1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương

88 763 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 749,5 KB

Nội dung

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tín dụng là hoạt động đem lại rủi ro và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất trong hoạt động ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát tại một số ngân hàng. Do đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển đi lên đối với các ngân hàng thương mại.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương về hoạt động tín dụng. Tuy vậy, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn tại. Xuất phát từ thực tế trên trên, là một nhân viên đang công tác tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương”.

Trang 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 3

1.1.1 Khái niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 5

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.2.1 Khái niệm, phân loại RRTD 8

1.2.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 9

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng 13

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 15

1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 16

1.3.3 Các nhân tố tác động tới quản trị rủi ro tín dụng 26

1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 27

1.4.1 Kinh nghiệm của khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ 27

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPCTVN - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 32

2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank Chương Dương 33

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2007 – 2010 36

2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG QUA CÁC NĂM 2007-2010 41

2.2.1 Quy mô tín dụng 41

2.2.2 Cơ cấu tín dụng 45

2.3 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 48

Trang 2

2.3.3 Thiết lập các quy trình nghiệp vụ 52

2.3.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 55

2.3.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát 56

2.3.6 Tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương 58

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 62

2.4.1 Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 62

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPCTVN CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 67

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIETINBANK CHƯƠNG DƯƠNG 67

3.1.1 Định hướng phát triển của Vietinbank 67

3.1.2 Định hướng phát triển của Vietinbank Chương Dương 68

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CHƯƠNG DƯƠNG 70

3.2.1 Giải pháp nâng cao quy trình tín dụng 70

3.2.2 Đổi mới công tác tổ chức, quản lý tín dụng 76

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77

3.2.4 Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin 80

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 81

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 82

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 82

KẾT LUẬN 84

Trang 3

Bảng 1.1: Mức trích lập dự phòng rủi ro theo chất lượng tín dụng 25Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương của

Vietinbank Chương Dương) 37Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Chương Dương của

Vietinbank Chương Dương) 39Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh các năm tại Vietinbank Chương Dương 41Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2007-

2010 42Bảng 2.5: Hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng qua các năm tại Vietinbank

Chương Dương 44Bảng 2.6: Phân loại dư nợ theo kỳ hạn tại Vietinbank Chương Dương 45Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề tại

Vietinbank Chương Dương 47Bảng 2.8: Phân loại dư nợ theo nhóm nợ tại Vietinbank Chương Dương 58Bảng 2.9: Phân loại dư cam kết bảo lãnh theo nhóm nợ tại Vietinbank

Chương Dương 58Bảng 2.10: Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh

Chương Dương 2007-2010 60Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD so với tổng dư nợ và dư bảo lãnh

tại Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2007-2010 61

BIỂU

Biểu 2.1 : Dư nợ phân theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2010 46Biểu 2.2: Dự phòng rủi ro phải trích tại Chi nhánh Chương Dương 2007-

2010 60Biểu 2.3: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD so với tổng dư nợ và dư cam kết

bảo lãnh tại Chi nhánh Chương Dương 2007-2010 61Biểu 3.1: Vốn điều lệ và lợi nhuận của Vietinbank giai đoạn 2009-2012 68

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Một số kết luận cơ bản 15

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Vietinbank Chương Dương 35

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và là hoạt độngmang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên tín dụng làhoạt động đem lại rủi ro và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất trong hoạtđộng ngân hàng Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nợ xấucùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát tại một số ngân hàng Do

đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và pháttriển đi lên đối với các ngân hàng thương mại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương làmột trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương vềhoạt động tín dụng Tuy vậy, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn tại Xuấtphát từ thực tế trên trên, là một nhân viên đang công tác tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – CN Chương Dương, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu

là: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận vể rủi ro tín dụng và vai trò của công tácquản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương thời gian qua

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thựctrạng và biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – CN Chương Dương trên cơ sở dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2010

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic, phươngpháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về mặt lý luận: Tổng kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận về rủi ro tín

dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại trong thời gian qua Từ đórút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghiên cứu lý luận và đưa ra những vấn

đề cần tiếp tục phải nghiên cứu

Về mặt thực tiễn: Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản trị rủi ro

tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồmnhững nội dung chính sau:

Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương

Trang 7

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng của các ngân hàng

Dựa vào các chức năng, vai trò, các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thìngười ta có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về ngân hàng Ngân hàng có thểđược coi là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính

đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiệnnhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nềnkinh tế Hoặc theo luật các tổ chức tín dụng của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại như sau:

 Hoạt động huy động vốn

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao và cũng là một trong những hoạtđộng chủ yếu của ngân hàng nên các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động đượcnguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửitiết kiệm của khách hàng và khách hàng được nhận lãi suất Ngày nay lãi suất tiềngửi là một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất nhằm thu hút nguồn vốnnhàn rỗi của xã hội

 Hoạt động sử dụng vốn:

- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: giúp họ có vốn để muahàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng, thiết bị sản xuất

Trang 8

- Cho vay tiêu dùng: Ngày nay, người tiêu dùng là nguồn cung cấp chủ yếucủa ngân hàng và cũng đồng thời tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọngnhất của ngân hàng.

- Cho vay tài trợ dự án: Bên cạnh cho vay cho vay ngắn hạn truyền thống cácngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máymới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao Rủi ro trong loại hình tín dụng nàynói chung là cao nên lãi lớn Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất

- Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ: Do nhu cầu chi tiêu lớn thường làcấp bách trong khi thu không đủ Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận các khoảncho vay của ngân hàng Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấykhoản vay của các ngân hàng thường thông qua việc Ngân hàng mua trái phiếuChính phủ

 Các dịch vụ tài chính khác:

- Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Đây là dịch vụ truyền thống đầu tiên của ngânhàng Ngân hàng mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phídịch vụ

- Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật cógiá khác cho khách hàng trong kho bảo quản và khách hàng phải trả phí bản quản

- Cung cấp các tài khoản giao dịch: Các tài khoản này cho phép người gửitiền viết séc thanh toán cho việc mua bán hàng hoá dịch vụ

- Quản lý ngân quỹ: Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công tykinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoánsinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

- Bảo lãnh: Ngân hàng dùng uy tín bảo lãnh cho khách hàng của mình muachịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tíndụng khác…

- Cung cấp dịch vụ thuê mua thiết bị (leasing): ngân hàng mua thiết bị và chokhách hàng thuê, cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua Hợp đồng cho thuêthường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản thuê

Trang 9

- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: ngân hàng là tổ chức kinh doanh cónhiều chuyên gia về quản lý tài chính nên nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhờ ngânhàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính họ Một số khách hàng còn coingân hàng như một chuyên gia tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập,mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán: Cung cấp cho khách hàng cơ hộimua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến ngườikinh doanh chứng khoán

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bánbảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm cho việc hoàn trả trong trường hợpkhách hàng bị chết, bị tàn phế hay rủi ro trong hoạt động mất khả năng thanh toán

- Cung cấp dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động khôngthể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi vì vậy một số ngân hàngcung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý các ngân hàng khác thanh toán hộ, phát hành hộcác chứng từ chỉ tiền gửi, làm ngân hàng cầu mối trong đồng tài trợ…

1.1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả Tín dụng xuấtphát từ tiếng Latinh có nghĩa là sự tin tưởng (creditum) Tín dụng là sự chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sởhữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn

Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể giữa bên cho vay(ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác…) trong đó bêncho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất địnhtheo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi chobên đi vay khi đến hạn thanh toán

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàngthương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng

Trang 10

1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Ngân hàng cung cấp rất nhiều đối tương khách hàng với những mục đích sửdụng khác nhau Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau có thể phân loại tín dụng ngânhàng thành các loại sau:

Căn cứ vào thời hạn cho vay

Phân chia theo thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thìthời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khảnăng hoàn trả của khách hàng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể đượcphân thành:

- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và thường

được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanhnghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với NHTM, tín dụng ngắnhạn thường chiếm tỷ trọng cao nhất

- Tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Tín dụng trung hạn

chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết

bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ

và thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm hoặc 7 năm (đối với một

số nước trên thế giới) Tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơbản như: đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường

sá, bến cảng, sân bay…) cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

Căn cứ theo hình thức tài trợ: Gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.

- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách

hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng

để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ) Về mặt pháp lýthì ngân hàng không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu mà chỉ là hìnhthức trao đổi trái quyền Tuy nhiên, đối với ngân hàng, việc bỏ tiền ra hiện tại đểthu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước được coinhư hoạt động tín dụng

Trang 11

- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng

phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định

- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ

khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã chokhách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi

- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo

những thoả thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫnlãi cho ngân hàng

Căn cứ theo hình thức đảm bảo tín dụng:

- Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố

hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năngtài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thi ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tíncủa bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung

- Cho vay có đảm bảo là loại cho vay được ngân hàng cung ứng có tài sản

thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba, áp dụng đối với cáckhách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng Sự đảm bảo này là căn cứ pháp

lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhấtthiếu chắc chắn

Căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản vay

Việc phân chia tín dụng theo mức độ rủi ro giúp cho ngân hàng thườngxuyên đánh giá được mức độ an toàn của các khoản tín dụng do đó đề ra được cácbiện pháp phòng ngừa rủi ro Để phân chia tín dụng theo rủi ro, các ngân hàng phảiđánh giá và đưa ra được các thang bậc rủi ro khác nhau

- Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng an toàn, có khả năng thu hồi cao.

- Tín dụng có vấn đề: là những khoản tín dụng có dấu hiệu thiếu lành mạnh

như khách hàng gặp thiên tai, trì hoãn nộp báo cáo tài chính, tiền bộ thực hiện kếhoạch chậm…

Trang 12

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạn trong thời hạn

ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn

- Nợ quá hạn khó đòi: là những khoản nợ quá hạn âu, khả năng trả nợ kém,

tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ỳ…

Có những ngân hàng phân chia mức độ rủi ro chi tiết hơn, tuỳ theo mục đích

sử dụng việc phân chia này

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn có thể được phân loại theo một số tiêu thứcnhư: theo ngành kinh tế (cho vay công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…); theođối tượng tín dụng (tài trợ cho tài sản lưu động, tài sản cố định); theo mục đích sửdụng vốn vay (cho vay sản xuất, cho vay tiêu dùng…)

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm, phân loại RRTD

Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 20/04/2005 của Ngân hàng Nhànước Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi

ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng được địnhnghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năngxảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng không chỉ đơn thuần giới hạntrong nghiệp vụ cho vay mà còn bao gồm nhiều nghiệp vụ khác như chiết khấu, chothuê tài chính…

Trang 13

* Phân loại rủi ro tín dụng

- Căn cứ vào nguyên nhân gây rủi ro tín dụng gồm có:

Rủi ro khách quan: do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, dịchhoạ, chính sách quản lý của Nhà nước thay đổi… hoặc những biến động ngoài dựkiến làm thất thoát vốn vay

Rủi ro chủ quan: do các nguyên nhân chủ quan của người vay hoặc ngườicho vay gây ra

Đây là một trong những căn cứ chính để ngân hàng thực hiện cho vay đầu tưdưới sự kiểm soát của Nhà nước có thể thực hiện xử lý rủi ro đối với khoản vay khi

có rủi ro xảy ra

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:

Rủi ro từ phía người cho vay: do quá trình quản lý của người cho vay gây ranhư chính sách quản lý lỏng lẻo, công tác kiểm tra kiểm soát không chặt chẽ

Rủi ro từ phía người vay: xuất phát từ quá trình sử dụng nguồn vốn vay củangười vay như hoạt động kinh doanh thất bại, sử dụng vốn vay không đúng mụcđích… hoặc do thái độ của người vay trong việc trả nợ chây ì, lạm dụng vốn để sửdụng sang mục đích khác…

Việc phân loại rủi ro tín dụng như trên, tạo điều kiện cho ngân hàng cónhững chính sách quản lý hoạt động cho vay đầu tư được chặt chẽ hơn, dự báo và

có những giải pháp phòng ngừa khi rủi ro xảy ra

1.2.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng.

* Nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân do môi trường vay.

Môi trường vay bao gồm: môi trường chính trị, pháp lý, môi trường kinh tế

-xã hội, các điều kiện khách quan khác Hoạt động cho vay đầu tư với những vai tròmang tính điều tiết vĩ mô của Nhà nước luôn luôn phụ thuộc chặt chẽ với nhữngbiến động về môi trường cho vay, có thể tạo ra những thay đổi về đối tượng chovay, về lãi suất cho vay Môi trường cho vay cũng tác động trực tiếp đến hoạt độngcủa doanh nghiệp của dự án vay vốn gay ra những rủi ro đối với ngân hàng

Trang 14

- Môi trường chính trị: có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và phát triển củabất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội nào Trong tình hình chính trị không ổnđịnh, thì không chỉ riêng doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh gặp khó khăn mà nócũng gây ra những rủi ro cho các Ngân hàng cho vay.

- Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác dụng rấtlớn đến chất lượng công tác tín dụng Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước, pháp luật trở thành bộ phận không thể thiếu

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, chuẩn tác và đồng bộ trước hết sẽ tạo nền tinđược bảo hộ chính đáng trong quá trình đầu tư, đồng thời giúp các doanh nghiệpcũng như các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi, giảm thiểu rủi ro

- Môi trường kinh tế - xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế - xã hộitác động lên hoạt động của doanh nghiệp, đó chính là các cơ chế chính sách của nhànước đề ra trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm đạtđược nhưng mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong tương lai Môi trường kinh tế - xãhội ổn định sẽ tạo điều kiện lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển, do đóhoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn Nền kinh tế ổn định tăng trưởng tốt giúp chohoạt động kinh doanh có hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay cao hơn, tác độngtới mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng

Ngoài ra, các nguyên nhân bất khả kháng mang tính khách quan như thiêntai, chiến tranh, hoả hoạn… có thể làm thiệt hại đến tài sản của người vay, làm họmất hoặc giảm khả năng thanh toán gây rủi ro cho ngân hàng

* Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Nguyên nhân từ phía người vay có thể là những nguyên nhân cố ý hoặckhông cố ý gây thiệt hại cho ngân hàng Hoạt động cho vay đầu tư với nhiều ưu đãi

có thể gây ra nhiều rủi ro hơn các hoạt động tín dụng ngân hàng khác: thời gian vayvốn dài nên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những biến động của hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, lãi suất vay vốn thấp có thể gây ra những chủ quantrong quá trình lập dự án và tình trạng chiếm dụng vốn trong quá trình trả nợ, những

Trang 15

điều kiện ràng buộc ưu đãi sẽ gây ra rủi ro về mặt đạo đức cao hơn trong quá trìnhthu hồi vốn vay.

Trong nhiều trường hợp người vay không đủ trình độ quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh sau khi thực hiện đầu tư Khi lập phương án kinh doanh, dự án đầu

tư, người vay có thể không tính toán, đánh giá hết được những khó khăn, những rủi

ro trong hoạt động đầu tư của mình Do vậy, không thể khắc phục những khó khăn,không quản lý, sử dụng hiệu quả được đồng vốn đã bỏ ra dẫn đến tình trạng khôngtrả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ cho ngân hàng Năng lực của doanh nghiệpthể hiện trên các mặt:

- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: năng lực sản xuất của doanh nghiệpbiểu hiện hiệu quả tài sản hiện có mà chủ yếu là tài sản cố định,cụ thể là quá trìnhsản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, đầu tư trước đây có kết quả như thế nào

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: năng lực tài chính của doanh nghiệpthể hiện khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn có trong tổng số nguồn vốn sử dụng.Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tíndụng càng lớn thì càng có điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng

- Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp vay vốn phải có bộmáy có năng lực quản lý Năng lực quản lý còn thể hiện ở tổ chức hệ thống hạchtoán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với các quy định của pháp luật

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngân hàng chịu rủi ro do khách hàng có ýlừa đảo, chây ỳ… trong vay và trả nợ vốn vay Để đạt được mục đích vay tiền,người đi vay có thể lợi dịch sự không cân xứng về thông tin để cung cấp thông tinsai lệch về tình hình tài chính, về phương án sản xuất, phương án trả nợ vốn vaylàm chệnh hướng thẩm định của các bộ ngân hàng

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

- Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ

Chính sách tín dụng có tác động rất lớn tới chất lượng tín dụng ngân hàng,vai trò quan trọng của nó thể hiện qua các nội dung: định hướng lĩnh vực đầu tư tíndụng, cơ cấu tín dụng; Quy định chính sách lãi suất của ngân hàng đối với nhiều đối

Trang 16

tượng khác nhau; Quy định cơ chế nghiệp vụ, giám sát tín dụng ngân hàng; Quyđịnh cơ chế giám sát, quyền lợi và trách nhiệm đối với cán bộ ngân hàng…

Quy trình tín dụng thông thường được xác lập dựa trên những quy địnhchung của luật pháp và những đặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng

Quy trình nghiệp vụ đồng bộ, thống nhất và khoa học, quy định rõ ràng trình

tự và thủ tục từng thao tác nghiệp vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận

sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay,giảm yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng tíndụng, giảm rủi ro cho khoản vay

Quy trình tín dụng không phát huy được tác dụng và có thể gây ảnh hưởnglàm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng thường xuất phát từ những nguyên nhânchính sau: Thông tin cần phải thực hiện trong các bước không được quy định chitiết và đầy đủ; Mối quan hệ giữa các bước không được nhận thức đầy đủ và quyđịnh cho phù hợp; Việc thiết lập hồ sơ khách hàng chỉ đảm bảo tuân thủ quy địnhchứ chưa đảm bảo đầy đủ về chất lượng… quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ hoặckhông phát huy được tính tự chủ của cán bộ ngân hàng, cơ chế giám sát cán bộkhông hợp lý, không tạo động lực cho cán bộ phấn đấu

- Tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính

Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý điều hành được hình thành phù hợp,quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận sẽ có tác dụnglớn trong các mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình quản lý từ khâu thẩmđịnh đến khi thiết lập quan hệ tín dụng và thu hồi hết nợ, góp phần nâng cao chấtlượng tín dụng, hạn chế tình trạng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong tíndụng, hạn chế tình trạng rủi ro quản lý và điều hành do tổ chức bộ máy kém hiệu quả

- Năng lực thẩm định và giám sát tín dụng

Năng lực thẩm định trước khi cho vay: đây là yếu tố đảm bảo chất lượng củakhoản vay và dự án Năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ được sai lệch trong cungcấp thông tin của doanh nghiệp, việc dự đoán hoạt động trong tương lai, khả năngsinh lời và rủi ro càng chính xác, chất lượng tín dụng càng lớn

Trang 17

Theo dõi chặt chẽ tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho việc sửdụng vốn đầu tư đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi Nâng cao nănglực giám sát và xử lý tín dụng cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng tíndụng, giảm rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động cho vay.

Năng lực thẩm định và giám sát tín dụng phụ thuộc nhiều vào chất lượng cán

bộ tín dụng

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng

1.2.3.1 Đối với các NHTM

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng

Các ngân hàng thương mại dựa vào uy tín để thu hút đầu tư vậy, uy tín luônđược ngân hàng đặt lên hàng đầu Mặt khác, ngân hàng là đơn vị kinh doanh liênquan đến nhiều đối tượng khách hàng, tiếng tốt hay tiếng xấu rất dễ lan truyền trongkhách hàng Khách hàng khó có thể tin tưởng gửi tiền hay giao dịch trong một ngânhàng có tỷ lệ rủi ro tín dụng cao vì rất có thể tiền của họ sẽ bị tổn thất, do đó ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn Các ngân hàng khác cũng khôngmuốn chọn ngân hàng có nhiều rủi ro làm đại lý, đối tác kinh doanh, đầu tư

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Như đã đề cập ở trên, rủi ro tín dụng là ngân hàng gặp khó khăn trong việchuy động vốn Khi gặp rủi ro tín dụng, vốn của ngân hàng bị tổn thất, mà ngân hàngvẫn phải thanh toán đúng hạn cho các khoản nợ và khoản vay của ngân hàng Mặtkhác, rủi ro tín dụng gây ra ảnh hưởng xấu tới tâm lý người gửi tiền nên họ có thể sẽđồng loạt rút tiền, ngân hàng càng lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền và khả năngthanh toán giảm đáng kể

Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Gặp rủi ro tín dụng thì đương nhiên ngân hàng không thu được cả vốn và lãicho khoản vay đó, lợi nhuận của ngân hàng giảm Hơn thế nữa, do tình trạng giảmkhả năng thanh toán, để giữ cho ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động, ngân hàng cóthể buộc phải đi vay với lãi suất cao để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách

do vậy làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Trang 18

Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến việc phá sản ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm mất uy tín của ngân hàng, khả năng thanh toán giảm sút,thậm chí mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm Tất cả những nguyên nhân này

có thể dẫn tới việc ngân hàng đứng bên bờ vực của sự phá sản nếu các nhà quản lýkhông đưa ra được biện pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời

1.2.3.2 Đối với khách hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra cụ thể là nợ quá hạn phát sinh thì doanh nghiệp vayvốn phải chịu lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn, một mức lãi suất cao làmcho tổng nợ của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên nhanh chóng, tình hình tàichính của họ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, khả năng trả nợ cho ngânhàng ngày càng thấp Hơn nữa, khách hàng để phát sinh nợ quá hạn là dấu hiệu nóilên sự hoạt động kém hiệu quả của khách hàng và uy tín của khách hàng sẽ bị giảmsút Do đó họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn vay vốn tại ngân hàng đó hoặc tạingân hàng khác để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.3.3 Đối với hệ thống tài chính của cả quốc gia

Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của mỗi ngân hàng có sựtác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống tài chính Nếu có sự thất thoát trong hoạtđộng tín dụng nào đó, dù chỉ một ngân hàng và ở một mức nhất định nào đó cũng sẽ

đe doạ đến tính an toàn và tính ổn định của toàn hệ thống ngân hàng Từ đó sẽ dẫnđến các chính sách tài chính cũng không còn phù hợp và hệ thống tài chính tiền tệkhông còn được vững mạnh Giảm uy tín trên thị trường tài chính thế giới Vì lẽ đó

mà các ngân hàng Trung ương đều quy định mọi ngân hàng phải tuân thủ quy trìnhphân tích rủi ro trong cho vay

1.2.3.4 Đối với nền kinh tế

Khi có tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷsuất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm Việc cổ phiếu giảm giá sẽ cóthể kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quátrình mua lại, sát nhập, thay thế ban quản lý ngân hàng Rủi ro tín dụng có thể dẫnđến rủi ro thanh khoản, mọi người sẽ mất lòng tin ở ngân hàng và việc huy động

Trang 19

vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Rủi ro tín dụng không chỉ có ảnh hưởngđến phạm vi của một ngân hàng nào đó mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngânhàng, đến thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Do đó việc quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiếttrong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra một số kết luận cơ bản sau:

Sơ đồ 1.1: Một số kết luận cơ bản

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn,hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế,giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng

Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nênchỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng vào

Rủi ro tín dụng xảy ra bởi

nhiều nguyên nhân khác

nhau khó đo lường

Phải chấp nhận rủi ro

Ngân hàng chỉ có thể chấp nhận mức độ rủi ro

Trang 20

nguy cơ phá sản Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết đối với hoạt độngcủa ngân hàng.

1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong công tácquản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Cơ cấu tổ chức được tạo lập một cách có hệthống, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao chấtlượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tốt phải phân định rõ chức năng,nhiệm vụ của từng bộ phận; phân cấp, uỷ quyền rõ ràng trong hoạt động của hệthống; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận; phát huy hiệu quảcông tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM phụ thuộc nhiều vàoquy định về chức năng, nhiệm vụ do NHNN ban hành đối với tổ chức thực hiệnquản lý tín dụng NHTM

1.3.2.2 Thiết lập chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng tại các NHTM được NHNN quy định với những điềukhoản chính như đối tượng, lãi suất, tài sản đảm bảo, thời gian vay, hạn mức chovay… Chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng nền kinh tế xãhội, những định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Chính sách tín dụnghợp lý tạo điều kiện cho nền kinh tế, xã hội phát triển đúng định hướng, và tạo hiệuquả cao cho đồng vốn cho vay

1.3.2.3 Quy trình quản trị tín dụng

Quy trình tín dụng là quy định cụ thể các bước nghiệp vụ, yêu cầu và nộidung của từng bước nghiệp vụ từ nhận và thẩm định hồ sơ đến nghiệp vụ cho vay,thu nợ, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng… đồng thời phân định rõ tráchnhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng

Quy trình tín dụng được xây dựng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản trị tíndụng được thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro Quy trình tín dụng

Trang 21

phải xác định được người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ liên quantrong quá trình cho vay Quy trình tín dụng phải đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp

lý của Nhà nước

1.3.2.4 Đánh giá, phân loại các khoản vay

Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần xây dựng cho mình một cơ sở kiếnthức đầy đủ và chắc chắn về khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của kháchhàng Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông qua việc thường xuyên liên hệvới khách hàng Các thông tin này được báo cáo lên Ban lãnh đạo thông qua báocáo thẩm định hoặc báo cáo định kỳ

Trong quá trình giải ngân, ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo số tiền vay được

sử dụng đúng mục đích và hiệu quả; thời gian thực hiện sẽ được hoàn tất đúng hạn

và trong phạm vi số tiền quy định cho phép

Sau khi hoàn tất giai đoạn triển khai, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động

và so sánh với kế hoạch kinh doanh Cần phải kiểm tra về tình hình thị trường, tìnhhình bán hàng, tình hình sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp Đồngthời, phải thường xuyên kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm tiền vay, giá trị của tàisản bảo đảm

Sau khi khoản vay phát sinh, cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sátkhoản vay để nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và

xử lý các khoản tín dụng

- Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng: bao gồm các dấuhiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng và dấu hiệu liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro liên quan đến Ngân hàng thường là: trìhoãn, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tìnhhình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng; chậm gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính; không thực hiện các quy địnhtrong quan hệ tín dụng; chậm thanh toán các khoản nợ khi đến hạn; có dấu hiệu tìmkiếm sự tài trợ từ bên ngoài dự án…

Trang 22

Các dấu hiệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp; có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với dự kiếnkhi doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng; những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ

lệ thanh khoản; xuất hiện các khoản chi phí bất hợp lý; khó khăn trong phát triểnsản phẩm mới;…

- Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng: đánhgiá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng như đánh giá quácao năng lực tài chính của khách hàng; cấp tín dụng dựa trên những cam kết khôngchắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng quánhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát vốn của ngân hàng, hồ sơ tín dụngkhông đầy đủ;…

Trên cơ sở thực hiện đánh giá khoản vay, cần phải thực hiện phân loại tíndụng Phân loại tín dụng không phải là một môn khoa học chính xác mà là vấn đềliên quan đến việc đánh giá, xếp hạng Do vậy, không có một hệ thống phân loạinào là hoàn hảo Việc phân loại giúp ngân hàng tổng hợp được tình hình về tàichính của doanh nghiệp, cố gắng xác định được những thế mạnh, điểm yếu và rủi rocủa khoản tín dụng

Việc xếp hạng chất lượng các khoản vay được thực hiện cho tất cả các kháchhàng để ngân hàng có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trườnghợp và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời

1.3.2.5 Quản lý nợ có vấn đề

Sau khi phát sinh khoản nợ có vấn đề, việc thực hiện quản lý thường đượcthực hiện qua các bước:

- Thông tin trong nội bộ

Qua quá trình quản lý các khoản vay, khi có dấu hiệu phát sinh khoản nợ vay

có vấn đề, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của khoản vay và khả năng trả nợcủa người vay, cán bộ tín dụng cần phải thông báo bằng văn bản cho lãnh đạophòng, các phòng có liên quan, ban lãnh đạo Nội dung truyền đạt cần phải nêu rõđược: Bản chất của vấn đề và nguyên nhân; Vấn đề được phát hiện ra như thế nào;

Trang 23

Những ảnh hưởng có thể phát sinh của vấn đề này đối với ngân hàng, trường hợp dễxảy ra nhất là trường hợp xấu nhất; Đề xuất về các hành động khẩn cấp mà ngânhàng cần thực hiện.

- Kiểm tra hồ sơ khoản vay

Cán bộ tín dụng cần ngay lập tức kiểm tra lại hồ sơ của khoản vay để biếtđược Hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không; Biến cố không trả được nợ đã xảy ra chưahoặc biến cố không trả được nợ chắn chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần hay không;Ngân hàng có những quyền gì, có những khả năng hành động nào để thực hiệnnhững quyền này Giai đoạn này cán bộ tín dụng có thể tham khảo ý kiến của bộphận pháp chế

- Thông tin với người vay để người vay thấy được ngân hàng đã biết vấn đề

và khẳng định lại tính chính xác của thông tin Đồng thời ngân hàng kiểm tra thái độcủa người vay, kế hoạch hành động của người vay

- Thay đổi phân loại tín dụng

Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng những thông tin trên, ngân hàng cần thay đổixếp loại đối với khoản vay để đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng

- Chiến lược hành động và xử lý nợ có vấn đề

Ngân hàng cần phải nhanh chóng đề ra và thực hiện chiến lược của mình.Những hành động này phải được xây dựng một cách thận trọng trên cơ sở đánh giácủa ngân hàng về: Nguyên nhân thực sự của vấn đề; thái độ, hành động ban lãnhđạo của doanh nghiệp; Vị thế của ngân hàng Qua đó, ngân hàng xây dựng được cácgiải pháp giải quyết vấn đề trên, các bước hành động

Trang 24

Tuy nhiên, nếu các chỉ tiêu này thấp hoặc bằng không không có nghĩa hoạtđộng tín dụng của ngân hàng không có mà khi đó số tiền rủi ro chính là tổng dư nợcủa ngân hàng.

