2-Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng đến nghiên cứu các mối quan nảy sinh trong quá trình sử dụng đất đai: mối quan hệ giữa người sử dụng đất với đất đai, giữa người sử dụng đất với Nhà
Trang 1Đề tài: QLĐĐ từ góc nhìn XHH
A-PHẦN MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài:
-Có thể nói quản lý đất đai (QLĐĐ) là một lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân và là nền tảng để phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại những sai phạm, thiếu sót trong công tác QLĐĐ Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn nền kinh tế thị trường, ngành QLĐĐ càng bộc lộ rõ những khuyết điểm, hạn chế gây ra nhiều hậu quả và sự bức xúc cho người dân
-Theo số liệu thống kê năm 2014,có gần 70% đơn thư tố cáo,khiếu nại trong cả nước liên quan đến đất đai.Con số đáng báo động này đã cho thấy sự bức xúc của
cả xã hội,ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với cơ quan quản lý,có nguy cơ gây mất trật tư-an ninh xã hội.Nhận thức được mối liên hệ mật thiết giữa công tác QLĐĐ với con người nói riêng và xã hội nói chung nên nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý đất đai từ góc nhìn xã hội học” với mong muốn tìm ra bản chất nguyên nhân của những mâu thuẫn và góp phần giải quyết chúng
2-Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng đến nghiên cứu các mối quan nảy sinh trong quá trình sử dụng đất đai: mối quan hệ giữa người sử dụng đất với đất đai, giữa người sử dụng đất với Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý, giữa Nhà nước với đất đai và giữa người
sử dụng đất với nhau.Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu về thực trạng,những mặt tích cực và hạn chế của công tác QLĐĐ hiện nay
3-Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin,số liệu thống kê từ các phương tiện truyền thông báo chí, dựa trên các ý kiến phản hồi của người dân, các nhận định, lý giải của cán bộ quản lý Nhà nước,hệ thống chính sách pháp luật đất đai,khảo sát lấy ý kiến,quan điểm của xã hội về công tác QLĐĐ hiện nay thông qua bảng hỏi.Từ đó nhóm sẽ tổng hợp,xử lý thông tin làm căn cứ rút ra những nhận định,đánh giá riêng
và đưa ra những giải pháp đề xuất giải quyết vấn đề
4-Mục đích nghiên cứu:
Trang 2Nhằm phát hiện ra nguyên nhân của những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình sử dụng đất, những vi phạm, hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ đó tìm các giải pháp khắc phục Đồng thời phát huy, nhân rộng những thành tựu đã đạt được, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác QLĐĐ cũng như tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người dân
B- PHẦN NỘI DUNG 1-Tổng quan đề tài nghiên cứu:
1.1- Xã hội học :
-Xã hội học (XHH) là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi hành động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội Mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội
-XHH giúp ta có cái nhìn toàn diện, biện chứng về xã hội và đó là cái nhìn trung thành với xã hội thực tại hơn cả
1.2- Công tác quản lý đất đai:
-Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nướcđối với đất đai; đó
là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch,kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
-Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
+Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
+Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia
+Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
+Bảo vệ đất, cải tạo đất,bảo vệ môi trường
Trang 31.3- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học trong quản lý đất đai:
-Đứng ở góc độ XHH, QLĐĐ chính là công tác quản lý,điều tiết các mối quan
hệ giữa con người và đất đai.Mọi hoạt động trong công tác QLĐĐ (cấp giấy chứng nhận,lập quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất ,đánh giá đất ,giao,cho thuê,thu hồi đất…) đều có tác động trực tiếp và sâu sắc đến con người.Hơn nữa mọi hoạt động sinh sống và sản xuất của con người luôn gắn liền với đất đai,cho nên nghiên cứu
