1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC

11 749 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 39,62 KB

Nội dung

Mô hình tổ chức: Ban Tổng giám đốc Khối dịch vụ CK Thư ký ban tổng giám đốc Pháp chế Quản trị rủi ro Khối hỗ trợ Phòng môi giới và tư vấn đầu tư Khối Ngân hàng đầu tư Phòng dịch vụ tài c

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

I Giới thiệu về đơn vị thực tập.

1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán FLC

Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán FLC ( còn được gọi là FLCS )

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, khu A, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-39368368

Fax: 84-4-39368367

Email: Info@flcs.com.vn

Website: www.flcsc.com.vn

Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC (tiền thân có tên gọi là Công ty CP chứng khoán Artex) được thành lập theo Giấy phép số 85/UBCK-GP do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 03/03/2008

FLCS cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các tổ chức, định chế tài chính chuyên nghiệp Khách hàng mục tiêu bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, xây dựng, bất động sản, ngân hàng, giải trí truyền thông, năng lượng…

1.2 Mô hình tổ chức:

Ban Tổng giám đốc

Khối dịch vụ CK

Thư ký ban tổng giám đốc

Pháp chế Quản trị rủi ro

Khối hỗ trợ

Phòng môi giới

và tư vấn

đầu tư

Khối Ngân hàng đầu tư

Phòng dịch vụ tài chính

Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp

Phòng phân tích và đầu tư

Phòng HCNS

Phòng

giao dich

Phòng CNTT

Phòng Kế toán

Trang 2

1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản :

Ban tổng giám đốc : Bao gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc Tổng Giám

đốc là nguời điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty

Giữ chức vụ Tổng Giám đốc hiện thời là ông Phạm Đức Thắng kể từ tháng 11/2011

Phòng quản trị rủi ro và pháp chế : Kiểm tra, kiểm soát các phòng ban trong công

ty nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những rủi ro trong hệ thống có thể xảy ra và tư vấn các vấn đề pháp lý cho Ban điều hành và các Phòng, bộ phận trong Công ty để đảm bảo các hoạt động của Công ty tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật

Bà Trịnh Thúy Nga hiện đang giữ chức trưởng phòng quản trị rủi ro

Khối dịch vụ chứng khoán : Thực hiện tất cả các hoạt động như : Mở tài khoản,

quản lý tài khoản, giao dịch, lưu ký, tư vấn đầu tư, bán hàng, marketing, tạo nguồn vốn, quản lý nguồn vốn,……

Hiện ông Dương Phương Minh đang phụ trách khối dịch vụ chứng khoán

Khối Ngân hàng đầu tư : Thực hiện các hoạt động như : Tư vấn cổ phần hóa, tư

vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc, phân tích, đầu tư,…

Phụ trách phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp hiện giờ là bà Nguyễn Thị Thu Hương

Khối hỗ trợ : Thực hiện các hoạt động : Nhân sự, hành chính, phần mềm, phần

cứng, kế toán nội bộ, kế toán tổng hợp, thủ quỹ,…

Bà Nguyễn Thị Huyền hiện giờ giữ chức vụ trưởng phòng hành chính nhân sự

Trang 3

II Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động :

Bản cân đối kế toán (rút gọn) của đơn vị (3 năm gần nhất):

Đơn vị tính : Triệu VNĐ

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 196.507 196.734 219.759

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 21.575 14.994 3.357 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 120.598 171.087 2.864

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 203.093 200.813 222.672 NGUỒN VỐN

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 203.093 200.813 222.672

Trang 4

Như ta đã biết, trong năm 2011, nền kinh tế thế giới đầy biến động với tiêu điểm là cuộc khủng hoảng nợ công ở EU, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhưng lại chậm chạp, nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc đang có dấu hiệu thụt lùi Nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát tăng cao Chính sách thắt chặt tiền tệ không những khiến cho toàn bộ nền kinh tế ngưng trệ mà còn khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng buộc phải cắt giảm nhân viên

Lĩnh vực tài chính – Ngân hàng bắt đầu lộ ra những điểm yếu, nợ xấu gia tăng khiến thanh khoản của toàn hệ thống gia tăng Nhóm ngành Chứng khoán cũng đứng trước những thách thức về tài chính, nhiều công ty do cung cấp dịch vụ đòn bẩy không hiệu quả dẫn đến mất vốn, tranh cãi và kiện tụng khiến cho nhà đầu tư nản lòng, mất niềm tin, nhiều công ty Chứng khoán phải đóng cửa, FLCS cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực từ biến cố của nền kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách thắt chặt Vì vậy ngay trong năm 2011, hội đồng quản trị đã chỉ đạo hạn chế danh mục đầu tư, thoái vốn

có lựa chọn trong danh mục tự doanh, hạn chế các hoạt động cho vay tài chính nhằm bảo toàn nguồn vốn của các cổ đông Định hướng của FLCS là trụ vững một cách lành mạnh qua cơn bão để chào đón cơ hội sau khi khủng hoảng qua đi

