Những giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm du lịch hội nghị trên đoạn thị trường mục tiêu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch Việt Nam bởinhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế tới ViệtNam đã đạt con số 4,23 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2006 Doanhthu từ ngành du lịch năm 2007 đạt 3,5 triệu USD Loại hình du lịch MICE (dulịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng và sự kiện) đang được coi là
xu hướng phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam Việt Nam được đánhgiá là mảnh đất tiềm năng của loại hình du lịch cao cấp này và nếu được đầu
tư, phát triển đúng hướng sẽ phát triển mạnh mẽ, có thể vượt qua Thái Lan vàSingapo- 2 nước dẫn đầu trong du lịch MICE của khu vực Đứng trước những
cơ hội đó cùng với nguồn lực của mình, công ty có thể đi vào khai thác loạihình du lịch này Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự
ra đời của nhiều công ty, tổng công ty lớn Nhu cầu tổ chức hội nghị, hội thảocủa họ là rất lớn và thường xuyên Đây là một thị trường khách lớn đầy tiềmnăng đối với công ty Chính sách sản phẩm du lịch hội nghị tổng kết hướngtới đoạn thị trường là các tổng công ty trên địa bàn Hà Nội là phù hợp vớichiến lược và năng lực kinh doanh của công ty Nó cho phép công ty tận dụngđược cơ hội mà thị trường mang lại đồng thời tận dụng được nguồn lực củamình
Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi chuyên đề này, tác giả đi sâu
phân tích môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam; chỉ ra những cơhội và thách thức công ty đang đối mặt cùng điểm mạnh, điểm yếu của công
ty Bên cạnh đó, chuyên đề còn tìm hiểu đặc tính tiêu dùng của khách hàngmục tiêu từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của kháchhàng
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu để phục vụ cho việc viết chuyên đề này
Trang 2 Phương pháp phân tích: Từ những số liệu sơ cấp thu được, tác giả tiếnhành phân tích chúng để từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đềcho chính xác, khách quan và đạt hiệu quả cao.
Phương pháp tổng hợp: Tác giả đã tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn,nhiều khía cạnh khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quan nhất vềvấn đề nghiên cứu
Phương pháp liên hệ thực tế: Một hội nghị luôn cần rất nhiều nhữngdịch vụ, hàng hoá đơn lẻ cấu thành và đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự sáng tạo,linh hoạt từ phía người tổ chức Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tácgiả luôn kết hợp liên hệ với thực tiễn một cuộc hội nghi, hội thảo đãtừng tham gia để hình dung ra được toàn bộ qui trình, từ đó rút ranhững tồn tại của các hội nghị đó, đưa ra giải pháp để làm tốt hơn
Kết cấu của chuyên đề: gồm 3 phần
Phần 1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm và tổng quan về du lịchMICE
Phần 2: Tình hình kinh doanh và chính sách sản phẩm của công ty;những thuận lợi và khó khăn của công ty trong khai thác khách hộinghị
Phần 3: Những giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm du lịch hộinghị trên đoạn thị trường mục tiêu
Tác giả xin chân thành cảm ơn CN Trương Tử Nhân đã nhiệt tình giúp
đỡ tác giả trong việc hoàn thành chuyên đề này Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đềcòn rất mới ở Việt Nam, có rất ít sách tham khảo về lĩnh vực này do đó trongquá trình viết không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của Quý bạn đọc
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Trang 3CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM
( Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, trang 241 )
Theo định nghĩa trên chúng ta thấy rằng sản phẩm là tập hợp các yếu tốvật chất, phi vật chất được sản xuất và bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhucầu của nhóm khách hàng nào đó Nhu cầu của khách du lịch như đã nói ở
trên là nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và đặc biệt Nhu cầu du lịch là đặc biệt do nó
khác những nhu cầu hàng ngày của con người, khi đi du lịch họ chi tiêu nhiềuhơn, đòi hỏi được phục vụ với chất lượng cao hơn nhiều cho việc thoả mãn
những nhu cầu của mình; thứ cấp là vì con người chỉ có thể thoả mãn nhu cầu
du lịch sau khi đã thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, cần thiết hàng ngày; và
tổng hợp là vì trong một chuyến du lịch con người thường đòi hỏi được thoả
mãn nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc, mà để thoả mãn chúng cần dịch
vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian xác
Trang 4định Ngoài ra, do khi đi du lịch con người phải rời khỏi nơi cư trú thườngxuyên của mình nên chúng ta có thể thấy nhu cầu du lịch được hình thành vàphát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý và nhu cầu tinh thần khác như nghỉngơi, tự khẳng định mình
Nhu cầu du lịch được phân loại theo 3 nhóm cơ bản sau:
Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản: Đi lại, lưu trú, ăn uống
Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng: Nghỉ ngơi, tham quan, giải trí
Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung: Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là
Từ việc tìm hiểu về khái niệm sản phẩm nói chung và nhu cầu du lịchchúng ta đi đến định nghĩa về sản phẩm du lịch
“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các yếu tố vật chất và dịch vụ phi vật chất được sản xuất để đáp ứng nhu cầu , mong muốn của khách hàng”
( Tác giả Jefferson và Lickorish )
“ Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”
( Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã hội, trang 31)
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình
du lịch thì các thành phần của sản phẩm du lịch gồm:
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Dịch vụ tham quan, giải trí
Hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch gồm 3 cấp độ được thể hiện ở hình vẽ sau:
Hình 1.1: Ba cấp độ của sản phẩm du lịch
Trang 5 Sản phẩm cốt lõi: gồm những gì thiết yếu nhất cần có để đáp ứng nhu cầu bản chất của khách hàng.
Sản phẩm hữu hình: gồm những đặc điểm và lợi ích cụ thể liên quan đến kiểu dáng, nhãn hiệu, chất lượng thiết kế
Sản phẩm hoàn thiện: gồm những dịch vụ gia tăng để thuyết phục và cóảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu Sản phẩm hoàn thiện cung cấp những tính năng dịch vụ, lợi ích vượt quá sự mong đợi của thông thường của khách hàng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm
1.1.1.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch giống như những hàng hóa thông thường khác đượctạo ra để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của con người Tuy nhiên do tính đặcthù của nhu cầu du lịch nên sản phẩm du lịch còn mang những đặc điểm riêngbiệt sau:
Sản phẩm du lịch bao gồm cả phần hữu hình ( vật chất ) và vô hình( phi vật chất ) trong đó phần dịch vụ là chủ yếu, chiếm 90%, hàng hoáchiếm tỷ trọng nhỏ Chính vì đặc điểm này mà việc đánh giá chất lượngsản phẩm du lịch rất khó khăn vì thường mang tính chủ quan và phầnlớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du
Trang 6lịch Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệchgiữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách dulịch.
Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyênnhân tạo Do vậy mà sản phẩm du lịch không thể di chuyển đến nơi cưtrú của khách du lịch mà họ buộc phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyêncủa mình để tiêu dùng du lịch Qúa trình sản xuất và tiêu dùng du lịchdiễn ra đồng thời và sản phẩm du lịch không thể tồn kho được
Cung du lịch thì cố định trong khi cầu du lịch lại phân tán ở khắp nơinên kênh phân phối sản phẩm du lịch chủ yếu qua kênh gián tiếp
Sản phẩm du lịch thường bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ rất cao Việctiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà chỉ tậptrung vào thời điểm nhất định trong ngày, tuần, tháng và năm
Sản phẩm du lịch dễ dàng bị sao chép và bắt chước Sản phẩm du lịchcủa hầu hết các công ty du lịch đều tương tự như nhau, có chăng chỉ làmột khác biệt nhỏ Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trongviệc tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt
Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và đồng bộ cao do đặc điểm củacầu du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, hàng hoá đơn lẻcủa các nhà sản xuất khác nhau
1.1.2 Hoạt động kinh doanh lữ hành và hệ thống sản phẩm:
1.1.2.1 Định nghĩa kinh doanh lữ hành:
Trên thế giới và thực tế Việt Nam hiện nay đang tồn tại 4 loại hìnhkinh
doanh du lịch tiêu biểu:
Kinh doanh lữ hành
Trang 7là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc kinh doanh chương trình
du lịch Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa kinh doanh lữ hànhtrong Luật du lịch Việt Nam
“ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.
Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữhành quốc tế
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiệncác chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điềukiện sau theo quy định của Luật du lịch Việt Nam:
Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Trang 8 Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiệncác chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điềukiện sau theo quy định của Luật du lịch Việt Nam:
Có đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch cấp trung ương cấp
Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch chokhách quốc tế theo phạm vi kinh doanh quy định tại khoản 1 điều 47của luật du lịch
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thờigian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốctế
Có tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ
1.1.2.2 Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
Chức năng thông tin:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin cho khách dulịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến mà du lịch Nói cách khác, kinh doanh
lữ hành cung cấp thông tin cho cả người tiêu dùng du lịch và người cung cấpsản phẩm du lịch
Trang 91.1.2.3 Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành:
Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành gồm 3 loại chính: Dịch vụtrung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác
Dịch vụ trung gian ( Dịch vụ đơn lẻ):
Đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp lữ hành giới thiệu, tiêu thụ sảnphẩm cho nhà cung cấp để hưởng hoa hồng Hầu hết các dịch vụ này là đơn
lẻ, không có sự kết hợp với nhau và nó thoả mãn nhu cầu riêng lẻ của kháchhàng Những dịch vụ đơn lẻ này bao gồm:
Dịch vụ vận chuyển hàng không ( đăng ký đặt chỗ, bán vé máy bay )
Dịch vụ vận chuyển tàu thuỷ ( đăng ký đặt chỗ, bán vé tàu thuỷ)
Dịch vụ vận chuyển đường sắt ( đăng ký đặt chỗ, bán vé đường sắt )
Dịch vụ vận chuyển ô tô ( đăng ký đặt chỗ, bán vé, cho thuê ô tô )
Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác ( đăng ký đặt chỗ, bán
vé, cho thuê )
Dịch vụ lưu trú, ăn uống ( đăng ký, đặt chỗ các dịch vụ trong nhà hàng,khách sạn )
Trang 10 Dịch vụ tiêu thụ chương trình du lịch (đăng ký, đặt chỗ, bán vé chuyếnđi)
( Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, trang
171 )
Chương trình du lịch có những đặc trưng sau:
Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đãđược sắp đặt trước nhằm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của conngười
Trong chương trình du lịch phải có ít nhất 2 dịch vụ và việc tiêu dùngđược sắp đặt theo một trình tự không gian và thời gian nhất định
Gía của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trongchương trình
Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng
Các sản phẩm khác:
Du lịch khuyến thưởng
Du lịch hội nghị, hội thảo
Tổ chức các sự kiện văn hoá, xã hội, kinh tế, thể thao lớn
Trang 11 Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục
vụ khách du lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện chủ độngkiểm soát và bảo đảm chất lượng của chương trình du lịch trọn gói.1.1.3 Nội dung chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm là một trong bốn chính sách của Marketing Mix,chịu sự chi phối của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
“ Chính sách sản phẩm được hiểu là các biện pháp mà doanh nghiệp
đã nghiên cứu kỹ để áp dụng trong một giai đoạn nhất định nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm thành công và đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu”
( Bài giảng Marketing du lịch, TS Nguyễn Văn Mạnh )
Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
Doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:
Sản xuất cái gì? ( What )
Cho ai? ( Who )
Như thế nào? ( How)
Danh mục sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của khách hàng mụctiêu?
Danh mục sản phẩm là tập hợp các sản phẩm, dịch vụ mà doanhnghiệp
cung cấp cho một hay nhiều đoạn thị trường Doanh nghiệp có 5 lựa chọn sau:
Trang 12 Nhiều đoạn thị trường / nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạnthị trường.
Nhiều đoạn thị trường / một sản phẩm đơn lẻ cho mỗi đoạn thịtrường
Nhiều đoạn thị trường / một sản phẩm cho tất cả các đoạn thịtrường
Một đoạn thị trường / nhiều danh mục sản phẩm
Một đoạn thị trường / một sản phẩm duy nhất
Khi hoạch định và phân tích quản lý sản phẩm, doanh nghiệp phảibắt đầu từ nhu cầu của khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong mối tương quanvới mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp Định vị chính là nền tảng củaquản lý sản phẩm Định vị sản phẩm chính là xem xét cạnh tranh trực tiếp vàtìm ra nhu cầu của nhóm khách hàng cụ thể mà chưa được đáp ứng bởi nhữngđiểm đến, những sản phẩm của những doanh nghiệp khác Như vậy định vịquyết định sự thành công của doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩmmới và đưa sản phẩm vào thị trường
Xây dựng sản phẩm mới:
Theo quan niệm Marketing thì sản phẩm mới có thể mới về nguyên tắc
Nó có thể được cải tiến từ sản phẩm hiện tại hoặc thay đổi nhãn hiệu Để đánhgiá sản phẩm mới hay không chính là sự thừa nhận của khách hàng
Có 6 loại sản phẩm mới:
Mới hoàn toàn
Dây chuyền sản xuất mới
Sản phẩm phụ - sản phẩm mới đi kèm bổ sung cho sản phẩm hiệncó
Sản phẩm cải tiến từ sản phẩm cũ
Sản phẩm cũ trên đoạn thị trường mới
Trang 13 Sản phẩm mới có chất lượng tương đương, mức giá thấp hơn sảnphẩm hiện tại
( Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐHKTQD, trang
385 )
Quyết định nhãn hiệu sản phẩm:
Nhãn hiệu sản phẩm có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp thông tin
về sản phẩm cho khách hàng, đồng thời làm tăng lòng trung thành của họ vớisản phẩm của công ty Các nhà quản lý phải nghiên cứu để đưa ra nhữngquyết định về nhãn hiệu sản phẩm sau:
Có gắn tên cho sản phẩm, hàng hoá của mình hay không?
Quyết định về chủ nhãn hiệu:
Hàng hoá mang nhãn hiệu của nhà sản xuất
Nhãn hiệu của chính nhà trung gian hay nhà phân phối?
Bán một phần hàng hoá dưới nhãn hiệu của chính mình, phầncòn lại dưới nhãn hiệu riêng
Quyết định về chất lượng hàng hoá
Quyết định về quan hệ họ hàng nhãn hiệu
Giai đoạn giới thiệu: Tốc độ tăng doanh số bán hàng thấp nhất, lợinhuận
hầu như không có hoặc rất ít, thậm chí còn chấp nhận lỗ bởi vì chi phígiới thiệu sản phẩm ra thị trường ở giai đoạn này lớn
Trang 14 Giai đoạn tăng trưởng: Doanh số bán hàng lớn, lợi nhuận tăng nhanh và
số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên không ngừng
Giai đoạn bão hoà: Tốc độ tăng trưởng chững lại do khách hàng mụctiêu và tiềm năng đã chấp nhận tiêu dùng sản phẩm, lợi nhuận giảm,cạnh tranh gay gắt
Giai đoạn suy thoái: Doanh số bán hàng giảm mạnh thậm chí còn bị lỗ.1.2 Môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam:
1.2.1 Tổng quan về du lịch MICE:
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của du lịch MICE:
MICE chính là từ viết tắt những chữ cái đầu của 4 từ trong tiếng Anh:
M: Meetings ( Các cuộc hội họp )
I: Incentives ( Các tour du lịch khuyến thưởng )
C: Conventions / Conferences ( Các cuộc hội thảo )
E: Events / Exhibitions ( Các sự kiện, buổi triển lãm )
Từ việc tìm hiểu trên chúng ta đi đến khái niệm về du lịch MICE:
“ Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khuyến thưởng và
du lịch sự kiện, triển lãm”
( Bài giảng của TS Trần Văn Thông, Trưởng khoa Du lịch trường ĐH dânlập Yersin Đà Lạt )
Meeting: Các cuộc hội họp thường được tổ chức bởi một tổ chức hay
một cá nhân và được chia ra làm 2 loại:
Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau
Cuộc hội họp giữa các thành viên trong một công ty
Incentives: Về bản chất thì nó cũng được xem như một cuộc hội họp
nhưng mục đích thì khác Incentives thường được tổ chức nhằm mục đích:
Trang 15 Tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận nhữngchiến lược trong tương lai.
Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trongbán hàng trong môi trường làm việc bên ngoài
Tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàngvượt chỉ tiêu
Conventions / Conferences: Thường được tổ chức bởi những tổ chức
quốc tế với quy mô lớn hơn so với Meetings và Incentives, quy tụ nhiều nhiềuthành viên tham dự
Events / Exhibitions: Bao gồm 2 hình thức:
Coporate Events / Exhibitions: Là hình thức hội họp nhằm mục đíchcông nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sảnphẩm
Special Events / Exhibitions: Là hình thức đặc biệt vì quy mô của
nó thu hút nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thôngkhác và đây cũng chính là các cuộc triển lãm
Đặc trưng của loại hình du lịch MICE:
MICE được xem như là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sảnphẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và cơ sở hạ tầng nhất định KháchMICE là các tập đoàn hay những công ty trong và ngoài nước, hiệp hội trongnước, quốc tế, phi chính phủ hay chính phủ Chính vì vậy mà họ yêu cầu sửdụng những dịch vụ cao cấp Các đoàn khách MICE thường rất đông ( vàitrăm hoặc vài nghìn khách ) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi du lịchbình thường Theo một số liệu nghiên cứu cho thấy chi tiêu của khách du lịchMICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường Chi tiêu của họkhông chỉ trong hội nghị mà còn ngoài hội nghị Một du khách chỉ chi 1 đồng
Trang 16khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE thì bên ngoài họ chi đến 15đồng Đó là đối với các nước phát triển, còn những nước đang phát triển thìmức chi tiêu là 25 đồng ở bên ngoài Do đó cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, đilại, họp hành, vui chơi giải trí phục vụ khách MICE phải thật tốt, đạt tiêuchuẩn cao; quá trình tổ chức phải chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo.
Yêu cầu của khách MICE mang tính đa dạng bao gồm cả lợi ích kinh tếcủa tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ của cá nhân Yêu cầu về lợi ích kinh tế làyêu cầu sau chuyến đi, các tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của họ nhưkhuyếch trương hình ảnh, thương hiệu của công ty, thể hiện đẳng cấp củacông ty Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiếnthức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về conngười, cuộc sống, phong tục tập quán, ẩm thực của địa phương
Kinh doanh MICE khác với loại hình khác ở chỗ các chương trìnhMICE thường có nội dung đơn giản hơn Những tuyến điểm tham quan củakhách MICE là những điểm du lịch phổ biến, những nơi có danh lam thắngcảnh đẹp hay gần các trung tâm mua sắm
Kinh doanh du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt Ngoài ra cáctour MICE thường có biến động về số lượng và phụ thuộc vào quy mô, tínhchất quan trọng của tour nên thường không có khuôn mẫu nhất định, các nhà
tổ chức phải linh hoạt trong việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
1.2.1.2 Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE:
Tính dễ tiếp cận: Địa điểm tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo phải tiện
đường giao thông, gần các sân bay quốc tế, có nhiều chuyến bay đi thế giới
Tính chuyên nghịêp: Các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính
chuyên nghiệp cao về mặt tổ chức từ lúc đăng ký nhận phòng, tài liệu, lễ khaimạc, giới thiệu, ánh sáng, âm thanh, ẩm thực cho đến lúc bế mạc
Trang 17Địa điểm tổ chức tiện nghi, sang trọng: phải được trang trí bắt mắt, thể
hiện được mục đích, chủ đề của cuộc hội họp và đầy đủ các trang thiết bị như:máy chiếu, micro, máy quay phim
Địa điểm lưu trú: Càng gần địa điểm tổ chức hội nghị càng tốt.
Mức độ tin tưởng: Đảm bảo các nhà cung cấp có đủ điều kiện để đáp
ứng và cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng
Tính đa dạng: Nơi tổ chức phải có phong cảnh đẹp, văn hoá đa dạng,
đặc sắc, nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại
1.2.1.3 Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới:
MICE là loại hình du lịch tổng hợp được các quốc gia trên thế giới khaithác từ 30 năm trước đây Hàng năm, trên thế giới diễn ra hàng ngàn nhữngcuộc hội họp, hội nghị, khen thưởng, triển lãm hay những sự kiện lớn nhỏ cótầm cỡ quốc gia hay quốc tế của các công ty, các tập đoàn Du lịch MICEngày càng được các công ty lữ hành chú ý đến bởi lợi nhuận khổng lồ mà nóđem lại Theo một số liệu điều tra, thống kê của hiệp hội hội nghị, hội thảo
- Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người
- Chi tiêu trung bình một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉUSD
- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốctế) đạt 280 tỉ USD
Trên thị trường du lịch MICE thế giới hiện nay thì các quốc gia ở Châu
Mỹ và Châu Âu là có nhu cầu lớn và khả năng đáp ứng tốt nhất cho loại hình
du lịch này Các quốc gia đi đầu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức
Trong những năm gần đây các quốc gia ở Châu Á cũng đang nổi lêntrong việc phát triển du lịch MICE bởi nền văn hoá phương Đông cổ kính, tài
Trang 18nguyên thiên nhiên phong phú thu hút du khách quốc tế, nhất là khách MICE.Malaysia, Thái Lan, Singapo, Hồng Kông là những quốc gia phát triểnMICE mạnh nhất ở Châu Á Trong năm 2006, du khách MICE chiếm 30%lượng khách đến Singapo, đóng góp khoảng 38% trên tổng doanh thu 12 triệu
Đô la Singapo của ngành du lịch nước này Chính phủ Singapo đã đầu tư cho
du lịch MICE 16 triệu USD, Thái Lan là 7.2 triệu USD năm 2005 Như vậysức hút của du lịch MICE rất lớn và đang là xu hướng phát triển mạnh trênthế giới
1.2.2 Môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam:
1.2.2.1 Cơ hội cho du lịch MICE Việt Nam phát triển:
Về mặt thuận lợi:
Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi của du lịch MICE Đặcbiệt là sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC,hình ảnh của Việt Nam được nâng cao trong lòng bạn bè thế giới, chứng tỏchúng ta có đầy đủ khả năng để tổ chức một hội nghị lớn tầm cỡ thế giới.Theo nhận xét của giáo sư John Quelch, Hiệu phó Trường kinh doanh
Harvard: “Việt Nam tổ chức thành công và làm hài lòng những vị quan chức cao cấp, chính khách, lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC, tiếng vang này sẽ là một đảm bảo rất tốt còn hơn sức hấp dẫn của hàng loạt chương trình quảng cáo nhiều lần”. Đây chính là tín hiệu cho du lịch MICEViệt Nam phát triển Trong năm 2008, Việt Nam đón chào một sự kiện lớntầm cỡ quốc tế đó là cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới sẽ diễn ra tại các thànhphố lớn: Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh Thành phần khách tham dựgồm khoảng 80 thí sinh cùng người quản lý hoặc đại diện của họ, ban giámkhảo, các nhân vật VIP, các nhà tài trợ, ban tổ chức Chỉ riêng số lượngkhách mời dự kiến tham gia tiệc ngoài trời chào mừng tân hoa hậu Hoàn vũ
Trang 19tối 14/7 tại Vinpearl lên đến hơn 3.000 người Trong số này có nhiều kháchmời là các nhân vật nổi tiếng như Cindy Crawford, Naomi Campbell, RickyMartin Tỷ phú Mỹ Donald J Trump, người liên doanh cùng hãng NBCUniversal tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cũng sẽ có mặt tại Việt Namtrong thời gian này Đây quả là điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh dulịch của Việt Nam rộng rãi trên toàn thế giới và cũng là cơ hội để các công ty
du lịch Việt Nam được tiếp cận và trực tiếp tổ chức một sự kiện lớn, chuyênnghiệp như cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ này
Việt Nam có bản sắc văn hoá đậm đà, món ăn ngon, con người thânthiện và an ninh tuyệt vời Trong khi các nước trên thế giới luôn phải đối mặtvới nạn khủng bố, chính trị không ổn định thì Việt Nam được đánh giá là mộtđiểm đến an toàn trên thế giới Theo kết quả của cuộc bình chọn thường niên
do tạp chí du lịch có uy tín Travel & Leisure (Mỹ) thực hiện, Hà Nội xếp thứ
6 trong top 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2006 Bên cạnh đó,Việt Nam có bãi biển đẹp, các khu resort cao cấp, nhiều danh lam thắng cảnhđược thế giới công nhận: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và PhongNha- Kẻ Bàng; Di sản văn hoá thế giới như Cố đô Huế, Thánh địa MỹSơn Đánh giá về tiềm năng của du lịch MICE, nhiều chuyên gia nhận định: “
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về loại hình du lịch MICE và nếu phát triển nó thì Việt Nam sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Singapo- hiện đang là trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á” Các điểm đến như Singapo,
Bangkok, Jakarta đã trở nên quá quen thuộc với những khách MICE nên họmuốn tìm điểm mới lạ Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địađiểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu dulịch của những người tham dự Việt Nam là điểm mà nhiều khách du lịchmuốn đến tham quan, trước hết là vì sự mới mẻ, khi những quốc gia kháctrong khu vực đang trở nên nhàm chán đối với họ Ông Tom Hulton, Hiệp hội
Trang 20các Hội nghị và Hội thảo Quốc tế (ICCA) khẳng định: “ Việt Nam trở thành một điểm đến mới và hấp dẫn du khách quốc tế trong tình hình quốc tế như hiện nay Hơn nữa, Việt Nam lại nổi lên như một chọn lựa rất hấp dẫn để tổ chức MICE trong khu vực và Hà Nội, TP.HCM có nhiều tiềm năng và lợi thế
để khai thác loại hình du lịch này”.
Kỹ năng tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam ngày càng đượcchuyên nghiệp hơn Các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đều mangđậm bản sắc văn hóa, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ Nếu trongnhững năm qua các tỉnh, thành phố phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt,Nha Trang và Phan Thiết là nơi tổ chức nhiều sự kiện du lịch MICE thì nay,các trung tâm, điểm du lịch tại miền Bắc và miền Trung đang thu hút sự chú ýcủa các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo và du lịch khuyến thưởng Hà Nội-thủ
đô chính trị của cả nước chiếm vị trí nổi bật, đặc biệt với việc tổ chức thànhcông tuần lễ cấp cao APEC tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình vàphần lớn trong số gần 100 hội thảo, sự kiện lớn nhỏ liên quan đến APEC ĐàNẵng, Huế, Hội An cũng đang ngày càng thu hút các nhà tổ chức hội thảo, hộinghị, du lịch khuyến thưởng lựa chọn làm nơi tổ chức sự kiện Phó tổng thư
ký Tổ chức Du lịch thế giới Taleb Rifai nhận định: “ Du lịch miền Trung hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện lớn Ngoài phong cảnh, biển, văn hóa đặc trưng du lịch miền Trung còn có cơ sở hạ tầng là các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE Các resort bên bãi biển đẹp nằm trong khu vực có nhiều di sản thế giới, đó là tiềm năng mà không phải nơi đâu trong khu vực cũng có thể có được”.
MICE được các công ty trong ngành du lịch Việt Nam khai thác từnhiều năm nay Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vàSaigon Tourist đã phối hợp với các khách sạn 5 sao ở Việt Nam như NewWorld, Sofitel, Sheraton, Legend và Equatorial hình thành nên câu lạc bộ
Trang 21MICE có tên gọi Vietnam Meeting Incentive Club, website:
www.meetingsvietnam.com Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Điểm đến của du lịch MICE với tựa đề: Vietnam- When meetings matter và tổ
Nam-chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế tại AIME- Úc, IT & CMA- Thái Lan,IMEX- Đức, EITBM- Thuỵ Sỹ Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trươnghình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore),CEI (Hong Kong), MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìmhiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và cácnhà tổ chức sự kiện quốc tế tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc Câu lạc bộ
đã tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng03/2005) và Sydney (tháng 09/ 2005)
Tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặttoàn công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đaquốc gia Kể từ khi Luật Doanh nghiệp Việt Nam có hiệu lực vào đầu năm
2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho đến cuối năm 2003nhiều gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 nămtrước đó, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000 Nhiềucông ty và tập đoàn đa quốc gia cũng tìm đến thị trường Việt Nam đầy tiềmnăng nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Như vậy với sự gia tăng củacác công ty liên doanh, các công ty cổ phần trong nước thì đây là thị trườnglớn cho du lịch MICE Việt Nam phát triển
Đầu tư vào du lịch trong những năm gần đây tăng mạnh, hoàn thiện cơ
sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo động lực thúcđẩy du lịch MICE phát triển vì du lịch MICE là sự kết hợp các sản phẩm dulịch đơn lẻ dựa trên cơ sở hạ tầng phát triển Năm 2007 được coi là năm bùng
nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam nhất là xây dựng cáckhách sạn có thứ hạng cao Nếu như năm 2006 chỉ có 17 dự án đầu tư vào du
Trang 22lịch với số vốn chưa đến 600 triệu USD thì năm 2007 số lượng dự án tăng lênhơn 40 dự án, tăng gần 2,5 lần; số vốn đầu tư là đạt trên 1,77 tỷ USD, tănggấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI của cả nước Các nhàđầu tư lớn trong và ngoài nước đang đầu tư vào những dự án khách sạn, khuvui chơi giải trí với quy mô hàng tỷ USD tiêu biểu như dự án của tập đoànRokingham- Hoa Kỳ đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD;tập đoàn Keangnam- Hàn Quốc triển khai thực hiện xây dựng tổ hợp kháchsạn 5 sao tại khu đô thị mới Cầu Giấy- Hà Nội; tập đoàn Rivie- Nhật Bản đầu
tư xây dựng khách sạn 5 sao sát trung tâm Hội nghị quốc gia Tại khu vựcmiền Trung, tập đoàn Banyan Tree- Singapo đã đầu tư 276 triệu USD xâydựng khách sạn 5 sao, nhà hàng và sân golf tại khu kinh tế Chân Mây- ThừaThiên Huế.; công ty TNHH Qudos Hội An đầu tư khu du lịch sinh thái caocấp Qudos Hội An, mức vốn đầu tư là 18 triệu USD Với sự ra đời của cáckhách sạn, các khu resort cao cấp này góp phần thu hút khách MICE đến ViệtNam Bên cạnh đó các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, hàngkhông phát triển bổ trợ cho ngành du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch MICEhoàn chỉnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của khách MICE
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cộng với sự kiện Hiệp định miễn trừ visatrên toàn khối ASEAN được thông qua, năm 2006 là năm bùng nổ hàngkhông quốc tế đến Việt Nam Chỉ trong 7 tháng cuối năm 2006, đã có đến 6hãng hàng không mở đường bay đến Việt Nam là Brunei Royal Airlines,Hong Kong Express Airways, Shengzeng Airlines, Air Asia, Jetstar vàMadarin Airlines Nhờ vậy, dòng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càngnhộn nhịp hơn
Về mặt khó khăn:
MICE được xác định là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn chocho ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới Thống kê từ tổ chức du lịch
Trang 23thế giới cho thấy giá trị thu được từ thị trường du lịch MICE trên toàn thế giớihàng năm khoảng 300 tỷ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tếkhác tạo ra giá trị gần 5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10 % GDP thế giới MICEđược coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Namnhưng để nó thực sự phát triển thì chúng ta cần phải giải quyết một số nhữngkhó khăn hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến đó là cơ sở vật chất hiện tại phục vụ cho ngành dulịch vẫn còn đang thiếu nhất là các khách sạn thứ hạng cao Ngay tại cácthành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì tình trạng thiếu phòng vẫnxảy ra Hà Nội có 8 khách sạn 5 sao với 2.361 phòng, 6 khách sạn 4 sao với
992 phòng, 21 khách sạn 3 sao với 1.363 phòng Vào mùa cao điểm các kháchsạn luôn ở trong tình trạng chật cứng khách, lớn hơn 400 khách là gặp phảikhó khăn về công tác hậu cần và phải chia nhỏ thành nhiều nhóm để ở nhữngkhách sạn khác nhau Ngoài ra Việt Nam còn thiếu các trung tâm để tổ chứccác hội chợ triển lãm lớn, tầm cỡ quốc tế Ở Hà Nội cũng chỉ có trung tâmtriển lãm Giảng Võ, trung tâm Hội nghị quốc gia nhưng cũng không đủ đápứng được yêu cầu của các tổ chức nước ngoài muốn chọn Việt Nam để tổchức hội nghị, hội thảo Ngay cả TP Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng thiếucác trung tâm hội nghi, hội chợ triển lãm trầm trọng, cả thành phố chỉ có mộttrung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ (HIECC) nhưng khả năng chỉ dừng lại ởsức chứa khoảng trên 300 gian hàng Để phát triển loại hình du lịch MICE thìViệt Nam không thể chỉ dựa vào hệ thống khách sạn 3-5 sao trên địa bàn HàNội và TP Hồ Chí Minh cùng một số điểm du lịch khác khi nhu cầu tổ chứchội nghị, hội thảo ở Việt Nam ngày càng tăng
Hệ thống giao thông vận tải và tài chính chưa thật sự tốt Đường phố tạicác thành phố lớn ở Việt Nam thường nhỏ hẹp, hay xảy ra nạn tắc đườngtrong khi đó các trung tâm triển lãm hay hội nghị thường ở xa khách sạn hay
Trang 24sân bay nên việc di chuyển của một đoàn khách MICE trên 200 người là rấtkhó khăn Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng phục vụ đoàn khách lên đếnhàng nghìn người thì Việt Nam đón đoàn 300 khách là cả một vấn đề vì khótìm khách sạn cũng như đặt vé chuyến bay nội địa Bên cạnh đó, hệ thốngngân hàng của Việt Nam vẫn chưa có sự đồng bộ trong việc sử dụng các loạithẻ thanh toán quốc tế khi mà đó lại là phương tiện thanh toán được ưa thíchcủa khách nước ngoài gây khó khăn cho họ trong việc chi tiêu ở Việt Nam.
Việt Nam còn thiếu nhiều các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giảitrí và các dịch vụ du lịch cao cấp Khách MICE thường có khả năng chi trả rấtcao, thường không dưới 500 USD / người/ ngày Họ thường không bận tâmđến vấn đề giá cả mà chỉ quan tâm đến chất lượng, nhu cầu hưởng thụ của họrất cao Nhưng ngành du lịch Việt Nam lại thiếu những những dịch vụ giải trí
để đáp ứng nhu cầu của khách MICE nên mức chi tiêu của du khách quốc tếtrong những ngày lưu trú chưa cao, chỉ khoản 150 USD/ người/ ngày ( TháiLan là 1.000 USD/ người/ ngày; Singapo là 1.500 USD/ người/ ngày )
Nhân lực phục vụ trong du lịch nói chung và cho du lịch MICE nóiriêng còn thấp Nhân viên tham gia tổ cũng như phục vụ trong các hội nghị,hội thảo chưa có kỹ năng chuyên nghiệp, chưa am hiểu thực sự về loại hình
du lịch này Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế cũng gây ảnh hưởng đến chấtlượng phục vụ của nhân viên với các đoàn khách MICE
Công tác quảng bá về tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam còn ít ỏi.Chúng ta mới chỉ có câu lạc bộ Vietnam Meeting Incentive Club do các kháchsạn, công ty lữ hành và hãng hàng không thành lập để quảng bá hình ảnh củaViệt Nam và loại hình du lịch này ở Việt Nam ra thế giới nhưng chưa thực sự
là rộng khắp Rất ít khách hàng biết đến Việt Nam cùng các thông tin cầnthiết khi họ đến Việt Nam Việt Nam chưa có thị trường, chưa có tên tuổi và
Trang 25chiến lược Marketing để phát triển MICE vì nó vẫn còn tương đối mới mẻ ởnước ta.
Chúng ta chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành liên quan
và các doanh nghiệp nhằm thu hút khách, ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm Việt Nam cũng chưa có những chính sách ưu đãi trong các thủ tục xuấtnhập cảnh đối với khách tham dự hội nghị, hội thảo ở Việt Nam
1.2.2.2 Tình hình kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam:
Sau vụ mùa bội thu năm 2005, loại hình du lịch MICE vẫn tiếp tục pháttriển bền vững với tỷ lệ tăng trưởng 25-30% hàng năm Năm 2006, trong tổng
số 3.6 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam thì ước tính có đến hơn 20% làkhách du lịch MICE Khách quốc tế vào Việt Nam theo tour MICE tăng đồngthời thị trường khách MICE trong nước cũng có bước khởi sắc đáng kể.Nhiều công ty trong nước đặt tour MICE mở hội nghị khách hàng ở nướcngoài, nhiều nhất tại thị trường Hoa Kỳ, Malaysia, Trung Quốc Tour MICEtrong nước bán chạy nhất là tại các thành phố biển: Hạ Long, Nha Trang,Phan Thiết Năm 2007 là năm bùng nổ của khách MICE với lượng khách ướctính tăng 30% so với năm 2006 Số lượng khách vào Việt Nam với mục đíchkhảo sát, thăm dò thị trường, tham gia hội nghị hội thảo, học tâp ngắn ngàykết hợp du lịch trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 481 lượt người, chiếm tỷtrọng 15,2 %, tăng 14,2 % so với 9 tháng đầu năm 2006 ( Nguồn Tạp chí dulịch số 11/2007 )
Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi
L îtkh¸ch
C«ngvô Th¨mth©n DLthuÇntuý
Trang 26Trong những năm qua có khá nhiều đoàn MICE của các tập đoàn lớntrên thế giới đến Việt Nam Mới đây nhất, giữa cuối tháng 8/2007 là đoànkhách của Tập đoàn Schorders Investment Management Limited, tập đoànchuyên về quản lý tài sản có trụ sở tại Anh Quốc đã chọn Việt Nam là điểmđến cho trên 180 cán bộ và nhân viên của tập đoàn tại Singapore lưu trú ởViệt Nam 4 ngày Cũng trong thời gian này một đoàn khách MICE lớnvới hơn 820 đại biểu của những nước thuộc khu vực ASEAN như Malaysia,Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia, Myanmar và các khách mời đến
từ Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật… đã đến tham dự Hội nghị Tai - Mũi - Họng vàPhẫu thuật Đầu - Cổ ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từngày 19 - 24/8/2007
Du lịc MICE đang được cho là “ bùng nổ ” ở thị trường Việt Nam,trong đó Saigontourist nổi lên như là một nhà tổ chức du lịch MICE có uy tíncủa Việt Nam Năm 2006, Saigontourist đón 43.084 khách đi tour MICEtrong đó có nhiều đoàn khách lớn lên đến 2.000 người Trong năm 2007,lượng khách MICE của công ty tăng mạnh mẽ Tính đến tháng 11/2007,Saigontourist đã đón 90.000 lượt khách quốc tế, tăng 45% so với cùng kỳ nămtrước, doanh thu đạt 603 tỷ đồng, tăng 43% Đặc biệt, lượng khách du lịchMICE tăng lên mạnh vào dịp cuối năm bởi đây là dịp các công ty, xí nghiệp,
tổ chức những chuyến du lịch tập thể giáng sinh, năm mới và tổng kết thànhtích đạt được trong năm
Trang 27Năm 2007 là năm nổi lên nhiều thương hiệu làm tour MICE chuyênnghiệp Bên cạnh Saigontourist, Fiditour, Viettravel là một thương hiệu đángchú ý trên thị trường MICE với hàng loạt hợp đồng lớn tour caravan Việt-Trung, đoàn MICE của Isuzu xuyên biên giới Việt-Lào, đặc biệt làm tour chocác đoàn phóng sự, ký sự truyền hình.
Các khách sạn cao cấp trong những năm qua cũng phát triển mạnhlượng khách MICE của mình Doanh thu từ thị phần khách du lịch MICE củacác khách sạn năm 2005 tăng 10% so với năm 2004 và công suất phòng đạttrên 80% Khách sạn 5 sao Caravelle (TP Hồ Chí Minh) những tháng cuốinăm 2005 luôn ở trong tình trạng hết phòng vì lượng khách đến lưu trú vớimục đích tham dự các hội nghị, hội chợ, triển lãm chiếm đến 75% Cáckhách sạn cao cấp 5 sao ở Hà Nội luôn đạt mức công suất phòng 85-90% do
có đông đảo doanh nhân nước ngoài đến Hà Nội tìm hiểu cơ hội đầu tư vàtham dự các hội nghị quốc tế lớn Hầu hết phòng họp, hội nghị của các kháchsạn này đều được sử dụng với công suất cao Rất nhiều đoàn khách MICEtrước khi đến Việt Nam đều lo lắng về chất lượng dịch vụ cũng như các điềukiện ăn ở, đi lại hội họp phục vụ việc tổ chức hội thảo, sự kiện của họ, nhưngkhi đến nơi thì họ hoàn toàn hài lòng, nhiều đoàn còn quay trở lại 2 đến 3 lần
Lần đầu tiên ở Việt Nam có hình thức du lịch MICE theo phương thứcCruise-fly (kết hợp tàu biển 5 sao và hàng không) Ngày 21-6/2007, từ cảngNhà Rồng, 78 du khách sẽ đến Malaysia và Singapore bằng du thuyền 5 saoSuper Star Gemini Những buổi họp, hội thảo và các hoạt động chung củađoàn sẽ được tổ chức ngay trên tàu Sau 2 ngày trên biển, SuperStar Gemini
sẽ nhập cảnh vào Singapore Ngày 25-6/2007, đoàn sẽ lên máy bay trở vềTP.Hồ Chí Minh khép lại hành trình du lịch Mice kết hợp fly-cruise độc đáo
Như vậy du lịch MICE đã có những bước khởi sắc và giành được một
số thành công nhất định Trong những năm tới, với sự đầu tư mạnh mẽ vào
Trang 28ngành du lịch cùng với tiềm năng du lịch to lớn và sự quan tâm của nhà nướcthì du lịch MICE Việt Nam sẽ ngày càng phát triển một cách chuyên nghiệphơn.
CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN CỦA CÔNG TY CHO VIỆC KHAI THÁC SẢN PHẨM
DU LỊCH HỘI NGHỊ 2.1 Tổng quan về công ty:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH đầu tư và du lịch Sao Việt
Tên tiếng Anh: Vietstar investment and tourist- viết tắt là VIT
Địa chỉ: Phòng 401, tòa nhà văn phòng VMQ,52 Nguyễn Chí Thanh, BaĐình, Hà Nội
Sao Việt được thành lập năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động chiềusâu từ tháng 4 năm 2006 với 3 lĩnh vực sau:
Du lịch: Thiết kế và tổ chức các chương trình tham quan trong và ngoàinước
Xúc tiến thương mại: Tư vấn và tổ chức các chương trình khảo sát nướcngoài với mục đích xúc tiến thương mại
Trang 29Sao Việt
Tư vấn đào tạo: Kết hợp cùng các cơ sở đào tạo, tư vấn trong và ngoàinước; cung cấp các dịch vụ về đào tạo kỹ năng và phát triển năng lực conngười cho các tổ chức, doanh nghiệp
Với triết lý kinh doanh khách hàng là bạn, lợi nhuận là phần thưởng của dịch vụ có chất lượng, Sao Việt luôn cung cấp những dịch vụ chất lượng
cao, thảo mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Trong gần một năm qua công ty
đã rất thành công với nhóm khách đi theo đoàn thuộc các trường đại học, cáckhu công nghiệp cùng một khối lượng khách lẻ ( tất cả chủ yếu đều là kháchquen ).Công ty cũng đã tư vấn làm thay đổi nhận thức về chất lượng củakhách hàng Họ rất hài lòng về chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp
Trong những năm tới, công ty vẫn trung thành với tôn chỉ hoạt độngcủa mình, cung cấp những dịch vụ chất lượng cao, thoả mãn tối đa nhu cầucủa khách hàng, hướng tới đoạn thị trường là khách đi theo đoàn có mức chitrả cao
Xúc tiến đầu tư
và thương mại
Cá nhân
Khách sạn
Ô tô Máy bay
Tour
Hộ chiếu
Visa
Tư vấn
Trang 302.1.2 Các yếu tố cấu thành doanh nghiệp:
2.1.2.1 Sứ mệnh:
Sao Việt cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng những giảipháp chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch, xúc tiến thương mại và tư vấn đàotạo
2.1.2.2 Chiến lược kinh doanh:
Công ty luôn hướng tới việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho đốitượng khách đi theo đoàn và có khả năng thanh toán cao Sự thoả mãn củakhách hàng chính là mục tiêu tồn tại của Sao Việt
2.1.2.3 Mục tiêu:
Trong những năm tới, Sao Việt sẽ mở rộng thị trường ngoài thị trườngkhách hàng quen biết hiện tại Xây dựng hình ảnh của công ty trong nhận thứccủa khách hàng hiện tại và tiềm năng cũng chính là một mục tiêu trong giaiđoạn tới của Sao Việt Trong lĩnh vực du lịch, công ty tiếp tục phát huy thếmạnh của mình trong tổ chức các tour đi Đông Nam Á đặc biệt là Trung Quốc
và Malayxia để thu hút khách hàng, mang lại cho khách hàng sự thoả mãn caonhất
Phấn đấu sau 5 năm Sao Việt được biết đến như là một doanh nghiệpchuyên cung cấp:
Các dịch vụ chuyên nghiệp cho các tổ chức;
Các dịch vụ du lịch chất lượng, tin cậy cho các cá nhân
Trang 312.1.2.4 Nhiệm vụ của giai đoạn tới:
Sao Việt tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhân sự của mình và triển khai kếhoạch kinh doanh khai thác thị trường khách là các trường đại học, các trườngTHPT và các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lâncận Bên cạnh đó công ty còn tăng cường hoạt động xúc tiến bán thông quathẻ cộng điểm và phiếu tiền mặt và qua đó cũng là nhằm mục đích duy trìlòng trung thành của khách hàng mục tiêu
Dịch vụtrong nước
Trang 32Là một doanh nghiệp mới thành lập, qui mô nhỏ nên mô hình cơ cấu tổchức theo ma trận cho phép công ty tập trung vào sản phẩm đồng thời có sựchuyên sâu vào chức năng đảm bảo thực hiện đúng chiến lược của công ty đề
ra là cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Mặt khác mô hình nàycòn giúp công ty tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của mình vàrất thích hợp khi mà công ty luôn đề cao tinh thần làm việc theo nhóm Đặcbiệt công ty có thể thích nghi với môi trường đầy biến động như ngày nay với
mô hình tổ chức theo ma trận của mình Tuy vậy mô hình này cũng tạo chocông nhiều thách thức đó là phải có sự phân công công việc thật rõ ràng đểtránh tình trạng chồng chéo gây cho nhân viên sự mệt mỏi vì áp lực công việcnhiều
2.1.2.6 Nguồn lực của công ty:
a, Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Văn phòng công ty ở phòng 401, toà nhà văn phòng VMQ, 52 NguyễnChí Thanh, Ba Đình, Hà Nội Văn phòng công ty có 6 máy vi tính, 2 máy Faxphục vụ cho các hoạt động xử lý giao dịch hàng ngày của công ty
Công ty đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện website của mình
Địa chỉ website đăng ký của công ty là www.vit.vn Bên cạnh đó, công ty
cũng chuẩn bị các tập gấp để phục vụ cho hoạt động quảng cáo của mình Tậpgấp của công ty được thiết kế theo dạng quyển, in màu, thông tin chi tiết, giácập nhật nhằm mang lại cho khách hàng những thông tin đầy đủ và rõ ràngnhất Mặt khác, việc làm tập gấp dưới dạng quyển như vậy thì khách hàng cóthể lưu giữ lại lâu hơn, nhờ đó đem lại hiệu quả cao trong việc nhắc nhởkhách hàng nhớ đến hình ảnh công ty
b, Nhân lực:
Trang 33(*): Số tiền này là 116,24 triệu VND và được đổi ra USD theo tỷ giá 1 USD=16.000 VND cho dễ phân tích.
Hiện tại nhân lực của công ty có ban giám đốc, hội đồng cố vấn, cùngmột nhân viên hành chính- kế toán, một nhân viên phụ trách mảng dịch vụtrong nước, và 2 nhân viên phụ trách mảng du lịch nước ngoài Nhân viên củacông ty là những người trẻ tuổi, tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch, vàrất yêu nghề Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ cộng tác viên theo lĩnh vực vàtheo vùng
c, Tài chính:
Vốn đăng ký kinh doanh của công ty là 800.000.000 VND Sau gầnmột năm đi vào hoạt động chính thức, công ty đã thu được một số thành côngnhất định, nhất là thị trường khách đi theo đoàn
Bảng 2.3: Tổng kết số lượng khách năm 2007STT Thị trường
khách
Số lượngkhách
Tỷ trọng(%)
Doanh thu(USD)
Tỷ trọng(%)
Trang 34Ta thấy rằng Outbound vẫn là mảng hoạt động chớnh của Sao Việt với
tỷ trọng khỏch chiếm 60%, mang lại doanh thu 274.562 USD - chiếm 83,2%.Trong đú, Trung Quốc và Malaysia vẫn là điểm đến ưa thớch của khỏch hàngcủa cụng ty Bờn cạnh đú thị trường khỏch thương mại và khỏch du lịchMICE của cụng ty cũng đang cú bước khởi sắc với số lượng khỏch thươngmại là 18, doanh thu 6.300 USD; khỏch MICE là 195, doanh thu 20.865 USD.Ngoài doanh thu từ hoạt động du lịch và xỳc tiến thương mại thỡ doanh thu từviệc làm đại lý bỏn vộ mỏy bay cũng đạt tới 21.220 USD, chiếm 6,4%
2.1.2.7 Hệ thống lương, thưởng trong cụng ty:
Cụng ty trả lương người lao động theo năng lực Ngoài lương cứng ra tất
cả cỏc nhõn viờn trong cụng ty đều cú thể nhận được tiền thưởng thờm khiđem lại hợp đồng cho cụng ty Mặt khỏc phần lợi nhuận cũn lại của cụng tysau khi trừ đi tất cả cỏc khoản sẽ được chia cho những cổ đụng của cụng tytheo tỷ lệ đúng gúp và chia cho nhõn viờn Điều này tạo động lực khuyếnkhớch nhõn viờn nỗ lực hết sức để cống hiến cho cụng ty vỡ quyền lợi của họgắn chặt với sự phỏt triển của cụng ty
Biểuưđồư2.5.ưTỷưtrọngưdoanhưthuư cácưthịưtrư ờngưcủaưSaoưViệt
83.2
8.2 6.4 2.2
Nụi đia Outbound Inbound
Vộ mỏy bay
Trang 352.1.2.8 Văn hoá doanh nghiệp:
Nhân viên làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, được đào tạobài bản Mọi thông tin trong công ty đều được chia sẻ thông qua mạng nội bộgiúp cho nhân viên có thể học hỏi và giúp đỡ nhau trong công việc Đặc biệttrong công ty luôn đề cao tinh thần làm việc theo nhóm và tạo cơ hội để mọinhân viên cạnh tranh công bằng với nhau Mỗi ý kiến đóng góp đều được nhàquản lý tiếp nhận và đưa ra thảo luận Trong bất kỳ công việc gì, nhân viên vànhà quản lý hợp tác với nhau theo mối quan hệ công việc chứ không phải làgiữa cấp trên và cấp dưới Môi trường làm việc trong Sao Việt gần gũi và hoàđồng như trong một gia đình Mặc dù không cần nêu ra những câu khẩu hiệu
để treo trong văn phòng làm việc của công ty nhưng một phong cách làmviệc chuyên nghiệp vẫn thường thấy ở các nhân viên của Sao Việt đúng như
câu Slogan Giải pháp chuyên nghiệp mà công ty cam kết mang lại cho khách
hàng
2.1.2.9 Hệ thống thông tin quản lý:
Công ty đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý củamình Tiến tới công ty sẽ xây dựng các file tài liệu về dịch vụ vận chuyển,visa, hộ chiếu, khách sạn và nhà hàng, các hãng vận chuyển (đường bộ vàđường hàng không) để phục vụ cho hoạt động của văn phòng, tạo ra quy trìnhchuẩn hoá và mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng cùng sự chuyên nghiệp chocông ty
Tất cả các thông tin trong các máy tính của công ty đều được chia sẻvới nhau thông qua hệ thống mạng nội bộ Điều này giúp cho người quản lý
có thể dễ dàng kiểm tra cũng như truyền đạt thông tin quản lý tới nhân viêncủa mình đồng thời các nhân viên cũng có thể hỗ trợ cho nhau trong côngviệc
Trang 36Một điều đáng chú ý trong hệ thống thông tin quản lý của Sao Việt đó
là việc quy chuẩn hoá các công việc Mỗi công việc đều được ghi rõ thời gianthực hiện và hoàn thành cùng nhân viên thực hiện Như vậy nhân viên củacông ty tự thấy được việc mình cần làm, tránh hiện tượng ỷ lại hoặc chồngchéo công việc lên nhau Ngoài ra nhờ vậy mà nhà quản lý cũng dễ dàng nhận
ra được lỗi sai ở đâu khi gặp trục trặc để rút kinh nghiệm sửa chữa Sắp tớikhi ổn định bộ máy nhân sự của mình, cứ cuối mỗi tuần nhân viên của công ty
sẽ phải đăng ký công việc của mình dự định làm và thời gian hoàn thànhtrong bảng đăng ký công việc Nhờ sự đăng ký công việc như vậy mà nhânviên có thể định hướng được công việc của mình, tạo ra trách nhiệm cao hơnvới công việc đồng thời giúp nhà quản lý thuận tiện trong việc đánh giá hiệuquả công việc của nhân viên mình
2.2 Điều kiện cho việc khai thác khách du lịch hội nghị của công ty:
2.2.1 Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty:
Danh mục sản phẩm của công ty hiện nay chia theo địa lý và mục đíchchuyến đi của khách hàng mục tiêu của công ty
Tour trong nước: Công ty chia ra tour miền Bắc, miền Trung, miềnNam, tour cuối tuần và tour về nguồn
Tour du lịch theo chủ đề: Tour du lịch gia đình, tour mua sắm, nghỉbiển, văn hoá, hành hương và tour nghỉ tuần trăng mật
Khách hàng mục tiêu của công ty là khách đi theo đoàn và có khả năngchi trả cao nên các tour du lịch của công ty được xây dựng trên cơ sở mang lại
sự thoả mãn tối đa nhất cho khách hàng với mức chất lượng cao, tương xứngvới số tiền họ bỏ ra Bên cạnh đó, trong một số chương trình còn có nhữngoptions cho khách lựa chọn để khách hàng được thoả mãn tối đa nhu cầumuốn tìm hiểu thêm về điểm đến của họ Chính vì vậy mức giá của các tour
Trang 37du lịch của công ty luôn để từ bao nhiêu VND trở nên để cho du khách lựachọn, vừa đảm bảo khả năng chi tiêu không phải là vô hạn của các thành viêntrong đoàn, vừa mang lại mức dịch vụ cao hơn cho những du khách sẵn sàngchi trả cao để được hưởng dịch vụ chất lượng cao Đây cũng chính là điểmmạnh của sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, trong chính sách sản phẩm, công ty còn đưa ra điều kiện đểthực hiện tour quy định rõ giới hạn của việc thay đổi, huỷ bỏ dịch vụ, huỷ bỏchuyến đi, thay đổi thành viên trong đoàn, thay đổi ngày khởi hành hay đăng
ký sử dụng dịch vụ bổ sung Sao Việt cũng giống như nhiều công ty du lịchkhác hoạt động như một đại lý du lịch cho các nhà cung cấp là các khách sạn,nhà hàng, hãng vận chuyển, các điểm tham quan giải trí Vì vậy có những vấn
đề xảy ra ngoài khả năng quản trị của công ty Công ty quy định rõ nhữngđiều này để khách hàng có thể hiểu rõ điều kiện để một chương trình đượcthực hiện theo đúng hợp đồng, tránh sự hiểu lầm giữa hai bên khi có vấn đềbất khả kháng xảy ra
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khai thác khách hộinghị của công ty:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì hội nghị tổng kết chính là Meetings-một trong bốn dạng của du lịch MICE Vì vậy trong phần này chúng ta sẽ đinghiên cứu những yếu tố tác động đến du lịch MICE nói chung và du lịch hộinghị nói riêng để từ đó rút ra được những cơ hội và thách thức; điểm mạnh vàđiểm yếu của công ty
2.2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài:
Đây là những yếu tố nằm ngoài tầm quản trị của doanh nghiệp nhưng
có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy,
Trang 38doanh nghiệp phải có quá trình nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để tận dụngđược những cơ hội và hạn chế những rủi ro mà môi trường vĩ mô mang lại.
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định đến cơ
cấu, hình thành nên sản phẩm là chương trình du lịch và tổ chức thực hiện cácchương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành Tài nguyên du lịch là nhân tốtạo nên tính đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam nằm ở khuvực Đông Nam Á thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanhnăm, thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp Đây chính là yếu tố
để xây dựng các tour du lịch MICE thu hút khách du lịch MICE, đặc biệt làkhách tham dự hội nghị
Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệtđới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phongphú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau ViệtNam có 12 vườn quốc gia ( Cúc Phương, Cát Tiên ), 49 khu dự trữthiên nhiên, 68 khu bảo tồn ngập nước, 39 khu bảo vệ cảnh quan Bêncạnh đó, đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồngbằng, đồi núi và cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng
về cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị nhiều cho phát triển du lịch Đặcbiệt, chúng ta có hai di sản thiên nhiên thế giới được UNESSCO côngnhận đó là Vịnh Hạ Long và Phong Nha- Kẻ Bàng và nhiều bãi biểnđẹp: Nha Trang, Phan Thiết, Mỹ Khê- 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất thếgiới Đây là điều kiện đầy lý tưởng để chúng ta xây dựng những tour dulịch MICE với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, mang lại cho khách hàng
sự khám phá mới lạ
Tài nguyên nhân văn: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, Việt Nam có một kho tàng tài nguyên nhân văn đa dạng và có giátrị Hiện nay trên cả nước có 2.500 di tích văn hoá lịch sử được nhà
Trang 39nước xếp hạng, trong đó có phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn đượcUNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới Về giá trị văn hoá phivật thể, chúng ta có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống mà tớinay vẫn giữ được nét cổ truyền độc đáo: làng Gốm Bát Tràng, tranhĐông Hồ, lụa Vạn Phúc Đây là những địa điểm được du khách MICE
ưa thích để kết hợp tham quan tìm hiểu văn hoá và mua sắm sau nhữngcuộc họp Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam cũng luôn được du kháchquốc tế ưa thích và đánh giá cao: phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, nemchua Thanh Hoá Bên cạnh đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗidân tộc lại có nét văn hóa độc đáo riêng của mình Điều đáng kể đến đó
là nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng TâyNguyên được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Vớimột nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng những di sảnđược thế giới công nhận thì những tour du lịch MICE của chúng ta sẽthoả mãn được nhu cầu của đối tượng khách này nhất là khi xu hướngcủa họ là tìm những điểm đến mới lạ, hấp dẫn Rất ít khi họ tổ chức cáccuộc hội họp, hội nghị hay các sự kiện tại những địa điểm trước đó đãtừng tổ chức Một điểm đến mới, cảnh quan thiên nhiên đẹp, các giá trịvăn hoá độc đáo luôn là lựa chọn hàng đầu của họ
Môi trường kinh tế: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên
thế giới Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta là 8,5 %, GDPđạt 1.144.000 tỷ VND, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,4 triệu VND/năm Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì Việt Nam đượcđánh giá là thị trường đầy tiềm năng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Tính trong 11 tháng đầu năm 2007, có 1.283 dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài mới được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký 13,4 tỷ USD, tăng
Trang 4035,2 % về số dự án và tăng 67,3 % về số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2006.Với tốc độ phát triển nhanh như vậy cùng với sự gia tăng đầu tư kéo theo sự
ra đời của nhiều doanh nghiệp liên doanh, các công ty, tập đoàn đa quốc gia
và nhiều tổng công ty lớn Các doanh nghiệp này thường xuyên có nhu cầu tổchức hội nghị, hội thảo để tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyếnthưởng cho nhân viên hay tổ chức những hội nghị khách hàng, những sự kiện
để khuyếch trương hình ảnh của công ty Đây là một cơ hội lớn cho doanhnghiệp kinh doanh lữ hành khi muốn khai thác loại hình du lịch MICE
Bên cạnh đó ngành du lịch Việt Nam cũng có bước phát triển mạnh mẽ.Năm 2007, du lịch Việt Nam đón 4,3 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 3,5
tỷ USD Nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào ngành du lịch cũng không ngừngtăng lên Phần lớn những dự án này đầu tư vào xây dựng những resort, kháchsạn cao cấp như đã phân tích ở trên Với sự gia tăng của những khách sạn,khu du lịch cao cấp thì chất lượng của cơ sơ lưu trú của Việt Nam được nângcao hơn, quy mô mở rộng, đủ sức phục vụ được những đoàn khách MICE với
số lượng lớn Tuy vậy, đây chỉ là trong tương lai Trước mắt, các doanhnghiệp lữ hành Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu phòng kháchsạn cao cấp Năm 2006, công suất sử dụng phòng trung bình của các kháchsạn ở Hà Nội là 83%, vào những tháng thấp điểm cũng đạt trên 70 % Doanhnghiệp muốn tổ chức một đoàn khách dự hội nghị với quy mô lên tới hơn 200người ở Việt Nam cũng khó vì rất ít khách sạn còn phòng để đáp ứng
Một khó khăn nữa cần được nói đến đó là hệ thống giao thông ở ViệtNam chưa thật sự tốt Các hội nghị, hội thảo thường được tổ chức ở nhữngthành phố lớn nhưng ùn tắc giao thông ở các thành phố này thường xuyên xảy
ra gây khó khăn cho việc di chuyển trong cuộc họp của khách MICE
Môi trường văn hóa, tập quán tiêu dùng: Người Việt Nam có tinh
thần hiếu khách, nụ cười luôn thường trực trên môi họ dù có trong mọi hoàn