1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa của đoạn quản lý đường thuỷ nội địa số 13 đến năm 2020

39 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Nâng cấp các nhà máy đóngmới và sửa chữa phương tiện để đáp ứng được nhu cầu đóng mới và sửa chữaphương tiện ĐTNĐ hoạt động trên sông và ven biển.Hiện nay chất lượng giao thông đường thủ

Trang 1

Ở Việt Nam, tất cả các dòng sông chính cùng với các chi lưu và phụ lưu tạo

ra các hệ thống sông như: Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang– Kỳ Cùng, sông Thu Bồn, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Mê Kông Tất cả các hệthống sông này đan xen, kết nối với hệ thống đường sắt và đường bộ hợp thànhmột mạng lưới vận tải thống nhất

Nhiều cảng sông sát với hệ thống đường bộ và đường sắt thành hệ thốngcảng trung chuyển Hầu hết các sông chính đều có vị trí tiếp cận hấp dẫn đối vớinhững cảng biển quan trọng, tạo nên điểm nối giao lưu với kinh tế đối ngoại Mặtkhác hệ thống sông kênh ở Việt Nam không chỉ là tuyến luồng để khai thác vận tải

mà hệ thống ấy còn mang lại cho nước ta một nền văn minh lúa nước, một tiềmnăng phát triển thủy điện, thủy sản, du lịch v.v…và đặc biệt là nguồn nước ngọtphục vụ đời sống con người

Để đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước khẳng định giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng, đitrước một bước, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải, tạo sự đồng bộ.Trong đó việc tận dụng thế mạnh của mạng lưới sông kênh có mật độ cao, chảyqua hầu hết các thành phố, thị xã, đến tận thôn ấp đang còn nhiều việc phải làm Ýthức được vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành xây dựng qui hoạch pháttriển giao thông đường thủy và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạchtổng thế phát triển vận tải thủy nội địa đến năm 2020

Ngày 24/4/2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Quyết định số BGTVT về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tảiĐường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1071/QĐ-Theo Quy hoạch, mục tiêu phát triển GTVT ĐTNĐ đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030 phải đảm nhận khối lượng vận tải hàng hóa 17% và hànhkhách 4,5% trong khối lượng vận tải của toàn ngành, chủ yếu là hàng rời khối

Trang 2

lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng Đáp ứng được nhu cầu vận tải trong từngthời kỳ với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, giá thành hợp lý và có khảnăng cạnh tranh cao Đảm bảo kết nối thuận lợi với các phương thức vận tải khác.Đồng thời, đầu tư nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính Đưavào khai thác các tuyến vận tải sông pha biển Từng bước kênh hóa các đoạn sôngqua đô thị lớn Hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bốc xếp tại các cảngĐTNĐ chính ở các vùng kinh tế trọng điểm Xây dựng các cảng khách ở các thànhphố có kết nối với hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ Nâng cấp các nhà máy đóngmới và sửa chữa phương tiện để đáp ứng được nhu cầu đóng mới và sửa chữaphương tiện ĐTNĐ hoạt động trên sông và ven biển.

Hiện nay chất lượng giao thông đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế, bấtcập gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy; công trình, bến bãi chưa có phépmọc lên nhiều, tình trạng người dân sống ven sông cơi nới nhà cửa lấn chiếm hànhlang bảo vệ luồng còn phổ biến; hệ thống báo hiệu chưa hoàn chỉnh v.v Nhìnchung chúng ta mới chỉ khai thác về mặt tự nhiên của sông kênh là chủ yếu chưachú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý chuyên sâu toàn diện về luồng tuyến

Để góp phần nâng cao chất lượng các tuyến đường thủy nội địa quốc gia,đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ vận tải thủy nhằm khai thác triệt để các tiềmnăng, lợi thế và điều kiện tự nhiên của đường thủy nội địa phục vụ phát triển kinh

tế của xã hội của đất nước, thì Nhà nước cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về hạ tầnggiao thông, trong đó Ngành đường sông có vai trò rất quan trọng trong việc quản

lý, bảo trì đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa Vì vậy chúng ta cầnphải có những giải pháp quản lý, bảo trì đường thủy nội địa sao cho hiệu quả ngàycàng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu vận tải thủy ngày càng phát triển khôngngừng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay

Nhằm góp phần xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, là cán

bộ, đảng viên Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13, qua thời gian học tập,nghiên cứu, nhận thức trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nên tôi quyết định chọn đề

tài “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa của Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 đến năm 2020” làm tiểu luận tốt

nghiệp khóa học Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính khóa B62 tại trườngChính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang Trong quá trình viết tiểu luận mặc dù bảnthân có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và chưađáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức, rất mong được sự giúp đỡ và tạođiều kiện của thầy, cô để em hoàn thành tiểu luận của khóa học

Chân thành cám ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa :

1.1.1 Đường thủy nội địa :

Khái niệm :

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện quađập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờbiển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải

Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa là hoạt động của người, phươngtiện tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa; quy hoạch phát triển, xâydựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa và quản lýnhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa

Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạnbằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, antoàn

Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiệnqua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa

Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc haibên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông

Đặc điểm :

Đường thủy nội địa không phải là đường giao thông cố định như đường bộ,đường sắt, không có vạch phân làn đường chỉ dẫn giao thông mà đường thủy nộiđịa còn phụ thuộc vào mực nước thủy triều lên xuống Các phương tiện hoạt độngtrên đường thủy có thể chờ con nước xuôi để đi nhanh hơn, giảm được giá thành vàchờ con nước ngược để qua lại những khu vực cua cong nguy hiểm, nhất là khuvực có cầu vượt không đảm bảo độ cao tĩnh không theo qui định Do đó đườngthủy nội địa có tính chất đặc thù riêng biệt có những tính năng ưu, nhược nhất địnhkhi tham gia giao thông bằng đường thủy Vì vậy đường thủy nội địa có những đặctrưng riêng của nó không giống như các loại hình giao thông khác

Báo hiệu đường thủy nội địa :

Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bịphụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đườngthuỷ nội địa

Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:

Trang 4

- Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy.

- Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trínguy hiểm khác trên luồng

- Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉdẫn các tình huống có liên quan đến luồng

Quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:

Khảo sát, theo dõi, thông báo tình trạng thực tế của luồng; tổ chức giaothông; thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thôngđường thuỷ nội địa

Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trìnhphục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý,bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phụchậu quả lụt, bão

1.1.2 Sự cần thiết quản lý, bảo trì đường thủy nội địa:

Cùng với các loại hình hệ thống giao thông trên cả nước như đường không,đường bộ, đường sắt thì hệ thống giao thông đường thủy nội địa có vị trí, vai trò rấtquan trọng trong hệ thống giao thông nước ta hiện nay Đường thủy nội địa có tính

ưu việt là vận chuyển được khối lượng hàng hóa siêu trường, siêu trọng gấp nhiềulần so với các loại hình giao thông khác mà giá thành vận chuyển lại thấp hơnmang lại hiệu quả kinh tế cao so với các phương thức vận tải khác Đặc biệt là khuvực đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông, kênh chằng chịt đan xen nhautạo thành mạng lưới giao thông phong phú và đa dạng, do đó vận tải thủy phát triểnrất lớn chiếm tới hơn 70% khối lượng hàng hóa lưu thông trong vùng mang lại lợiích kinh tế cao cho toàn khu vực

Xuất phát từ thực tế hiện nay, bên cạnh những ưu điểm mà sông kênh bantặng thì có một số biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đường thủynội địa của một số các cơ quan chức năng làm cho chất lượng giao thông thủy cómột số hạn chế nhất định, luồng tuyến chưa được thông thoáng, người tham giagiao thông chưa thực sự an tâm về chất lượng và độ tin cậy về an toàn giao thông

Vì vậy để đảm bảo cho phương tiện thủy lưu thông được an toàn, thông suốt thìcông tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là cần thiết để duy trì và đảm bảo giaothông luôn được xuyên suốt cho phương tiện hoạt động trên các tuyến đường thủynội địa

1.2.3 Vai trò của cơ quan quản lý đường thủy nội địa :

Vai trò của cơ quan quản lý đường thủy nội địa là quản lý nhà nước về lĩnhvực đảm bảo an toàn giao thông bằng hệ thống các văn bản pháp luật về giao thôngđường thủy nội địa, có trách nhiệm phối hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quanchức năng và các ban ngành địa phương để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi

Trang 5

cản trở, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địatrên phạm vi được giao quản lý để giao thông được thông suốt

Trong hoạt động giao thông thường ngày trên các tuyến đường giao thôngnói chung và giao thông đường thủy nội địa nói riêng thi thoảng lại có những vụviệc vi phạm về trật tự an toàn giao thông xảy ra Về đường thủy nội địa, nơi thìtàu bè va chạm nhau chìm đắm gây ách tắc luồng; nơi thì phương tiện, chợ nổi hoạtđộng trên sông lấn chiếm luồng tàu chạy và cũng có nơi nhà cửa xây cất lấn chiếmhành lang bảo vệ luồng v.v Do vậy vai trò quản lý nhà nước của cơ quan quản lýđường thủy nội địa phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết được vấn đề này làrất quan trọng Nếu làm tốt vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề này thì giảmthiểu được rất nhiều tổn thất đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân,ngược lại nếu làm không tốt, buông lỏng công tác quản lý thì thiệt mà hậu quả nógây là rất lớn ảnh hưởng chung tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội củađất nước

Do đó để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tảithủy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì vai trò quản lý nhànước của các cơ quan chuyên môn lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu và bức thiếthơn bao giờ hết để giảm thiểu tối đa những thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhànước và nhân dân

1.2 Quan điểm của Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông :

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đề cập đến phát triển giaothông : “Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bảnkết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đườnghàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cải tạo, nâng cấp và xâydựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện,đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt của dân

cư và giảm nhẹ thiên tai”

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh :”Hoàn thiện kếtcấu hạ tầng cả nước Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, dứtđiểm kiên quyết hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế then chốttheo hướng hiện đại và tương đối đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khucông nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế Hoàn thiện cơ bản mạng lướigiao thông thiết yếu, đường ven biển, đường vành đai biên giới”

1.3 Pháp luật của Nhà nước về phát triển giao thông đường thuỷ nội địa :

Luật Giao thông Đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 Trích Điều 5 của Luật Giao thông đường thủy nội địa như sau :

Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷnội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế

Trang 6

trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so vớicác loại hình giao thông khác

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷnội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyênngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giaothông đường thuỷ nội địa bền vững

Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải qui định về quản lý đường thủy nội địa Trích Điều 4 thông tư này về phân loại đường thủy nội địa như sau :

Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia,đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng

1 Đường thuỷ nội địa quốc gia là tuyến đường thuỷ nội địa nối liền cáctrung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục

vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thuỷ nội địa có hoạtđộng vận tải thuỷ qua biên giới

2 Đường thuỷ nội địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm

vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụcho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

3 Đường thuỷ nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùngnước cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng với đường thuỷ nội địa quốc gia hoặcđường thuỷ nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổchức, cá nhân đó

Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải qui định về hoạt động của Cảng, Bến thủy nội địa Trích Điều 5 Thông tư này qui định điều kiện hoạt động với bến khách ngang sông như sau :

1 Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phùhợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; có địahình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi

2 Có đường, cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống antoàn, thuận tiện; có đủ trang thiết bị để phương tiện neo buộc chắc chắn, an toàn;

có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm

3 Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định

4 Có nơi chờ cho hành khách; có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé

5 Đối với bến khách ngang sông được phép chở ô tô thì đường lên xuốngbến phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại ô tô được phép chở ngangsông

Trang 7

6 Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này cấpGiấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Thông tư số 37/2010/TT-BGTVT ngày 1/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải qui định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó với sự cố thiên tai

và cứu nạn trên đường thủy nội địa Trích Điều 8 Thông tư này qui định Ban phòng chống lụt bão cơ sở như sau :

1 Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở gồm: các đơn vị quản lý đường thủynội địa khu vực, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực; Thanh tra giao thông ĐTNĐ; các Doanhnghiệp được đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, cácđơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt

là Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở) do Thủ trưởng các đơn vị cơ sở thành lập.Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ củaBan Chỉ huy PCLB & TKCN cấp trên trực tiếp

2 Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở:

a) Lập phương án PCLB & TKCN chi tiết phù hợp với điều kiện thực tế, vàchức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

b) Phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương thực hiện các biện phápthích hợp nhằm chủ động PCLB & TKCN trong phạm vi quản lý của đơn vị;

c) Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra các kết cấu hạ tầng giao thôngđường thủy nội địa có liên quan đến công tác PCLB & TKCN; xác định các côngtrình xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng của lụt, bão và sự cố thiên tai; kiểm tranhà cửa, kho tàng, vật liệu, trang thiết bị thi công, thông tin liên lạc, trang thiết bị,vật tư dự phòng trước mùa mưa bão;

d) Trực tiếp và tham gia thực hiện các công việc sau:

- Trực tiếp chỉ huy ứng cứu, khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, lụt, sự cốthiên tai và tai nạn gây ra; đảm bảo giao thông thông suốt và khôi phục sản xuấtnhanh nhất trong mọi tình huống;

- Lập hồ sơ thiết kế, dự toán đối với các công trình bảo vệ, gia cố, sửa chữakhắc phục hậu quả bão, lụt, sự cố thiên tai, thảm họa; trực tiếp giám sát, chỉ đạoviệc sửa chữa, gia cố, bảo vệ các công trình;

- Mua sắm, tập kết và thường xuyên duy trì bảo quản các vật tư, trang thiết

bị, phương tiện dự phòng cho công tác PCLB & TKCN phù hợp, đúng tiến độ, sốlượng, chủng loại và chất lượng;

- Bố trí nhân lực, thực hiện chế độ trực ban, tuần tra, chốt gác công trìnhxung yếu và các khu vực trọng điểm trong mùa mưa, bão

đ) Thường xuyên liên lạc với Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cấp trên hoặc cơquan quản lý cấp trên để có thông tin nhanh nhất về tình hình bão, lụt, sự cố thiêntai, thảm họa và tai nạn xảy ra;

Trang 8

e) Tổng kết, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân,tập thể trong công tác PCLB & TKCN của đơn vị.

Tóm lại : Đường thuỷ nội địa cũng như các loại hình giao thông khác, khi

nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đưa vào quản lý khai thác phục vụ nhu cầu vận tảithủy và phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì việc quản lý, bảo trì là nhiệm vụtất yếu để duy trì tuổi thọ của công trình và đảm bảo an toàn cho người và phươngtiện khi tham gia giao thông

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CỦA ĐOẠN ĐOẠN QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY

NỘI ĐỊA SỐ 13 TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.1 Đặc điểm tình hình chung :

Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 tiền thân là Đoạn Quản lý Đườngsông số 5 được thành lập theo Quyết định số 121/QĐ-TC ngày 02/6/1977 của Phâncục Đường sông Qua nhiều lần đổi tên (nay là Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa

số 13) trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, là tổ chức sự nghiệp công lậpthừa hành nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đườngthủy nội địa và thực hiện dịch vụ công ích sửa chữa, bảo trì đường thủy nội địa trêncác tuyến sông, kênh do trung ương quản lý thuộc địa bàn tỉnh An Giang, KiênGiang và một phần của thành phố Cần Thơ

2.1.1 Về tuyến luồng:

Cả nước hiện nay có 6.658,6 km tuyến đường thủy nội địa quốc gia do CụcĐường thủy nội địa Việt Nam quản lý, bảo trì theo công bố tại Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông Vận tải Trong đó theo phân địnhcủa Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tại Quyết định số 467/QĐ-CĐTNĐ củangày 30/6/2009 thì Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 được giao quản lý,bảo trì 20 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 541,55km nằm trong vùng Tứ giácLong Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần của thành phốCần Thơ Bao gồm các tuyến :

1 Tuyến sông Hậu – 70,55km; 2 sông Hậu (nhánh cù lao Ông Hổ) –10,8km; 3 sông Châu Đốc – 1,5km; 4 kênh Vĩnh Tế – 8,5km; 5 sông Vàm Nao –6,5km; 6 sông Hậu (nhánh Năng Gù Thị Hòa) – 16km; 7 rạch Ông Chưởng –21,8km; 8 rạch Khe Luông – 1,5km; 9 sông Cái Lớn – 13,6km; 10 sông Cái Bé– 5,8km; 11 kênh Ông Hiển Tà Niên – 5,2km; 12 kênh Vành Đai – 8km; 13 kênh

Ba Hòn – 5km; 14 kênh Rạch Sỏi Hậu Giang – 59km; 15 kênh Tám Ngàn –36km; 16 kênh Mặc Cần Dưng – 12,5km; 17 kênh Tri Tôn Hậu Giang – 57,5km;

18 kênh Rạch Giá Hà Tiên – 80,8km; 19 kênh Ba Thê – 57km; 20 kênh Rạch GiáLong Xuyên– 64km

Trang 9

Về hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa Đoạn đang quản lý, bảo trì thườngxuyên hàng năm :

*Tổng số báo hiệu : 1.617 (trong đó).

Báo hiệu trên bờ : 889 bộ.

- Loại cột Ф 160 cao 6m đến 8,5m gắn biển báo hiệu tình huống : 193 bộ

- Loại cột Ф 168 cao 6m gắn biển báo hiệu chướng ngại vật: 312 bộ

- Loại trụ đèn 12m, 18m gắn đăng tiêu ngã ba sông : 42 bộ

Báo hiệu tình huống trên cầu : 536 biển

Báo hiệu dưới nước : 192 bộ

- Phao dẫn luồng ≥ Ф 1.200 : 144 bộ

- Phao dẫn luồng ≥ Ф 1.600 : 48 bộ

*Tổng số đèn báo hiệu điện : 637 đèn.

- Đèn lắp đặt trên báo hiệu bờ : 316 đèn

- Đèn lắp đặt trên báo hiệu cầu : 144 đèn

- Đèn lắp đặt trên báo hiệu dưới nước : 177 đèn

* Phương tiện thủy phục vụ công tác : 16 chiếc, gồm :

- Tàu công tác từ 30 cv -:- 65 cv : 10 chiếc

- Tàu công tác từ 174 cv -:- 287 cv : 02 chiếc

- Tàu thả phao ≥ Ф 1.600 trên sông 294 cv : 01 chiếc

- Ca nô cao tốc từ 85 cv -:- 115 cv : 03 chiếc

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

Quyết định số 212/QĐ-CĐTNĐ ngày 31/3/2009 của Cục Đường thủy nộiđịa Việt Nam qui định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Đoạn Quản lý ĐTNĐ

- Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tiến hành đo đạc,cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên cơ sở phương án

kỹ thuật được Cục đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt

Trang 10

- Tham gia giải quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp công tác phòng chống bão

lũ và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên đường thủy nội địa hoặc đảm bảo quốc phòng,

an ninh

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát, theo dõi các tuyến đường thủynội địa quốc gia, phát hiện kịp thời sự biến đổi luồng tuyến, vật chướng ngại và cócác biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện lưu thông trêntuyến Theo dõi thủy văn và lưu lượng vận tải trên các tuyến đường thủy nội địaquốc gia

- Thông báo định kỳ tình trạng kỹ thuật tuyến luồng

- Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa và chấp thuận phương ánbảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủynội địa

- Đôn đốc, hướng dẫn chính quyền địa phương trong việc quản lý các bếnkhách ngang sông theo quy định của pháp luật; phối hợp với chính quyền địaphương trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông chống lấnchiếm hành lang bảo vệ luồng trên đường thủy nội địa Quốc gia

- Tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn giao thông đường thủynội địa theo nhiệm vụ được giao; giải quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp về bảođảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

- Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với xây dựng kết cấu hạ tầnggiao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan chức năng ờ Trung ương

và địa phương trong việc khắc phục sự cố về môi trường giao thông đường thủynội địa

* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì đường thủy nội địa quốc giatrong phạm vị trách nhiệm được giao bao gồm :

- Xây dựng phương án kỹ thuật, lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách vốn

sự nghiệp kinh tế hàng năm trình Cục Đường thủy nội Việt Nam phê duyệt

- Căn cứ phương án kỹ thuật và dự toán công tác sửa chữa, bảo trì đườngthủy nội địa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện hoặc tổ chức lựachọn nhà thầu, ký hợp đồng với các doanh nghiệp để thực hiện

2.1.3 Tổ chức bộ máy :

Về chính quyền:

Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 được thành lập và hình thành trên

cơ sở 04 phòng nghiệp vụ gồm: (phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kinh tế Kếhoạch, phòng Kỹ thuật và phòng Kế toán tài vụ); 08 đơn vị Trạm Quản lý Đườngthủy nội địa trực thuộc (1 Trạm Quản lý ĐTNĐ Hòn Đất – quản lý 64,25km; 2.Trạm Quản lý ĐTNĐ Kiên Lương – quản lý 52,5km; 3 Trạm Quản lý ĐTNĐLong Xuyên – quản lý 79,3km; 4 Trạm Quản lý ĐTNĐ Rạch Sỏi – quản lý65,92km; 5 Trạm Quản lý ĐTNĐ Châu Đốc – quản lý 59,45km; 6 Trạm Quản lý

Trang 11

ĐTNĐ Châu Phú – quản lý 77,9km; 7 Trạm Quản lý ĐTNĐ Thạnh An – quản lý62,03km; 8 Trạm Quản lý ĐTNĐ Tri Tôn – quản lý 80,2km) và 01 Đội Cơ khíCông trình chuyên làm công tác sửa chữa báo hiệu, phương tiện cho các đơn vị.Với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị là 117 người, trải đều trên địabàn các tỉnh, thành phố như: An Giang, Kiên Giang và một phần thuộc thành phốCần Thơ

Về tổ chức cơ sở Đảng:

Đảng bộ cơ sở Đoạn quản lý Đường thủy nội địa số 13 trực thuộc Đảng bộCục Đường thủy nội địa Việt Nam, có 05 chi bộ trực thuộc (gồm: Chi bộ 1, 2, 3, 4,5) nằm trên địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, và một phần thuộc thành phốCần Thơ Toàn Đảng bộ hiện có 35 đàng viên chính thức và 02 đảng viên dự bị

2.2 Những kết quả đạt được và nguyên nhân :

2.2.1 Kết quả đạt được :

Trong thời gian qua lãnh đạo, viên chức và người lao động của Đoạn Quản

lý Đường thủy nội địa số 13 đã triển khai thực hiện công tác Quản lý, bảo trìthường xuyên Đường thuỷ nội địa thuộc vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địanhư sau :

* Công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa nâng cao hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông :

Hàng tuần các Trạm Quản lý Đường thủy nội địa trực thuộc cùng vớiphương tiện, thiết bị dụng cụ chuyên dùng tiến hành kiểm tra tuyến bằng tàu côngtác trên phạm vi toàn tuyến được giao quản lý; kết hợp với công tác duy tu, bảodưỡng hệ thống báo hiệu, phát quang cây cối che khuất tầm nhìn báo hiệu, chỉnh,trục phao về đúng vị trí theo phương án được duyệt Trong quá trình kiểm tra thămtuyến làm việc địa phương ven sông về tuyên truyền pháp luật giao thông đườngthủy nội địa và kết hợp xử lý những phát sinh gây ảnh hưởng đến tuyến luồng

Trong năm 2012 các đơn vị hoàn thành công tác kiểm tra tuyến thườngxuyên đúng định mức, định ngạch được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phêduyệt để đảm bảo an toàn giao thông thường xuyên thông suốt trên phạm vi đượcgiao quản lý 541,55km tuyến đường thủy nội địa quốc gia Phát hiện, xử lý kịp thờinhững tồn tại, phát sinh trên đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa bàn tỉnh AnGiang, Kiên Giang và một phần thuộc thành phố Cần Thơ

Bảo dưỡng, duy trì hệ thống phao tiêu, báo hiệu dẫn luồng 2 lần/năm theophương án đảm bảo giao thông được phê duyệt Báo hiệu luôn đảm bảo màu sắchướng dẫn luồng cho phương tiện thủy lưu thông trên tuyến gồm: 1.617 báo hiệucác loại, trong đó (báo hiệu gắn trên cột, trụ đèn, trên cầu và thước nước là 1.425biển các loại; báo hiệu dưới nước 192 phao dẫn luồng; đèn năng lượng gắn trênbáo hiệu đường thủy nội địa là 637 đèn)

Trang 12

Định kỳ 1 tháng/lần phối hợp với các cơ quan chức năng và lực lượng liên

ngành của địa phương, tổ chức các đợt kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao

thông của cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, công trình xây dựng, chợ

nổi nhằm thiết lập trật tự an toàn giao thông trên tuyến, đảm bảo an toàn giao

thông thông suốt Đặc biệt là xử lý các phương tiện neo đậu lấn chiếm luồng trong

phạm vi hành lang an toàn các cầu vượt sông, các trọng điểm diễn biến phức tạp về

mùa lũ và trong dịp lễ tết, lễ hội hàng năm

Thường xuyên kiểm tra, đo dò luồng lạch, khảo sát tình trạng diễn biến của

luồng vào mùa nước kiệt trên các tuyến sông, kênh Kịp thời lắp đặt bổ sung báo

hiệu thông báo chiều sâu hạn chế cho 07 đoạn cạn cục bộ, báo hiệu vật chướng

ngại nguy hiểm trên luồng cho 05 vị trí đang tồn tại và thông báo luồng bằng văn

bản trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho các phương thủy được biết

để lưu thông an toàn Các tuyến kênh bị khan cạn cục bộ gây ảnh hưởng đến giao

thông thủy, số liệu cụ thể như sau:

TT (vị trí đoạn cạn) Tên sông, kênh

Bãicạn(trọngđiểm)

Các đặc trưng của luồng năm 2012 Độ

sâu (h)

Mực nước (H)

Cao

độ (Z)

Chiề u rộng (B)

Chiều dài (L)

Ngày thán

g đo

1 K Ông Hiển Tà Niên

Km 0 -:- km 5+200

Đoạn cạn 2,10 +0,60 -1,50 18 5.200 23/4

2 K Rạch Giá Long Xuyên Tại km

Kênh Mặc Cần Dưng

Km 5+00 -:- km

10+500

Đoạn cạn 1,60 +0,30 -1,30 22 5.500 23/3

Thực hiện quản lý cơ sở hạ tầng, thống kê theo dõi mực nước, phương tiện,

thường trực đảm bảo ATGT và hướng dẫn pháp luật tại 08 Trạm Quản lý Đường

thủy nội địa và văn phòng Đoạn Số liệu thống kê phương tiện lưu thông trên tuyến

của các trạm (từ 1/1/2012 đến 31/12/2012), thời gian thống kê 12 giờ/ngày, cụ thể

như sau:

Trang 13

- Phương tiện hàng hóa : Tổng số 860.123 lượt/năm với 43.434.090 tấn

hàng hóa thông qua Bình quân là 2.356 lượt/ngày với 118.997 tấn hàng hóa tăng10% so với cùng kỳ năm 2011 Các tuyến có lưu lượng lưu thông cao là kênh RạchGiá Hà Tiên với số liệu bình quân là 503 lượt/ngày, kênh Ông Hiển Tà Niên là 466lượt/ngày, thấp nhất là kênh Tám Ngàn là 54 lượt/ngày

- Phương tiện hành khách : Tổng số 37.309 lượt/năm với 1.196.322 ghế,

bình quân là 102 lượt/ngày với 3.277 ghế tăng 7% so với cùng kỳ 2011 Cao nhất

là tuyến Ông Hiển Tà Niên là 88 lượt/ngày, thấp nhất là kênh Vĩnh Tế 1 lượt/ngày

Số liệu mực nước thuỷ văn các Trạm theo dõi được cập nhật như sau:

- Về mùa lũ mực nước thủy văn trên các tuyến sông, kênh lên chậm và cònthấp hơn cùng kỳ năm 2011 từ (10 -:- 148)cm Mực nước cao nhất tại Châu Đốctrên sông Hậu đạt 290cm ngày 17/10/2012 thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 167cm

- Về mùa kiệt nắng nóng kéo dài, mực nước thủy văn trên một số tuyếnsông, kênh đều xuống thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 từ (6 -:- 18)cm Mựcnước thấp nhất tại Châu Đốc trên sông Hậu đạt -58cm ngày 30/4/2012, thấp hơncùng kỳ năm 2011 là 18cm

Cùng kỳ 2011

Trị số Thời gian

Cùng kỳ 2011 Châu

Đốc Ngã 3 Châu Đốc trênsông Hậu (212+100) 17/10/2012 290 14/10/2011 457 30/4/2012 -58 07/5/2011 -40Châu

348 28/10/2011

-42 15/5/2012

-36 13/5/2011

Hòn

Đất

Kênh Rạch Giá Hà Tiên 5+740

63 27/9/2012

83 30/10/2011

-24 26/4/2012

-25 15/6/2011

Kiên

Lương

Kênh Rạch Giá Hà Tiên

Km 59+740

73 30/9/2012

182 31/11/2011

30 26/6/2012

18 28/7/2011

Long

Xuyên

K Rạch Giá Long Xuyên 1+400

231 19/9/2012

298 27/10/2011

-30 11/5/2012

-40 12/5/2011 Thạnh

An K.Rạch Sỏi Hậu Giang26+920

104 30/9/2012

176 31/10/2011

02 17/4/2012

-3 28/4/2011 Tri

Tôn

K Tri Tôn Hậu Giang

26+620

153 30/9/2012

263 23/10/2011

-13 14/5/2012

-15 26/5/2011 Rạch

Sỏi K Ông Hiển Tà Niên5+00

145 21/9/2012

150 01/11/2011

-05 06/5/2012

-10 11/6/2011

Một số tuyến đường thủy nội địa quốc gia đang có công trình thi công vàkhai thác, có hồ sơ phương án thi công theo qui định:

Trang 14

- Tuyến kênh Tri Tôn Hậu Giang, kênh Tám Ngàn thuộc dự án Phát triển cơ

sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (WB5) đang triển khai thi côngnạo vét mở rộng luồng chạy tàu với kích thước nạo vét như sau: Chiều rộng đáyluồng tàu : B=26m; độ sâu chạy tàu : H=3m ứng với mực nước tần suất P=95%;mái dốc nạo vét : m=2,5m; bán kính cong nhỏ nhất : Rmin = 300m

- Trên sông Hậu hiện có 07 ví trí của các doanh nghiệp khai thác cát trênsông được UBND tỉnh An Giang cấp giấy phép khai thác tài nguyên cát sông Vịtrí khai thác hầu hết đều nằm giữa sông lấn vào luồng chạy tàu

- Cống ngăn mặn Ba Hòn tại km 5+00 kênh Ba Hòn đóng, mở theo thủytriều để ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng Vì vậy giao thông thủy khu vựcnày thường xuyên bị ách tắc luồng đoạn từ cống Ba Hòn trở ra cửa biển và ngượclại

- Chủ đầu tư Sở Nông nghiệp và phiển Nông thôn An Giang đang tổ chức thicông xử lý chống sạt lở bờ sông trên tuyến sông Hậu đoạn từ km 160+860 -:- km160+963 bờ hữu; đoạn từ km 159+469 -:- km 159+531 phía bờ hữu thuộc phườngBình Khánh, Bình Đức TP Long Xuyên, tỉnh An Giang

Ngoài công tác quản lý, bảo trì thường xuyên, Đoạn còn giao cho Đội Cơkhí Công trình và hợp đồng với các công ty có chức năng thi công các hạng mụccông trình không thường xuyên Cục giao phục vụ công tác bảo vệ kết cấu hạ tầnggiao thông, bao gồm :

- Công trình sản xuất, thay thế báo hiệu hư hỏng trên tuyến kênh Rạch GiáLong Xuyên, kênh Ba Thê, kênh Rạch Sỏi Hậu Giang, kênh Tri Tôn Hậu Giang,nhánh Năng Gù Thị Hòa, rạch Ông Chưởng, sông Hậu : 12 bộ

- Công trình sửa chữa, di dời báo hiệu bị xói lở chân móng trên tuyến kênh

Ba Thê, kênh Rạch Sỏi Hậu Giang, kênh Rạch Giá Hà Tiên, nhánh Năng Gù ThịHòa, sông Hậu : 11 vị trí

- Công trình thanh thải vật chướng ngại cầu tàu bê tông cốt thép cũ từ thờichế độ cũ bị hư hỏng không còn sử dụng nằm trong phạm vi hành lang bảo vệluồng tàu chạy tại km 60+500 bờ hữu kênh Rạch Giá Hà Tiên: 01 vị trí

- Công trình sửa chữa, khôi phục mốc cao độ bị mất mát, hư hòng kênh TriTôn Hậu Giang, kênh Mặc Cần Dưng, kênh Tám Ngàn : 74,5km

- Công trình sửa chữa, nâng cấp nhà Trạm Quản lý Đường thủy nội địa ChâuPhú – xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang : 1 công trình

* Công tác an toàn giao thông :

Tổ chức tuyên truyền triển khai Luật Giao thông đường thuỷ nội địa đến 124

xã, phường ven sông và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giao thông thuỷ.Phối hợp Ban an toàn giao thông tỉnh An Giang, Kiên Giang thực hiện ra quântháng an toàn giao thông hàng năm cùng với các cơ quan chức năng, các cấp chính

