1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú đến năm 2015

28 715 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 502,82 KB

Nội dung

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-1 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 2 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƢ 1.1. Những vấn đề chung về công tác văn thư 4 1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư 4 1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thư 4 1.1.3. Nội dung của công tác văn thư 5 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác văn thư 9 1.2.1. Quan điểm của Đảng 9 1.2.2. Cơ sở pháp lý 10 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƢ Ở TRƢỜNG THPT AN PHÚ, HUYỆN AN PHÚ 2.1. Đặc điểm tình hình 12 2.2. Thực trạng công tác văn thư tại trường THPT An Phú, huyện An Phú 13 2.2.1. Những mặt đã làm được 13 2.2.2. Nguyên nhân đạt được 16 2.2.3. Những mặt hạn chế 17 2.2.4. Nguyên nhân hạn chế 17 2.2.5. Những vấn đề đặt ra từ công tác văn thư 18 CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC VĂN THƢ Ở TRƢỜNG THPT AN PHÚ, HUYỆN ĐẾN NĂM 2015 3.1. Mục tiêu 20 3.2. Một số giải pháp 21 3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác văn thư trong nhà trường 21 3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 21 3.2.3. Xây dựng quy chế văn thư, quy định chế độ trách nhiệm 22 3.2.4. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác văn thư 23 3.2.5. Công tác cán bộ và tổ chức thực hiện 23 3.2.6. Chính sách hỗ trợ, khen thưởng và xử lý vi phạm 24 3.3. Kiến nghị 24 Phần kết luận 26 Tài liệu tham khảo 27 Phụ lục 28 Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-2 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người phát triển, cùng với sự phát triển vũ bảo của khoa học-kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực thông tin, việc tiếp nhận và xử lý thông tin có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ở từng cơ quan đơn vị, việc tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin có tính quyết định đến sự thành bại trong công tác quản lý của cán bộ, hiệu quả công việc và có vai trò quan trọng quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. Nói đến việc tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin trong cơ quan Nhà nước tức là gắn với việc quản lý và tổ chức sử dụng tài liệu với công tác văn thư. Tất cả các công việc trong một cơ quan, đơn vị từ chỉ đạo, điều hành, đều gắn liền với công việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản, là một hoạt động trong công tác quản lý, đồng thời là một móc xích không thể thiếu được trong bộ máy quản lý ở cơ quan, đơn vị. Ngày nay, trong những yêu cầu mới của công tác quản lý, công tác văn thư được xem là một công tác quan trọng, nó đảm bảo đầy đủ thông tin cho công tác quản lý, bởi thông tin trong công tác văn thư là loại thông tin có tính dự báo, dạng thông tin cấp một, có độ tin cậy cao bởi nguồn gốc hình thành và tính chất đặc trưng của pháp lý. Do đó có thể khẳng định hiệu quả đạt được của cơ quan cao hay thấp, nhanh hay chậm, thiết thực hay phiền hà đều có liên quan đến công tác văn thư. Làm tốt công tác văn thư sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nâng cao được hiệu quả, giải quyết, xử lý nhanh và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua công việc được phân công ở nhà trường phổ thông, tôi nhận thấy công tác văn thư trong nhà trường là một trong những công việc mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của đơn vị, là “cánh tay” đắc lực cho Ban lãnh đạo nhà trường, các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Cán bộ lãnh đạo, nhân viên văn thư cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác văn thư, nếu công tác này được quan tâm đúng mức, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt mục tiêu quản lý. Tuy nhiên trên thực tế còn một số cán bộ lãnh đạo, nhân viên văn thư chưa có nhận thức đầy đủ về công tác này, còn xem nhẹ và nghĩ đây là công việc đơn giản, phân công ai làm cũng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-3 được, thậm chí không cần phải học hành. Xuất phát từ những lý do trên, với nhiệm vụ được phân công quản lý Tổ Văn phòng và qua thời gian học tập lớp Trung cấp lý luận chính trị-Hành chính, B68-huyện An Phú, đồng thời bản thân cũng rất yêu thích công việc này nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú đến năm 2015”. Nhằm đánh giá một cách khách quan về công tác văn thư của nhà trường trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát thực tế hoạt động văn thư tại Trường THPT An Phú, ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê, phân tích minh họa lý luận bằng số liệu, từ việc đánh giá khách quan mặt được, chưa được, để làm rõ lý luận bằng thực tiễn và đề xuất một số giải pháp hữu ích đối với công tác văn thư tại trường THPT An Phú từ nay đến năm 2015. Đề tài được ngiên cứu trong năm học 2012-2013, ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung được trình bày theo 03 chương: Chương 1: Một số lý luận về công tác văn thư. Chương 2: Thực trạng công tác văn thư tại Trường THPT An Phú, huyện An Phú. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú đến năm 2015. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƢ ******************* 1.1. Những vấn đề chung về công tác văn thƣ. 1.1.1. Khái niệm về công tác văn thƣ. 1.1.1.1. Công tác văn thƣ: Công tác văn thư được hiểu là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các công việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân. Công tác văn thư bao gồm việc soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác. 1.1.1.2. Văn bản: - Bản gốc văn bản là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt (bản thảo sạch). - Bản chính văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan ban hành. Bản chính có thể làm thành nhiều bản có giá trị như nhau. 1.1.1.3. Hồ sơ: Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ (hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một (hoặc một số) đặc điểm chung về tên loại văn bản, cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thƣ Công tác văn thư được xác định là mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói chung, nó có các ý nghĩa sau đây: - Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ các nhiệm vụ quản lý, điều hành và các công việc chuyên môn của mỗi cơ quan, tổ chức nói chung. Công tác văn thư vừa có chức năng là bảo đảm thông tin cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, vừa có chức năng truyền đạt, phổ biến thông tin bằng văn bản. - Công tác văn thư bảo đảm giữ lại đầy đủ chứng cứ về mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-5 - Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, đúng chế độ, giữ gìn được bí mật quốc gia, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ. - Công tác văn thư có nề nếp bảo đảm giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện tốt cho công tác lưu trữ. Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan, tổ chức cần phải tổ chức thực hiện tốt công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan. 1.1.3. Nội dung của công tác văn thƣ Nội dung công tác văn thư được ghi trong khoản 2 Điều 1 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Tại mỗi cơ quan, tổ chức đều thành lập bộ phận văn thư chuyên trách, bộ phận này thực hiện công tác đăng ký văn bản và tác nghiệp một số việc của nội dung công tác văn thư. Nội dung công tác văn thư gồm có 5 khâu nghiệp vụ: soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý và giải quyết văn bản đến; quản lý và giải quyết văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan. 1.1.3.1. Soạn thảo và ban hành văn bản Văn bản là sản phẩm và phương tiện giao tiếp, là phương tiện thông tin cơ bản dùng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý và thông tin quản lý. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản, Soạn thảo văn bản phải dựa vào các quy định pháp lý. Quy trình soạn thảo văn bản bao gồm: - Lập chương trình, xây dựng dự thảo văn bản; - Tham khảo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, các chuyên gia, sau đó sửa chữa, bổ sung bản thảo đã được duyệt; - Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo đã được duyệt, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; - Nhân bản văn bản đúng với số lượng, thời gian qui định, đồng thời phải giữ gìn bí mật nội dung văn bản; - Kiểm tra kỹ văn bản (nội dung, chính tả) trước khi ký ban hành; Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-6 - Ký văn bản và ban hành văn bản. 1.1.3.2. Quản lý và giải quyết văn bản đến - Tất cả các văn bản, giấy tờ (kể cả đơn, thư cá nhân) gởi đến cơ quan, tổ chức gọi là văn bản đến. Văn bản đến bao gồm: + Văn bản từ cơ quan ngoài gởi đến trực tiếp; + Văn bản nhận được từ con đường bưu điện; + Văn bản, giấy tờ do cá nhân mang về từ hội nghị. - Công tác quản lý và giải quyết văn bản đến: + Mọi văn bản đến đều phải được tập trung đăng ký tại văn thư cơ quan. + Việc tiếp nhận và đăng ký văn bản đến tại văn thư cơ quan theo nguyên tắc kịp thời, chính xác và thống nhất. + Những văn bản đến có dấu chỉ mức độ khẩn phải làm thủ tục phân phối ngay sau khi đăng ký. + Những văn bản mật phải được người có trách nhiệm xử lý mới được bóc và xử lý. - Nghiệp vụ quản lý và giải quyết văn bản đến: + Tiếp nhận văn bản đến: kiểm tra, bóc bì và phân loại văn bản. + Đăng ký văn bản đến: đóng dấu đến lên văn bản và vào sổ theo mẫu qui định. + Trình văn bản đến: tất cả các văn bản đến, sau khi đã đăng ký, cán bộ phụ trách công tác văn thư phải trình ngay cho người có thẩm quyền giải quyết và cho ý kiến chuyển văn bản đến từng cá nhân, đơn vị trong thời gian sớm nhất. + Chuyển giao văn bản đến: văn thư cơ quan có trách nhiệm chuyển giao văn bản đến đúng đối tượng xử lý theo ý kiến của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức. Người nhận văn bản phải ký nhận đầy đủ vào sổ nhận tài liệu. Những văn bản có dấu mật phải chuyển cả bì có ghi dấu hiệu mật đến người nhận. + Tổ chức giải quyết và theo dõi việc giải quyết văn bản đến: thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời các văn bản đến. Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định riêng của từng cơ quan, tổ chức. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-7 + Sao văn bản đến: những văn bản đến được sao tại văn thư theo đúng các hình thức được quy định hiện hành. 1.1.3.3. Quản lý và giải quyết văn bản đi - Tất cả các loại văn bản do cơ quan soạn thảo và ban hành để thực hiện quản lý, điều hành các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được gởi đến các đối tượng có liên quan gọi là văn bản đi. - Công tác quản lý và giải quyết văn bản đi: + Chính xác, kịp thời, đúng quy trình quy định của pháp luật. + Tất cả văn bản, giấy tờ do cơ quan gởi ra ngoài phải đăng ký và làm thủ tục gởi đi ở tại văn thư cơ quan. - Qui trình giải quyết văn bản đi: + Đánh máy, in văn bản, kiểm tra thể thức, thể loại văn bản, kỹ thuật trình bày văn bản. + Thẩm quyền ban hành văn bản, ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản trình ký, đóng dấu cơ quan, đóng dấu chỉ mức độ khẩn, mật (nếu có). + Đăng ký văn bản đi. + Phát hành văn bản đi. + Kiểm tra việc quản lý, giải quyết phát hành văn bản đi. + Lưu văn bản đi. 1.1.3.4. Quản lý và sử dụng con dấu - Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Dấu thể hiện tính quyền lực nhà nước trong văn bản của các cơ quan nhà nước. Dấu là thành phần giúp cho việc chống giả mạo văn bản. - Nguyên tắc đóng dấu: + Dấu chỉ được đóng lên văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền, không được đóng dấu trên giấy trắng, giấy khống chỉ, hoặc vào văn bản, giấy tờ chưa hoàn chỉnh nội dung. + Dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn. Đóng lên từ 1/3 đến 1/4 chữ ký về phía bên trái. Trường hợp đóng dấu ngược, dấu mờ, dấu đóng không đúng quy định thì phải hủy bỏ văn bản và làm lại văn bản khác. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-8 + Chỉ có người được giao giữ dấu mới được phép trực tiếp đóng dấu vào văn bản. Người được giao giữ dấu phải là cán bộ biên chế chính thức của cơ quan, tổ chức. + Dấu của cơ quan chỉ đóng vào văn bản do cơ quan xây dựng và ban hành. + Không đóng dấu ngoài giờ hành chính đối với cơ quan nhà nước. Trường hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan cho phép. - Sử dụng các loại dấu trong cơ quan: trong một cơ quan, tổ chức có thể có nhiều loại dấu với nhiều hình thức khác nhau như dấu chìm, dấu nổi, dấu thu nhỏ. Khi sử dụng các loại dấu phải đúng với nội dung văn bản và tính chất công việc. - Bảo quan con dấu, khâu bảo quản là rất quan trọng, cần phải chú ý: + Dấu phải được bảo quản tại trụ sở cơ quan, tổ chức và được quản lý chặt chẽ. + Dấu phải được bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn trong cũng như ngoài giờ làm việc. + Dấu chỉ do một người chịu trách nhiệm giữ. Nếu khi vắng phải bàn giao cho người khác theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan. + Không được sử dụng vật cứng để cọ, rửa con dấu. + Khi dấu bị mòn, méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng phải xin phép khắc dấu mới và nộp lại dấu cũ. + Nếu để mất dấu, đóng dấu không đúng quy định, sử dụng dấu để hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật. + Trường hợp con dấu bị mất phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất được biết, đồng thời báo cáo cơ quan cấp giấy phép khắc dấu để phối hợp truy tìm, thông báo hủy bỏ con dấu đã bị mất. 1.1.3.5. Lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lƣu trữ - Lập hồ sơ là quá trình tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo nguyên tắc và phương pháp nhất định. - Tác dụng của việc lập hồ sơ; + Tra tìm tài liệu được nhanh chóng khi cần thiết; + Làm căn cứ chính xác để giải quyết công việc kịp thời và hiệu quả; + Bảo đảm cho việc quản lý tài liệu được chặt chẻ và giữ gìn bí mật; + Tạo điều kiện tốt cho công tác lưu trữ. - Nội dung của việc lập hồ sơ: Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-9 + Hồ sơ được lập ra phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, hồ sơ phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc; + Mở hồ sơ, thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc; + Phân định đơn vị bảo quản; + Biên mục hồ sơ theo qui định. - Giao nộp tài liệu vào cơ quan lưu trữ: + Xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị, tổ chức trong việc giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành; + Xác định thời hạn giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan; + Thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác văn thƣ. 1.2.1. Quan điểm của Đảng Hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước có đem lại hiệu quả, khoa học, năng suất, chất lượng cao hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác văn thư. Chính vì thế, Đảng đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý công văn, giấy tờ. Trên cơ sở những quy định chung, các ngành, địa phương ban hành chế độ công văn, giấy tờ dành riêng cho ngành, địa phương mình. Đảng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác văn thư như sau: - Quyết định số 403/QĐ-VPTW ngày 22 tháng 10 năm 1984 của Văn phòng Trung ương Đảng quy định: “Thống nhất việc tiếp nhận, phát hành và lưu trữ của cấp ủy Đảng và tài liệu các ngành, các cấp gửi đến cấp ủy Đảng; hợp lý hóa quá trình chuyển tài liệu đi và đến, theo dõi chặt chẽ việc giải quyết công văn tài liệu, không để sót việc, chậm việc; quản lý chặt chẽ, bảo vệ bí mật tài liệu, thu hồi đầy đủ và đúng hạn các tài liệu có qui định thu hồi; lập hồ sơ đầy đủ phục vụ kịp thời các yêu cầu của cấp ủy và các ban ngành về khai thác tài liệu và nộp vào kho lưu trữ đúng thời hạn qui định”; Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68-An Phú) trang-10 - Chỉ thị 47-CT/TW, ngày 06 tháng 08 năm 1984 của Ban Bí thư đã xác định: "Cán bộ, nhân viên làm công tác tài liệu văn kiện ở cấp ủy đảng phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành, tin cậy, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu hoạt động của cấp ủy đảng" và "cấp ủy đảng chú ý thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài liệu văn kiện về chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho các đồng chí đó học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ"; - Quyết định số 403/QĐ-VPTW ngày 22 tháng 10 năm 1984 của Văn phòng Trung ương Đảng quy định một số chế độ công tác văn thư-lưu trữ ở văn phòng tỉnh ủy, thành ủy; - Quyết định số 91-QĐ/TW, ngày 16 tháng 02 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương về bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản trong một số điều của "Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng"; - Hướng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức văn bản của Đảng; - Quyết định số 06-QĐ/TW, ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Ban Bí thư Trung ương ban hành Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010; - Hướng dẫn số 22-HD/VPTW ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của các cơ quan, tổ chức đảng các cấp. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc, xác định công tác văn thư có vai trò, vị trí rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày nay công nghệ thông tin, truyền thông phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi, nó tác động rất lớn đến công tác văn thư, do đó công tác văn thư không những phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà còn giúp cho việc thu thập, cung cấp, thông tin cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội, từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 1.2.2. Cơ sở pháp lý Nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã tập trung xây dựng một quy chế thống nhất về công tác văn thư trong các cơ quan nhà nước, bao gồm : [...]... lý và phát hành văn bản, phải công khai, minh bạch, kịp thời nhanh chóng và chính xác 3.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác văn thƣ ở trƣờng THPT An Phú, huyện An Phú từ nay đến năm 2015 Để nâng cao hiệu quả công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú đến năm 2015, trên cơ sở phân tích thực trạng, tôi xin đưa ra các giải pháp sau: 3.2.1 Nâng cao nhận thức về công tác văn thƣ trong... làm công tác văn thư, xây dựng quy chế, qui định, hướng dẫn về công tác văn thư; - Thực hiện tốt, công bằng về công tác thi đua khen thư ng trong công tác hoạt động của văn thư; Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68 -An Phú) trang-24 Trường Chính trị Tôn Đức Thắng - Đối với lãnh đạo đơn vị cần chú trọng đến công tác văn thư, nhất là công tác cán bộ, công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn. .. TRƢỜNG THPT AN PHÚ, HUYỆN ĐẾN NĂM 2015 *************** 3.1 Mục tiêu Công tác văn thư là một móc xích không thể thiếu được trong bộ máy quản lý ở cơ quan, đơn vị Trong trường học nói chung, trường THPT An Phú, huyện An Phú nói riêng đều có bố trí một nhân viên làm công tác văn thư, nhưng hiện nay vẫn còn từng lúc, từng nơi chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này Mặt khác, người được giao nhiệm vụ văn thư. .. 09 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc tăng cường công tác Văn thư- lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68 -An Phú) trang-11 Trường Chính trị Tôn Đức Thắng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƢ Ở TRƢỜNG THPT AN PHÚ, HUYỆN AN PHÚ ***************** 2.1 Đặc điểm tình hình Trường THPT An Phú là một ngôi trường có quá trình hình thành và phát triển khá lâu đời Trường. .. Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68 -An Phú) trang-13 Trường Chính trị Tôn Đức Thắng văn thư, nên công việc hoạt động của nhà trường luôn trôi chảy, nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả 2.2.1.2 Quản lý và giải quyết văn bản đến Trong những năm gần đây trường THPT An Phú tiếp nhận rất nhiều công văn đến từ Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, Ủy Ban Nhân dân huyện An Phú, Công đoàn ngành, các trường Đại học -Cao. .. có công tác văn thư 2.2 Thực trạng công tác văn thƣ tại trƣờng THPT An Phú, huyện An Phú 2.2.1 Những mặt đã làm đƣợc 2.2.1.1 Tổ chức công tác văn thƣ Theo thông tư liên tịch số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 08 năm 2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ, Trường THPT An Phú được UBND tỉnh An Giang ra Quyết định công nhận trường hạng 1 (trên 27 lớp) Cũng theo thông tư này, đối với trường. .. 04 năm 2001 của Chính Phủ quy định việc quản lý và sử dụng con dấu; - Chỉ thị số: 10/2011/CT-UBND ban hành ngày 20 tháng 09 năm 2011 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang, về việc tăng cường công tác văn thư- lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang; PHỤ LỤC MẪU SỔ CÔNG VĂN ĐẾN Nơi Số ký Ngày Số Ngày gởi hiệu tháng Đến đến công công công văn văn văn dung công văn Lƣu Nơi nhận hồ hoặc ngƣời Ký Ghi sơ nhận công. .. cứu và giải quyết tốt công việc Làm tốt công tác văn thư sẽ giúp phân loại từng loại văn bản, thu thập, bảo quản và sử dụng tài liệu một cách có hiệu quả, và là nhiệm vụ thư ng xuyên có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị, là phương tiện tất yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của cơ quan, đơn vị Đến năm 2015, công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú quyết tâm đạt được... tra công việc một cách có hệ thống Thực hiện tốt công tác văn thư là cơ sở giải quyết mọi công việc của cơ quan nhanh chóng, kịp thời, chính xác, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện tốt mục tiêu quản lý Học viên: Ngô Thanh Dũng-Lớp TCLLCT-HC (B68 -An Phú) trang-19 Trường Chính trị Tôn Đức Thắng CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC VĂN THƢ Ở TRƢỜNG... công việc nên dẫn đến tính chính xác không cao và không đạt hiệu quả Với mục đích của đề tài nhằm giúp cho lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn chiến lược trong lĩnh vực xây dựng và quản lý công tác văn thư của đơn vị đến năm 2015, cần hướng đến những mục tiêu sau : Một là, tập trung nâng cao chất lượng, trước hết là chất lượng người làm công tác văn thư về tư tưởng, chính trị, quán triệt sâu sắc về quan . công tác văn thư. Chương 2: Thực trạng công tác văn thư tại Trường THPT An Phú, huyện An Phú. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, . B68 -huyện An Phú, đồng thời bản thân cũng rất yêu thích công việc này nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư ở Trường THPT An Phú, huyện An Phú đến năm 2015 công tác văn thư 18 CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC VĂN THƢ Ở TRƢỜNG THPT AN PHÚ, HUYỆN ĐẾN NĂM 2015 3.1. Mục tiêu 20 3.2. Một số giải pháp 21 3.2.1. Nâng

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w