1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về thị trường cà phê của việt nam

24 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 209,63 KB

Nội dung

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAMI, MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch s

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

I, MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo.Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước song việc xuất khẩu cà phê còn gặp nhiều bất cập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệuquả xuất khẩu với măt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng xuất khẩu nói chung

Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là 1 trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đây là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010 Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất

và xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này

1.2 Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến để góp phần phát triển ngành cà phê của nước ta để khai thác hếttiềm năng vốn có của ngành

Trang 2

- Mục tiêu cụ thể: +Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn

đề theo cách hiểu

+Điều tra, khảo sát từ thực tế, phân tích số liệu nhóm em có cái nhìn vừa bao quát vừa

cụ thể trong đề tài nghiên cứu này

+Đề tài này là tiền đề để học và hiểu sâu môn học Thị trường và Gía cả và các môn học khác

+Là cơ sở để dễ dàng làm các đề tài và khóa luận sau này

1.3 Phạm vi nghiên cứu.

+ Không gian nghiên cứu : Thị trường cà phê trong nước và thị trường cà phê xuất khẩu

ra thế giới

+ Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu từ năm 1992 đến nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề đăt ra của chủ đề nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhóm em dung những phương pháp nghiên cứu sau:

+ Thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, internet…

+ Phương pháp phân tích tổng hợp

+ Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh

1.4 Vai trò của cà phê:

+ Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới, mức tiêu thụ trên thế giới ngày càng cao Cà phê ngày nay không những tiêu thụ ở các nước phát triển mà các nước đang phát triển xu hướng uống cà phê cũng đang dần xuất hiện

+ Cà phê còn được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh như: huyết áp cao,suy nhược thần kinh,…Nhật Bản còn áp dụng phương pháp ngâm mình trong bột cà phê để

Trang 3

chữa bệnh và tăng thể lực Ngoài ra cà phê còn được sử dụng trong một số ngành công nghệ thực phẩm và là mặt hàng lớn thứ 2 trên thế giới sau dầu mỏ.

II NỘI DUNG

2 Tình hình sản xuất

2.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam

- Về khí hậu:

Để nước ta thành một trong số nước có lượng cà phê xuất khẩu cao nhất thế giới

hẳn phải có sự dung hòa giữa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, mà trong đó địa lợi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định, thúc đẩy cà phê Việt có những bước tiến nhảy vọt

Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến

8030’ đến 23030’ vĩ độ bắc Với điều kiện khí hậu thuận lợi đem lại cho cà phê Việt Nammột hương vị rất riêng Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến ở nước ta là cây

cà phê vối và cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau Cây cà phê vối ưa thời tiếtnóng ẩm và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam Cà phê chè

ưa thời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp (thấp hơn cà phê vối 5-7 C) nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc

- Về thổ nhưỡng Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy) Các loại đất thường thấy ở Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, gờ nai, đá vôi, dốc tụ đều trồng được cà phê Ở cà phê vườn có khả năng trồng được cả ở nơi có đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê.

Trang 4

Phù hợp với nươc ta có vùng đất bazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung du thích hợp với cây cà phê.

2.2 Các giống cà phê ở Việt Nam hiện nay

Có ba loại gống cà phê:

+Cà phê chè: Coffea arabica L.

+Cà phê vối: Coffea canephora.

+Cà phê mít: Coffea excelsa.

Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít

- Cà phê vối : là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê Khoảng 39% các sản phẩm

cà phê được sản xuất từ loại cà phê này Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới Cà phê vối được trồng đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Đây là 2 vùng chủ lực sản xuất cà phê ở Viêt Nam với năng suất khá cao Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn

- Cà phê chè : Đây là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất trong các loại cà phê, ưa khí hậu

mát mẻ, có khả năng chịu rét Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới,ở Việt Nam cà phê chè thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc tập chung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

- Cà phê mít: Tại Việt Nam cà phê mít trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia

Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê mít phát triển Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê mít

2.3 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

a Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 5

- Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 3.5 tỉ USD Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việcthực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

- Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 –700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số laođộng có thể lên tới 800.000 lao động Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân

- Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế

- Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thựchiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Vì cây cà phêthích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta

b Đối với các doanh nghiệp sản xuất

- Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại

tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợinhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình

- Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các

Trang 6

doanh nghiệp chuyên kinh doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh của mình trong mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.

- Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu

cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ

đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín

c Với người sản xuất cà phê.

- Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thunhập

- Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ

nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ

Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình

- Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ tạo ra việc làm Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước quan tâm cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và các biện pháp

Trang 7

kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê.

1.4.1 Cầu và thị trường nước nhập khẩu.

- Cũng như các loại hàng hóa khác, cà phê xuất khẩu cũng chịu tác động cầu của nước nhập khẩu Nếu nước nhập khẩu mà có nhu cầu cao về cà phê thì xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ tăng trưởng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm giảm

số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê Mặt khác, nhu cầu của nước nhập khẩu về loại cà phê cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cà phê cao nhưng lọai cà phê họ ưa thích là

cà phê chè (Arabica), trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (robusta) thì cũng làm cho xuất khẩu cà phê giảm và ngược lại nếu họ có nhu cầu về cà phê vối thì xuất khẩu cà phê sẽ tăng lên

- Ngoài nhu cầu ra thì thị trường của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê Nếu họ có nhu cầu nhưng dung lượngthị trường nhỏ thì cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê, hoặc những yêu cầu quy định và cách thức cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng tác động đến họat động xuất khẩu cà phê

- Môi trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê cũngảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê Cho dù người tiêu dùng nước đó có nhu cầu cao về cà phê nhưng chính sách của Chính phủ nước đó bảo

hộ thị trường trong nước, dựng lên các hàng rào gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu thì chúng ta cũng khó có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này được Như thị trường Mỹ với các hàng rào về kỹ thuật như đạo luật chống khủng bố sinh học, thủ tục hải quan…cũng gây nhiều khó khăn cho các nước nhập khẩu nông sản vào thị trường này

Trang 8

1.4.2 Giá cả và chất lượng.

- Bất kể hàng hóa nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và bán chạy hơn Với cà phê cũng vậy nếu chất lượng cà phê không tốt thì không những tiêu thụ cà phê kém mà nếu có xuẩt khẩu được cũng bị ép gía thấp nên giá trị xuất khẩu là không cao Ngược lại, chất lượng tốt không những xuất khẩu được nhiều mà giá cả còn cao nên giá trị xuất khẩu sẽ lớn

- Giá cả luôn tác động tới quan hệ cung- cầu Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí là giảm Ngược lại khi giá cà phê cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không tăng những giá trị xuất khẩu lại có thể tăng mạnh

1.4.3 Kênh và dịch vụ phân phối.

- Một kênh phân phối hợp lý sẽ không những giảm chi phí trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu mà còn giúp cho qúa trình xuất khẩu cà phê được nhanh chóng dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin phản hồi từ thị trường nước nhập khẩu cũng như của người cung ứng

- Dịch vụ phân phối tốt sẽ giúp cho khách hàng hài lòng hơn khi mua cà phê Dịch

vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu cà phê Nếu như không có dịch vụ phân phối tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh mà không mua của mình cho dù cà phê của mình có gía rẻ hơn Vì vậy dịch vụ phân phối ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê

1.4.5 Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh như các thể chế, quy định, các rào cản đối với kinh doanh

cà phê của nước nhập khẩu cà phê, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cà phê

Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì dễ làm giảm xuất khẩu cà phê nhất là khi

Trang 9

cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica Chất lượng

cà phê Việt Nam lại thấp hơn các nước khác như Braxin, Colombia, Indonesia Làm cho việc xuất khẩu cà phê của gặp nhiều khó khăn

1.4.6 Yếu tố về sản xuất chế biến

- Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp cho chúng ta khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê Nâng cao được năng suất chất lượng của cà phê, qua

đó tạo điều kiện thuận tiện cho chế biến và xuất khẩu cà phê

Công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu cà phê Nếu chúng ta có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu Tạo ra sức cạnh tranh mạnh cho cà phê xuât khẩu của chúng ta so với các nước xuất khẩu cà phê khác

- Việc phân bố các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới

- Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc vận chuyển cà phê

từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận tiện Cơ sở hạ tầng tốt còn giúp cho việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi Góp phần tăng cao khả năng cạnh tranh của của cà phê xuất khẩu, qua đó nâng cao được kết quả cũng như hiệu quả của xuất khẩu cà phê

1.4.7 Các nhân tố thuộc về quản lý

- Có thể nói con người có ý nghĩa quyết định trong mọi vấn đề, đặc biệt là trongkinh doanh Với kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù có đầy đủ các nhân tố

Trang 10

thuận lợi khác nhưng nếu như không có những công nhân lành nghề, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật cũng như có khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì cũng làm cho hoạt động kinh doanh cà phê không có hiệu quả.

- Ngoài ra, cho dù chúng ta có được mặt hàng cà phê có chất lượng và có sức cạnh tranh cao nhưng không có người am hiểu về kinh doanh xuất nhập khẩu để tham gia quản lý điều hành việc kinh doanh xuất nhập khẩu thì xuất khẩu cà phê của chúng ta cũng không thể có được kết quả tốt

- Những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định cũng giữ vai trò to lớn trong hoạt động xuất khẩu cà phê Những nhà quản lý này sẽ cố vấn cho Chính phủ điều tiết và quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê Xây dựng lên các chiến lược cho sự phát triển của ngành cà phê trong nước

2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

2.1 Khái quát về ngành cà phê Việt Nam.

Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1870 Năm

1930 chúng ta đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến những năm 1960 –1970 chúng ta đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ở các tỉnh phía Bắc Đặc biệt ở trong khoảng thời gian này thì vào năm 1964 – 1967 chúng ta có được diện tích trồng cà phê lớn nhất là 13.000 ha

Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phê vớisản lượng trên 80 vạn tấn, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (gồm cả các doanh nghiệp trung ương và địa phương) chỉ nắm giữ khoảng 10 –15% diện tích còn 80 – 85%diện tích còn lại nằm trong tay người nông dân hoặc các hộ gia đình hay các chủ trang trại nhỏ

Sau năm 1975 cà phê Việt Nam phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên nhờ cáchiệp định hợp tác liên chính phủ với Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Tiệp

Trang 11

Khắc và Ba Lan Nhưng có thể nói chỉ có ít xưởng cũ kỹ và chắp vá do Cộng hóa dân chủ Đức lắp ráp từ những năm 1960 Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành cà phê Việt Nam đã có được các công ty và các cơ sở chế biến được lắp ráp các trang thiết bị máy móc mới, đảm bảo chế biến được 150.000 – 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu.

Hiện nay, cà phê chủ yếu của Việt Nam là cà phê vối và phương pháp chế biến chủ yếu là bằng phương pháp khô nên chất lượng và giá trị không cao Ngành cà phê Việt Nam hiện nay có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam với tên viết tắt là Vicofa với 78 thành viên Trong đó Tổng công ty cà phê Việt Nam là thành viên lớn nhất

và cũng như của ngành cà phê Việt Nam hiện nay

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê năm 2012 đạt 1.732.156 tấn, trị giá

3.672.823.086 USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước

2.2 Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam.

Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng Tính đến năm 2003 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 64 nước trên thế giới, gồm 65 hãng Nhưng thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam tập chung chủ yếu vào mười thị trường chính Trong đó EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, sau đó là Hoa Kỳ và các nước Châu Á

Trong mười thị trường chính của cà phê Việt Nam xuất khẩu thì các nước Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất và ổn định nhất, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam Thị trường này chiếm từ 14- 16% thị phần cà phê xuất khẩu Việt Nam mỗi năm Thị trường Bắc Mỹ thì cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đây cũng là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, với tỷ trọng chiếm từ 11-15% mỗi năm Các thị trường khác của cà phê xuất khẩu Việt Nam là thị trường các nước Châu Á Tuy nhiên các thị trường này có mức ổn định không cao.Mặt khác cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính này chủ yếu là

Trang 12

xuất khẩu gián tiếp thông qua các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Châu Âu thì có các hãng Newmern (Đức), EDSC men (Anh), Volcafe (Thụy Điển), Tardivat (Pháp) Châu Á thì có hãng Itochu (Nhật Bản)

và Mỹ thì có Atlantic, Cargil, Taloca…

2 3 Kết quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua.

2.3.1 Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản

Biểu đồ: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các năm

Nguồn: Bộ NN và PTNN

Tình hình xuất khẩu cà phê trong thời gian gần đây: Tính hết quý I/2011, giá xuất

khẩu trung bình đạt 2.080 USD/tấn, tăng rất mạnh 48,5% so với cùng kỳ năm 2010 Như

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w