về XHH có vai trò vô cùng ý nghĩa trong công tác QLĐĐ
-Thông qua nghiên cứu XHH,chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các khuôn mẫu của các tương tác con người xã hội,diễn ra giữa các chủ thể XH(cá
nhân,nhóm,cộng đồng,tổng thể…) trong các hoạt động XH (sản xuất,quản lý,giao tiếp…),có thể nắm bắt được nhu cầu,thị hiếu của con người cũng như những mong muốn,nguyện vọng của họ.Từ đó sẽ đề ra những kế hoạch,phương pháp QLĐĐ đúng đắn,sáng tạo vừa đáp ứng được những quy định của pháp luật nhà nước vừa nhận được sự đồng tình từ phía người dân Nắm rõ được những nguyên tắc, quy luật trong XHH sẽ giúp người quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những cách thức giải quyết vấn đề một cách mềm dẻo,hợp lí và đạt được hiệu quả cao
-Khi quan sát công tác QLĐĐ ở góc độ XHH, người quản lý sẽ có cái nhìn sâu sắc về thực trạng sử dụng đất, hiểu được bản chất,nguyên nhân gốc rễ của sự việc,
từ đó có được những phân tích,đánh giá đúng đắn và tìm ra giải pháp hợp lý nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại cũng như phát huy những mặt tích cực
-Mặt khác, dựa vào kết quả của công tác nghiên cứu XHH,ta có thể đưa ra những dự báo về quy luật vận động,tiềm năng phát triển,triển vọng trong tương lai của xã hội.Từ đó, các nhà quản lý sẽ có căn cứ để xây dựng,thành lập những kế hoạch-quy hoạch đầu tư,sử dụng đất trong dài hạn cũng như có những sự điều chỉnh,phân phối đất đai một cách phù hợp với xu thế phát triển
2- Quản lý đất đai từ góc nhìn xã hội học:
2.1-Mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất:
Trong công tác quản lý đất đai, chúng ta cần xem xét các mối quan hệ sau:
-Mối quan hệ giữa nhà nước và đất đai: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (toàn dân)
về đất đai, thống nhất quan lý đất đai thông qua việc thực hiện các nội dung quản
Trang 4lý như ban hành pháp luật đất đai, xác định tình trạng và lập bản đồ hành chính, lập
kế hoạch và quy hoạch đất đai… đảm bảo mục đích sử dụng quỹ đất đai quốc gia một cách hợp lý, tiết kiệm và tăng cường hiệu quả sử dụng quỹ đất quốc gia
-Mối quan hệ giữa người sử dụng và đất đai: người sử dụng được trao quyền sử dụng đất đai có quyền ( quyền sử dụng,khai thác và hưởng lợi ích từ mảnh đất đó,định đoạt về mặt pháp lý với đất đai…) và nghĩa vụ (sử dụng đúng mục
đích,bảo vệ,cải tạo đất đai…)
-Mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất: Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, quản lý việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và tạo cơ chế về mặt pháp lý đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dân.Mặt khác, nhà nước cũng tạo nên điều kiện, cơ chế bảo đảm tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình thông qua các quyền được khiếu nại, tố cáo…Đồng thời,người sử dụng đất chấp hành nghiêm túc các nghĩa vụ về việc đăng kí quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ tài chính
về đất đai…
-Mối quan hệ giữa người sử dụng đất với nhau: tuân theo các quy định về luật đất đai, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan như chiếm đoạt, lấn chiếm đất…Người sử dụng đất được quyền để thừa kế, trao đổi, thế chấp, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất với người sử dụng khác
2.2-Nội dung quản lý đất đai và những vấn đề xã hội học đặt ra:
2.2.1- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:
٭ Những thành tựu đạt được:
-Sau 20 năm đổi mới, chính sách pháp luật đất đai đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh, ngày một hoàn thiện, phù hợp với tiến trình phát triển và đổi mới kinh tế của đất nước Ngày càng chú ý đến tính đồng bộ, có sự liên kết,phối hợp với các ngành luật liên quan nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
- Hệ thống chính sách pháp luật đất đai ra đời cơ bản đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, cụ thể:
Trang 5+Chính sách đất đai đã từng bước thể hiện được sự phân định các quyền năng đối với đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất; đã thể hiện những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với đất đai, bao gồm những hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân và bảo