- Các khoản tín dụng có vấn đề: là những khoản vay chưa đến hạn, chưa đượcxem là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy kháchhàng có dấu hiệu không trả được nợ Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh rủi ro tín dụng

1.3.2.7 Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Cơ sở để quản lý tốt rủi ro tín dụng là xác định những rủi ro hiện hữu và tiềmnăng trong các hoạt động cho vay Các phương pháp đối phó với những rủi ro nàythường bao gồm những chính sách rõ ràng về lý thuyết rủi ro tín dụng của các ngânhàng và các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm việchạn chế các rủi ro thông qua các chính sách áp dụng cho các hồ sơ tín dụng đa dạng

Có thể chia các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng thành 03 nhóm chính:

Trang 25

* Nhóm 1: Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

- Đối với các khoản vay có rủi ro lớn

Các nhà quản trị thường có sự quản tâm sát sao đến những khoản tín dụng cómức độ tập trung rủi ro cao của các ngân hàng Mục đích chính trong việc quản trịrủi ro của nhà quản lý là ngăn ngừa tình trạng các ngân hàng phụ thuộc quá nhiềuvào một nhóm những khách hàng đi vay Các quy chế đảm bảo an toàn hiện đạithường quy định rằng tổng mức giá trị một ngân hàng được phép đầu tư, cho vayhoặc cung ứng công cụ tín dụng khác đói với bất kỳ một pháp nhân hoặc một nhómpháp nhân có liên quan nào vượt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dựphòng của ngân hàng đó Trong phạm vi này, các nhà quản trị có thể kiểm soátđược rủi ro tín dụng của các ngành ngân hàng và từng ngân hàng riêng biệt để bảo

vệ quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các tình huống có thể gây ra rủi ro cho

đó các nhà quản lý có thể được quan tâm đặc biệt đến những khoản vay vượt trên tỷ

lệ ngưỡng và yêu cầu các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa trước khi việc tậptrung rủi ro trở thành nguy cơ

- Đối với các khoản cho vay có nhiều bên liên quan.

Cho vay có nhiều bên liên quan là một loại hình cho vay có nguy cơ rủi ro tíndụng đặc biệt lớn Các bên có liên quan bao gồm ngân hàng mẹ, những cổ đôngchính, các công ty con, các công ty phụ thuộc, giám đốc và nhân viên điều hành.Mối quan hệ này thể hiện khả năng kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến việc đưa racác quyết sách của một ngân hàng, đặc biệt, các quyết định có liên quan đến tíndụng Khả năng nhận biết một cách có hệ thống và theo dõi việc cho vay nhữngngười trong nội bộ của ngân hàng rất quan trọng Vấn đề là liệu việc cho vay có dựa

Trang 26

trên cơ sở các chỉ số và các chính sách, quy trình của ngân hàng hay không Một sốvấn đề đáng quan tâm khác là khoản tín dụng đó có dựa trên cơ sở các điều kiện thịtrường và tuân thủ các điều khoản có lợi hơn về sự cung ứng tín dụng, thời hạn, lãisuất, thế chấp, và rủi ro… so với những khách hàng thông thường khác hay không.

- Đối với các khoản cho vay theo khu vực địa lý hoặc theo ngành nghề kinh doanh.

Một hướng khác của quản trị rủi ro là quản lý dư nợ cho vay của một ngânhàng cho một ngành kinh tế hoặc cho một khu vực địa lý hẹp Điều này làm chongân hàng bị phụ thuộc vào những bất lợi của ngành nghề hoặc khu vực đó và do đórủi ro mà ngân hàng sẽ phải gánh chịu không chỉ do một khách hàng đơn lẻ mà cóthể đồng thời phát sinh từ một số khách hàng cho cùng một nguyên nhân Điều nàyđặc biệt đúng đối với các ngân hàng khu vực hoặc ngân hàng chuyên doanh hoặccác ngân hàng tại quốc gia nhỏ có ít ngành nghề kinh tế đầu tư như các quốc gia sảnxuất nông nghiệp hoặc khai thác một loại khoáng sản là chủ yếu Trong bất kỳtrường hợp nào, các ngân hàng, do đặc trưng hoạt động , luôn chịu rủi ro ngànhnghề, cũng cần phải xây dựng tốt một hệ thống kiểm soát các rủi ro này và đánh giátác động do sự thay đổi theo chiều hướng xấu của chất lượng các khoản vay và cânđối lỗ lãi Các ngân hàng này cũng không cần phải có một cơ thể tổ chức để giảiquyết các rủi ro tăng lên

- Đối với các khoản nợ được điều chỉnh

Các khoản nợ được điều chỉnh là các khoản vay đã được cơ cấu lại làm giảmbớt gốc hoặc lãi do tình hình tài chính của khách hàng vay bị xấu đi Còn các khoảnvay được gia hạn hoặc đảo nợ theo các điều khoản giống như các điều khoản chovay ban đầu có cùng mức độ rủi ro không được coi là các khoản cho vay được điềuchỉnh Việc cơ cấu lại có thể bao gồm việc khách hàng thanh toán khoản vay chongân hàng bằng đất đai, các khoản phải thu, hoặc các tài sản khác của một bên thứ

ba, gán nợ hoặc thanh toán một phần khoản vay hoặc thêm khách hàng vay

Các giao dịch này nên được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt vì thường có

Trang 27

sự nhân nhượng đối với khách hàng vay vốn Các chính sách của ngân hàng cũngphải đảm bảo rằng các điều khoản này được thực hiện hoàn hảo trên quan điểm về

kế toán và kiểm soát Ngân hàng phải tính toán các khoản vay được cơ cấu lại bằngcách giảm bớt các số liệu đầu tư cho phù hợp với giá trị hiện thời tính đến các nhânnhượng vào thời điểm cơ cấu lại Các khoản giảm bớt sẽ được tính vào báo cáo thunhập của ngân hàng vào thời kỳ ngân hàng cơ cấu lại khoản vay Việc giảm mộtlượng lớn cho các khoản vay được điều chỉnh là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đanggặp phải khó khăn, một ngoại lệ đó là trường hợp lãi suất trên thị trường đang giảm

và vì lợi ích của người đi vay và người cho vay, các điều khoản tín dụng ban đầucần được điều chỉnh lại

* Nhóm 2: Nhóm biện pháp phân loại tín dụng

Phân loại tín dụng là quá trình trong đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng chomột tài sản được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh lý theođiều khoản hợp đồng tín dụng Nói chung, mọi khoản cho vay đều cần được đánhgiá, phân loại kỹ càng

Phân loại tín dụng là một công cụ quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng Cáckhoản cho vay được phân loại tại thời điểm gốc và cần được đánh giá, phân loại lại(theo mức độ rủi ro) sau một thời gian Việc đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạtđộng và sử dụng khoản vay của người đi vay Sự thay đổi các xu thế kinh tế, các thịtrường và giá cả hàng hoá cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của tài sản

Các ngân hàng thường tự quyết định cách thức phân loại tín dụng nhưng nóichung đều dựa trên một số tiêu chuẩn để phân loại tín dụng thành các loại sau:

- Khoản tín dụng đạt tiêu chuẩn: Là khoản tín dụng mà các ngân hàng khôngphải nghi ngờ về khả năng hoàn trả nó Nói chung, các khoản cho vay được đảmbảo (kể cả gốc và lãi) bằng tiền mặt hoặc các giấy tờ có giá thay thế tiền mặt nhưchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kho bạc được xếp vào loại chuẩn này

- Khoản tín dụng này được theo dõi: Là những khoản tín dụng chứa đựngtiềm năng rủi ro, nếu không được giám sát sẽ gây nguy hiểm đối với khả năng trả

nợ của người đi vay trong tương lai Ví dụ như những khoản cho vay không cân

Trang 28

xứng, không có sự giám sát tài sản thế chấp hay thiếu một số giấy tờ hợp lệ haynhững khoản cho vay mà người đi vay kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế và thịtrường có những tác động ngược chiều.

- Khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn: Là những khoản tín dụng chắc chắnchứa đựng rủi ro gây nguy hiểm đối với khả năng trả nợ của khách hàng Trongnhững trường hợp này, các ngân hàng phải sử dụng đến các nguồn trả nợ khác nhưthanh lý tài sản thế chấp, tài sản cố định, tái đầu tư, … Những khoản nợ quá hạn từ

90 ngày trở lên thường được xếp vào loại này

- Khoản tín dụng khó thu hồi: Là loại tín dụng không đủ tiêu chuẩn nhữngkhả năng thu hồi và lãi khó khăn hơn nhiều Dường như chúng ta có thể nhận thấyrằng chỉ có rất ít khả năng thu hồi khoản vay Những khoản nợ quá hạn từ 180 ngàytrở lên thường được xếp vào loại này

- Khoản tín dụng thua lỗ, mất mát: Là những khoản nợ không còn tài sản thếchấp nào khác để thu hồi hoặc các tài sản này không có giá trị đến mức mà nếu làmcác thủ tục thanh lý thì còn tốn kém hơn Những khoản nợ quá hạn từ 01 năm trởnên thường được xếp vào loại này

Nói chung, các tiêu chuẩn phân loại thường dựa vào khả năng trả nợ vàmong muốn trả nợ của người đi vay (kể cả gốc và lãi) Tại một số ngân hàng lớn,các khoản tín dụng được phân chia thành nhiều loại nhỏ hơn để tiện cho việc quản

Trang 29

tác quản trị của ngân hàng, kinh nghiệm xử lý các thiệt hại trước đây, mức độ tăngtrưởng của các khoản cho vay, chất lượng và khả năng quản trị trong khu vực chovay, khả năng thu hồi vốn, sự thay đổi về điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh

và các xu hướng kinh tế nói chung

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa ra nằm trong giới hạn từ việcthực hiện theo các văn bản, quy định của ngành đến các quyết định của bản thânngân hàng tuỳ thuộc vào hệ thống ngân hàng của nước đó

Mức trích lập quỹ thường được quyết định bởi con số thống kê hiện tại vềmức độ rủi tín dụng Ở những nước có pháp luật cho việc quản lý các khoản nợphát triển thì mức trích lập nhỏ ví dụ như ở Mỹ mức trích lập vào khoảng 10%đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản tín dụngkhó đòi và 100% đối với các khoản tín dụng thua lỗ, mất mát;còn ở những nướcđang phát triển thì mức trích lập lên tới 20-25% đối với các khoản tín dụngkhông đủ tiêu chuẩn

Đối với những nước có hệ thống luật pháp chưa phát triển thì khuyến khích

tỷ lệ trích lập như sau:

Bảng 1.1: Mức trích lập dự phòng rủi ro theo chất lượng tín dụng

Không đạt tiêu chuẩn (xấu) 10 – 30%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Có hai cách xử lý những khoản mất mát: một là, giữ nguyên khoản mất máttrên sổ sách cho đến khi thu hồi lại được (với tư cách này thì tỷ lệ dự trữ thườnglớn), hai là, các khoản này phải được hoàn tất toán và đưa ra khỏi ra khỏi sổ sách kếtoán chuyển vào khoản thua lỗ (với cách thức này tỷ lệ dự trữ thường nhỏ hơn)

1.3.3 Các nhân tố tác động tới quản trị rủi ro tín dụng

Có nhiều nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng Tuy nhiênnhững nhân tố cơ bản, quan trọng tác động mạnh mẽ trực tiếp nhất là mô hình tổ

Trang 30

chức, bộ máy của cơ quan quản lý và điều hành nguồn vốn tín dụng; cơ chế, chínhsách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực tín dụng; Quy chế, quy trình nghiệp vụhướng dẫn cụ thể đối với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý và điều hành;trình độ công nghệ, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của cán bộ lãnh đạo,chỉ đạo, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình quản lý và điều hành nguồnvốn tín dụng.

- Cơ quan quản lý và điều hành nguồn vốn cho vay của NHTM có vai tròquan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng Vìvậy, việc xây dựng mô hình, tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý phù hợp với thực

tế hiện tại cũng như lâu dài là nhân tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, giảmthiểu rủi ro tín dụng của nguồn vốn cho vay tại các NHTM

- Cơ chế, chính sách của NHNN về tín dụng NHTM là nhân tố đặc biệt quantrọng, có tác động tới chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro của nguồn vốn cho vay.Trong trường hợp NHNN ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu kháchquan của nền kinh tế, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và hoạtđộng của các doanh nghiệp sẽ tác động tới chất lượng tín dụng

- Năng lực thẩm định và giám sát tín của cơ quan quản lý hoạt động tín dụngcủa các NHTM

Năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng là yếu tố quyết định hiệu quả củacông tác quản lý rủi ro tín dụng Năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng thể hiện ởnăng lực phân tích tài chính và xử lý các thông tin tín dụng Năng lực thẩm định cao

sẽ loại trừ được sai lệch trong việc cung cấp thông tin cũng như khả năng sử dụngvốn vay của khách hàng, giảm được rủi ro trong tương lai của khoản vay

Năng lực giám sát tín dụng: giám sát tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tíndụng ban đầu dự đoán, bạn chế xảy ra tình trạng rủi ro trong tín dụng Theo dõi sátsao và chặt chẽ việc giải ngân và sử dụng tiền vay là biện pháp quan trọng để đảmbảo việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi

- Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ: Hoạt động tín dụng có triển khaithuận lợi và có đạt hiệu quả cao, rủi ro tín dụng có được hạn chế hay không phụthuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ Việc quy định rõ quyền hạn

Trang 31

trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận sẽ có tácdụng quan trọng trong quá trình thực hiện từ thẩm định đến khi thiết lập quan hệ tíndụng và thu hồi vốn gốc, lãi Quy trình quản trị tín dụng được bố trí khoa học, rõràng sẽ góp phần quan trong làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyếtđịnh cho vay, giảm các yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở để nâng cao chất lượngtín dụng, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng.

- Công nghệ ngân hàng: Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện naycủa Việt Nam, công nghệ ngân hàng có tác động nhiều đến công tác quản trị rủi rotín dụng Công nghệ ngân hàng cung cấp cho người làm công tác quản trị rủi ro tíndụng những công cụ hữu hiệu từ việc giúp nhanh chóng phát hiện sớm các rủi ro tíndụng có thể xảy ra đến việc cập nhật các thông tin cần thiết Với hệ thống thông tinhiện đại đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tinliên quan đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro tíndụng của ngân hàng Với những tiện lợi về thời gian trong việc cập nhật và phântích thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại giúp ngân hàng đưa ra các biện phápphù hợp và hạn chế được rủi ro tín dụng

1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.4.1 Kinh nghiệm của khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ

Hầu như không có dấu hiệu cảnh báo nào, khủng hoảng cho vay dưới chuẩn

ở Mỹ đã bất ngờ nổ ra vào giữa năm 2007 Cuộc khủng hoảng này có tác độngmạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực Khủng hoảng đã lan đến cáctrung tâm tài chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt Lần đầu tiên,nhiều ngân hàng lớn rơi vào khủng hoảng cho vay thế chấp kiểu này

Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ, đã thông báo hai trongnhiều quỹ bảo hiểm của họ đã mất hơn ½ tài sản do sự sụt giảm mạnh giá trị danhmục cho vay đầu tư thế chấp Khách hàng không thể rút tiền và điều duy nhất họ cóthể làm là theo dõi một cách vô vọng sự mất giá của các khoản đầu tư

Banque Nationale Parisbas (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp đã đình chỉ hoạtđộng các quỹ bảo hiểm của họ do thị trường chứng khoán thế chấp mất thanh khoản

Hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, ngân hàng công thương Trung Quốc và

Trang 32

ngân hàng Trung Quốc đã thông báo khoản lỗ trị giá 11 tỷ USD vì những lý do liênquan đến cho vay thế chấp

Ở Anh, lần đầu tiên kể từ sau cuộc Đại suy thoái, dân chúng đã xếp hàngtrước cửa ngân hàng Northern Rock để rút tiền

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ lĩnh vực cho vay thế chấp dưới chuẩn ở