Trang 15

quyền địa phương trên phạm vi quản lý, mục đích là tuyên truyền và tác động sâurộng đến ý thức người dân khi tham gia giao thông trên đường thủy nội địa.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Long Xuyên về việc hỗ trợ đảmbảo giao thông thủy khu vực sạt lở bờ sông Hậu phía bờ hữu thuộc phường BìnhĐức, thành phố Long Xuyên Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 đã khẩntrương lắp đặt 02 bộ phao đèn hướng dẫn luồng cho phương tiện lưu thông ngoàihàng phao khu vực sạt lở, tránh đi sát bờ vị trí xói lở tạo thành dòng nước chảy siếtnguy hiểm đến người và phương tiện

Từ năm 2010 -:- 2012 phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địaphương tổ chức 03 hội nghị An toàn giao thông : 01 hội nghị tại huyện Tân Hiệp,tỉnh Kiên Giang, 02 hội nghị tại huyện Chợ Mới và huyện Châu Thành tỉnh AnGiang có nội dung về bảo vệ hành lang, chống lấn chiếm luồng trong kênh và bảo

vệ kết cấu hạ tầng giao thông được các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan thamgia tích cực

Qua các lần Hội nghị an toàn giao thông cho thấy hình thức tuyên truyềnnày rất có hiệu quả, cơ quan chức năng đã trực tiếp giải đáp những kiến nghị củangười dân trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường thủy nội và tiếp thu những ýkiến đóng góp thiết thực của tổ chức, cá nhân về một số văn bản pháp luật còn bấtcập, chồng chéo trong công tác quản lý của ngành để kiến nghị lên cấp có thẩmquyền kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của cácđịa phương

Thường xuyên theo dõi, cập nhật tổng hợp báo cáo của đơn vị cấp dưới vềdiễn biến luồng đang xảy ra trên tuyến để kịp thời thông báo hướng dẫn luồng vậntải bị hạn chế trên các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho các tổ chức, cánhân tham gia giao thông biết để có phương án giao thông thích hợp cho mình.Trong năm 2012 thông báo hướng dẫn luồng vận tải về an toàn giao thông trên một

số tuyến quản lý 56 lần

Trên phạm vi quản lý trong năm 2012 xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông và 06

sự cố giao thông thủy làm chết 4 người; so với cùng kỳ năm 2011 giảm 09 vụ, sốngười chết giảm 01 Đánh giá nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông: Vi phạm quitắc tránh vượt 08 vụ (40 %); sự cố tai nạn giao thông như phương tiện bị mắc cạntrên luồng 3 vụ ( 15% ); nguyên nhân khác như phương tiện bị phá nước chìm, bịnghiêng khi lên xuống hàng nước vô hầm máy bị chìm, rác cuốn vào chân vịt đâmvào bờ 09 vụ (55%); không có tai nạn, sự cố nào do nguyên nhân chủ quan từcông tác quản lý luồng

* Công tác phòng chống bão lũ cứu nạn, cứu hộ :

Xây dựng phương án chi tiết công tác phòng, chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn

từ Đoạn đến các đơn vị trực thuộc trước khi lũ về Gia cố vững chắc 09 vị trí neođậu phương tiện của các Trạm, Đội đảm bảo an toàn cho khu vực bến để phươngtiện, thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào khi lũ bão ảnh hưởng trực tiếp

Trang 16

tới khu vực trên địa bàn nhằm hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại về tài sản, cơ sở vậtchất cũng như con người

Chủ động tiến hành phân bổ kinh phí cho các đơn vị ngay sau khi có quyếtđịnh phê duyệt phương án và dự toán công tác phòng chống lụt, bão của cấp trên

để kịp thời mua vật tư, nhiên liệu triển khai các biện pháp phòng, chống, nhằmgiảm thiểu các thiệt hại thấp nhất khi lũ bão gây ra

Lập kế hoạch phối hợp với các địa phương ven sông, kênh triển khai côngtác phòng, chống bão lũ, bố trí tàu công tác thường trực hỗ trợ công tác cứu hộ tạicác khu vực xung yếu, nguy hiểm trên địa bàn quản lý như các khu vực cầu bắcqua sông, khu vực cua cong nguy hiểm, những đoạn sông thường có dòng xoáynước chảy mạnh phương tiện, nhà cửa dễ bị nước cuốn trôi bao gồm 03 khu vực :cầu Cái Sắn, cầu Rạch Sỏi và cầu 13

Thường xuyên theo dõi tình hình thủy văn, khi mực nước tại Châu Đốc đạtbáo động cấp I (3,0m) hoặc mưa bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn quản lý tất cảcác đơn vị từ văn phòng Đoạn đến các Trạm trực thuộc bố trí người và phương tiệnthường trực 24/24h, nắm bắt thông tin chỉ đạo của cấp trên, của địa phương về diễnbiến bão lũ xảy ra để chủ động ứng phó

Triển khai lắp đặt bổ sung 02 báo hiệu dẫn luồng tại khu vực cầu 13 kênhTri Tôn Hậu Giang; đây là một trong những khu vực ngã tư rất nguy hiểm giaonhau giữa kênh Tám Ngàn và kênh Tri Tôn Hậu Giang tạo thành dòng nước xoáychảy mạnh ngay chân cầu; hàng năm đều xảy ra tai nạn chìm đắm phương tiện khuvục này

Thu hồi 30 bộ phao bãi cạn Ф 1300 trên sông Hậu, điều chỉnh 48 phao dẫnluồng ≥ Ф 1600 trên sông Hậu và sông Vàm Nao về sát bờ khi mùa lũ về, tránh để

lũ cuốn trôi gây hư hỏng mất mát như các năm trước Phương tiện công tác vànhân lực luôn thường trực sẵn sàng triển khai ứng phó với mọi tình huống bão, lũxảy ra; chấp hành nghiêm chỉnh công điện của Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bãocủa cấp trên và địa phương khi có lệnh điều động ứng cứu các địa phương nằmtrong vùng bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra

* Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật :

Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và ký cam kết bảo vệkết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ : 431 lần/năm

Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp xã, phường, thị trấn về giảiquyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo, trật tự an toàn giao thông trên tuyến : 220lần/năm

Duy trì thường xuyên biển pa nô tuyên truyền Luật Giao thông đường thủynội địa trên tuyến : 20 vị trí

Triển khai tờ rơi tại các bến khách ngang sông về “ Mặc áo phao, sử dụngcặp phao và dụng cụ nổi khi đi đò “ : 372 tờ/năm

Trang 17

Dán Áp phích “ Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông ĐTNĐ “ tại cácbến phà, đò, khu dân cư : 240 tờ/năm.

