có CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối ra công chúng. Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và là nghiệp vụ chiếm khá nhiều doanh thu của CTCK. Hoạt động phát hành của tổ chức phát hành được thực hiện qua các bước sau: khi tổ chức muốn phát hành chứng khoán, tổ chức đó gửi yêu cầu bảo lãnh phát hành lên CTCK. CTCK có thể sẽ ký một hợp đồng tư vấn quản lý để tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứng khoán phát hành, định giá chứng khoán và phương thức phân phối chứng khoán đến nhà đầu tư thích hợp. Để thực hiện bảo lãnh phát hành CTCK phải đệ trình một phương án bán và cam kêt bảo lãnh lên Ủy ban chứng khoán. Khi các phương án được Ủy ban thông qua thì CTCK có thể ký trực tiếp hợp đồng bảo lãnh hoặc thành lập một nghiệp đoàn bảo lãnh để ký hợp đồng với tổ chức phát hành. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: Đây là hoạt động quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua một danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở sinh lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một hoạt động tư vấn tổng hợp thông qua việc khách hàng ủy thác tiền cho CTCK đầu tư theo một chiến lược hay một nguyên tắc nhất định. Hoạt động tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán sử dụng các phương pháp đưa ra nhận định về xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng khi quyết định đầu tư. Các hoạt động khác: - Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ các chứng khoán của khách hàng thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là giao dịch theo hình thức ghi sổ. Khách hàng phải mở tài khoản lưu ký tại công ty chứng khoán hoặc ký gửi chứng khoán. Khi thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, CTCK thu được một khoản phí từ lưu ký, chuyển nhượng chứng khoán. - Quản lý thu nhập cho khách hàng: Xuất phát từ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty theo dõi thu lãi, cổ tức chứng khoán và đứng ra thu nhận cổ tức và thực hiện chi trả cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. - Hoạt động tín dụng: Các công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng nghiệp vụ bán khống và cho vay cầm cố. - Hoạt động quản lý quỹ: Ở một số TTCK, pháp luật về chứng khoán còn cho phép các CTCK tham gia quản lý quỹ đầu tư. Theo đó CTCK cử đại diện của mình để quản lý sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào thị trường. CTCK được thu phí quản lý đầu tư. 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán: TTCK muốn hoạt động được trước hết cần những người môi giới trung gian, đó là các CTCK. Đó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như nền kinh tế. Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành đến người đầu tư và có tính thanh khoản, từ đó huy động được nguồn tiền nhàn rỗi từ tay dân chùng. Nhìn chung CTCK có các vai trò sau. Thứ nhất, vai trò huy động vốn: Các CTCK thường đảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán. Thứ hai, vai trò cung cấp một cơ chế giá cả: Vai trò này nhằm giúp các nhà đầu tư có sự đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình. Theo quy định các CTCK phải giành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán đang cao. Điều này nhằm giúp ổn định giá chứng khoán. Thứ ba, vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: CTCK có nhiệm vụ chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại, giúp cho nhà đầu tư chịu ít thiệt hại nhất khi đầu tư. Thứ tư, vai trò tư vấn đầu tư: Các CTCK tham gia tư vấn cho khách hàng của mình nên đầu tư như thế nào. Thứ năm, vai trò tạo ra các sản phẩm mới: Ngoài các cổ phiếu của các công ty, các doanh nghiệp niêm yết thì các CTCK có thể phát hành cổ phiếu ra thị trường, bán trái phiếu chính phủ… 1.2. Doanh thu của công ty chứng khoán: 1.2.1. Khái niệm và kết cấu doanh thu của công ty chứng khoán: Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” trong chuẩn mực hệ thống kế toán Việt Nam thì: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế Doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động [...]