Mỹ Vào tháng 8/2007, tỷ lệ thanh toán chậm đã tăng 36%, đạt kỷ lục cao nhấttrong 16 năm trước đó Năm 2007, vị thế tài sản của những người sở hữu nhà đãthay đổi từ “thanh toán chậm” đến “tịch thu tài sản” để thế nợ và tỷ lệ này đã tănggấp đôi so với năm 2006 Các khoản vay thế chấp dưới chuẩn chỉ chiếm 16% tổng

số vốn vay thế chấp, nhưng lại chiếm 50% các khoản vỡ nợ

Nguồn gốc của khủng hoảng:

- Môi trường lãi suất ở Mỹ thấp Sau suy thoái kinh tế Mỹ năm 2001, FED đãliên tục cắt giảm lãi suất, trong suốt 2 năm 2003 và 2004, lãi suất chỉ đạo ở mức1% Căn cứ vào tín hiệu của ngân hàng trung ương, lãi suất trên hầu khắp các thịtrường tài chính giảm mạnh, lãi suất đối với khoản vay cố định 30 năm chỉ ở mức4% đến 5%, mức thấp nhất trong vòng 40 năm trước đó

- Nguồn tiền mặt phong phú: Khối lượng cho vay của tất cả các loại hình tíndụng ngân hàng tăng, dòng vốn nước ngoài chảy vào ổn định

- Giá nhà liên tục tăng: cuối năm 2002, hoạt động của thị trường nhà ở diễn

ra sôi động nhờ thu nhập cá nhân tăng, lãi suất cho vay thế chấp thấp và các khoảntín dụng dồi dào Điều này khiến cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường đềumuốn tranh thủ kiếm lời Nhiều nhà đầu cơ đã thu được lời lớn nhờ mua đi và bánlại nhà, thậm chí ngay cả những ngôi nhà đó chưa được xây xong và chưa được đưavào sử dụng

- Nhận thức sai về rủi ro: Những người mua nhà không cảm nhận được rủi robởi vì sự gia tăng liên tục của giá nhà cho phép họ trả nợ rất dễ dàng bằng cách vaythêm Những người cho vay cũng không duy trì các khoản nợ của họ trong sổ sách

mà bán chúng cho các ngân hàng đầu tư để các ngân hàng này biến chúng thànhnhững tài sản được chứng khoán hoá và bán chúng cho các nhà đầu tư chứng khoán

Trang 33

Do vậy, những người cho vay thế chấp đã liên tục có được tiền mặt và tiếp tục tạo

ra các khoản nợ tương tự, đẩy giá nhà lên cao hơn và một chu trình mới lại bắt đầu

- Rạn nứt xuất hiện: vào đầu năm 2006, thị trường nhà đất bắt đầu có dấuhiệu suy giảm Những ngôi nhà xây mới không bán được và hậu quả là sự tăng giábắt đầu giảm mạnh Nền kinh tế Mỹ bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục vànhững dấu hiệu lạm phát gia tăng mạnh đã xuất hiện Một loạt các chỉ số giá kháccũng gia tăng FED đã phản ứng lại bằng cách liên tục tăng lãi suất

Lãi suất tăng gây bất ngờ đối với những người vay nợ dưới chuẩn Do tìnhtrạng tài chính eo hẹp, nhiều người đã không đủ khả năng thanh toán Tỷ lệ nợ quáhạn và vỡ nợ bắt đầu tăng mạnh

Vào tháng 8/2007, giá nhà đã ngưng và thậm chí bắt đầu giảm Nguyên nhânchính của tình trạng này là chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất lên cao Lãisuất tăng, giá trị các khoản chứng khoán có thu nhập cố định sẽ giảm Các nhà đầu

tư rút vốn, các quỹ đầu cơ trở nên thiếu thanh khoản và phải tạm ngưng việc trảtiền Các ngân hàng nhận thấy việc kinh doanh chứng khoán hoá ngày càng giảmsút do khối lượng các khoản vay thế chấp mới ngày càng giảm Sự giảm sút tronggiá trị các danh mục đầu tư đã dẫn đến những khoản lỗ trong bảng cân đối kế toáncủa ngân hàng Các ngân hàng nối đuôi nhau thông báo sự thua lỗ nặng nề sau khiđịnh giá lại danh mục đầu tư của họ

Theo IMF, giá trị của tất cả các khoản cho vay thế chấp ở mức 495 tỷ USD.Nếu tính thêm cả các thua lỗ có liên quan đến các hình thức nợ khác (vay kinhdoanh bất động sản, nợ công ty, những khoản vay LBO) thì con số này có thể đạttới mức 945 tỷ USD

Để khắc phục hậu quả trên, FED đã phải cắt giảm lãi suất nhiều lần, từ5,25% vào tháng 8/2007 xuống còn 2% vào tháng 4/2008 FED cũng bơm mộtlượng tiền lớn vào lưu thông

Tháng 3/2008, FED đã cứu Bear Stearns khỏi phá sản và thu xếp J.P.MorganChase mua lại Sự cứu nguy bất ngờ của FED đối với Bear Stearns và việc can thiệpsâu của FED và Bộ Tài chính đã ngay lập tức khiến cho thị trường “bình tĩnh” lại

Trang 34

Hậu quả của cuộc khủng hoảng tác động đến các ngân hàng, thị trường tàichính và nền kinh tế Mỹ Sự thiếu hụt tài chính gây áp lực lên các hoạt động kinh tế.GDP của Mỹ chỉ tăng 0.6% trong quý IV năm 2007 và quý I năm 2008, so với mức4% năm 2006 Tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng liên tục kể từ tháng 4/2008, nềnkinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Suy thoái của Mỹ ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trên thế giới: các nềnkinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, các nước Châu Á như Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhẹ do phụ thuộc vàoxuất khẩu sang thị trường Mỹ.- Bài học từ khủng hoảng: sự thất bại trong quản trịrủi ro của các ngân hàng Mỹ Hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng lớn thậtđáng ngạc nhiên Rủi ro của nợ thế chấp dưới chuẩn tưởng như đã được phòng ngừabằng cách những khoản nợ này được cấu trúc lại thành vô số chứng khoán và đượcphân phối tới mọi ngóc ngách trên thế giới Nhưng khi tín dụng bị thắt chặt, rủi ro

đã xuất hiện trở lại ngay trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng hoặc tại các chinhánh của chúng và các tổ chức trung gian Các chỉ số rủi ro của các ngân hàng đã

bị thu hẹp lại bởi vì họ đã loại trừ các khoản nợ tiềm năng cho các chi nhánh củachúng như SIV hay các tổ chức gian Do đó, các nhà đầu tư không được cấp đầy đủthông tin về rủi ro của ngaan hàng

Các ngân hàng Mỹ để đạt được lợi nhuận cao đã sử dụng đòn bẩy đầu tư quámức Trong thời kỳ này, đòn bảy đầu tư trung bình là 12 lần, tại các ngân hàng đầu

tư là 20 lần và tại các quỹ đầu cơ là 30 lần Do vậy, dù chỉ một dao động nhỏ diễn racũng có thể làm suy giảm tính thanh khoản của các ngân hàng

Mô hình kinh doanh không hoàn thiện: theo truyền thống, các ngân hàng tạo

ra các khoản vay hoặc thực hiện đầu tư và giữ chúng cho đến kỳ hạn thanh toán.Đây là mô hình kinh doanh tạo ra và nắm giữ Vào những năm 1990, các ngân hàng

đã cấu trúc lại các khoản cho vay hoặc các tài sản có khác của họ thành nhữngchứng khoán có thể mua đi bán lại và bán chúng cho các nhà đầu tư Đây là mô hìnhkinh doanh tạo ra và phân phối Rủi ro được phân tán đi khắp bốn phương, nhữngngười cho vay có rất ít động cơ để quản trị rủi ro thận trọng Các tiêu chuẩn bảohiểm được nới lỏng, các điều kiện cho khoản vay được đơn giản hoá Thiếu kỷ luật,

Trang 35

thiếu minh bạch và dễ thoả mãn đã trở thành đặc trưng của hoạt động ngân hàngtrong đầu những năm 2000 tại Mỹ.

Việc đánh giá giá trị tài sản theo giá thị trường, khi giá thị trường giảm đãđến giá trị tái sản mất giá đột ngột, gây rủi ro cho các khoản vay

Công khai rủi ro của các ngân hàng một cách minh bạch, tạo nên một bứctranh rủi ro ngân hàng đang phải đối mặt một cách rõ ràng

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một lĩnh vực quan trọng nhất và được cácngân hàng đặc biệt quan tâm Quản trị tín dụng cần tuân theo các nguyên tắc nhấtđịnh sau:

Thứ nhất, các NHTM đều xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm củahoạt động quản trị điều hành và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên,liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay

Thứ hai, ngoài những phương pháp phân tích truyền thống để đánh giá kháchhàng, hiện nay các NHTM đều áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rủi rotín dụng Trong đó, việc xây dựng các mô hình để chấm điểm và xếp loại kháchhàng rất quan trọng

Thứ ba, thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để cácNHTM có thể đánh giá về khách hàng vay Trong đó, các ngân hàng phải quantâm đến nguồn thu để trả nợ của khách hàng, đánh giá cụ thể khả năng trả nợ củakhách hàng

Thứ tư, kiểm tra và giám sát trước, trong và sau khi cho vay là một quy trìnhkhông thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện vàngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh

Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá chó các NHTM ViệtNam trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng ngày cànghưng tới thông lệ quốc tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPCTVN - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Trang 36

2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiềnthân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàngchuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam ,trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp Sau đó, Ngânhàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyếtđịnh số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương ViệtNam Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thươngViệt Nam Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấugiá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp

cổ phần Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNNthành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009

Hiện nay, Vietinbank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mạichiếm thị phần lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, tín dụngcủa Việt Nam Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietinbank đãkhông ngừng phát triển cả về quy mô kinh doanh và mạng lưới hoạt động trênphạm vi cả nước

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2010,Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt độngđược phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở

Trang 37

chính, 149 chi nhánh, trên900 phòng giao dịch, 1042 máy rút tiền tự động(ATM) với quy mô huy động vốn đạt trên 340.000 tỷ đồng, cho vay nên kinh tếđạt hơn 230.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước.

Vietinbank hiện là chủ sở hữu của các Công ty hạch toán độc lập: Công tycho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương(VietinbankSC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm,Công ty TNHH vàng bạc, đá quý, Công ty TNHH Quản lý quỹ, đồng thời là thànhviên sáng lập và là cổ đông chính của Indovina Bank, Công ty cổ phần Chuyểnmạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn)

Vietinbank hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 850 ngân hàng trênkhắp thế giới, là thành viên chính thức của Hiệp hội Viến thông Liên Ngân hàngtoàn cầu (SWIP), Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam

Á, Hiệp hội thẻ Visa, Master và là thành viên Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam

2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank Chương Dương

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương(Vietinbank Chương Dương) tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chinhánh khu vực Chương Dương được thành lập theo Quyết định số 93 ngày24/03/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam và là một trong

94 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ 01/04/1993 Năm

2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Ngânhàng cổ phần, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu vực ChươngDương chuyển thànhNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhChương Dương

Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Chương Dương là quận Long Biên.Đây là quận có số lượng dân cư đông đúc và là một quận có nhiều ngành nghềtruyền thống đang được phục hồi và phát triển như: Gốm Bát Tràng, sản phẩm may

Trang 38

mặc Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổngcông ty lớn của Nhà nước như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Xăngdầu khu vực I, Công ty xăng dầu Hàng không, Công ty CP XNK Máy và phụ tùng,Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, Công ty CP May 10, Tổng công ty Đức Giang– Công ty cổ phần, Công ty 76 Bộ Quốc Phòng Đồng thời, quận Long biên cũng

đã thu hút được vốn đầu tư của nhà nước, của các công ty nước ngoài vào Khu côngnghiệp Sài Đồng B Các công ty, khu công nghiệp …là những khách hàng có nhucầu về xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại củaVietinbank Chương Dương trong thời kỳ hội nhập hiện nay

Như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh ChươngDương hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệpvừa và nhỏ có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho VietinbankChương Dương phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh

đa năng Tuy hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt khi trên địa bàn quậnLong Biên có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng như :NHNN&PTNN, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng TMCPQuân đội, Ngân Hàng TMCP Techcombank, Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoạithương… nhưng Vietinbank Chương Dương luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện

và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình

Qua hơn 20 năm hoạt động, Vietinbank Chương Dương đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lậpnguồn vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giaodịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn đến nay Vietinbank - Chi nhánh ChươngDương đã là một chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trênđịa bàn Quận Long Biên, mà còn đến các quận, huyện của Thành phố Hà Nội

Ngày hôm nay có được những thành tựu là do những tiền đề nỗ lực phấnđấu, kết quả không thể phủ nhận mà nhiều thế hệ cán bộ của ngân hàng đã xây dựngnên Đó là những hành trang quý báu cho ngân hàng TMCP Công thương Việt

Trang 39

Nam– chi nhánh Chương Dương trong bước đường phát triển tiếp theo.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank Chương Dương.

Từ năm 2005, thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trìnhINCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với tổng số cán bộcông nhân viên là 244 người (05 cán bộ trong Ban Giám đốc; 43 cán bộ trưởng phóphòng và 196 cán bộ nhân viên) và 08 phòng ban, 06 phòng giao dịch loại I và 10phòng giao dịch loại II Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảophát triển bền vữngtrong quá trình hội nhập, từ năm 2005 đến năm 2010, chi nhánh đã mở rộng mạnglưới, mô hình kinh doanh với việc thành lập thêm 06 Phòng giao dịch loại I, nângcấp 07 quỹ tiết kiệm và mở thêm thành 10 phòng giao dịch loại II Cho đến nay, cơcấu tổ chức của Vietinbank Chương Dương được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Vietinbank Chương Dương

Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, Vietinbank

Trang 40

Chương Dương đã có những bước phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷcương, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyênnghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo… Chi nhánh đã được rấtnhiều Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Nhà nước lựa chọn là ngân hàng phục vụchính và là đối tác tin cậy như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hànghải Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực MiềnBắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội …

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2007 – 2010

Việc nước ta chính thức trở thành thành viên WTO từ 1/1/2007 đã đánh dấumột thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.Thời

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cho hệ thốngngân hàng nói chung và Vietinbank Chương Dương nói riêng rất nhiều cơ hộinhưng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức mà bất kỳ chủ thể kinh tế nàomuốn đứng vững và phát triển đều phải vượt qua Kể từ thời điểm này, “sân chơi”của các NHTM trong nước có sự tham gia của các Ngân hàng liên doanh cũng nhưcác Ngân hàng nước ngoài khiến cho môi trường cạnh tranh ngày càng lành mạnhhơn và cũng gay gắt hơn Thêm vào đó, trong giai đoạn năm 2008-2010, nền kinh

tế thế giới trong thời kỳ suy thoái, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn,thách thức Tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thịtrường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xãhội trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhậpvà thị trường tài chính tiền tệđầy biến động, Chi nhánh Chương Dương đã tận dụng mọi cơ hội đồng thời nỗ lựcvượt qua khó khăn để đạt được những thành tích đáng khích lệ, đóng góp một phầnvào sự thành công chung của hệ thống Vietinbank Điều này có thể thấy từ năm

2007 đến nay, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với kếhoạch do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao Cụ thể:

Ngày đăng: 27/04/2015, 13:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w