1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Kinh nghiệm công tác chỉ đạo xanh hoá Nhà trường

22 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 750 KB

Nội dung

Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU I - ĐẶT VẤN ĐỀ II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN B: NỘI DUNG A- CƠ SỞ LÝ LUẬN B- THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I- VÀI NÉT VỀ KHÁI NIỆM VỀ XANH HOÁ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG XANH HOÁ NHÀ TRƯỜNG . II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠI CƠ SỞ III- CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XANH HOÁ TRONG NHÀ TRƯỜNG: IV- NHỮNG HOẠT ĐỘNG THIẾT THỰC NHẰM THỰC HIỆN XANH HOÁ NHÀ TRƯỜNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC C- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN: II- CÔNG TÁC GDMT TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN VĂN HOÁ: III- CÔNG TÁC GDMT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGLL PHẦN C: KẾT LUẬN  Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 1 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường PHẦN A : MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên thực chất là một cuộc đấu tranh gay go và liên tục, là mối quan hệ nhân quả. Trong khi sống, lao động và tiến hành các hoạt động của mình trong xã hội, con người lại vốn có nhiều mối quan hệ mật thiết với môi trường. Các mối quan hệ đó không ngừng biến đổi, không ngừng phát triển qua các thời đại. Trước hết, tự nhiên là cơ sở không thể thiếu được đối với sự sinh tồn của con người - Nó là môi trường sống và là nguồn cung cấp duy nhất vật chất cũng như các nguồn năng lượng để đảm bảo sự sống và phát triển của loài người trong tất cả các giai đoạn lịch sử. Nhờ có lao động, con người khác với động vật ở chỗ có thể vượt ra ngoài sự chi phối về mặt sinh học của các điều kiện tự nhiên và tạo ra khả năng mở rộngnhững nhu cầu của mình ra khỏi phạm vi sự thoả mãn các chức năng sinh lý sơ đẳng. Điều này đã làm nảy sinh ra những mối quan hệ mới giữa con người với thiên nhiên, đó cũng là quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng như: Y tế, vệ sinh, văn hoá, thẩm mỹ, khoa học Với sức lao động của mình con người khai thác được từ trong tự nhiên một khối lượng hết sức lớn năng lực các loại vật chất và sau khi đã sử dụng chúng - Con người lại trả về cho tự nhiên dưới dạng các chất thải nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp…vv. Đặc biệt là trong quá trình tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự khai thác tự nhiên một cách tàn bạo của con người đã làm cho môi trường tự nhiên thay đổi một cách cơ bản và đã dẫn đến tình trạng làm cạn kiệt tài nguyên một cách nhanh chóng. Đồng thời với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển công nghiệp ồ ạt và tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, lại đặt ra những vấn đề mới cho nhân loại và cho Việt Nam ta. Do đó vấn đề đặt ra hết sức bức bách là phải tích cực " Bảo vệ môi trường" cho hôm nay và cho mai sau. Rõ ràng " Bảo vệ môi trường" đang trở thành vấn đề sống còn của nhân loại, đòi hỏi mỗi một cá nhân sống trong cộng đồng và tất cả nhân loại phải quan tâm hàng đầu. Việc "Bảo vệ môi trường" không chỉ dừng lại ở việc ngừng khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi mà còn làm sống lại môi trường, trả lại cho thiên nhiên hiện trạng vốn có của nó để thiên nhiên và con người hoà đồng và cùng sống hoà nhập để giảm hẳn các sự cố về thiên tai đang từng ngày một đe doạ đến cuộc sống của chúng ta. Từ những nét khái quát và những vấn đề đã nêu trên, ta có thể kết luận rằng: Môi trường chính là hơi thở của sự sống, cho nên việc bảo vệ môi trường là tất yếu. Hiện nay ở Việt nam ta đang đề ra nhiều hướng giải quyết khắc phục vấn đề môi trường của mình. Nhiều Ngành, nhiều địa phương đã tiến hành tuyên truyền giáo dục và đặc biệt là Ngành Giáo Dục chúng ta đã chính thức đưa Giáo dục môi trường lồng ghép vào giảng dạy cho học sinh ở tất cả các môn học của các bậc học phổ thông. Nhà trường phổ thông chính là nơi có điều kiện thích hợp nhất để tuyên truyền và giáo dục ý thức về Bảo vệ môi trường thông qua các môn học theo quy định và thông qua các hoạt động cụ thể hoạt động "Xanh hoá " trong nhà trường nhằm tạo ra một môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” để góp phần bảo vệ sức khoẻ và nâng cao thể trạng cho thầy và trò trong hoạt động dạy và học hằng ngày. Đồng thời thông qua hoạt động Xanh hoá để giáo dục ý thức cho học sinh biết yêu thiên nhiên, từ đó thấy được tác Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 2 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường hại của việc tàn phá môi trường để tự giác bảo vệ thiên nhiên theo hướng tích cực nhất là bắt đầu từ hoạt động Xanh hoá của Nhà trường. II-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1- Lý do chọn đề tài: Năm học 2007-2008 là năm học thực hiện chủ đề “Chuẩn Quốc gia và xanh hoá nhà trường”. Để thực hiện trọn vẹn chủ đề năm học, phòng GD-ĐT đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm về đích thắng lợi, như: Triển khai tuyên truyền giáo dục cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên trong toàn Ngành ngay từ những ngày đầu năm học, phát động chiến dịch 50 ngày đêm hoàn thành chỉ tiêu, thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá hoạt động này của các trường trong toàn Huyện…vv. Xác định được tầm quan trọng của công tác "Xanh hoá" trong nhà trường phổ thông, đón trước được nhiệm vụ trọng yếu của năm học này, trường THCS Lao Bảo đã cử hẳn một CBQL trực tiếp phụ trách công tác “Xanh hoá nhà trường” từ những năm học trước. Chấp hành sự phân công của cấp trên, qua quá trình thực tiễn của công tác, bản thân đã rút ra được những kinh nghiệm về cách chỉ đạo công tác “Xanh hoá trong nhà trường”. Vì thế bản thân đã chọn đề tài này để nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác góp phần trong việc quản lý nhà trường đảm bảo các tiêu chuẩn của một trường học "Xanh - Sạch - Đẹp" theo đúng 11 tiêu chí của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Với nhiệm vụ được phân công và qua quá trình tìm hiểu và thực tiễn công tác, nên tôi đã chọn đề tài này để trình bày mang tính kinh nghiệm nhằm góp thêm một kinh nghiệm nhỏ để thực hiện tốt một phần của chủ đề năm học 2007-2008. 2- Các phương pháp nghiên cứu : Qua thực tế công tác và trong quá trình thực hiện bản thân đã tìm tòi nghiên cứu thực hành để đúc rút được những phương pháp cụ thể như sau: - Nghiên cứu tìm hiểu tài liệu - Khảo sát thực tế. - Triển khai thực hiện và tổng hợp số liệu. - Đánh giá kết quả từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên bản thân tự thấy đề tài này vẫn còn nhiều hạn chế, rất mong đồng chí đồng nghiệp góp ý bổ sung để bản thân hoàn thiện hơn trong công tác về đề tài của mình. PHẦN B: NỘI DUNG A- CƠ SỞ LÝ LUẬN: B- Căn cứ tinh thần nghị quyết Trung ương 2 ( Khoá VIII), Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn đã nghiên cứu và trình lên chính phủ và Quốc hội một chính sách và chiến lược Bảo vệ môi trường từ những thập kỹ 90. Đại hội VIII khoá 7, tại Báo cáo của BCHTW đã nhấn mạnh : " Đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo định hướngXHCN. Tăng trưởng kinh tế phải đo đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và Bảo vệ môi trường sinh thái " Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 3 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường Về phần định hướng phát triễn lĩnh vực khoa học công nghệ , giáo dục đào tạo Báo cáo của BCHTW đã chỉ rõ: " Bảo đảm cơ sở khoa học và công nghệ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đánh gía chính xác nguồn tài nguyên quốc gia, từ đó đề xuất một chiến lược đúng đắn về khai thác, sử dụng, Bảo vệ tài nguyên. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc kiểm soát, đánh giá và xử lý tác động môi trường. Ưu tiên các ngành công nghệ sạch, ít tốn nguyên, nhiên liệu. Đề xuất các phương pháp khoa học và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật để hạn chế thiên tai.". Xuất phát từ những vấn đề trên, Luật Bảo vệ môi trường và một số các văn bản đi kèm dưới luật đã được chính thức ban hành. Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường được hình thành và đi vào hoạt động trên khắp cả nước, công tác quản lý môi trường được tiến hành đồng bộ và có tổ chức. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có những biện pháp tích cực để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về bảo vệ môi trường cho nhân dân. Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên ở nước ta đã được Quốc Hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01/1/ 1994. Việc ra đời văn bản pháp luật hàng đầu này đánh dấu một bước bước quan trọng trong tiến trình xây dựng cơ sở pháp lý cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nước ta. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống đồng bộ luật và các văn bản dưới luật khác như: Nghị định số 175/CP của Chính Phủ đã ban hành về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 715/MT do Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường ký đã hướng dẫn thực hiện và đánh giá các báo cáo, đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án đầu tư của nước ngoài. Cụ thể nhất là Đảng và Nhà Nước đã đề ra mục tiêu từ những năm của thập kỷ trước là phải trồng 5 triệu hec ta rừng. đã đem lại nhiều hiệu quả cho việc Bảo vệ môi trường. Từ những thực tế trên, ngày 01 tháng 11 năm 1997 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 7112/1997-BGD & ĐT về việc tổ chức hoạt động " Xanh hoá trường học trong nhà trường phổ thông". Với công văn này Bộ cũng đã khẳng định: "Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông là một điều cần thiết và quan trọng, trong đó việc tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm tạo ra những thói quen, những thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn đối với môi trường cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hoàn thiện nhân cách của người công dân trẻ thế kỷ 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với tổ chức UNDP của Liên hợp quốc, chủ trương tổ chức hoạt động " Xanh hoá nhà trường" với tinh thần "Cùng nhau vì màu xanh". Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo Sở và Phòng Giáo dục đã ra nhiều công văn về Giáo dục môi trường như công văn số 685/THPT ngày 10 tháng 8 năm 2005 về việc GDMT từ năm học 2005-2006, công văn số 708/ GDĐT của Sở GDĐT Quảng Trị về việc Trồng cây xanh trong khuôn viên trường học và rừng cây kinh tế và các công văn khác của Phòng Giáo dục về việc xây dựng môi trường sư phạm Và đặc biệt là năm học 2007-2008 Sở GD-ĐT đã quyết định thực hiện chủ đề “Trường chuẩn quốc gia và xanh hoá nhà trường”. Tất cả các công văn chỉ thị và chủ đề năm học đã nêu trên chứng tỏ tính cấp bách cần phải xây dựng trường học đảm bảo môi trường trong lành đảm bảo cho sức khoẻ của thầy và trò để dạy, học tốt. Thông qua hoạt động Xanh hoá để giáo dục học Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 4 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường sinh ý thức Bảo vệ môi trường đảm bảo cho thế hệ tương lai sự phát triễn mang tính bền vững và hợp lý hơn trong việc khai thác tài nguyên xây dựng kiến thiết đất nước sau này. Thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao, THCS Lao Bảo đã đón đầu và giao nhiệm vụ quản lý điều hành công tác “ Xanh hoá nhà trường” cho tôi. Qua thời gian thực hiện Trường đã được cấp trên đánh giá tốt, vì vậy thông qua đề tài này xin phép được trình bày các kinh nghiệm và kết quả làm được trong năm học 2007-2008 như sau: B- THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : I- VÀI NÉT VỀ KHÁI NIỆM VỀ XANH HOÁ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG XANH HOÁ NHÀ TRƯỜNG : 1- Xanh hoá là gì? Thuật ngữ Xanh hoá được dùng để mô tả sự lồng ghép hài hoà các việc làm về Giáo dục môi trường vào những công việc cụ thể của một trường Đại học ở Vương Quốc Anh, sau này mở rộng sang các trường phổ thông (J. Hockle and S.Sterling, 1996). Thuật ngữ này ra đời vào những năm 1990, nhưng thực chất nó đã ra đời vào những năm của thập kỷ 60 khi đề cập đến khái niệm môi trường. 2- Mục đích của Xanh hoá : - Là tạo ra một nền "văn hoá thiên nhiên" thông qua việc nâng cao trách nhiệm môi trường trong các trường phổ thông, nhà trường là một trung tâm xanh, sạch, đẹp của địa phương. - Làm cho học sinh hiểu về môi trường học của mình. Thấy được những mặt tốt cần phát huy, những mặt chưa tốt cần khắc phục của môi trường trường học. Giúp học sinh có kỹ năng quan sát, cảm nhận môi trường. Có nhu cầu cải thiện môi trường trường học qua những quan sát thu nhận được. Từ đó tích cực, tự giác tham gia những hoạt động bảo vệ, chăm sóc môi trường trường học và cộng đồng. Học sinh biết yêu quý trường học xanh, sạch, đẹp và có thái độ ứng xử thân thiện với môi trường. - Thông qua hoạt động xanh hoá để tạo được một sự chuyển biến, tạo được một môi trường trường học thú vị mà trong đó mọi thành viên đều hài lòng với những thành quả đạt được của hoạt động xanh hoá, biết yêu quý giữ gìn trường học của mình 3- Vai trò của Xanh hoá đối với học sinh trong việc tiếp cận giải quyết các vấn đề về môi trường: - Là người học: Hình thành các quy định qua đó thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và lợi ích cộng đồng. - Là người tiêu thụ: Tác động rất lớn về thói quen và hành vi trong tương lai. - Là công dân: Thực hiện mang tính cộng đồng. - Là thành viên của các tổ chức đoàn thể: Tác động nhiều mặt nói chung tất cả nhằm tạo ra một nền văn hoá hoà nhập với thiên nhiên. II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠI CƠ SỞ: Trong nhiều năm qua Lao Bảo đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động Bảo vệ mội trường, đặc biết là hoạt động Xanh hoá Nhà trường mà cụ thể là việc trồng cây tạo bóng mát cho trường học. Qua điều tra, khảo sát, tìm hiểu và phân tích các đặc điểm về môi trường của trường học và vùng xung quanh trường. Thực tế địa bàn Lao Bảo nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm hanh khô có hai mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Như vậy khí Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 5 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường hậu tại Lao Bảo khó thực hiện công tác này trong năm học một cách trọn vẹn. Câu hỏi đặt ra là làm sao để hoàn thành chỉ tiêu đề ra? Chúng ta hãy xem xét thực tế tại địa bàn. 1- Mặt được: Nằm trong vùng khí hậu như vậy nên Lao Bảo chỉ thuận lợi cho việc trồng cây vào mùa mưa, tức là vào thời điểm nghỉ hè. Vì vậy muốn trồng cây tại Lao Bảo thì chỉ có thể thực hiện được vào thời điểm nghỉ hè nên việc trồng cây lại gặp khó khăn trong việc điều động nguồn nhân lực. Vì thế việc tính toán để tạo ra nguồn nhân lực để thực hiện trồng là một việc làm cũng cần tính toán cụ thể trong kế hoạch, và thực tế trường chúng tôi cũng đã rất bị động trong việc trồng cây rất nhiều. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò, trong năm học vừa qua Trường đã trồng và khai thác được một số cây . Qua khảo sát thực tế, hiện số cây xanh được trồng và khai thác tại trường chúng tôi năm học 2006-2007 là: Cây lấy gỗ Cây ăn quả Cây cảnh Tổng cộng A. Gieo ươm 0 0 0 0 - Diện tích ( m 2 ) 0 0 0 0 - Số cây ươm: ( cây) 0 0 0 0 - Số cây đem trồng ( cây ) 0 0 0 0 - Số cây trống hiện còn 0 0 0 0 B. Trồng - Số cây phân tán (cây) 800 157 60 1017 - Diện tích đất rừng được giao (ha) 0 0 0 0 - Số cây trồng tập trung (cây) 225 107 99 431 C. Số cây khai thác trong năm 37 0 0 37 D. Số cây hiện còn 1000 264 150 1448 - Diện tích rừng tập trung (ha) 200 107 60 367 - Số cây phân tán (cây) 800 157 99 1056 - Công tác Xanh hoá Nhà trường được Ban Lãnh Đạo hết sức tâm đắc và đầu tư về vật chất và chỉ đạo sát sao. - Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường. - Tổ chức rầm rộ trong cán bộ giáo viên và học sinh việc trồng cây và lưu niệm cây cho Nhà trường tạo được nhiều thuận lợi cho công tác trồng cây. 2- Chưa được: Theo tính toán của một số nhà khoa học thì trong một ngày đêm, trung bình một cây xanh có thể cung cấp khoảng 1,5 lít Ôxy và thu vào một lượng khí CO2 tương ứng. Đối với con người, cũng theo tính toán của các nhà khoa học, một ngày có thể hô hấp khoảng gần 15 lít khí Ôxy. Rõ ràng với kết quả trồng như trên thì chưa đảm bảo theo tính toán của các nhà khoa học đã nói trên. Thật công bằng để đánh giá nhận xét về mặt này thì trường vẫn còn một số mặt chưa được như sau: - Số cây hiện còn chưa tương ứng với số lượng của thầy và trò. - Do đặc thù khí hậu và thời tiết nên việc chăm sóc cây cũng chưa đảm bảo. - Mặc dù đã tuyên truyền giáo dục nhưng ý thức bảo vệ cây vẫn chưa cao, Trường cũng đã bị kẻ xấu lấy cắp nhiều cây đẹp, quý, hiếm; đồng thời do ý thức của Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 6 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường một bộ phận học sinh rất kém nên cây trồng hay bị phá hoại. - Việc trồng cây xanh trong lớp tuy đã phát động nhiều lần song việc chăm sóc cũng thiếu thường xuyên nên vẫn còn có cây bị chết. III- NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐỂ QUẢN LÝ TỐT HOẠT ĐỘNG XANH HOÁ TRONG NHÀ TRƯỜNG: Để thực hiện công tác quản lý hoạt động xanh hoá trong nhà trường được tốt, việc trước tiên của người cán bộ quản lý là phải xây dựng được kế hoạch xanh hoá thật chi tiết và cụ thể. 1- Xây dựng kế hoạch xanh hoá: Trước hết người cán bộ phụ trách phải nghiên cứu và có cái nhìn tổng thể về không gian, vị trí, cấu trúc, diện tích và phân bố của nhà trường. Nói cách khác là xây dựng được bản đồ về môi trường của trường học. Cụ thể địa hình của trường THCS Lao Bảo có vị trí thuận lợi đó là trước thấp, sau cao, khuôn viên rộng hợp lý, địa thế toạ lạc của trường theo hướng Bắc Nam nên có thể xây dựng kế hoạch theo từng cấp để trồng cây. Dựa trên những cây đã có sẵn để quy hoạch cho phù hợp vừa tạo bóng mát vừa tạo vẽ thẫm mỹ chung cho nhà trường ( có sơ đồ minh hoạ kèm theo) 2- Khảo sát và xác định những đặc điểm và vấn đề về môi trường trường học: Khảo sát kỹ và xác định rõ môi trường của trường học mình như thế nào, phân tích các đặc điểm và những vấn đề về môi trường trường học và vùng xung quanh Trường. Ví dụ: Tại trường chúng tôi nằm ở địa thế cao, giữa trung tâm. Đất đai thì thuộc loại đất cát pha và chai lỳ nên không tốt cho việc sinh trưởng của cây. Việc trồng cây xanh trong lớp trong trường ngoài việc tạo bóng mát, đẹp trường, đẹp lớp còn có việc quan trọng hơn là cung cấp khí Ôxy cho chúng ta. Thực tế trong việc xây dựng và phát triễn kinh tế tại Lao Bảo hiện nay, diện tích đất đang ngày một bị thu hẹp dần để xây dựng khu kinh tế thương mại, vì thế muốn đảm bảo công tác xanh hoá trong trường với diện tích đất như đã nói trên phải có những phương án và quyết sách về chỉ tiêu trồng cây cụ thể như: trồng cây không trực tiếp trên đất. 3- Đề xuất những biện pháp làm thay đổi và cải thiện môi trường: Trên cơ sở hiểu biết và nắm chắc các vấn đề về môi trường của trường học, nhằm đề xuất các biện pháp: Điều tra, khảo sát, tìm hiểu và phân tích các đặc điểm về môi trường của trường học và vùng xung quanh trường. Thực tế địa bàn Lao Bảo nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm hanh khô có hai mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa tư tháng 5 đến tháng 10. Nằm trong vùng khí hậu như vậy nên Lao Bảo chỉ thuận lợi cho việc trồng cây vào mùa mưa, tức là vào thời điểm nghỉ hè. Vì vậy muốn trồng cây tại Lao Bảo thì chỉ có thể thực hiện được vào thời điểm nghỉ hè nên việc trồng cây lại gặp khó khăn trong việc điều động nguồn nhân lực. Vì thế việc tính toán để tạo ra nguồn nhân lực để thực hiện trồng là một việc làm cũng cần tính toán cụ thể trong kế hoạch. Vì vậy để khắc phục tình trạng đã nói trên, chúng tôi cũng đã đề ra những biện pháp khắc phục như sau: - Chỉ trồng cây vào mùa mưa tức là vào tời điểm táng 6 đến tháng 9 hàng năm. - Sử dụng chậu để trồng các loại cây cảnh có giá trị cao, trồng hoa,…vv. - Phân công cho từng người một nhận và chăm sóc cây mới trồng theo quy hoạch. Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 7 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Vườn sinh vật tạo dựng để trồng các loại cây quý hiếm phục vụ dạy - học được giao hẳn cho nhân viên hợp đồng tự chăm sóc. - Phát động phong trào trồng cây trong giáo viên và học sinh, mỗi giáo viên có 1 chậu cây lưu niệm, mỗi phòng học 5 chậu (trong đó 4 chậu treo trong phòng và 1 chậu cây ngoài hành lang). Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể thực hiện các bước hình thành một kế hoạch tổng thể về Xanh hoá trong trường như sau: + Bản đồ tổng quát ( theo bản đồ đã trình bày ở trên). + Có lịch trình công tác và các bước hoạt động cần tiến hành phù hợp với môi trường trường học. + Nguồn nhân lực, vật lực cần thiết để tham gia chịu trách nhiệm về mỗi hoạt động và nội dung công việc. + Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Qua thực tế, bản thân đã xây dựng kế hoạch chi tiết, nội dung bản kế hoạch đó như sau: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GD MÔI TRƯỜNG VÀ XANH HOÁ NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC: 2007 - 2008 I-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1- Thuận lợi: - Trường được xây dựng ổn định, khang trang và đã được xây dựng cụ thể. Hệ thống phân bố cây trồng, bồn hoa, thảm cỏ vv, đã được quy hoạch khoa học phù hợp với hướng và địa thế của trường. - Trường đã có truyền thống về việc giáo dục BVMT và duy trì cảnh quan môi trường sư phạm sạch đẹp phục vụ dạy và học tốt nhiều năm nay. - Học sinh chăm ngoan, siêng năng, có ý thức xây dựng trường lớp. - Có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giàu kinh nghiệm, nhiệt tình năng nỗ luôn luôn nêu cao ý thức hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao. 2- Khó Khăn: - Do đặc điểm thời tiết khí hậu tại địa bàn tương đối khắc nghiệt, nên việc lao động xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm cụ thể là việc trồng và chăm sóc cây, trồng hoa, cỏ,vv , về mùa hanh khô rất khó khăn. - Ý thức của một bộ phận nhỏ các em học sinh và một số các đối tượng xấu từ bên ngoài vẫn còn kém nên đã vô tình hoặc cố ý phá hoại những cảnh quan mà thầy và trò vừa mới tạo dựng được. - Do thị trấn đang vào thời kỳ quy hoạch đường sá nên môi trường bụi nhiều ảnh hưởng chung đến môi trường của toàn địa phương trong đó có nhà trường. II- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ: 1- Mục tiêu: Qua việc tham gia các hoạt động và việc kết hợp giáo dục MT và BVMT góp phần giáo dục cho học nâng cao ý thức xây dựng trường lớp, nâng cao sức khỏe và tình yêu thiên nhiên, yêu trường, yêu lớp, biết quý công sức lao động, có ý thức bảo vệ môi trường tiến tới tự cải thiện môi trường theo hướng tích cực, duy trì và cải tạo khuôn viên trường đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp. 2- Nhiệm vụ: Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 8 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Thực hiện quy trình chỉ đạo nhiệm vụ năm học về công tác xanh hoá nhà trường và hoạt động giáo dục môi trường của cấp trên theo công văn số 619/THPT ngày 10/8/2004 và công văn số 658/THPT ngày 10/8/2005 của Sở GD&ĐT Q.Trị. - Giáo dục cho học sinh có ý thức BVMT và cải thiện môi trường theo 11 tiêu chí của Bộ GD & ĐT. - Th?c hi?n t?t ch? ?? n?m h?c: “Chu?n qu?c gia vă xanh hoâ nhă tr??ng” - Biết tiết kiệm và giữ gìn nguồn tài nguyên như nước, điện, xử dụng theo hướng tiết kiệm bền vững. - Xanh hoá phòng học và lớp học, vệ sinh sạch sẽ trường lớp. - Phòng chống dịch bệnh, lao động công ích làm sạch môi trường trong khuôn viên ở Trường, ở Nhà và ở Cộng đồng dân cư. III- CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: 1- Trồng và chăm sóc cây hiện có xung quanh trường. Trồng một số cây bằng lăng thay một số cây xoài bị sâu bệnh kém phát triển. 2- Chăm sóc thảm cỏ, bồn hoa tạo cảnh quan thẫm mỹ. 3- Trồng và chăm sóc vườn Sinh vật, sưu tầm và trồng thêm các loại giống cây mới phục vụ dạy và học. 4- Xanh hoá các phòng học và các phòng làm việc. Mỗi lớp có ít nhất 2 chậu cây cảnh trong lớp và 1 chậu lớn trước cửa, được sắp xếp bố trí hợp lý, thẫm mỹ có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu căng thẳng trong học hành. 5- Vệ sinh trường lớp thường xuyên sạch đẹp. 6- Lao động công ích làm sạch môi trường ở cộng đồng. 7- Phòng chống tệ nạn ma tuý và các dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, thương hàn, tả lỵ, chủng H5N1,vv 8- Quản lý rác thải: Mua sắm mới các thùng rác hợp vệ sinh, bố trí và xử lý rác hợp lý nhằm tạo khuôn viên trường lớp có môi trường tốt để học tập. IV- CÁC GIẢI PHÁP: 1- Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên bộ môn đặc biệt là các giáo viên của bộ môn xã hội để kết hợp tuyên truyền và giảng dạy về môi trường và giáo dục ý thức BVMTcho học sinh. Các GVCN theo dõi và quản lý học sinh, hướng cho học sinh biết cách cải thiện môi trường theo hướng bền vững. 2- Quản lý rác thải bằng cách mua sắm các thiết bị đựng rác và xử lý rác hợp vệ sinh, tránh đốt rác gây ô nhiễm. 