1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần chứng khoán trí việt

47 346 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Khái niệm công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcchứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoánvới mục tiêu tìm

Trang 1

đó là các công ty chứng khoán.

Hiện nay thị truờng chứng khoán Việt Nam có 105 công ty chứng khoánđang hoạt động.Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt tiền thân là CTCPchứng khoán Thái Bình Dương được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0103015199 ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Giấy phép hoạtđộng số 46/UBCK-GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 28/12/2006 đã đăng ký

và được ủy ban chứng khoán nhà nước cho phép hoạt động trên các lĩnh vực :môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán,tư vấn đầu tư chứng khoán, tưvấn tài chính doanh nghiệp và lưu ký chứng khoán Với mong muốn tìm hiểu

về một lĩnh vực hay và mới mẻ cũng với sự hiểu biết của mình về công ty

chứng khoán Trí Việt, em xin mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt làm

chuyên đề thực tập Đề tài này bao gồm 3 phần:

Chương I : Lý luận chung về công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt

động của công ty chứng khoán

Chương II : Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán

Trí Việt.

Chương III :Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ

phần chứng khoán Trí Việt.

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4 1.1.Những vấn đề cơ bản của công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán 4

1.1.1.Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán 4

1.1.2.Các mô hình hoạt động của công ty chứng khoán 6

1.1.3.Các hình thức pháp lý của công ty chứng khoán 8

1.1.4 Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán 9

1.2.Những vấn đề về hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán 12

1.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

2.1.1 Thông tin chung 20

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 21

2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của TVSC 23 2.1.5 Môi trường cạnh tranh: 26

2.2 Thực trạng các hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần chứng

khoán Trí Việt 26

2.2.1 Hoạt động môi giới 26

2.2.2 Hoạt động tư vấn doanh nghiệp 29

Trang 3

2.2.3 Hoạt động tự doanh 30

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán Trí Việt 31

2.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

chứng khoán Trí Việt 38

3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 38

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt

41

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần chứng

khoán Trí Việt 41

3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức 41

3.2.2 Xây dựng chiến lược về nguồn nhân sự 42

3.2.3 Đa dạng và phát triển đồng bộ các hoạt động 43

3.2.4 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý 44

3.2.5 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện kinh doanh 46

3.2.6 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, đại lý nhận lệnh 47

3.2.7 Tăng cường năng lực tài chính 47

KẾT LUẬN 49

Trang 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN

1.1. Những vấn đề cơ bản của công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán

1.1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcchứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoánvới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận

Theo quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 của bộ trưởng bộTài chính: công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thựchiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Theo luật số 70/2006/QH quy định tại điều 60 thì nghiệp vụ kinh doanhcủa công ty chứng khoán bao gồm:

Môi giới chứng khoán

Tự doanh chứng khoán

Bảo lãnh phát hành

Tư vấn đầu tư chứng khoán

1.1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán

Trang 5

Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trunggian Nguyên tắc yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành khôngđược mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian muabán Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhàphát hành Và khi thực hiện công việc này CTCK đã tạo ra cơ chế huy độngvốn cho nền kinh tế thông qua TTCK.

Đối với nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mụcđầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nângcao hiệu quả các khoản đầu tư Đối với hàng hoá thông thường, mua bán quatrung gian sẽ làm sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên,đối với TTCK, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng nhưmức độ rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thờigian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư Nhưng thông qua cácCTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho cácnhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả

Đối với thị trường chứng khoán

Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường: Giá cả chứng khoán là do

thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua vàbán phải thông qua các CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào quátrình mua bán Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũnggóp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá Trên thị trường sơ cấp,các CTCK cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Chính vì vậy giá

cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của cácCTCK, các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thịtrường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích củachính mình, nhiều CTCK đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thựchiện vai trò bình ổn thị trường