Điều này thể hiện rõ khi nhìn vào bảng cân đối kế toán bên trên khi Tổng tài sản với Tổng nguồn vốn đã bị giảm so với năm 2010 Qua năm 2011 đầy khó khăn, bước sang năm 2012 hứa hẹn sự phục hồi và tăng trưởng thông qua các chính sách của chính phủ như: Hạ lãi suất, Quyết định 252 về phát triển thị trường chứng khoán 2011 – 2020… Hoạt động kinh doanh của FLCS cũng khởi sắc hơn so với năm 2011 và 2010 Tài sản tăng lên do sự biến động lớn của các chỉ tiêu : Đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ năm 2010 đến 2011 (giảm 79%), tuy nhiên đến năm 2012 lại tăng mạnh (hơn 21 lần) do trong năm chứng khoán thương mại và các khoản đầu tư ngắn hạn khác của công ty tăng Đặc biệt là đầu tư ngắn hạn khác (từ 10

Trang 5

tỷ lên 21 tỷ trong năm 2012) Đầu tư ngắn hạn khác là các khoản ủy thác đầu tư Theo

đó lợi nhuận được phân chia cho Công ty không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà đầu tư; công ty được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ cố định trên phần vốn hợp tác của minh, theo số ngày thực tế hợp tác

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ năm 2010 đến năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012 do trong kỳ công ty đã thực hiện tốt công tác thu khách hàng từ cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho nhà đầu tư, thu về ủy thác quản lý vốn, các khoản thu về dịch vụ khác (từ 165 tỷ giảm xuống còn 5 tỷ vào năm 2012) Phải thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán bao gồm phải thu từ trung tâm lưu ký chứng khoán về tiền bán chứng khoán của khách hàng, phải thu khách hàng từ hoạt động giao dịch chứng khoán, phải thu phí môi giới chứng khoán, phải thu khác cũng được thực hiện tốt

Tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn có quy mô giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012

Nợ ngắn hạn giảm nhẹ trong năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm 2012, nợ ngắn hạn bao gồm: Phải trả hộ cổ tức gốc và lãi trái phiếu, phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán, Vốn chủ sỡ hữu cũng không biến động nhiều

Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản

STT Chỉ tiêu tài chính cơ bản Đơn vị 2010 2011 2012

1

Cơ cấu tài sản

%

Tài sản ngắn hạn / tổng tài sản 96,76% 97,97% 88,70%

2

Cơ cấu nguồn vốn

%

Nguồn vốn chủ sở hữu / tổng

Trang 6

Khả năng thanh toán

Lần

Khả năng thanh toán hiện

4 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 387.734.433 736.587.273 387.090.529

6 Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu VNĐ 10.104 10.151 10.023

Khả năng thanh toán:

Là công ty đóng vai trò như một trung gian tài chính, FLCS có các chỉ số về khả năng thanh toán tương đối tốt Chỉ tiêu thanh toán trong 3 năm không biến động nhiều

và vẫn đảm bảo trong ngưỡng an toàn

Tỷ suất lợi nhuận:

Chỉ số ROA năm 2011 tăng so với năm 2010 từ 0,19% lên 0,37% do lợi nhuận sau thuế tăng 89,97% so với năm 2010 Năm 2012 giảm từ 0,37% xuông 0,17% do lợi nhuận sau thuế giảm 47.44%

Chỉ số ROE tăng ở năm 2011 do lợi nhuận sau thuế tăng, vốn chủ sở hữu giảm 4.36% Nhưng sau đó lại giảm xuống 0,28% do lợi nhuận sau thuế giảm 47,44% và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ là 0,28%

Giá trị sổ sách một cổ phiếu:

Tăng ở năm 2011 và giảm ở năm 2012 do tại đại hội đồng cổ đông thường niên đã quyết định phát hành thêm 16.5 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ vào ngày 30/6/2012

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (3 năm gần nhất)

Trang 7

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

ST

1

2 Chi phí hoạt động kinh doanh 76.230 34.195 16.126

3 Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh

4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.159 77.405 13.855

5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 419 (102.165) (9.454)

13 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,000029 0.000055 0.000029 Theo dõi bản báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta nhận thấy trong 2 năm 2010 và

2011, hoạt động tự doanh và môi giới đóng góp chủ yếu vào doanh thu của FLCS

Trang 8

Hoạt động tự doanh chiếm 63,5% tổng doanh thu trong năm 2010, hoạt động môi giới chiếm 14,81% Bước sang năm 2011, thị trường chứng khoán sụt giảm chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty chứng khoán Hoạt động tự doanh giảm 95,5% so với năm 2010 Hoạt động môi giới giảm 91.29% so với năm 2010 Tổng doanh thu giảm 90,15% so với năm 2010

Bước sang năm 2012 với những ảnh hưởng nặng nề để lại từ 2011, ban quản trị đã

đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong giai đoạn này Hoạt động môi giới dần phục hồi và tư vấn đầu tư được mở rộng và phát triển đem lại nguồn doanh thu lớn,

bù lại sự ngưng trệ của hoạt động tự doanh, đầu tư chứng khoán Tổng doanh thu tăng 54,04% so với năm 2011

Chi phí cho hoạt động kinh doanh của FLCS qua các năm đều không có nhiều sự thay đổi mặc dù trải qua năm 2011 đầy sóng gió đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, những khó khăn đến từ nội tại nền kinh tế Việt Nam khiến chi phí hoạt động của các công ty chứng khoán tăng Năm 2010 tổng chi phí chiếm 99,56% tổng doanh thu, năm 2011 tổng chi phí chiếm 99,35% tổng doanh thu và năm 2012 tổng chi phí chiếm 98,13% tổng doanh thu Tổng thu nhập chịu thuế là khoản tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bù trừ đi khoản thù lao HĐQT không trực tiếp tham gia điều hành và cổ tức được chia

Trong năm 2011 với đà đi xuống của thị trường chứng khoán, công ty đã thua lỗ mất 101.764 triệu vnđ, tuy nhiên FLCS nhận được tiền bồi thường 102.500 triệu vnđ từ FLC Land do chậm bàn giao văn phòng diện tích 5.400 m2 tại tầng 3, 4 và 5 tòa nhà FLC Landmark Tower, khu A, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Với tổng giá trị là 35.100 triệu đồng Khoản phạt hợp đồng này được Công ty cổ phần Chứng khoán FLC hạch toán vào thu nhập khác trong năm 2011

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ :

Trang 9

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (20.357) (7.120) 179.825

2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 541 (191.460)

3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (3.600)

4 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 (23.957) (6.579) (11.635)

5 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 45.530 21.573 14.993

6 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 21.573 14.993 3.358

Theo dõi tổng thể báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Ta nhận thấy trong 2 năm gần đây thì dòng tiền chủ yếu là từ 2 hoạt động kinh doanh và đầu tư

Trong năm 2012, việc kinh doanh của công ty đã có những dấu hiệu khởi sắc đem lại 179.825 triệu vnđ, với tiền thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh là 194.932 triệu vnđ, tăng 95,36% so với năm 2011 và 66,53% so với năm 2010 Bên cạnh đó công ty cũng dùng số tiền rất lớn cho hoạt động đầu tư là 191.460 triệu vnđ chủ yếu từ tiền cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác là 394.900 triệu vnđ, tăng gấp hơn 11 lần so với năm 2011 mặc dù tiền thu hồi cho vay và bán lại công cụ nợ là 190.800 triệu vnđ Trong năm 2011 thì hoạt động đầu tư đem lại 541 triệu vnđ

Như vậy, sau 1 năm đầy khó khăn thì FLCS đã có những cải thiện đáng kể, việc quản lý công ty khá tốt, doanh thu từ hoạt động kinh doanh được đảm bảo với thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và giao dịch chứng khoán khách hàng

III Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:

Trang 10

Vấn đề 1:

Như ta đã biết, nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các công ty chứng khoán, tuy nhiên trong những năm gần đây, doanh thu của công ty từ nghiệp vụ môi giới còn khá thấp Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này, đó là do: Việc công ty chưa có được một đội ngũ nhân viên môi giới chuyên nghiệp, chưa thu hút được khách hàng; hay việc các công ty chứng khoán rơi vào cuộc chiến giảm mức phí môi giới để tạo sự cạnh tranh, hệ thống văn bản pháp lý thiếu đồng bộ,….Những vấn đề này làm cho nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán nói chung và của công ty cổ phần chứng khoán FLC nói riêng chưa thực sự phát triển

Vấn đề 2:

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, FLCS không thể tránh khỏi những rủi ro khách quan Song với các công ty có hệ thống quản trị tốt thì tổn thất

sẽ đỡ hơn cũng như có thể tránh được những rủi ro không đáng có FLCS sẽ phải đối mặt cũng như phải tìm cách phòng tránh nhiều loại rủi ro phổ thông trong kinh doanh tài chính và những rủi ro đặc thù trong môi giới chứng khoán Do đó, quản lý tốt rủi ro trong hoạt động môi giới là một phần quan trọng của công ty

Vấn đề 3:

Ở thời điểm năm 2010, hoạt động tự doanh đã đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công

ty, tuy nhiên thị trường ngày càng khó khăn và biến động phức tạp nên hoạt động này trong vòng 2 năm trở lại đây đã không đạt hiệu quả như trước nữa với doanh thu và quy mô giảm Thời điểm hiện tại với diễn biến của thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, công ty vẫn đang thận trọng, không sa vào tự doanh, khi thị trường bất lợi không chỉ gây ra tổn thất về tài chính mà con ảnh hưởng đến uy tín của toàn khối

IV Đề xuất hướng đề tài khóa luận:

Trang 11

Hướng 1: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán

FLC

Hướng 2: Quản trị rủi ro trong hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán

FLC

Hướng 3: Hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC.

Ngày đăng: 02/05/2015, 07:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w