3- Phân công và giao kế hoạch cho từng công việc và hạn định thời gian cụ thể cho từng công việc đó hoàn thành.(Có sơ đồ phân công kèm theo) 4- Theo dõi, tuyên dương và khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ các lớp tham gia, tạo niềm phấn khởi và tình cảm yêu trường, yêu lớp. 5- Đề ra lịch trình hoạt động cụ thể theo thời gian và thời điểm: Tháng 9 năm 2007 Duyệt của Hiệu Trưởng Người lập kế hoạch Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 9 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường NỘI DUNG LỊCH TRÌNH CÔNG VIỆC ĐỂ THỰC HIỆN 11 TIÊU CHÍ XANH HOÁ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2007 - 2008 T T Công việc Thời gian hoàn thành Người thực hiện 1 Trồng cây: Tháng 9 NV và HS Trồng cây bằng lăng thay một số cây xoài bị sâu bệnh Tháng 4 2 Xây dựng vườn trường: Tháng 9,10,4,5 Thu thập trồng một số cây quý hiếm và chăm sóc cây. GV,HS Ghi tên và công dụng của các loại cây đã trồng Tháng 10 GV,HS 3 Giảm thiểu xói mòn: Tháng 11 Phủ cỏ, trồng các loại cây giữ đất, làm và sử dụng tốt các hệ thống cống rãnh thoát nước. NV 4 Quản lý rác thải, mua sắm các thiết bị đựng rác: Tháng 9 Mạnh, Hà và học sinh Xử lý rác thải hợp lý. Cả năm học 5 Duy trì khu vực vệ sinh có đủ theo tiêu chuẩn: Cả năm học NV Làm vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. 6 Tiết kiệm điện nước: Cả năm học Hệ thống điện đủ sáng, đảm bảo có đầy đủ nước sạch để dùng, nước sôi để nguội để uống. Nhà trường Thông báo tiền điện nước hàng tháng Đc KT Tắt và khoá điện, nước sau khi dùng vừa đủ GVHS 7 Xanh hoá phòng học: mỗi lớp 3 chậu cảnh . Tháng10 và 3 GVHS - Các phòng làm việc: mỗi phòng 1 chậu Tổ HC - Trang hoàng và bài trí khoa học phòng học và lớp học GVHS 8 Các hoạt động vì môi trường: Phối hợp với thời gian ngoại khoá của các tổ CM GV HS Vẽ tranh, làm báo tường kết hợp các tổ chuyên môn ngoại khoá tuyên truyền về môi trường và giáo dục ý thức BVMT 9 Theo dõi sự thay đổi môi trường của nhà trường Tháng 11và 3 L? vă GV, HS Trưng bày ghi chép hình ảnh của sự thay đổi về môi trường 10 Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhà trường đối với cộng đồng Tháng 1,2 Đoàn Đội Tuyên truyền cổ động nâng cao nhận thức cộng đồng 11 Chăm sóc khu vực non bộ của trường: Cả năm học GVHS IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1- Công tác tổ chức quản lý: Nhà trường phải xác định muốn làm tốt công tác Xanh hoá trường học trước hết phải làm tốt từ khâu tổ chức thực hiện, mà việc đầu tiên của công tác này là thành lập và kiện toàn tổ chức Xanh hoá gồm các thành phần sau: * Về phía Nhà trường: - Ban giám hiệu. - Giáo viên. - Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên. Học sinh. * Xã hội: - Chính quyền địa phương - Các tổ chức đoàn thể của địa phương Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 10 [...]... lớp Học sinh Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 11 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường 2 Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức và lồng ghép GDMT trong các giờ dạy chính khoá của các môn văn hoá: Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Trường chúng tôi đã thường xuyên liên tục tuyên truyền và giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường Thôngg qua các buổi ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các giờ... Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 19 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Nhà trường đã phối kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường như tổ chức Đội TNTPHCM, Công đoàn, Đoàn Thanh niên để phân công cụ thể cho từng thành viên tham gia chăm sóc cải tạo môi trường bằng các hoạt động cụ thể như chăm sóc cây, đồng thời mỗi thành viên đều tự đóng góp các chậu cây cảnh để lưu niệm cho Nhà trường -... tiêu chí: Tốt Hòn non bộ trường THCS Lao Bảo 2- CÔNG TÁC GDMT TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN VĂN HOÁ: - Xác định được công tác GDMT là một trong những công tác quan trọng, Trường đã cử một đồng chí trong ban Lãnh đạo trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác GDMT, các thành viên là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách chỉ đạo thầy và trò trong toàn Trường tham gia thực hiện - Trường đã triễn khai.. .Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Các cá nhân * Về phía gia đinh: - Hội cha mẹ học sinh Như vậy có thể cụ thể hoá sự phối hợp giữa các tổ chức này phải gắn kết và hỗ trợ cho nhau theo mô hình sau: Nhà trường Xanh hoá Xã hội Gia đình Học sinh Phân tích các mối quan hệ trong sơ đồ: *Quan hệ giữa nhà trường và xã hội: - Xã hội giúp nhà trường: + Sự ủng hộ về tinh thần... tuyên truyền về môi trường và giáo dục ý thức BVMT 5- Lao động làm sạch môi trường trong cộng đồng dân cư 6- Thực hiện chiến dịch 50 ngày đêm vì Xanh hoá nhà trường do PGD phát động II - PHẦN THEO DÕI CỤ THỂ: TT PHẦN ĐÁNH GÍA NHẬN XÉT KẾT QUẢ 1 2 3 4 5 6 LỊCH TRÌNH CÔNG VIỆC VÀ THEO DÕI CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 16 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường ... nhàm tạo ra những thói quen, những thái độ, hành vị ứng xử đúng đắn đối với môi trường cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hoàn thiện nhân cách của người công dân trẻ của thế kỷ mới " Vậy làm được tốt công tác Xanh hoá trong nhà trường là chúng ta đã thực hiện tốt việc Giáo dục môi trường cho học sinh Mà muốn làm tốt công tác xanh hoá, trước hết phải nghiên cứu kỹ các công văn, chỉ. .. đỡ về kỹ thuật, con người - Nhà trường giúp xã hội: + Giáo dục ý thức xã hội, thực hiện các kế hoạch về bảo vệ chăm sóc môi trường địa phương +Tham gia các chiến dịch làm sạch môi trường địa phương * Quan hệ Nhà trường - gia đình: - Gia đình giúp đỡ Nhà trường: + Giúp đỡ về kỹ thuật con người + Khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện Xanh hoá nhà trường - Nhà trường giúp gia đình: + Thêm... cho mỗi trường cụ thể để thầy và trò còn trồng cây và thử nghiệm dạy và trên thực tế nhiều hơn 2- Phải xem đây là chiến lược dài năm, không nên xem như là mùa vụ chỉ để thực hiện cho xong chủ đề năm học mà thôi Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 21 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường 3- Phải cử những cán bộ lãnh đạo có tâm huyết để chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa 4- Nghiên cứu để liên hệ với Lâm... đun về GDMT để giảng dạy cho tất cả các lớp Tóm lại công tác tuyên truyền và giáo dục là công tác quan trọng, vì thế muôn làm xanh hoá trước hết phải thực hiện cho được công tác tuyên truyền mọi nơi mọi lúc 3- Các hoạt động cụ thể nhằm mục tiêu Xanh hoá nhà trường: a- Hoạt động trồng cây: Trồng cây là một trong những hoạt động mang chủ đề Bảo vệ môi trường đơn giản và trực quan Việc trồng cây chính là... b- Xây dựng vườn trường: - Trường đã thiết kế và xây dựng vườn trường khoa học, hợp lý, phục vụ cho học tập Thông qua học sinh và giáo viên để thu thập các cây từ vùng khác về trồng tại vườn như các cây thông, đào, cây nha đam, và một số cây khác đại diện cho các loại cây thuộc bộ rễ, bộ thân, bộ củ vv Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 18 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Trường cũng đang . viên trường đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp. 2- Nhiệm vụ: Trần Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 8 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Thực hiện quy trình chỉ đạo nhiệm vụ năm học về công tác xanh. Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo Xã hội Gia đình Xanh hoá 11 Nhà trường Học sinh Trưởng ban (đại diện BGH) Giáo viên Cán bộ lớp Học sinh Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường 2. Công tác tuyên truyền. Thị Thanh Xuân - Trường THCS Lao Bảo 19 Công tác chỉ đạo Xanh hoá nhà trường - Nhà trường đã phối kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường như tổ chức Đội TNTPHCM, Công đoàn, Đoàn Thanh

Ngày đăng: 29/04/2015, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w