Trang 6

Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính:TTCK có

vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính vàcác CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó, vì CTCK tạo ra cơ chế giaodịch trên thị trường Trên thị trường cấp một, do thực hiện các nghiệp vụ nhưBảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy độngđược nguồn vốn đưa vào sản xuất, kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làmtăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứngkhoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp hai.Điều này làm giảm rủi ro, tạo nên tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư Trên thịtrường cấp hai, do thực hiện giao dịch mua và bán, các CTCK giúp người đầu

tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại Những hoạt động đó

có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính

Đối với cơ quan quản lý thị trường

Công ty chứng khoán có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về TTCK chocác cơ quan quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý vì với tư cách là trunggian giao dịch, và với tính chuyên nghiệp trong hoạt động, công ty chứngkhoán là những người hơn ai hơn nắm chắc các chủ thể trên thị trường Hơnnữa với nguyên tắc công khai hóa các thông tin thì việc cung cấp thông tinvừa quy định của pháp luật, vừa là nguyên tắc hoạt động của công ty chứngkhoán

Như vậy, các CTCK với vai trò có ảnh hưởng rộng rãi tới các chủ thểtrên TTCK: Tạo ra cơ chế huy động vốn, cung cấp cơ chế giá cả cho giaodịch, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán và góp phần điều tiết bình ổnthị trường là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nóichung và của TTCK nói riêng, do đó nó có một vị trí quan trọng trên TTCK

1.1.2 Các mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp khác hẳnvới doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường và công ty chứngkhoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề để xác định mô

Trang 7

hình tổ chức kinh doanh chứng khoán ở các nước có nhiều điểm khác nhau.

Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán ở mỗi nước có đặcđiểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và quan điểm của nhữngngười làm công tác quản lý Nhà Nước Tuy nhiên có thể khái quát thành hai

mô hình cơ bản hiện nay:

Một là, Mô hình công ty chứng khoán đa năng.

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách làchủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hìnhnày chia thành hai loại:

+ Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty hoạt động tách rời

+ Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán,kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ

Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vựcdinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, mặtkhác ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanhchứng khoán

Tuy vậy, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như: không phát triểnđược thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạtđộng cho vay hơn là bảo lãnh phát hành Đồng thời các ngân hàng cũng dễgây lũng đoạn thị trường và các biến động trên thị trường chứng khoán nếucó

Hai là, Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công tyđộc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận Các ngânhàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro hệ thống ngân hàng, tạođiều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển

Trang 8

1.1.3 Các hình thức pháp lý của công ty chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán hiện nay tồn tại 3 loại hình cơ bản của công

ty chứng khoán Đó là: công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Là loại hình kinh doanh có từ hai chủ sở hữu trở lên Có 2 loại công tyhợp danh là công ty chỉ có thành viên hợp danh và cả thành viên hợp danh vàthành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyênmôn và có uy tín nghề nghiệp, được trực tiếp tham gia vào quá trình đưa racác quyết định của công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn không được tham giađiều hành công ty, họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi số vốn góp

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu là các cổđông Đại hội cổ đông có quyền bầu ra hội đồng quản trị Hội đồng quản trị sẽđịnh ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụquản lý khác để điều hành công ty Các cổ đông trong hội đồng cổ đông chỉchịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công tytrong phạm vi số vốn góp

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại là công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm một thành viên thì chủ sở hữu phải là một phápnhân Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì chủ sở hữu chính

là các thành viên góp vốn, hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhấtcủa công ty Cả hai loại hình công ty này thì các thành viên chỉ chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ của công ty và các nghĩa vụ khác trong phạm vi

số vốn góp

Trang 9

1.1.4 Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán

* Môi giới chứng khoán

Khi thị trường chứng khoán càng phát triển ở trình độ cao thì các sảnphẩm và dịch vụ càng dồi dào về số lượng, đa dạng và phong phú về chủngloại, tinh tế và nhạy cảm trong vận hành chức năng Theo đó, đòi hỏi về việccung cấp cho người đầu tư những thông tin cần thiết những ý tưởng đầu tư,những lời khuyên mang tính thời điểm hay mang tính chiến lược, và giúp chocác nhà đầu tư thực hiện theo cách có lợi nhất, đòi hỏi phải có hoạt động môigiới chứng khoán phát triển mang tính chuyên nghiệp cao, hay nói cách khác,trở thành một nghề

Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian đại diện chobên mua hay bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó,công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua

cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán mà chính khách hàng phảichịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình

Với tư cách là khâu trung gian giúp thúc đẩy quá trình lưu thông hànghoá bằng cách rút ngắn khoảng thời gian tìm kiếm để gặp gỡ giữa người mua

và người bán, hoạt động môi giới chứng khoán cho phép người mua trực tiếpthẩm định chất lượng bằng các giác quan của mình Và trong những trườnghợp nhất định, hoạt động môi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻnhững lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầu

tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo

Như vậy với tư cách là người môi giới chứng khoán, công ty chứngkhoán phải cung ứng các dịch vụ tiện ích khác nhau:

+ Tiến hành giao dịch theo chỉ thị của khách hàng

+ Quản lý tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán cho khách hàng+ Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng

+ Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tưchứng khoán

Trang 10

* Bảo lãnh phát hành

Là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về việc

sẽ bán hết hoặc bán một phần số lượng chứng khoán dự định phát hành.Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi vềchứng khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính Họ thường có mộtmạng lưới bán hàng rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành thành công Vìvậy thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, rủi ro của đợt phát hành sẽ giảm đi.Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, công ty chứng khoán được nhận tiềnhoa hồng bảo lãnh Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định theo sự thỏa thuậngiữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh

Vậy muốn tiến hành các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng mộtcách thành công thì các tổ chức phát hành phải cần đến các công ty chứngkhoán tư vấn và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán Như vậy, hoạtđộng bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việcphân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầukhi phát hành Trên thị trường tài chính, ngoài công ty chứng khoán thực hiệnbảo lãnh phát hành còn có các định chế tài chính khác cũng đảm nhiệm hoạtđộng này như ngân hàng đầu tư

* Tư vấn đầu tư chứng khoán:

Là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về chứng khoán, từ đó đưa racác lời khuyên cho khách hàng

Do đặc điểm riêng trong ngành là giá cả chứng khoán luôn biến độngnên hoạt động tư vấn chứng khoán rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiềumâu thuẫn về lợi ích Ở phần lớn các nước, người ta định nghĩa tư vấn chứngkhoán là những hoạt động tư vấn về giá trị của chứng khoán nhằm mục đíchthu phí Đối với Việt Nam, việc quản lý các hoạt động tư vấn là cần thiếtnhưng vô cùng khó khăn bởi trong điều kiện ban đầu của thị trường thì hệthống pháp luật chưa thể chặt chẽ

Trang 11

Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Theo hình thức của hoạt động tư vấn gồm tư vấn trực tiếp và tư vấngián tiếp

- Theo mức độ uỷ quyền của hoạt động tư vấn gồm tư vấn gợi ý và tưvấn uỷ quyền

- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn gồm tư vấn cho người phát hành

và tư vấn đầu tư

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động đầu tư:

- Không đảm bảo tính chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứngkhoán không phải một số cố định mà nó luôn luôn thay đổi theo các yếu tốkinh tế, tâm lý và diễn biến thực tế cuả thị trường

- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình chỉ dựa trên

cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến quá khứ

- Không dụ dỗ hoặc mời chào khách hàng mua, bán một loại chứngkhoán nào đó…

* Tự doanh chứng khoán

Tự doanh là việc các công ty chứng khoán tự tiến hành các hoạt độngmua bán các chứng khoán cho chính mình Hoạt động tự doanh của CTCK cóthể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung hoặc trên thị trườngOTC…

Mục đích của hoạt động tự doanh của CTCK là thu lợi cho chính mìnhthông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạtđộng song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch chokhách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình Vì vậy, trong quá trìnhhoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho kháchhàng và cho bản thân công ty Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu táchbiệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, CTCK phải ưu tiên thựchiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình

Trang 12

Để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật củacác nước đều yêu cầu các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đápứng một số yêu cầu nhất định như:

1.2. Những vấn đề về hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (vốn, nhân lực, vật lực)

để đạt được mục tiêu xác định về mặt của công ty nói chung hay hiệu quảkinh tế của hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng Thực chất khái niệm

về hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là mục tiêu tồi đa hóa lợi nhuận.Xét về phương diện mục tiêu của chủ sở hữu công ty, một công ty chứngkhoán được coi là hoạt động hiệu quả khi công ty thực hiện được tối đa hóagiá trị tài sản của chủ sở hữu Điều này giúp làm giảm các chi phí hoạt động

và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ củađội ngũ cán bộ nhân viên

Xét về phương diện quyền lợi của khách hàng, hiệu quả hoạt động củacông ty chứng khoán thể hiện qua việc công ty giúp các nhà đầu tư thực hiệncác khoản đầu tư một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động tư vấn, môigiới… Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, giúp khách hàngđạt được kết quả kinh doanh như mong muốn

Xét trên phương diện quan điểm của các nhà quản lý thị trường, công tychứng khoán được coi là hoạt động hiệu quả khi công ty cung cấp thông tinmột cách đầy đủ chính xác về tình hình thị trường cho các cơ quan quản lý,thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoántheo đúng quy định của pháp luật

Trang 13

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán, chúng ta cóthể sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.

1.2.1.1 Chỉ tiêu định tính

Hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán được thế hiện qua một sốchỉ tiêu mang tính định tính như sau:

Số lượng tài khoản khách hàng mở để giao dịch tại công ty và tỷ trọng

của nó so với tổng số các tài khoản giao dịch của toàn thị trường

Số lượng tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty nào cànglớn thì chứng tỏ công ty đó càng lớn về mặt quy mô, tình hình hoạt động kinhdoanh, thể hiện công ty cung cấp cho khách hàng những dịch vụ môi giới cóchất lượng, tạo được độ uy tín lớn cho khách hàng Tuy nhiên, số lượng tàikhoản mở ở đây cần phải nhấn mạnh là số lượng tài khoản được mở và thựchiện giao dịch, nghĩa là tài khoản luôn có tiền và chứng khoán, chứ khôngphải là tài khoản luôn ở trạng thái rỗng không giao dịch

Khả năng cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, đảm bảo độ antoàn tuyệt đối vế những thông tin giao dịch, tài khoản của khách hàng

Trình độ của đội ngũ nhân viên

Khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, và kịp thời,nhanh chóng cho khách hàng

Khả năng quản lý và mức độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong quá trìnhhoạt động

1.2.1.2 Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng bởi nó đánh giá về mức thay đổi nguồnvốn giữa năm nay và năm trước, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá mức

độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty trong năm

Chênh lệch về nguồn vốn giữa Mức thay đổi về = năm nay và năm trước * 100 nguồn vốn Nguồn vốn năm trước

Trang 14

Chỉ tiêu về trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán

Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán bao gồm dự phòng giảm giáchứng khoán từ hoạt động tự doanh, ủy thác đầu tư, chứng khoán đầu tư dàihạn, ngắn hạn… Bản chất của dự phòng giảm giá tài sản là giúp giá trị tài sảnghi trong các báo cáo tài chính xác thực hơn giá trị thị trường hiện tại của tàisản đó, đồng thời phản ánh trước khả năng thua lỗ đối với tài sản trong tươnglai khi tài sản tài chính đó thức sự được bán Chỉ tiêu này được tính theo côngthức sau:

Mức dự phòng giảm Số chứng khoán bị Giá trị CK Giá đóng cửa giá đầu tư CK cho = giảm giá tại thời điểm * ( hạch toán trên - ngày 31/12 ) năm kế hoạch 31/12 năm báo cáo sổ kế toán

Hệ số về hiệu quả hoạt động

Các hệ số về hiệu quả hoạt động được xây dựng để đo lường mức độhiệu quả trong việc quản lý tài sản của công ty

- Vòng quay tổng tài sản: được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu

hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán chia cho giá trị trung bình tổng tài sản

