Những hạn chế của pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 35)

đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay.

- Pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là có sự trùng lặp nhưng lại thiếu nhất quán và không đồng bộ.

Pháp luật hợp đồng Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là BLDS 2005 và LTM 2005. chế định hợp đồng còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanh bất động sản, Luật kinh doanh bảo hiểm...

Ở Việt Nam, BLDS 2005 với tư cách là luật chung đã có những quy định về chế định hợp đồng, nên những luật còn lại với tư cách là luật chuyên ngành phải tuân theo và dựa trên các quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, cách thức áp dụng thì lại ưu tiên cho luật chuyên ngành nếu luật chung có quy định khác với luật chuyên ngành. Câu chuyện này thực tế đã gây ra sự bất cập lớn trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, vì quy định của BLDS 2005 với các luật chuyên ngành khác hầu như không tiếp cận với nhau, và ngay cả trong những luật chuyên ngành vẫn còn nhiều khác biệt vì một quan hệ hợp đồng có thể sử dụng đến nhiều quan hệ pháp lý. Do đó, những hạn chế cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay là tản mát, thiếu tính thống nhất và có khả năng dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật.

- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Ở Việt Nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng.

- BLDS 2005 và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp… cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 35)