Cấp phát tờ rơi “ tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủycho các xã ven sông để tuyên truyền : 500 tờ/năm

Cấp phát cuốn luật giao thông ĐTNĐ cho các xã, phường: 150 cuốn/năm.Dán Áp phích “ nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông ĐTNĐ là tráchnhiệm của mọi người “ tại các nơi công cộng : 90 tờ/năm

Tuyên truyền trực tiếp Luật Giao thông ĐTNĐ đối với các bến khách ngangsông, bến đò dọc tuyến, người tham gia giao thông: 269 lần/năm

* Công tác phối, kết hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT trên tuyến :

Phối hợp với các đơn vị liên ngành gồm: Cảnh sát giao thông đường thủytỉnh An Giang, Chi cục Đăng kiểm An Giang, Thanh tra giao thông tỉnh An Giang,Đội Thanh tra GTĐTNĐ số 7, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực IV và các đơn vị liênngành tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ Tồng kiểm tra trong năm 2012: 1550trường hợp, trong đó đã xử lý như sau:

- Giải tỏa phương tiện đậu trên luồng, khu vực chợ nổi trên sông: 319 lượtphương tiện

- Kiểm tra, nhắc nhở các bến khách ngang sông về đảm bảo an toàn, trangthiết bị trên phương tiện, bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn : 70 lượt bến

- Kiểm tra bến thủy nội địa về giấy phép hoạt động của bến và công tác đảmbảo an toàn giao thông, thường xuyên duy trì bảo dưỡng báo hiệu tại bến : 170 bến

- Kiểm tra bến khách ngang sông ( cả bến phà ) về đảm bảo trật tự an toàngiao thông, trang thiết bị, bằng cấp chứng chỉ chuyên môn : 233 trường hợp

- Ký cam kết đối với các bến khách ngang sông thực hiện các quy định vềđảm bảo, trật tự an toàn giao thông đối với bến, phương tiện : 375 trường hợp;

- Lập biên bản đình chỉ thi công đối với phương tiện nạo vét luồng khi chưa

có phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy : 1 trường hợp;

- Lập biên bản giải tỏa chà, đáy cá trên tuyến : 17 trường hợp;

- Lập biên bản vi phạm về xây dựng kè, đổ đất đá, xây dựng nhà sàn trênhành lang bảo vệ luồng : 19 trường hợp;

- Kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở đơn vị thi công công trình cầu kênh E lắpđặt báo hiệu theo quy định : 8 lần;

- Lập biên bản đình chỉ việc sửa chữa và thi công nhà sàn trên hành lang bảo

vệ luồng 13 trường hợp, xử lý vi phạm 5 trường hợp

- Hướng dẫn đơn vị thi công công trình cầu lắp đặt báo hiệu trên cầu, nhằmđảm bảo an toàn giao thông thủy : 4 lần

Trang 18

- Lập biên bản đình chỉ thi công nhà ven sông trên hành lang bảo vệ luồng :

4 trường hợp

- Hướng dẫn phương tiện bơm hút cát thực hiện các biện pháp về đảm bảo

an toàn, làm thủ tục xin phép theo quy định : 16 trường hợp

- Lập biên bản đối với trường hợp xây dựng công trình cầu vượt sông khichưa có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông thủy và chưa thực hiệnphương án đảm bảo an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền duyệt : 13 trườnghợp

Tổng hợp giá trị sản lượng thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì thường xuyên trên 20 tuyến đường thủy nội địa quốc gia từ năm 2010 -:- 2012 như sau :

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TT Hạng mục Khối

lượng Giá trị (triệu

đồng)

Khối lượng Giá trị (triệu

đồng)

Khối lượng Giá trị (triệu

3 Thanh thải vật chướng

ngại trên luồng

1vị trí 146 1vị trí 155

Trang 19

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TT Hạng mục Khối

lượng

Giá trị (triệu đồng)

Khối lượng

Giá trị (triệu đồng)

Khối lượng

Giá trị (triệu đồng)

5 Đóng mới tàu công

tác

1chiếc 1.065

6 Sửa chữa phương tiện

7 Sửa chữa nhà Trạm 1trạm 146 1trạm 320 1trạm 228

8 Công tác phòng chống

lụt, bão

So với kế hoạch giao Đạt 100% Đạt 100% Đạt 100%

Giá trị sản lượng nhà nước đầu tư cho Đường thủy nội địa hàng năm đềutăng, nhưng do giá vật tư, nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, nên việc việc đầu tư nâng cao năng lực và hiệu quản lý của ngành vẫnchưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại, chưa giải quyết triệt để các tồn tại trêntuyến

* Công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng:

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạođức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ công nhân viên phát huy truyền thống yêunước của dân tộc Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ công nhân viên nắm vững

và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểmsai trái, những biểu hiện mất dân chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổchức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán

bộ, đảng viên

Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống nâng cao tínhtiên phong gương mẫu, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề ra

và thực hiện các biện pháp có hiệu lực chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa

cá nhân; ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểuhiện tiêu cực khác

* Công tác tổ chức - cán bộ:

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w