vệ quyền đó về đất đai
+Từ những qui định về giao đất sử dụng ổn định lâu dài đến việc mở rộng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh đã giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, bảo vệ và khai thác sử dụng đất có hiệu quả
٭Những hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu trên, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường cũng là lúc chính sách đất đai bộc lộ toàn diện những khiếm khuyết, thiếu sót Làm cho tính chất phức tạp và bản chất gây nhiều tranh cải của vấn đề đất đai ngày càng gia tăng,phức tạp
+Thứ nhất, do công tác tuyên truyền chưa tốt nên sự phân định của Nhà nước giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai thiếu rõ ràng, không chặt chẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau và thực hiện khác nhau từ những cơ quan quản lý nhà nước đến người dân gây ra tình trạng vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện gây mất ổn định trị an trong xã hội
+ Thứ hai, các chính sách về đất đai, nhà ở lại chưa phù hợp với các yêu cầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường Thị trường bất động sản đã hình thành và phát triển nhưng lại chưa có hệ thống luật pháp để quản lý, điều tiết hoạt động nhịp nhàng, vì thế còn mang tính tự phát, nạn đầu cơ nhà đất ngày càng trầm trọng nổi lên như một thách thức đối với xã hội
+Thứ ba, các chính sách thuế, phí, lệ phí sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất làm thất thoát các nguồn lợi do đất mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai
+Thứ tư, việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chưa
rõ ràng, còn thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm dẫn đến sự trùng lắp trong các văn bản làm cho việc triển khai thi hành pháp luật khó khăn, lúng túng
Trang 6+Thứ năm, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành quá nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu thống nhất, còn chồng chéo do nhiều cấp khác nhau ban hành (từ trung ương đến địa phương) làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn;
+Thứ sáu,hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý đất đai thiếu tính thống nhất
từ trên xuống dưới Cấp trên quy định thông thoáng,cởi mở nhưng cấp dưới thực hiện cứng nhắc hoặc cố tình làm trái nên nhiều văn bản bị vô hiệu hóa hoặc có hiện tượng luồn lách phát sinh tiêu cực
2.2.2-Điều tra cơ bản đất đai:
-Điều tra cơ bản là nội dung cơ sở để thực hiện những nội dung quản lý tiếp theo, đồng thời phản ánh hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương công tác này được thực hiện rất chậm, hoặc chỉ được
xử lý mang tính rất hình thức Trên thực tế, chỉ có khoảng 40%-50% số đơn vị cấp xã có bản đồ địa chính Chính những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phương và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
-Công tác phân hạng và phân loại đất cũng là 1 yếu tố quan trọng, là cơ sở xác định giá trị sinh lợi của mảnh đất trong điều kiện và trình độ thâm canh như nhau
Và từ đó có vai trò quan trọng trong việc định ra giá trị quyền sử dụng đất hoặc lập bảng giá đất giúp cho việc xây dựng phương án đền bù chính xác, công bằng khi thu hồi đất Thực tế, ở nhiều địa phương, việc phân hạng đất đai thiếu cơ sở khoa học, thực hiện qua loa, sơ sài dẫn đến hậu quả định giá đền bù khó khăn, thiếu chính xác
-Bên cạnh đó,công tác điều tra, đo đạc, đánh giá đất ở một số địa phương chỉ mang tính hình thức chỉ quan tâm đén số lượng mà không quan tâm đến chất lượng đất đai dẫn đến quy hoạch lãng phí, đất bỏ hoang,quy hoạch “treo” như hiện nay
2.2.3- Đo đạc,lập bản đồ dịa chính,đăng kí đất,cấp giấy chứng nhận:
2.2.3 1- Đăng kí cấp GCN QSDĐ:
Trang 7- Hiện nay những quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) cho người dân trong các văn bản pháp luật có liên quan đã phần nào phát huy được hiệu quả, tạo sự thống nhất trong quản lý nhà, đất
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì với quy định mới về cấp GCNQSDĐ hiện nay đang gặp phải một số khó khăn nhất định như:
-Hiện nay chưa có quy phạm pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục, thẩm định và xét duyệt đề cương và dự toán kinh phí để lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện gây khó khăn cho xét lập quy hoạch ,gián tiếp ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSDĐ cho người dân
-Việc cấp lại GCN bị mất, không quy định rõ thời gian thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã hoặc trên các cơ quan thông tin đại chúng là bao lâu Do đó,
sẽ gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong việc xem xét thời hạn niêm yết để tiến hành cấp lại GCN cho người dân
- Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung nhiều lần, liên tục
và được nhiều cơ quan ban hành nên việc cập nhật, vận dụng của các đơn vị hành chính địa phương chưa kịp thời Đặc biệt, một số cán bộ địa phương không ổn định, một số cán bộ có liên quan đến cấp giấy CNQSDĐ còn thiếu trách nhiệm, chưa áp dụng các văn bản quy định về chế độ, chính sách, pháp luật về đất đai một cách chính xác dẫn đến gây phiền hà, khó khăn cho người dân trong việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu tài sản
-Tình trạng chậm thực hiện việc cấp GCN cho bên mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, nhà hình thành trong tương lai, nhất là nhà chung cư do hầu hết căn hộ
đã qua mua bán trao tay, chưa có giấy tờ hợp lệ và được mua đi bán lại nhiều lần
mà không làm thủ tục đúng quy định Nên việc xét cấp GCN quyền sở hữu rất khó khăn, góp phần gây nên sự ách tắc kéo dài như hiện nay
- Trình tự thủ tục trong việc cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu tài sản của các nông, lâm trường kéo dài, do phải rà soát hiện trạng sử dụng đất; xây dựng hoặc điều chỉnh, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các nông, lâm trường; giải quyết việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai nằm trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết
đã được xét duyệt của nông, lâm trường
Trang 8-Thứ tư, đối với các cơ sở tôn giáo, việc cấp giấy đạt tỷ lệ thấp ngoài những nguyên nhân trên, còn do người đại diện cho các cơ sở tôn giáo thay đổi liên tục, theo nhiệm kỳ, nên các cơ sở này chưa chủ động thực hiện rà soát, kê khai đăng ký
sử dụng đất tích cực Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở tôn giáo chỉ thực hiện kê khai khi có nhu cầu về việc xây dựng mới, sửa chữa công trình
- Thứ năm, đối khu vực đất quốc phòng đạt tỷ lệ cấp giấy thấp do chịu một số nguyên nhân chung được nêu ở phần trên, nhưng chủ yếu là do số hộ dân chiếm dụng đất quốc phòng hiện khá lớn, diễn ra trong thời gian dài, rất phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng các khu tái định cư để di dời người dân tại các khu vực đó
2.2.3.2 - Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hệ thống thông tin đất đai
-Vào thời điểm này, văn bản pháp lí cao nhất điều chỉnh đo đạc bản đồ là Nghị định số 12/200/2/NĐ-CP của Chính phủ về đo đạc bản đồ Tuy nhiên, do là văn bản dưới luật nên tính pháp lí chưa cao, chưa đủ tầm để điều chỉnh các hoạt động
đo đạc và bản đồ theo yêu cầu, có rất nhiều hạn chế trong nghị định 12 đó là: một
số chính sách thiếu cơ chế thực thi, quy định về quản lí trong văn bản nhìn chung nặng về phần công, áp đặt mà chưa có cơ chế, chế tài đảm bảo cho việc thực hiện Bên cạnh đó, thiếu quy định về quản lí trình độ, năng lực chuyên môn của cá nhân điều hành hoạt là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của công trình Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng đều sử dụng bản đồ trong công việc của mình, tuy nhiên sự chồng chéo quản lí trong đo đạc, lập bản đồ dẫn đến không đảm bảo sự thống nhất trong thông tin đo đạc
2.2.4-Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
2.2.4.1 -Thực trạng về quy hoạch, kế hoạch dụng đất:
- Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, gây lãng phí, chưa khai thác hết nguồn lực tài chính trong lĩnh vực này Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chậm, chưa phù hợp về thời gian, nộii dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
hạ tầng và hạ tầng xã hội
- Chất lượng đồ án quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, nhiều đồ án quy hoạch chi tiết có chất lượng thấp, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lí Chỉ tiêu phê duyệt chi tiêu chưa bảo đảm diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế, giáo dục,…
Trang 9-Việc quản lí và sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập chưa mang lại hiệu quả Tình trạng nhiều khu đất để hoang, dự án “treo” diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, tuy nhiên chỉ đến khi các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng về vấn nạn này thì địa phương mới chỉ đạo các cơ sở, các ngành liên quan kiểm tra, rà soát và kiến nghị hướng xử lí đối với các dự án vi phạm pháp luật về đất đai
2.2.4.2- Nguyên nhân:
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, thiếu quy định chặt chẽ
về quy trình, thời gian hoàn thành các quy hoạch ngành và sự phối hợp giữa các cán bộ, ngành địa phương trong việc lập các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất
- Việc quy định nhiều cấp quy hoạch, vừa phải căn cứ lẫn nhau, vừa phải tuân thủ nhiều chỉ tiêu trùng lập nên dẫn tới tình trạng kéo dài thời gian lập, xét, duyệt quy hoạch, chất lượng quy hoạch khó đảm bảo
- Sự hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý và các điều kiện kỹ thuật-công nghệ
- Công tác giải tỏa mặt bằng gặp khó khăn,chậm trễ khi gặp sự phản đối từ phía người dân
2.2.5-Giao,cho thuê,thu hồi đất:
2.2.5.1-Thực trạng:
-Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền nơi có đất thu hồi Thậm chí, có nhiều vụ chống đối việc cưỡng chế đất của chính quyền gây xôn xao dư luận như vụ việc ở Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định… Nhiều
dự án khi triển khai chậm tiến độ nhiều năm do vướng trong khâu giải phóng mặt bằng làm cho chi phí đầu tư tăng lên, hiệu quả dự án giảm sút Ngoài ra, số lượng các dự án “treo” ngày càng xuất hiện nhiều hơn và…lâu hơn Có những dự án quy hoạch treo đến hàng chục năm ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh doanh của hàng chục hộ dân sống trong vùng dự án Tương tự, cũng có rất nhiều
dự án sau khi thu hồi đất đến bù với giá rẻ rồi bỏ hoang
-Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn bất cập, chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước,
Trang 10người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư Việc giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích người sử dụng đất và nhà đầu tư
-Kết quả của những bất cập trên là đất đai - nguồn lực quý hiếm của xã hội đã
bị “bỏ hoang” lãng phí Nhiều dân mất đất do bị thu hồi từ đó mất đi công ăn việc làm và ngày càng trở nên nghèo đói Tệ hơn, ở một vài địa phương, đã nhen nhóm những bất ổn xã hội
2.2.5.2- Nguyên nhân:
-Do quy định cho phép nhà đầu tư thỏa thuận để nhận chuyển nhượng,thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất (khoản 2 Điều 40 của Luật Đất đai) bộc lộ những mặt hạn chế như nhà đầu tư không thỏa thuận đủ diện tích đất để thực hiện
dự án, thời gian thường kéo dài, nhất là tạo ra cơ chế 2 giá đất, đẩy giá đất khu vực thu hồi đất lên cao, ảnh hưởng tới công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án khác
ở địa phương
-Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm
-Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người
bị thu hồi đất Nhiều địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không đồng bộ về
hạ tầng, không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ
2.2.6- Thanh tra,kiểm tra,giải quyết tranh chấp,khiếu nại,tố cáo:
2.2.6.1-Thực trạng:
-Trong thời gian gần đây, tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai chiếm 80% so với các khiếu nại tố cáo trong cả nước,diễn ra gay gắt, phức tạp, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan
ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao