Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
346 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các giao dịch kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành quy định điều chỉnh chi tiết cho quá trình thiết lập và thực hiện chúng. Các bên trong giao dịch phải có sự hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật hợp đồng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các giao dịch này. Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, là liệu các doanh nghiệp có được sự chủ động trong vấn đề giao kết, làm thế nào để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có. Điều này phụ thuộc trước hết vào hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận biết cũng như trình độ áp dụng pháp luật của từng doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện nay pháp luật về hợp đồng đang được ngày càng hoàn thiện theo hướng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và pháp luật hợp đồng của thế giới. Nhưng còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần ADN, người viết nhận thấy công ty hàng năm ký kết rất nhiều hợp đồng, chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa. Do nhận thức được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìm hiểu pháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với công ty. Hơn nữa, thực tiễn việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty còn nhiều hạn chế và cần giải pháp giúp công ty cải thiện trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng pháp luật hợp đồng trên khía cạnh giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa với riêng công ty mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Pháp luật về hợp đồng mua bán 1 hàng hóa được hình thành và phát triển với các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989( đã hết hiệu lực) và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995( đã hết hiệu lực), Luật Thương mại 1997( đã hết hiệu lực), và hai văn bản pháp luật hiện hành là Luật Thương mại 2005( LTM 2005) và Bộ luật Dân sự 2005( BLDS 2005). Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tài liên quan đến hợp đồng, như đề tài: - “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” luận án phó tiến sỹ khoa học luật học năm 1996 của TS. Phạm Hữu Nghị. - “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài- Kinh nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam” luân văn Thạc sỹ năm 2012 của Trương Thị Bích. - “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, luân án tiến sỹ luật học năm 2010 của Lê Minh Hùng. - “Quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, luận án Tiễn sĩ luật học năm 2006 của Phạm Hoàng Giang. - “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu”,luận án tiến sỹ năm 2002 của TS. Lê Thị Bích Thọ. - “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn Thạc sỹ năm 2010 của Nguyễn Thị Hường. Ngoài ra còn có sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các giáo trình có đề cập đến các khía cạnh pháp lý của hợp đồng như: - Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam( 2001), Giáo trình Luật Thương Mại( năm 2002), của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giáo trình pháp luật kinh tế( 2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. - Giáo trình Luật kinh tế của đại học Luật Hà Nội. - “Chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh (2007). 2 - “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại(2010). - “Chế độ hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh (2005). Cùng với các công trình nghiên cứu và các sách, giáo trình nêu trên, đã có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp trí, như: - “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, của tác giả Trần Thị Huệ, tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 (255) năm 2013. - “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề đặt ra khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005”, của tác giả Phạm Văn Bằng, tạp chí dân chủ và pháp luật Số định kỳ tháng 4 (253) năm 2013… Tất cả các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn nêu trên đều có những thành công nhất định về một số khía cạnh pháp lý của hợp đồng. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn, người viết nhân thấy pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu và làm rõ. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần ADN người viết nhận thấy pháp luật hợp đồng là rất quan trọng đối với công ty, tuy nhiên do hạn chế về tổ chức quản lý của công ty nên công ty không có bộ phận pháp chế, còn chưa chú trọng chuyên sâu tìm hiểu về vấn đề này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng, nhưng nhu cầu của việc tiếp tục nhận thức các quy định pháp luật hiện hành về pháp luật mua bán hàng hóa còn nhiều. Tất cả những thành công của các công trình nghiên cứu nêu trên đều là cơ sở cho người viết thực hiện nghiên cứu, nhằm hướng tới nhận thức thêm, nhận thức sâu hơn, nhận thức đầy đủ hơn một số khía cạnh của pháp luật hợp đồng, cụ thể là pháp luật về hợp đồng bán hàng hóa. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhìn nhận cả về lý luận và thực tiễn người viết chọn đề tài: “ Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình . 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận chung về một số khía cạnh pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phân ADN. 4.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp, để có thể: - Tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cũng như thực tiễn thi hành các quy định này. - Lập luận đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật cũng như tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung và hướng tiếp cận đề tài: Mặc dù tên đề tài là nghiên cứu luận văn là “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN”, vấn đề pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là rất rộng, cho nên trong giới hạn của khóa luận này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các khía cạnh pháp lý của quá trình giao kết, thực hiện một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối tượng phân tích là các văn bản pháp lý điều chỉnh liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, điển hình là BLDS 2005, LTM 2005 và các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần ADN. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các qui định về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa. Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như: phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic….Dưới đây là hai phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: - Phương pháp thu thập thông tin: 4 Mục đích của việc thu thập thông tin là làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. + Thu thập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổng quan quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng như: LTM 2005, BLDS 2005, các văn bản pháp luật có liên quan từ đó đưa ra một số nội dung pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa trong chương 1 về: Khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng, quá trình hình thành và phát triển, quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp + Thu thập sổ sách, số liệu có liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty cổ phần ADN. Để làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty, Chương 2 của đề tài đã thu thập các tài liệu của Công ty cổ phần ADN như: Điều lệ, các Quy chế, quy trình, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011 đến 2013. - Phương pháp phân tích – Tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, người viết phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện trong Chương 1 và thực trạng áp dụng chúng trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN trong Chương 2. Từ những kết quả đã phân tích, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Việc này được áp dụng cho cả đề tài. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, đề tài ngoài tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung, thì khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.2 Pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.3 Một số nội dung cơ bản về vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng. 1.4 Giải quyết tranh chấp phát sinh. 5 Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN. 2.1 Một số nhận xét và đánh giá về vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN. 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty cổ phần ADN. 2.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty. Chương 3. Xu hướng hoàn thiện pháp luật và một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN. 3.1 Xu hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. 3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN. 3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. . 6 Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.1.1 Khái niệm: Hợp đồng nói chung là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ ràng buộc các bên. Theo quy định tại khoản 3 điều 2 LTM 2005: “ Hàng hóa bao gồm: tất cả các bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. Cũng tại điều 3 luật này, tại khoản 8 có quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, là sự thỏa thuận theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng. Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thông dụng của hợp đồng dân sự, chiếm một số lượng lớn. Tại điều 388 BLDS 2005 có nêu khái niệm chung của hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là sự xác lập. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. LTM 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 428 BLDS 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, ta xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích lợi 7 nhuận. Theo khoản 8 điều 3 LTM 2005 có quy định: “ Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy về khái niệm chung không khác gì so với hợp đồng dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Trong LTM 2005 không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có hoạt động thương mại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, và đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại. Các hợp đồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được giao kết bởi các thương nhân, là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, và giao kết nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.1 Đặc điểm: Có thể xem xét các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa luật riêng và luật chung. - Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự như: + Là hợp đồng ưng thuận: tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực. + Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán. + Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán. 8 - Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa: + Về chủ thể: Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. + Về hình thức: Theo quy định tại Điều 401 BLDS 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi vụ thể. Tại điều 24 LTM 2005 cũng có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác. Và do hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra là nhằm mục đích sinh lợi nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản. + Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được phép giao dịch, không nằm trong đối tượng hàng hóa bị cấm. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa trở nên phong phú bao gồm nhiều loại, có thể là vật hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản… đều là những đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa. + Về nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận. 1.1.3 Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. 9 Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. LTM 2005 không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng. Khi các bên thỏa thuận được những nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hóa coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những thói quen trong hợp đồng thương mại. Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng. Trên cơ sở việc xác lập mối quan hệ với BLDS 2005 có thể chia các điều khoản của hợp đồng dân sự thành: + Điều khoản chủ yếu là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì coi như hợp đồng không được giao kết, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng dân sự. + Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc cụ thể hóa, nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp không đưa vào nội dung thì các bên mặc nhiên công nhận và có trách nhiệm thực hiện những quy định đó. + Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được dựa vào hợp đồng, căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên. + Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những điểm chủ yếu được quy định cụ thể tại Điều 402 BLDS 2005. Khi xem xét về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chúng ta có thể dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu sau: 10 [...]... MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ADN 3.1 Xu hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1.1 Những hạn chế của pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay - Pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là có sự trùng lặp nhưng lại thiếu nhất quán và không đồng bộ 35 Pháp luật hợp đồng Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là BLDS 2005 và LTM 2005... mua bán hàng hóa trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty cổ phần ADN 2.2.1Quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN 2.2.1.1 Chủ thể giao kết hợp đồng: Chủ thể giao kết hợp đồng của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần thì chủ tịch hội đồng quản trị công ty. .. phạm 21 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ADN 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty: Công ty cổ phân ADN đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ADN Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: ADN JOINT STOCK... cao việc áp dụng pháp luật khi giao kết hợp đồng 2.3.2 Về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa: Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN, có thể nhận thấy rằng công ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là về điều khoản về chất lượng hàng hóa Chính vì điều này mà công ty ngày càng giao kết được nhiều hợp đồng có giá... đồng mua bán hàng hóa: 32 - Công ty cổ phần ADN luôn tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trước khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng Cụ thể, trước khi giao kết hợp đồng công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng( nhất là vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng của đối tác kinh doanh), tìm ra những giải pháp hợp lý cho việc giao kết hợp đồng, ... kiện Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải áp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán Đây là bước nền tảng để công ty thực hiện việc mua bán hàng hóa Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa Hầu hết hàng hóa 28 công ty đưa vào mua bán trong thị... tượng của hợp đồng: Trong mua bán hàng hóa, đối tượng của hợp đồng là một hàng hóa nhất định đây là điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa, mà khi thiếu nó hợp đồng mua bán hàng hóa không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định thông qua tên gọi của hàng hóa, các... Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa: Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay đang được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS 2005, LTM 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, BLDS 2005 được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên... không Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng - Công ty cũng có quan tâm tìm hiểu đến những quy định mới của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, để từ đó nâng cao việc áp. .. đối với hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là LTM 2005, việc này đã được quy định tại Điều 4 LTM 2005 về Áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan Một số văn bản dưới luật có liên quan: - Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2007, quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của . tại công ty cổ phần ADN. 2.1 Một số nhận xét và đánh giá về vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN. 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa. của khóa luận là những vấn đề lý luận chung về một số khía cạnh pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phân ADN. 4.2. bán hàng hóa, nên việc tìm hiểu pháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với công ty. Hơn nữa, thực tiễn việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty còn nhiều hạn chế và cần