1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7

11 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Khi sử dụng PHT sẽ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động, phát huy năng lực độc lập nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn cho học sinh phương ph

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẦN ĐỀ

1 Mục đích yêu cầu

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ:

“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” Qua đó cho thấy nhiệm vụ quan trong nhất của người giáo viên khi đứng lớp là cần phải “phát huy năng lực độc lập trong học tập của học sinh” từ đó nâng cao tính sáng tạo cho các em

2 Vai trò của phiếu học tập

Phiếu học tập giúp học sinh biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ của chính mình khi nghiên cứu một nội dung sinh học thành một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh

Khi sử dụng PHT sẽ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động, phát huy năng lực độc lập nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn cho học sinh phương pháp tư duy khái quát có khả năng chuyển tải thông tin ở mức độ cao hơn Quan trọng hơn cả là giúp học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa nắm vững

Trang 2

Chuyên đề “ Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7 ”

phương pháp tái tạo cho bản thân kiến thức đó, phát triển năng lực tự học và thói quen tự học, sáng tạo, giúp học sinh có thể tự học suốt đời - đây là một trong những yêu cầu căn bản của lý luận dạy học nói riêng

Theo tác giả giáo sư Trần Bá Hoành cuốn "Kỹ thuật dạy học sinh học - 1996"

có viết: “Trong cách dạy học tích cực khi sử dụng phiếu học tập có sự giao tiếp

thường xuyên qua lại giữa thầy với trò, giữa trò với trò, bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động học tập do thày tổ chức”.

Từ nhận định trên cho thấy phiếu học tập có vai trò: thông tin được truyền nhanh (bằng thị giác) và lưu giữ trong óc học sinh lâu hơn Với thời gian định lượng được tính toán sẵn học sinh có thời gian suy nghĩ, thảo luận lâu hơn Ngoài ra phiếu học tập dễ động viên đa số học sinh tích cực hoạt động, học sinh có thể phát hiện được năng lực tiềm ẩn, cảm xúc của mình để xây dựng sự say mê môn học, đồng thời phiếu học tập tiết kiệm được thời gian trên lớp của giáo viên chủ động hoàn thành tiết học

Như vậy phiếu học tập có vai trò rất lớn hình thành kĩ năng tự lực, sáng tạo và tích cực của học sinh, vì lẽ đó cho nên tổ Toán – Lý – Hóa – Sinh chúng tôi chọn hướng nghiên cứu “Sử dụng phiếu hôc tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Sinh học 7” nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh học 7 nói riêng và chất lượng dạy học nói chung ở trường THCS Mỹ Phước A

II THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, trao đổi với đồng nghiệp dạy Sinh học trong trường THCS Mỹ Phước A, về phương pháp dạy học dùng PHT trong dạy học một số bài Sinh học 7 theo các mức độ như sau :

- Thường xuyên

- Không thường xuyên

- Ít sử dụng

Trang 3

- Không sử dụng Kết quả điều tra:

- Thường xuyên : 0%

- Không thường xuyên : 25%

- Ít sử dụng : 25%

- Không sử dụng : 50%

Từ kết quả trên cho thấy: Hiện nay phần lớn giáo viên còn sử dụng PHT chưa thường xuyên để phát huy năng lực độc lập trong quá trình dạy học Một số giáo viên khác có sử dụng PHT nhưng thường chỉ sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hoặc khâu kiểm tra đánh giá hoặc chỉ sử dụng vào việc tái hiện kiến thức chưa đạt được khả năng phát huy tính tự lực, độc lập làm việc của học sinh trong việc tìm kiến thức mới

Qua thực tế tiếp xúc những giờ dạy môn Sinh học 7 cho thấy nhiều giờ dạy một số giáo viên tuy có sử dụng phiếu học tập (PHT) nhưng còn lúng túng về phương pháp sử dụng, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh Vì gặp khó khăn trong sử dụng PHT nên giáo viên thường bỏ qua, chỉ dạy bằng thuyết trình nội dung bài học nên gây trở ngại cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh

Từ những thực trạng trên và mong muốn góp phần bé nhỏ của tổ chuyên môn vào việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực, tự lực trong dạy học Sinh học Chúng tôi thấy, việc nghiên cứu sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 7 nói riêng là hết sức cần

thiết Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp “Sử dụng phiếu học tập

để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Sinh học 7 THCS ”

PHẦN II

Trang 4

Chuyên đề “ Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7 ”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm phiếu học tập

Về khái niệm phiếu học tập, tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã xây dựng

khái niệm như sau: “Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải dùng các

phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh ”

Nội dung hoạt động hoặc thông tin cần mang đến cho học sinh được cô đọng trong phiếu học Từ các ô, học sinh tự mình khái quát được nôi dung, mối quan hệ và

so sánh các thông tin trong phiếu học tập tạo nên quá trình tư duy và tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp vào bộ não học sinh Từ phiếu học tập các học sinh khi được hoạt động nhóm có cơ hội tương tác với các bạn trong nhóm hình thành nên những mối quan hệ xã hội tạo nên nhân cách của học sinh, phát huy hết năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh

Vậy theo tôi, phiếu học tập về mục tiêu nó là một trong những công cụ cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh, là công cụ hữu hiệu trong việc xử lý thông tin đa chiều

2 Cấu trúc phiếu học tập:

Về giá trị dạy học, thì phiếu học tập là tài liệu hướng dẫn học, nghĩa là hướng dẫn học sinh trình tự thực hiện các thao tác, để tìm ra được kết quả học tập Do vậy thành phần cấu tạo của phiếu học tập bao gồm:

- Phần dẫn hay là dẫn dắt

Trang 5

- Phần hoạt động hay là các công việc thực hiện.

- Thời gian hoàn thành

- Đáp án (Sẽ có ở phần riêng)

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Sử dụng PHT để hình thành kiến thức, phát triển năng lực nhận thức.

Trong khi hình thành kiến thức mới, học sinh cần được rèn luyện các thao tác trong từng hoạt động học tập Kết quả hoạt động chính là những vấn đề cần học Do vậy khi sử dụng PHT nên phát PHT cho học sinh sau khi viết đề mục của bài lên bảng

Để giúp học sinh nắm vững nhiệm vụ cần giải quyết được ghi trong PHT, nên

có thời gian cho học sinh tự nghiên cứu và nhận thức ra được nhiệm vụ học tập, nếu

có thắc mắc hay có điều gì chưa rõ, giáo viên cần hướng dẫn, sau đó để học sinh tự lực hay theo nhóm hoàn thành công việc được giao Trước khi giáo viên tổng kết nên

để một vài học sinh tự báo cáo kết quả và học sinh ở nhóm khác tham gia, góp ý Nếu học sinh làm đúng, giáo viên tuyên dương và lấy đó là kết luận bài học, giáo viên chỉ nói điều nào chưa đúng, chưa đủ

a Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng quan sát:

Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều hiện tượng đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu 1 hiện tượng trong đó, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng PHT để học sinh tìm tòi kiến thức qua quan sát

+ Ví dụ 1: Khi dạy Bài 2: phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật (mục IV- Vai trò của động vật).

1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho

người:

- Thực phẩm

- Lông

Trang 6

Chuyên đề “ Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7 ”

- Da

2

Động vật dùng làm thí nghiệm:

- Học tập nghiên cứu khoa học

- Thử nghiệm thuốc

3

Động vật hỗ trợ con người

- Lao động

- Giải trí

- Thể thao

- Bảo vệ an ninh

4 Động vật truyền bệnh

+ Ví dụ 2: Khi dạy Bài 12 “Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của

ngành giun tròn” (Để điền các thông tin vào PHT thì HS phải quan sát các hình 14.1

– 14.4 trang 50 /SGS)

TT Đại diện

1 Nơi sống

2 Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu

3 Lớp vỏ cuticun trong suốt

4 Kí sinh ở 1 vật chủ

5 Đầu nhọn đuôi tù.

b Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng phân tích:

Khi đi sâu nghiên cứu một nội dung nào đó cần phân tích, nếu giáo viên không yêu cầu học sinh cần phân tích nội dung gì thì học sinh khó mà rút ra kết luận Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu đọc thông tin, trong SGK rồi từ đó phân tích nội dung nghiên cứu

+ Ví dụ: Khi dạy Bài 25: "Nhện và sự đa dạng và sự đa dạng của lớp hình

nhện" ta có thể sử dụng dạng phiếu học tập sau:

Dựa vào hình trong SGK, nghiên cứu mục 2 Tập tính; hãy sắp xếp sao cho đúng các quá trình:

- Quá trình chăng lưới

Trang 7

- Chăng các sợi tơ vòng 

- Bắt mồi:

Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian 

c Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng so sánh:

Nhiều khi nghiên cứu 1 vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, muốn phân biệt chúng người học không dễ gì xác định được điểm giống nhau và khác nhau đó Do vậy giáo viên cần định hướng cho người học bằng 1 yêu cầu thông qua PHT

+ Ví dụ:

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Bảng : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng với ếch đồng

Đặc điểm

đời sống

Ếch đồng (phần Hs điền) Thằn lằn (cho trước)

Nơi sống

và bắt mồi

Ưa sống và bắt mồi trong nước hoặc các bờ vực nước ngọt.

Ưa sống, bắt mồi nơi khô ráo

Thời gian

hoạt động

Bắt mồi vào lúc chập tối hoặc ban đêm. Bắt mồi vào ban ngày.

Thường ở những nơi tối, không có ánh sáng Thường phơi nắng

Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn.

Trú đông trong các hốc đất khô ráo

Sinh sản

Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng.

Thụ tinh trong, đẻ ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

Trứng nở thành nòng nọc, có biến thái. Trứng nở thành con, trực tiếp

2 Sử dụng PHT để hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức

Hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức thường thực hiện vào cuối chương hay cuối một chủ đề lớn Do vậy học sinh phải được chuẩn bị trước, mà chuẩn bị trước tốt nhất

là chuẩn bị theo PHT Ta có thể cho từng học sinh đủ số phiếu để hệ thống hoá được toàn bộ kiến thức khi ôn tập, học sinh tự hoàn thành ở nhà, đến lớp cho học sinh báo cáo bổ sung, cuối cùng giáo viên tổng kết hệ thống làm nội dung học tập chính thức

Trang 8

Chuyên đề “ Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7 ”

Sau khi học xong 1 bài, 1chương hay 1 học kỳ, giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức 1 cách khái quát nhằm cho học sinh thấy được bức tranh toàn diện những nội dung đã học

+ Ví dụ 1: Bài: 32 THỰC HÀNH: MỔ CÁ

+ Ví dụ 2 :

Bài 30: ÔN TẬP PHẦN I - ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Bảng 1: Các đại diện của ĐVKXS

Ngành Đv

nguyên sinh

Ngành ruột khoang

Các ngành giun Ngành

thân mềm

Ngành chân khớp

- Có roi

- Có nhiều hạt

diệp lục

Trùng roi

- cơ thể hình trụ

- nhiều tua miệng -thường có vách xương đá vôi

Hải quỳ

- cơ thể dẹp

- thường hình lá hoặc kéo dài

Sán dây

- vỏ đá vôi xoắn

ốc

- có chân lẻ

Ốc sên

- có cả chân bơi, chân bò

- thở bằng mang

Con tôm

Mang

( Hệ hô hấp )

Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí.

Tim

( Hệ tuần hoàn )

Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để thu

và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.

Thực quản, dạ dày, ruột, gan

( Hệ tiêu hoá )

Phân hoá rõ rệt thành: thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn được tốt

Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng

trong nước.

Thận

( Hệ bài tiết )

Hai thận giữa màu đỏ tím, sát cột sống Lọc từ máu các chất

không cần thiết để thải ra ngoài.

Tuyến sinh dục, ống sinh dục

( Hệ sinh sản )

Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

Bộ não

( Hệ thần kinh )

Não nằm trong hộp sọ, nối với tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống Điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.

Trang 9

- Có chân giả

- Nhiều kg bào

- Luôn 2 biến

hình

Trùng biến

hình

- cơ thể hình chuông

- thuỳ miệng kéo dài

Sứa

- cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu

- tiết diện ngang tròn

Giun đũa

- hai vỏ đá vôi

- có chân lẻ

Vẹm

- có 4 đôi chân

- thở bằng phổi

và ống khí

Nhện

Trên đây là một số mẫu phiếu học tập và các thao tác sử dụng phiếu học tập nhằm để phát huy năng lực độc lập của học sinh trong quá trình dạy môn Sinh học 7

ở trường THCS

PHẦN III KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

I KẾT LUẬN

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài này của chúng tôi đã thu được những kết quả sau đây:

- Bước đầu hệ thống hoá cơ sở lý luận về sử dụng PHT nhằm phát huy năng

lực độc lập, tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học 7

- Phân tích nội dung chương trình SGK Sinh học 7 chúng tôi đã xác định được

những nội dung kiến thức có thể sử dụng PHT để dạy Sinh học 7

- Tiến hành phân loại PHT theo các tiêu chí khác nhau.

- Xác định qui trình hoàn thành PHT nhằm phát huy năng lực độc lập trong

dạy học Sinh học 7

- Đề xuất biện pháp sử dụng PHT trong khâu hình thành kiến thức mới, khâu

củng cố, hoàn thiện và ôn tập kiến thức

Trang 10

Chuyên đề “ Sử Dụng Phiếu Học Tập Để Phát Huy Năng Lực Đôc Lập Trong Dạy Học Sinh Học 7 ”

- Như vậy bằng việc hoàn thành PHT, học sinh tự đánh giá được hoạt động

tích cực, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của học sinh Khi dùng PHT giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học

- Thực nghiệm sư phạm để thăm dò hiệu quả dạy học của PHT phát huy năng lực

độc lập trong dạy học sinh học 7, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu Với những kết quả thu được, đề tài đã đạt được mục đích đề ra Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và thời gian có hạn nên chúng tôi chưa có điều kiện thực nghiệm trên các khối lớp trong trường THCS Mỹ Phước A

II KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng PHT trong dạy học Sinh học 7 nói riêng và Sinh học THCS nói chung là có hiệu quả và có tính khả thi, đề nghị Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, đưa vào ứng dụng để nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Giáo viên cần tăng cường đầu tư vào tiết dạy một cách công phu và chu đáo hơn, đặc biệt nghiên cứu biên soạn các loại phiếu học tập có chất lượng phù hợp với từng bài từng chương cụ thể

Giáo viên dạy học Sinh học THCS nói chung và sinh học 7 nói riêng cần có sự nghiên cứu, đổi mới PPDH theo những định hướng của chương trình mới để tổ chức bài học với các hoạt động học tập có sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập của học sinh trên lớp một cách có hiệu quả góp phần phát huy tối ưu chất lượng dạy học Sinh học THCS

Cần tiếp tục triển khai thực nghiệm việc sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau ở phạm vi rộng hơn để có thêm những thông tin phong phú về chất lượng PHT nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các PHT nêu trên

Ngày đăng: 27/04/2015, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w