Hệ số này cho biết một công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả đến mứcnào Nếu hệ số này cao, công ty được cho là đang sử dụng tài sản một cáchhiệu quả để tạo ra doanh thu Nếu hệ số này thấp có nghĩa là công ty chưa tậndụng hết năng lực của tài sản của mình và phải hoặc là tăng doanh thu hoặc làbán bớt một số tài sản

- Vòng quay khoản phải thu: được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho

giá trị bình quân các khoản phải thu trong kỳ kế toán

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ/Vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cung cấp một

số thông tin về thành công của công ty trong việc quản lý số vốn đầu tư vàocác khoản phải thu

Trang 15

Hệ số về đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính liên quan đến mức độ phụ thuộc vào nguồn huy độngvốn nợ chứ không phải là vốn cổ phần của một công ty Các thước đo đòn bẩytài chính là những công cụ để dựa vào đó xác định khả năng công ty khôngthể thực hiện được các nghĩa vụ nợ theo hợp đồng càng lớn Nói cách khác,

nợ nần quá nhiều có thể dẫn đến công ty gặp phải nguy cơ mất khả năngthanh toán và bị khủng hoảng tài chính cao hơn

Hệ số khả năng chi trả lãi vay:

Hệ số khả năng chi trả lãi vay được tính bằng cách lấy thu nhập ( trướcthuế và lãi vay) chia cho tiền lãi Hệ số này nhấn mạnh khả năng của công tytrong việc tạo ra số thu nhập đủ để chi trả chi phí lãi vay Chi phí lãi vay làmột trở ngại lớn đối với công ty mà họ phải vượt qua nếu không muốn bị vỡ

nợ Hệ số khả năng chi trả lãi vay có liên hệ trực tiếp với khả năng thanh toántiền lãi của công ty

Hệ số về khả năng sinh lời

-Mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi củamột đồng vốn đầu tư ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty

-Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu củacông ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợinhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mụctiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty

Hệ số đánh giá thu nhập

-Thu nhập trên cổ phần (EPS)

Trang 16

EPS=(Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu đang lưu hànhNếu trong năm số lượng cổ phiếu đang lưu hành có sự thay đổi do pháthành thêm, mua lại cổ phiếu quỹ, tách/gộp cổ phiếu thì cần điều chỉnh lại EPStheo các biến động này.

Sự phát triển của nền kinh tế

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính của một quốc gia hay nóirộng ra nó là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy sự phát triển của nền kinh

tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của TTCK Và dĩ nhiênCTCK cũng không nằm ngoài sự tác động đó Hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán luôn luôn diến ra trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như:mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồngtiền và của tỷ giá hối đoái, của lãi suất,…Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trênđều tác động có thể là tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh củaCTCK

Môi trường chính trị pháp luật và cơ chế chính sách

Đây là yếu tố không thể thiếu đối với TTCK nói chung và với CTCK nóiriêng Như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, CTCK cần phải tuân thủpháp luật của mỗi quốc gia mà trong đó nó được thành lập Hoạt động kinhdoanh của CTCK chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định

và một môi trường pháp luật minh bạch.Trong nhân tố này thì vài trò điều tiết

và kiểm soát của chính phủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của TTCK vàCTCK.Chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫnđến những thay đổi lớn đến hoạt động kinh doanh của CTCK

Trang 17

Sự phát triển của TTCK

CTCK không thể tồn tại và tách rời khỏi TTCK Sự phát triển của TTCK

ở đây là sự phát triển cả cung và cầu chứng khoán, các thành viên tham gia thịtrường cùng sự phát triển của các trung gian tài chính và các hoạt động khác.Một thị trường không có hàng hoá thì không tồn tại vì không có gì để mua vàbán Nếu TTCK không phát triển thì CTCK cũng không phát triển được vìCTCK là một chủ thể chính tham gia trên TTCK TTCK phát triển cùng với

hệ thống công bố thông tin, hệ thống đăng ký, hệ thống công bố công khaicủa nó đã cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liênquan đến chứng khoán, tăng độ tin cậy cho thị trường và giải quyết vấn đềthông tin không cân xứng và rủi ro đạo đức Từ đó, nhà đầu tư có niềm tintham gia đầu tư, mà CTCK là cầu nối cho họ

Khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Đây cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động củaCTCK Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụcủa CTCK Khách hàng của CTCK có thể là nhà phát hành, các nhà đầu tư ,

họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách hàng tiềm năngtrong tương lai Do vậy CTCK phải xây dựng một chiến lược khách hàng toàndiện, vừa giữ vững nền tảng khách hàng truyền thống, vừa phải kjhai tháchđược khác hàng tiềm năng tương lai.Sự cạnh tranh giữa các CTCK cũng làmột nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của CTCK Để có đượclợi thế cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm dịch vụ,…đòi hỏi CTCKphải quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị nângcao trình độ của nhân viên …

1.2.2.2 Nhân tố chủ quan

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Ta đã biết hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp khác hẳn với cácdoanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chếtài chính đặc biệt Vì vây, ứng với các TTCK khác nhau, các CTCK khác

Trang 18

nhau sẽ có hệ thống tổ chức quản lý khác nhau Sở dĩ như vậy, vì việc tổ chứcquản lý của một CTCK sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nóichung và hoạt động kinh doanh nói riêng của Công ty Nếu tổ chức quản lýkhông khoa học sẽ làm cho việc thực hiện các nghiệp vụ không đồng bộ, ănkhớp dẫn đến sai sót và kết quả là ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động khác củaCông ty Do các nghiệp vụ của CTCK có đặc thù là độc lập với nhau nhưngvẫn có những ảnh hưởng nhất định với nhau, vì vậy tổ chức quản lý củaCTCK phải đáp ứng được yêu cầu này Các phòng ban phải tổ chức hợp lýsao cho vừa đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng, chính xác, vừabảo mật thông tin Có như vậy thì CTCK mới có thể tiến hành hoạt động kinhdoanh một cách an toàn và ổn đinh.

Tiềm lực tài chính công ty

Hoạt động kinh doanh chứng khoán đòi hỏi phải có tiềm lực tài chínhnhất định để đảm bảo kinh doanh một cách an toàn với hiệu quả cao Muốntriển khai một nghiệp vụ cũng như một dự án kinh doanh đòi hỏi phải bỏ ramột chi phí nhất định trước khi tạo ra thu nhập Nghiệp vụ kinh doanh càng

đa dạng đòi hỏi chi phí bỏ ra càng lớn ( chi phí nghiên cứu, chi phí về sơ sởvật chất, nhân viên,…) Vì vậy để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi CTCK phải

có sức mạng về tài chính và phải coi sức mạnh về tài chính là một trongnhững điều kiện tiên quyết để mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, nâng caohiệu quả và năng lực cạnh tranh của công ty

Chất lượng nguồn nhân lực.

Yếu tố con người ở đây chủ yếu là nói đến đội ngũ nhân viên của CTCK.Chứng khoán là một lĩnh vực đòi hỏi người nhân viên phải có chuyên mônnghiệp vụ vững vàng và có khả năng phân tích đánh giá cũng như khả năngnhạy bén đối với các thông tin của thị trường Vì vậy có thể nói nhân viên củaCTCK phải là những chuyên gia trong lĩnh vực mình phụ trách

Trang 19

Yếu tố công nghệ

Cuộc sống ngày càng phát triển nên công nghệ đối với tất cả các ngànhnghề đều rất quan trọng Nhưng đối với ngành chứng khoán thì thời gian gắnliền với tiền bạc nếu thông tin không nhanh chóng, chính xác thì sẽ gây ranhững hậu quả đáng tiếc Do CTCK là trung gian nên họ là cầu nối giữa cácchủ thể của thị trường, vì vậy thông tin họ cập nhật được cũng như phải công

bố lại cho nhiều đối tượng, nhiều địa điểm Vậy nếu không có công nghệ hiệnđại, thông tin không truyền đến được với các nhà đầu tư, hay TTGD khôngthể chuyển thông tin cho các CTCK thì khách hàng bị thua lỗ, CTCK cũngthua lỗ và thị trường khó có thể hoạt động lành mạnh được Ngay trong nội bộmột Công ty, việc trang bị công nghệ để thông tin giữa các phòng ban, nhânviên cũng là một yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của Công

ty

Trang 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRÍ VIỆT

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt

2.1.1 Thông tin chung

Tên công ty : Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt

Tên tiếng Anh : Tri Viet Securities Corporation

TVSC là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh và

sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hiện hoạt động với các nghiệp vụ môigiới, lưu ký chứng khoán và tư vấn tài chính

Những cột mốc quan trọng:

Trang 21

Ngày 28/12/2006: Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là CTCPchứng khoán Thái Bình Dương theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103015199 ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Giấy phép hoạt động số46/UBCK-GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 28/12/2006 Vốn điều lệ banđầu là 28 tỷ đồng

Ngày 20/08/2010: UBCKNN chấp thuận hồ sơ sửa đổi tên và vốn điều lệcông ty Theo đó, công ty đổi tên từ CTCP chứng khoán Thái Bình Dươngthành CTCP chứng khoán Trí Việt (tên viết tắt là TVSC) Vốn điều lệ mớicủa công ty là 51,8 tỷ đồng

Ngày 19/10/2010: Công ty chuyển trụ sở từ 168 Ngọc Khánh sang 142Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Ngày 27/09/2010: Công ty được UBCK chấp thuận cho phép tăng vốnđiều lệ từ 51,8 tỷ đồng lên 96 tỷ đồng

Ngày 14/10/2010: Thành lập chi nhánh Hoàn Kiếm tại tầng 2, số 97 TrầnQuốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với các loại hinh kinh doanh: môi giớichứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

2.1.3.1 Cơ cấu nhân sự

Trang 22

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Đại Hội đồng Cổ đông

Đại Hội Đồng Cổ Đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,

là cơ quan có thẩm quyền có quyết định cao nhất của Công ty theo LuậtDoanh nghiệp và Điều lệ Hoạt động của Công ty Đại Hội Đồng Cổ đông cóquyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, BanKiểm soát theo các quy định cụ thể trong Điều lệ Hoạt động của Công ty

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị quyết định hoạt động kinh doanh, có toàn quyền quyếtđịnh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, ngoại trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị có quyền bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc Quyền và nghĩa vụ của Hộiđồng Quản trị được quy định cụ thể tại Điều lệ của Công ty

Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có quyền giám sát Hội đồng Quản Trị, Tổng Giám đốctrong việc điều hành, quản lý Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật vàĐại Hội đồng Cổ đông về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Ban Tổng Giám đốc

Trang 23

Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 TổngGiám đốc và 01 Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịutrách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của mình

Các Phòng Ban

Khối Môi giới

Khối tài chính doanh nghiệp

Khối Phân tích và Tư vấn Đầu tư

Khối phân tích và tư vấn đầu tư, hiện vẫn là khối hỗ trợ, và công ty có kếhoạch nâng cấp lên thành trung tâm lợi nhuận Khối phân tích có nhiệm vụthu thập và xử lý các thông tin thị trường, đưa ra các báo cáo phân tích về thịtrường, về nền kinh tế, về ngành kinh tế, về công ty, về nhóm cổ phiếu hoặc

cổ phiểu riêng lẻ và một số các phân tích đặc biệt khác, phục vụ cho việccung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các khách hàng cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước.TVSC là một trong các công ty chứng khoán có sản phẩm phântích và tư vấn đầu tư được thị trường đánh giá cao về chất lượng và kháchquan Bộ phận phân tích và tư vấn đầu tư sẽ tiếp tục phấn đấu để nâng caochất lượng sản phẩm, tính độc lập qua việc thực hiện các quy trình kiểm soátrủi ro, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Khối Nghiệp Vụ giao dịch

Phòng kế toán kiểm soát

Khối Công Nghệ Thông Tin

Phòng Hành chính Nhân sự

Phòng Pháp chế

2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của TVSC

+ Môi giới: Hoạt động môi giới là cầu nối trực tiếp giữa công ty và các

nhà đầu tư trên thị trường Đối với một nhà đầu tư thì một CTCK hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy là thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch Và

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w