... quả là Công ty sẽ thất bại trọng hoạt động kinh doanh CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FLC 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC: 2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC: Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán FLC ( còn được gọi là FLCS ) Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, khu A, đường Lê Đức Thọ, Mỹ...sản xuất, kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” Kết cấu doanh thu của công ty chứng khoán bao gồm doanh thu từ nghiệp vụ môi giới, tự doanh, tư vấn, lưu ký, và doanh thu khác 1.2.2 Quản lý doanh thu của công ty chứng khoán Doanh thu của CTCK là doanh thu từ các nghiệp vụ công ty cung cấp và doanh thu khác: Doanh thu từ hoạt động môi giới: Là khoản... 84-4-39368367 Email: Info@flcs.com.vn Website: www.flcsc.com.vn Ngành nghề kinh doanh chính: • Môi giới chứng khoán • Tự doanh chứng khoán • Tư vấn đầu tư chứng khoán 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC (tiền thân có tên gọi là Công ty CP chứng khoán Artex) được thành lập theo Giấy phép số 85/UBCK-GP do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 03/03/2008 FLCS cung cấp đầy đủ... giới kinh doanh chứng khoán cho nhà đầu tư được xác định khi dịch vụ môi giới hoàn thành Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán góp vốn: Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn bao gồm các khoản chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh của CTCK (được ghi nhận dựa trên Thông báo kết quả thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán) và khoản thu lợi tức cổ phiếu,... doanh khi hoàn thành dịch vụ và khách hàng chấp nhận thanh toán Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán: Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thực thu Doanh thu khác: Doanh thu khác bao gồm doanh thu lãi tiền gửi ngân hàng, hoãn nhập dự phòng các khoản đầu tư, doanh thu khác,… Được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. .. phiếu, lãi trái phiếu, thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết (lãi đầu tư cổ phiếu được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở thông báo chia lãi của tổ chức có cổ phần do công ty nắm giữ, lãi đầu tư trái phiếu và lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở dồn tích) Doanh thu hoạt động tư vấn: Doanh thu từ hoạt động tư vấn... kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo của Công ty Nếu tài chính không tốt, không những hoạt động kinh doanh của Công ty không thể mở rộng được mà còn làm giảm sút uy tín và lòng tin của khách hàng đối với Công ty Mà đối với CTCK ảnh hưởng của Công ty đối với khách hàng là rất quan trọng Vì trong chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất là phải cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu về chứng. .. viên, xây dựng và công bố - minh bạch cơ chế thưởng phạt căn cứ trên kết quả kinh doanh; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp FLCS trẻ, nhiệt huyết và thân thiện; Xây dựng hình ảnh thương hiệu FLCS chuyên nghiệp; Tích cực tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng để quản bá hình ảnh về một tổ chức thân thiện, đáng tin cậy 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ Công ty cổ phần chứng khoán FLC được tổ chức... các yêu cầu về chứng khoán của khách hàng, nếu không có đủ năng lực tài chính để đưa ra các tiện ích phục vụ khách hàng thì sẽ không còn ai muốn hợp tác với Công ty nữa Riêng đối với Việt Nam thì yếu tố tài chính còn đặc biệt quan trọng bởi số vốn điều lệ của Công ty quyết định cả các nghiệp vụ mà Công ty được phép hoạt động Hơn nữa, do khách hàng mở tài khoản tại CTCK nên Công ty không những phải coi... thành công, FLCS cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp tài chính sáng tạo nhằm huy động vốn, kết nối đầu tư và mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng Dựa trên nguyên tắc phát triển An toàn – linh hoạt – hiệu quả, định hướng chiến lược phát triển của công ty bao gồm: - Phát triển các sản phẩm, dịch vụ truyền thống đồn thời đẩy mạnh việc nghiên cứu triển khai các sản phẩm, giải pháp tài . KINH DOANH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FLC 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC: 2.1.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán FLC: Tên công ty: Công ty. của công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FLC Chương 3: Các phát hiện và đề xuất nhằm tăng doanh thu của công ty cổ phần chứng khoán FLC CHƯƠNG. động kinh doanh cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán 1.2. Doanh thu của công ty chứng khoán: 1.2.1. Khái niệm và kết cấu doanh thu của công ty chứng khoán 1.2.2.