Hội đồng quản trịTổng giám đốc Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ Sở giao dịch Chi nhánh loại 1, lọai 2 Văn phòng
Trang 1PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưỡi hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến 31/10/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với nhiều phương diện:
-Tổng tài sản: trên 560.000 tỷ đồng
-Tổng nguồn vốn: trên 513.000 tỷ đồng
-Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng
-Tổng dư nợ: trên 469.000 tỷ đồng
-Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia
-Nhân sự: gần 42.000 cán bộ
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ
Agribank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dự án với tổng
số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) giai
Trang 2Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ
Sở giao dịch Chi nhánh loại 1,
lọai 2 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc
Phòng giao dịch Chi nhánh loại 2
Phòng giao dịch
Chi nhánh công ty
đoạn II; Dự án tài chính nông thông III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án
JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)…
-Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
(Nguồn: Phòng hành chính chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình)
2.Giới thiệu về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Đình.
Tên đơn vị, địa chỉ:
- Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Mỹ Đình
- Địa chỉ: Tòa nhà A9 – Tòa tháp đôi The Manor – Mễ Trì – Từ Liêm – Hà Nội
- Số điện thoại: 04.7853821 – Fax: 04.7853710
Trang 3 Loại hình đơn vị: Ngân hàng Thương mại Nhà nước
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Đình được thành lập theo quyết định số 148/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc điều chỉnh Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Đình phụ thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ về phụ thộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh có trụ sở đóng tại Khu đô thị cao cấp Mỹ Đình, có vị trí thuận lợi trong việc khai thác khách hàng, giao thông thuận tiện và đây cũng là khu vực nằm trong chiến lược phát triển của Hà Nội Trong tương lai gần, đây sẽ là trung tâm tài chính, thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội Sau gần 05 năm thành lập và hoạt động, hiện tại Chi nhánh đang có 05 phòng Giao dịch trực thuộc và Chi nhánh cũng đang từng bước mở rộng mạng lưới nhằm phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng với nhiều sản phẩm - dịch vụ tiên tiến, củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Agribank nói chung và Agribank Mỹ Đình nói riêng AgriBank Mỹ Đình là chi nhánh được chọn thí điểm mô hình “Chi nhánh Thanh Niên” do đó sự năng động và chính sức trẻ đã giúp AgriBank Mỹ Đình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Mô hình tổ chức:
Trang 4( Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự)
Ban giám đốc:
Giám đốc: Chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của chi nhánh Lên kế hoạch
và tổ chức, lãnh đạo tập thể các cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh thực hiện đúng nhiệm vụ được giao để hoang thành các kế hoạch và các mục tiêu đã đặt ra
Phó Giám Đốc: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc do Giám đốc phân công
hoặc ủy quyền Là những người cùng với Giám đốc đưa ra các kế hoạch và mục tiêu cho
sự phát triển của toàn chi nhánh
Giám Đốc
Phòng KTra Kiểm soát nội bộ
Phòng Điện Toán
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng
Kế hoạch
& Kinh doanh
Phòng
Kế toán
&
Ngân qũy
Phòng Dịch
vụ &
Market ing
Phòng
Hành
chính &
Nhân sự
Phòng Giao dịch số 5
Phòng Giao dịch số 3
Phòng Giao dịch số 4
Phòng Giao dịch số 2
Phòng
Giao
dịch số
1
Trang 5Các Phòng Chức năng:
Phòng Hành chính và Nhân sự: Có chức năng thu hút, tuyển chọn và bổ sung
nhân sự Hoạch định quản trị nguồn nhân lực, quản lý lao động và các chế độ lương – thưởng phúc lợi Tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng
Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Có nhiệm thực hiện công tác kế toán và quản lý tài
chính Trong đó có công tác tổng hợp , báo cáo về hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành
Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng và kiểm soát các kế
hoạch kinh doanh Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm khách hàng Tham mưu cho ban giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn và thực hiện theo sự phân công của ban giám đốc
Phòng Điện toán: Có chức năng tổ chức và quản lý theo hướng sử dụng thiết bị
và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ
Phòng Dịch vụ và Marketing: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý và chăm sóc khách
hàng Tạo dựng hình ảnh cho chi nhánh Lập kế hoạch marketing theo yêu cầu của giám đốc và thực hiện các chương trình marketing
