1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU

98 629 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 913 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt EC European Committee Ủy ban Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu GTT - Giá thông thường GXK - Giá xuất khẩu SPTT - Sản phẩm tương tự TNHH - Trách nhiệm hữu hạn UBCA - Ủy ban Châu Âu WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép lớn nhất EU 23 Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 2005 Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 - 2005 Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2005 Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2004 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005 Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-2005 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2009 Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2005 - 2008 Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các bạn hàng quốc tế. Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp dụng khá phổ biến. Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%. 1 Trong đó EU trở thành thị trường khó tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại thị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực 1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 - Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn và đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với các vụ kiện loại này từ EU. Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì việc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử hợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đây đã có một số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũng như các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường chỉ đề cập đến khía cách pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra những bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một trường hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về luật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ kiện, từ đó đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng này. 2.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại thị trường EU. 3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU - Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU - Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện - Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện. 4.Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009. - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU. - Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mô và vĩ mô, vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phó một cách hiệu quả với các vụ kiện chống bán phá giá của EU. 5.Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng. 6.Kết cấu đề tài: Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU: diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra Chương 3: Giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá của EU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tên gọi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment) - Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 04-38433360; 08044094; 08043485 - Website: http://www.mpi.gov.vn 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, chính là tổ chức tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Từ đó đến nay, trải qua 65 năm xây dựng, ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng bước trưởng thành và phát triển qua những mốc son quan trọng. Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết trước đó. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước bao gồm các nghị định số 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. 2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. 3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài để xây dựng và trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. 4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch. 5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh. 7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. 8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội. 9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý. 10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760 cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không [...]... ngành sản xuất nội địa thì dần cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất đã khiến cho tiêu dùng giày dép của EU chủ yếu là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU Đơn vị: 1000 đôi Năm % tăng trưởng 05-08 2005 2006 2007 Sản xuất 706 704 684 639 642 386 - - Xuất khẩu 161 914 168 495 175 154 177 691 9.7 % Nhập khẩu 1 932 645 2 102 748 2 508 834 2 433... xướng 2.2.2.1 Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005 Đơn vị: Triệu EUR Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa .eu/ nui/setupModifyTabletLayout.do Trong khi hàng giày dép sản xuất tại EU đang tiêu thụ chậm chạp khiến nhiều công ty trong ngành phải đóng cửa sản xuất thì kim ngạch nhập khẩu giày dép cứ năm sau lại cao... các nhà sản xuất giày dép EU đã không ngờ được rằng các sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ có thể làm mưa làm gió và dần chiếm lĩnh thị trường EU như hiện nay Điều này đang thực sự đe dọa tới sự phát triển của ngành công nghiệp giày dép nội khối, nhất là khi thị hiếu tiêu dùng của người dân EU đang thay đổi theo hướng ngày càng ưa dùng các sản phẩm giày dép nhập khẩu có chất lượng tương đối và giá cả... thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ ba trong EU, sau Pháp và Anh Trung bình mỗi năm, mỗi người dân Đức sử dụng 3,9 đôi giày Theo thống kê của Eurostat, tiêu thụ giày dép của Đức năm 2007 đạt 8,45 tỷ EUR với số lượng hơn 330 triệu đôi.7 2.2.1.3 Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU Với hơn 500 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng khoảng 3 tỷ đôi giày dép các loại mỗi năm, các quốc gia thành viên EU như Italia,... trực tiếp trong ngành giày dép thì đến năm 2006 đã giảm 12,57% chỉ còn 388.100 người Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của ngành sản xuất giày dép EU là do sự cạnh tranh gay gắt của giày dép nhập khẩu giá rẻ từ các nước Châu Á Trong khi các sản phẩm chất lượng cao được sản xuất nội khối có giá cả vô cùng đắt đỏ do chi phí đầu vào cao thì giày dép nhập khẩu lại có giá cả rất... toàn cầu Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giày dép tại 27 nước thành viên EU đạt khoảng 3 tỷ đôi và tăng đều qua các năm Năm 2005, tổng mức tiêu thụ giày dép của EU đạt 48.754 triệu EUR, tăng 7% so với năm 2001 3 Còn theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) thì năm 2007, EU tiêu thụ 2,1 tỷ đôi giày dép các loại, trị giá 50,3 tỷ EUR, tăng 3,17% so với năm... http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-vietnam.gplist.288.gpopen.169029.gpside.1.gpnewtitle.thong-tin-thi-truong-giay-dep-the-gioi-ngay-29-72009.asmx Tiêu thụ 2 477 435 2 618 892 2 976 066 - - Nguồn: http://ec.europa .eu/ enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy rằng đi cùng với xu hướng tăng của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng giảm của sản xuất là sự tăng lên của số lượng giày dép nhập khẩu vào EU Lượng giày dép nhập khẩu từ ngoài khối năm 2008 đạt 2.433.522 đôi,... lượng giày dép của EU có đến 2/3 là được sản xuất tập trung ở ba nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Trong đó ngành công nghiệp giày dép Italia đóng góp đến 50% sản lượng của toàn khối Ngoài ra, Đức, Pháp, Anh cũng là những nước sản xuất giày dép lớn ở Châu Âu Tuy nhiên, hiện nay hầu hết ngành sản xuất giày dép của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn Điển hình trong số đó là Italia Năm 2008, sản. .. phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 2.2.1 Khái quát về thị trường giày dép EU 2.2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU Người dân EU vốn nổi tiếng là phóng khoáng và ưa chuộng thời trang, vì thế thị hiếu tiêu dùng giày dép của họ cũng có những nét rất đặc trưng khác với các thị trường khác Để có thể tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng mặt hàng giày dép của người dân EU, chúng... 2005 nhập khẩu giày dép tăng nhanh hơn các năm trước đó, đạt mức tăng 15,18% so với năm 2004 Điều này đã khiến các nhà chức trách EU cảm thấy cần thiết phải có hành động cụ thể để chống lại tình trạng này Câu hỏi đặt ra ở đây là những quốc gia nào xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào EU? và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của họ những năm gần đây ra sao? Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU

Ngày đăng: 30/04/2015, 02:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w