Phòng Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ
Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ: Có chức năng đánh giá độc lập về tính thích
hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong toàn chi nhánh Đồng thời đưa ra các kiến nghị, tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh
Các Phòng Giao dịch: Thực hiện việc huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ
khác
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
Huy động vốn:Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Cho vay: các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho
vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh
Phát hành thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, chi trả lương qua tài khoản, thanh toán thẻ Visa, Master…
Trang 6 Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh tạm ứng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm… Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt,
Dịch vụ kinh doanh đối ngoại như thanh toán xuất nhập khẩu, các hình thức thanh toán nhờ thu, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT…
Mua bán trao ngay và mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ
Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 ( ATM), Dịch vụ vấn tin qua điện thoại, Dịch vụ SMS Banking, Đại lý bảo hiểm và các loại hình dịch vụ khác
Bộ máy lãnh đạo:
Vũ Thị Minh Huyền Phó Giám đốc
Nguyễn Thị Bích Huệ Phó Giám Đốc
Nguyễn Thị Duyên Trưởng Phòng Hành chính nhân sự
Nguyễn Hằng Nga Trưởng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội
bộ Nguyễn Thị Tươi Trưởng Phòng Kế toán ngân quỹ
Nguyễn Xuân Hạnh Trưởng phòng Điện toán
Nguyễn Thành Nam Trưởng Phòng Tín dụng
Phạm Thị Thủy Trưởng Phòng Kế hoach tổng hợp
Trương Thị Phương Thảo Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối
Hoàng Thanh Hương Trưởng phòng Dịch vụ Marketing
Dương Thị The Giám đốc PGD số 1
Lê Phương Thảo Giám đốc PGD số 2
Nguyễn Minh Thi Giám đốc PGD số 3
Nguyễn Trọng Thịnh Giám đốc PGD số 4
Nguyễn Thị Tú Oanh Giám đốc PGD số 5
Trang 7PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.Tình hình tài chính của chi nhánh Agribank Mỹ Đình
Bảng 1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu
trưởng
2011 so với 2010
Tăng trưởng
2012 so với 2011
Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%)Tỷ
I Tiền và kim loại quý 21,237 0.813 28,018 0.991 16,714 0.526 6,781 -11,304
II Cho vay khách hàng 2,039,038 78.088 2,192,267 77.527 2,503,061 78.727 153,229 310,794
III Góp vốn đầu tư dài hạn 485,070 18.576 540,438 19.112 591,770 18.612 55,368 51,332
IV Tài sản cố định 15,995 0.613 18,191 0.643 19,241 0.605 2,196 1,050
Tổng tài sản 2,611,221 100 2,827,748 100 3,179,430 100 216,527 351,682
B Nợ phải trả và vốn CSH
I Tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác
II Tiền gửi của khách hàng 2,540,396 97.288 2,588,442 91.537 2,864,368 90.091 48,046 275,926
III Phát hành giấy tờ có giá 29,625 1.135 21,831 0.772 17,526 0.551 -7,794 -4,305
IV Các khoản nợ khác 39,044 1.495 85,457 3.022 113,167 3.559 46,413 27,710
Tổng nợ phải trả 2,611,145 99.997 2,827,143 99.979 3,175,453 99.875 215,998 348,310 Tổng vốn chủ sở
Tổng nợ phải trả
và vốn chủ sở
hữu 2,611,221 100 2,827,748 100 3,179,430 100 216,527 351,682
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh Mỹ Đình)
Trang 8Nhận xét về tình hình tài sản và nguồn vốn:
Năm 2010 thực hiện chủ trương của Chính phủ đặt ra, toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực tham gia ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội Đồng thời, trong năm 2010 chính sách tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả, góp phần duy trì các chỉ số tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở mức hợp lý Nhờ đó mà hoạt động của chi nhánh Agribank Mỹ Đình tương đối ổn định
Về tài sản: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy các khoản cho vay khách hàng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản và đây cũng là tài sản chủ yếu của ngân hàng Năm 2011 tổng tài sản tăng 8.327% so với năm 2010 và đạt mức 2,827,748 triệu đồng Là do sự tăng mạnh của các khoản cho vay khách hàng và góp vốn đầu tư dài hạn Tỷ trọng của các khoản cho vay khách hàng trong tổng tài sản năm 2011 là 77.527% giảm nhẹ so với con
số 78.088% của năm 2010 và tăng trở lại trong năm 2012 khi chiếm 78.727% tổng tài sản Điều này cho thấy ngân hàng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế giúp họ thực hiện được các phương án sản xuất kinh doanh của mình
Tài sản cố định tăng qua các năm còn tài sản khác có sự suy giảm nhưng ở mức nhỏ
Tỷ trọng của nhóm tài sản này trong tổng tài sản năm 2011 lần lượt là 0.643% và 1.727%, tài sản cố định tăng 13.729% và tài sản khác giảm 2.099% so với năm 2010 Năm 2012 tài sản cố định và tài sản có khác lần lượt là 19,241 và 48,644 triệu đồng, lần lượt tăng 1,050 và giảm 190 triệu đồng so với năm 2011 Trong đà tăng trưởng trên thì các khoản phải thu cũng có sự tăng trưởng mạnh Giá trị các khoản phải thu năm 2012 là 40,346 triệu đồng, tăng 43.61% so với 28,094 triệu đồng của năm 2011
Ngoài ra thì một loại tài sản khác khá quan trọng là tiền mặt, vàng, bạc, đá qúy cũng có thay đổi mạnh qua các năm Trong đó năm 2011 tăng 31.93% so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012 lại giảm 40.35% so với năm 2011 là do đây là khoảng thời gian mà thị trường vàng có rất nhiều biến động bởi việc giá vàng lên xuống thất thường và chịu nhiều sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà Nước
Về nguồn vốn: Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008,
môi trường hoạt động kinh doanh nhiều khó khăn nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng đều qua các năm Năm 2010 đạt 2,611,221 triệu đồng Năm 2011và năm 2012 tăng lần lượt 216,527 và 351,682 triệu đồng Đây là được xem là sự nỗ lực vượt bậc của cán
bộ công nhân viên Agribank Mỹ Đình và cũng thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng hàng đầu Việt Nam
Trang 9Dựa vào những số liệu trên ta thấy tiền gửi của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng nợ phải trả của ngân hàng Giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng tiền gửi khách hàng luôn chiếm trên 90%, cụ thể năm 2010 là 97.288%, năm 2011 là 91.537% và năm 2012
là 90.091% Mặc dù giá trị tỷ trọng của tiền gửi khách hàng trong tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm nhưng thực tế số tiền tuyệt đối lại tăng Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng tiền gửi khách hàng là sự tăng lên mạnh mẽ của tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là của năm 2011 so với năm 2010 Tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác năm 2010 chỉ là 2,080 triệu đồng và là số tiền thue tài chính Đến năm 2011, con số này tăng lên 131,413 triệu đồng, tức là tăng hơn 60 lần Toàn bộ số tiền tăng thêm chủ yếu tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng trọng nươc Năm 2012, con số này là 180,392 triệu đồng, tương đương tăng 37.27% Điều này thể hiện dịch vụ của ngân hàng
đã thu hút được thêm khách hàng
Tổng nợ phải trả năm 2010 là 2,611,145 triệu đồng, đây là năm có nhiều người gửi tiền vào ngân hàng nhằm hưởng lãi ổn định do lo ngại tình hình lạm phát tăng cao Sang năm
2011 tổng nợ phải trả tăng 8.27% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 12.32%, những con
số khá khiêm tốn Nguyên nhân là do đây là khoảng thời gian chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với đó là thông tin về việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và sự cạnh tranh gay gắt khiến cho nhiều người lo ngại việc gửi tiền vào ngân hàng Nhưng với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm bậc thang , Agribank Mỹ Đình vẫn thu hút được khách hàng đến gửi tiền Và một lý do khác là có những thời điểm mà người dân thi nhau
đi mua vàng Cũng vì lý do này mà việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng gặp khó khăn, dẫn tới số tiền huy động được liên tục giảm qua các năm 2011 và 2012
Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm Từ 76 triệu đồng năm 2010 tăng lên 605 và 3,977 triệu đồng năm 2011 và 2012 Nguồn vốn chủ sở
hữu chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Toàn bộ số tiền này thuộc Quỹ khen thưởng và phúc lợi Điều này cho thấy trong hoàn cảnh kinh tế có nhiều biến động nhưng hoạt động của chi nhánh vẫn rất hiểu quả, lợi ích giành cho cán bộ công nhân viên được gia tăng
2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Mỹ Đình.
(Đơn vị: triệu đồng)
Trang 10STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch Chênh lệch
2011 - 2010 2012 - 2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
I Thu nhập lãi thuần 64,104 122,149 125,405 58,045 90.55 3,256 2.67
1 Thu nhập lãi và các khoản thu
2 Chi phí lãi và các chi phí
II Lãi thuần từ hoạt động dịch
vụ 3,610 466 4,848 -3,144 -87.09 4,382 940.34
III
(Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và
vàng
38,990 23,656 18,091 -15,334 -39.33 -5,565 -23.52
IV Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động
V Chi phí quản lý chung 40,668 53,562 59,817 12,894 31.71 6,255 11.68 VI
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín
dụng
65,826 92,830 88,704 27,004 41.02 -4,126 -4.44
VII Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng 25,568 33,693 22,678 8,125 31.78 -11,015 -32.69 VIII Tổng lợi nhuận trước thuế 40,258 59,137 66,026 18,879 46.90 6,889 11.65
IX Chi phí thuế TNDN 10,065 14,784 16,507 4,720 46.90 1,722 11.65
X Lợi nhuận thuần trong năm 30,194 44,353 49,520 14,159 46.90 5,167 11.65
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Mỹ Đình)
Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh: