1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

99 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 886,5 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro tín dụng là là quá trình các ngân hàng hoạch định, tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. QT RRTD rất quan trọng vì: Thứ nhất: RRTD là căn nguyên tạo ra các vấn đề Ngân hàng; Thứ hai: Mức độ rủi ro trong hoạt động ngày càng gia tăng; Thứ ba: QTRR tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của các NHTM.Cơ sở lý luận về quản trị RRTD : Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọng được dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết xác suất và lý thuyết rủi ro. Nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng – trên mức độ vi mô và của NHNN – trên mức độ vĩ mô. QTRR Ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc như nguyên tắc chấp nhận rủi ro, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính, nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian…những nguyên tắc này giúp cho mỗi NHTM xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Nội dung quản trị rủi ro bao gồm 4 nội dung: nhận biết; đo lường; quản lý và kiểm soát, xử lý tổn thất. Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định.

Trang 1

Để hoàn thành luận văn này, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy

cô giáo trong Khoa Ngân hàng Tài chính Trường ĐHKTQD, Viện đào tạo Sau Đại học Trường ĐHKTQD, Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đặc biệt

là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đàm Văn Huệ - Khoa Ngân hàng- Tài chính Trường ĐHKTQD

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện, góp phần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTRR TÍN DỤNG 3

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG 3

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 3

1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro rín dụng 3

1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng 6

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 8

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng 8

1.2.2 Cơ sở lý luận về quản trị RRTD 10

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 12

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD 20

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTD 23

1.4.1 Nhân tố khách quan 23

1.4.2 Nhân tố chủ quan 25

1.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RRTD 25

1.5.1 Kinh nghiệm từ Thái Lan 25

1.5.2 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tập trung tín dụng, trích lập dự phòng, quản trị thông tin tín dụng, các nguyên tắc tín dụng thận trọng, kiểm tra giám sát của nhà nước 27

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về QTRR đối với các NHTM ở Việt Nam 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (VIETINBANK VĨNH PHÚC) 31

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK VĨNH PHÚC 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

Trang 3

2.2 THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 44

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc từ năm 2007-2010 44

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị RRTD tại Vietinbank Vĩnh Phúc 46

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QTRRTD TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC 50

2.3.1 Kết quả đạt được 50

2.3.2 Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 52

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 55 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBAK VĨNH PHÚC 61

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG QTRR TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC 61

3.1.1 Những cơ hội và thách thức của Vietinbank Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập 61

3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 63

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 64

3.2.1 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 64

3.2.2 Tăng cường công tác quản trị điều hành 67

3.2.3 Các giải pháp khác 69

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 76

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 76

3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các ban ngành có liên quan 78

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 5

NHCT : Ngân hàng Công thương

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

ROA : Khả năng sinh lời trên tổng tài sảnROE : Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữuTNHH : Trách nhiệm hữu hạn

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

RRTD : Rủi ro tín dụng

QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng

Trang 6

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc 33

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Vĩnh Phúc 37

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay theo ngành kinh tế 42

Bảng 2.4: Diễn biến nợ nhóm 2 và nợ xấu từ năm 2007 đến năm 2010 44

Bảng 2.5: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng của Vietinbank Vĩnh Phúc .45

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận tại Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2007 đến năm 2010 33

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2007 đến năm 2010 38

Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động cho vay theo loại hình doanh nghiệp 39

Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động cho vay theo loại tiền 40

Biểu đồ 2.5: Tình hình hoạt động cho vay theo thời hạn 41

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2010 53

Trang 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTRR TÍN DỤNG

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG

Có nhiều định nghĩa về Rủi ro tín dụng, tuy nhiên có thể hiểu RRTD là khảnăng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trảđúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ

cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳhạn Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc vàlãi thì ngân hàng không phải chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào Trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạtđộng của Ngân hàng Có nhiều nguyên nhân gây ra RRTD, song có thể chia thành

các nhóm sau: Những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, Nhóm nguyên nhân

từ phía khách hàng của ngân hàng, nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Quản trị rủi ro tín dụng là là quá trình các ngân hàng hoạch định, tổ chứcthực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuậncủa Ngân hàng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận QT RRTD rất quan trọng vì:Thứ nhất: RRTD là căn nguyên tạo ra các vấn đề Ngân hàng; Thứ hai: Mức độ rủi

ro trong hoạt động ngày càng gia tăng; Thứ ba: QTRR tốt là một lợi thế cạnh tranh

và là công cụ tạo ra giá trị của các NHTM

Cơ sở lý luận về quản trị RRTD : Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọngđược dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết xác suất và lý thuyết rủi ro Nó phụ thuộc vàochính sách của từng ngân hàng – trên mức độ vi mô và của NHNN – trên mức độ vĩ

mô QTRR Ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc như nguyên tắcchấp nhận rủi ro, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép, nguyên tắc quản lý độc lậpcác rủi ro riêng biệt nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ

Trang 8

thu nhập, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính,nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian…những nguyên tắc nàygiúp cho mỗi NHTM xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàngriêng biệt

Nội dung quản trị rủi ro bao gồm 4 nội dung: nhận biết; đo lường; quản lý

và kiểm soát, xử lý tổn thất Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý rủi ro

tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui

trình phải luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có

vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD

Để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng, các Ngân hàng thường đánh giáqua các chỉ số sau:

Thứ nhất: Chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận, nguồn vốn của Ngân hàng.

Lợi nhuận cao dẫn tới khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Ngân hàngcao Vốn chủ sở hữu cao chính là tấm đệm đỡ cho những tổn thất của ngân hànggặp phải khi RRTD xảy ra Với ngân hàng có vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nhỏ,chỉ cần một tổn thất nhỏ cũng khiến ngân hàng gặp khó khăn

Thứ hai: Chỉ tiêu về nợ xấu, mức dự phòng rủi ro tín dụng và tổn thất tín dụng thực tế.

Chỉ tiêu này thể hiện rõ nhất RRTD của Ngân hàng Tuy nhiên kết hợp vớicác chỉ tiêu về dự phòng rủi ro mới có thể đánh giá đúng đắn công tác QT RRTD

Kinh nghiệm thực tế cho thấy quy mô và tỷ trọng của quỹ dự phòng đượctrích lập tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động tín dụng của từng ngân hàng cụ thể vàthông thường ở mức từ 3-5% giá trị tổng tài sản, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn chophép ở mức 3-5%

Thứ ba: Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu các khoản vay

- Cơ cấu các khoản vay theo ngành nghề kinh doanh, thành phần kinh

tế của khách hàng Sự đa dạng các ngành kinh doanh, thành phần kinh tế đảm bảo

giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có sự biến động lớn đối với ngành kinh tế nào đó

Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu để nắm bắt được xu hướng phát triển của từng

Trang 9

ngành nghề kinh doanh để từ đó có chính sách tín dụng hợp lý, tránh được rủi ro.

- Cơ cấu thời hạn cho vay của các khoản vay Với một NHTM, nguồn

vốn phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn Nguồn vốn này phần lớn làngắn hạn Do đó cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng phần lớn sẽ là ngắn hạn, tỷ lệ

sử dụng vốn trung dài hạn không nên vượt quá mức 30-35% và việc duy trì tỷ lệnày cần căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn Cơ cấu thời hạn nguồn vốn lànhân tố cơ bản quyết định cơ cấu thời hạn sử dụng, đồng thời cho biết tính ổn địnhcủa nguồn vốn Ngoài ra còn cơ cấu theo loại tiền, là mức độ tập trung tín dụng theođồng tiền trên tổng dư nợ

1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTD

Có thể nói, các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTD bao gồm: Các nhân tốkhách quan (Trình độ của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh; Nănglực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng; Môi trường kinh tế , môi trườngchính trị…) và các nhân tố chủ quan (Quan điểm của các nhà quản lý, Chất lượngcủa cán bộ nhân viên ngân hàng)

1.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RRTD

Trong phần này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm về QTRRTD tại các nướcChâu Á có nền kinh tế phát triển như Thái Lan, Hông Kông, Hàn Quốc, Malaysia,Singapore như quản trị rủi ro tập trung tín dụng, trích lập dự phòng, quản trị thôngtin tín dụng, các nguyên tắc tín dụng thận trọng, kiểm tra giám sát của nhà nước để

từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn đối với Việt Nam

Mặc dù có bề dầy hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997-1998 hệthống Ngân hàng Thái Lan vẫn chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính – tiền tệ.Trước tình hình đó, các Ngân hàng Thái đã có một loạt thay đổi trong hệ thống tíndụng như: Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâutrong quy trình giải quyết các khoản vay; tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tínhnguyên tắc trong tín dụng; Tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) đểquyết định cho vay; tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng…

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (VIETINBANK VĨNH PHÚC)

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK VĨNH PHÚC

Trong năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhữngdiễn biến bất thường song tình hình kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc vẫn giữ được sử

Về mặt kinh tế cũng có sự phát triển vượt bậc:

Vietinbank Vĩnh Phúc cũng là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khaidịch vụ thẻ Đến nay, Ngân hàng đã lắp đặt hàng chục máy ATM và phát hành trên30.000 thẻ E - partner, Casd card, Master card, …cho khách hàng trong và ngoài địabàn Với việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, tỷ trọng thu dịch vụ của NHCT tăngnhanh đăc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế

Những năm vừa qua, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo củaNgân hàng TMCPCT Việt Nam trong từng thời kỳ về các chương trình tín dụng, lãisuất cho vay và huy động, điều chỉnh kịp thời lãi suất khi có biến động tăng để đảmbảo bù đắp chi phí huy động và mang lại hiệu quả kinh doanh, tập trung tăng trưởngtín dụng ngắn hạn, tuân thủ tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn Hoạt động tíndụng của Chi nhánh đã thực sự đảm bảo cả về chất lượng và số lượng Việc cho vay

Trang 11

được thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các điều kiện, thủ tục quy định và phùhợp với khả năng quản lý của từng cá nhân, đơn vị; tuân thủ đúng quy chế quytrình nghiệp vụ nên đã lựa chọn được các khách hàng thực sự lành mạnh về tàichính, những dự án, phương án khả thi và hiệu quả

2.2 THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC

Nhìn tổng thể cho thấy trong bối cảnh tín dụng của Việt Nam có nhiều diễnbiến không thuận lợi nhưng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánhVĩnh Phúc Vĩnh Phúc đã giảm đáng kể tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu qua các năm.Đến năm 2010, chi nhánh không còn nợ nhóm 2, nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng 0,01%trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu thấp cho thấy công tác cấp tín dụng củangân hàng là chắc chắn Chất lượng tín dụng ngày càng tăng Tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ cho vay qua 3 năm 2007-2009 tương ứng là 0,3%; 0,36%; 0,053% Tỷ

lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay qua 3 năm 2007-2009 tương ứng là 0,1%;0,176%; 0,053% Không có nợ khoanh

Năm 2007, sử dụng dự phòng là 895 triệu đồng, việc sử dụng dự phòng rải rác

ở một số khách hàng Năm 2008, sử dụng dự phòng giảm còn 447 triệu đồng Năm

2009 và 2010, Chi nhánh đã không phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngchứng tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh rất tốt Điều này là do sự đôn đốc, thúc đẩythu nợ được Chi nhánh rất quan tâm Nhìn chung, sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng của Chi nhánh giảm chứng tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh khá tốt

Thực trạng công tác quản trị RRTD tại Vietinbank Vĩnh Phúc

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnhtranh, Vietinbank Vĩnh Phúc đã có một loạt các biện pháp nhằm cải thiện dần chấtlượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro một số biện pháp mà Ngân hàng đã thực hiện.Thứnhất: Xây dựng chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả;Thứ hai: Xây dựng và hoànthiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng; Thứ ba: Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán

bộ tín dụng có trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; Thứ tư: Áp dụng môhình chấm điểm khách hàng; Thứ năm: Kiểm soát cho vay; Thứ sáu: Thực hiệnnghiêm ngặt việc thế chấp tài sản; Thứ bảy: Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự

Trang 12

phòng rủi ro tín dụng; Thứ tám: Thực hiện phân tán rủi ro

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QTRRTD TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC.

Từ việc phân tích hoạt động của Vietinbank Vĩnh Phúc trong những nămgần đây đã đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất : Chất lượng nợ đã có những diễn biến theo hướng tích cực

Nợ nhóm 2 đã được kiểm soát tốt dưới 1% trong khi dư nợ bình quân tănghàng năm tăng hơn 30%, nợ xấu ở mức rất thấp Điều này cho thấy công tác QTRRtại Vietinbank Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực so với các giai đoạntrước

Thứ hai: Quản lý một số giới hạn rủi ro

Thực hiện sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam có áp dụng một cách linh hoạt.Vietinbak Vĩnh Phúc cũng để ra một số giới hạn rủi ro như tỷ lệ cho vay có bảođảm, không bảo đảm; tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, giữa đồng Việt Nam

và ngoại tệ, hạn mức tín dụng tối đa đối với mỗi khách hàng và nhóm khách hàngliên quan Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng là 70 tỷ đồng, tỷ lệcho vay không có bảo đảm giới hạn ở mức 1%

Thứ ba: Chính sách tín dụng đồng bộ, chặt chẽ

Các nghiệp vụ tín dụng đều được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO, các tài liệu

về sổ tay tín dụng, hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý khoản vaytrên hệ thống INCAS

Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn có một số hạn chế sau: Mức

độ tập trung tín dụng khá lớn trong khi chưa có đánh giá rủi ro về vấn đề này nênkhó khăn trong việc nhận biết rủi ro tiềm tàng; Chất lượng thông tin trong phân tíchtín dụng còn hạn chế ; Việc đánh giá chất lượng dư nợ đôi khi còn nhiều yếu tố cảmtính; Giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Việc còn tồn tại một số hạn chế như vậy là do các nguyên nhân xuất phát từVietinbank Vĩnh Phúc (Thiếu chiến lược rủi ro, Chính sách tín dụng chưa phân biệttheo tính chất khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế ) và nhữngnguyên nhân khách quan như môi trường kinh tế và môi trường pháp lý

Trang 13

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO

và tổ chức tài chính quốc tế Vì thế, Ngân hàng Công thương cần tăng cường hợptác để chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến,khai thác thị trường Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tếcủa các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toánquốc tế, tài trợ thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyểngiao công nghệ

Từ những cơ hội nêu trên có thể thấy triển vọng phát triển ngành ngân hàng,đặc biệt là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc còn rất lớn,tuy nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt khi thị trường khôngchỉ dành riêng cho các tổ chức trong nước mà sẽ có sự góp mặt của các định chế tàichính lớn mạnh nước ngoài

Trong năm 2010 các tổ chức tín dụng tập trung trên địa bàn tỉnh đã tập trungtăng nhanh quy mô mạng lưới, phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thịtrường Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài

kể cả trong các lĩnh vực vốn là truyền thống của ngân hàng trong nước như lĩnh vựcbán lẻ đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, gây áp

Trang 14

lực cạnh tranh lớn cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc

Nhìn chung, năm 2011 những yếu tố kinh tế tích cực sẽ ngày càng rõ nét tuynhiên nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức đòi hỏi Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc phải có chiến lược phù hợp,công tác dự báo và điều hành sát thực tiễn đồng thời cần tăng cường năng lực tàichính, quản trị, quản lý rủi ro để đối phó với những rủi ro có thể phát sinh

Thực hiện định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiến tớixây dựng thành công tập đoàn tài chính – Ngân hàng hàng đầu Việt Nam Phương

châm phát triển chiến lược giai đoạn 2011-2015 là “ Tăng trưởng, chất lượng, an toàn và hiệu quả bền vững” góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng công

thương nói riêng và ngành ngân hàng nói chung

Giai đoạn 2011 – 2011, bên cạnh việc tăng tưởng nguồn vốn là nhiệm vụ trọngtâm xuyên suốt, mục tiêu của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhVĩnh Phúc là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và đầu tư một cách an toàn, hiệu quả

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI VIETINBANK VĨNH PHÚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Thứ nhất : Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượngkhách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể Tổ chức các buổihội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng Cậpnhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới

Thứ hai: Tăng cường công tác quản trị điều hành

Phổ biến quan điểm chiến lược định hướng về quản trị rủi ro của Ngân hàngcông thương Việt Nam Xác định, đo lường các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàngtrong danh mục tín dụng

Các khách hàng khác nhau và ngành nghề khác nhau thể hiện các rủi ro khácnhau, trong khi khả năng tồn tại của bất cứ chi nhánh nào, hay của NHCT đều liênquan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng hoặc ngành nghề mà NHCT

cấp tín dụng Vì vậy, Chi nhánh nên tiến hành nghiên cứu phân tích đánh giá lại

Trang 15

danh mục tín dụng của mình, xác định rõ khách hàng mục tiêu, ngành hàng mục tiêu phù hợp địa bàn kinh tế mà chi nhánh đang hoạt động Việc phân tích và định hướng cơ cấu danh mục tín dụng của từng chi nhánh cần đặt trong diễn biến tổng thể (tổng cung-tổng cầu) của nền kinh tế

Thứ ba: Các giải pháp khác

Các giải pháp khác bao gồm : Tuân thủ thực hiện đúng quy trình tín dụng.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; Nâng cao vai trò và chất lượng công táckiểm tra, kiểm toán nội bộ; Phát huy vai trò kiểm tra tín dụng độc lập; Xây dựng vàkhai thác hiệu quả các thông tin trong ngành tín dụng; Nâng cao chất lượng giám sáttín dụng; Đa dạng hóa đối tượng đầu tư; Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của hoạt động Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc, NHCT Việt nam cần có những hướng dẫn

cụ thể các hoạt động của NHCT Vĩnh Phúc đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quảhoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp NHCT Vĩnh Phúcthực hiện tốt công tác quản trị rủi ro Thứ nhất: Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thờicác chủ trương chính sách của Chính phủ và của ngành; Thứ hai: Chuẩn hoá cán bộNgân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng; Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động củatrung tâm phòng ngừa rủi ro; Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ

(iCRS); Thứ năm: Hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

Kiến nghị với NHNN và các ban ngành có liên quan

Đối với NHNN: Ban hành chế độ khung về quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sởnhững thông lệ quốc tế áp dụng vào Việt Nam để các NHTM có cơ sở thực hiện.Sửa đổi lại qui định phương pháp xử lý rủi ro với những khoản nợ xấu theo hướngcho phép NHTM được đưa ra ngoại bảng các khoản nợ xấu khi có các tiêu chí nhưqui định; Ban hành tiêu chuẩn kế toán của NHTM theo thông lệ quốc tế, cho phéphạch toán những khoản cam kết, bảo lãnh vào nội bảng và trích lập dự phòng tổnthất của khoản cam kết này như dư nợ tín dụng Chuẩn hoá về phân ngành nghề

Trang 16

kinh tế dễ cho việc hạch toán và thống kê Chuyển đổi Trung tâm CIC của NHNNthành Công ty cổ phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, trong đó cácNHTM lớn đóng góp cổ đông và cử chuyên gia giỏi về tín dụng tham gia điều hành.Mức lương của chuyên gia tại đây tương đương trung bình của NHTM có đóng góp

cổ đông để thu hút nhân tài Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các NHTM.Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra ngân hàng cần thựchiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, có tiêu chí để việc đánh giá này làtoàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua cáccuộc thanh tra Như vậy, công tác thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trò đánhgiá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM từ đó đề ra những giải pháp và hiệu quảtrong việc quản trị rủi ro của các NHTM

Đối với Chính phủ: Cần hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho

hoạt động tín dụng Ngân hàng; Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ; Tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp

Trang 17

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt độngtín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao,đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, bởi hệ thốngthông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế… Do

đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợpvới Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt độngcấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro và phù hợp vớimôi trường hội nhập

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngânhàng nào, kể cả những ngân hàng hàng đầu thế giới, bởi có những rủi ro nằm ngoàitầm kiểm soát của con người Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng cónăng lực QLRRTD là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận đượcnhờ xây dựng một mô hình QLRR hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động đểhạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người vànhững RRTD khác có thể kiểm soát được

NHCT là một trong những NHTMCP lớn nhất ở Việt Nam Như nhiềuNHTM VN khác, tín dụng không chỉ là dịch vụ căn bản tạo ra khối lượng tài sảnlớn trong tổng tài sản có mà còn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng Trong tổngcác nguồn thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đếnhoạt động tín dụng thường chiếm từ 70% - 80% Bên cạnh những đóng góp to lớn

đó, tín dụng cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tàn phá mạnh nhất lợinhuận của Ngân hàng và là nguyên nhân chính của mọi sự đổ vỡ Ngân hàng Vìvậy, quản trị rủi ro tín dụng là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị của NHCT

Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, tác giả đã chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro tín

dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc”

Trang 18

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụngcủa NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng.Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Công thương ViệtNam – CN Vĩnh Phúc

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRTD tạiNHTMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHCT

Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi chủ yếu là công tác quản trị rủi

ro tín dụng của NHCT giai đoạn 2007-2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thờikết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tư duy logic kinh tế nhằmlàm sáng tỏ những vẫn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam – CN Vĩnh Phúc

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc

Trang 19

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTRR TÍN DỤNG

1.6. RỦI RO TÍN DỤNG

1.6.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Khái niệm về rủi ro:

Rủi ro là sự không chắc chắn mang tính khách quan về khả năng xảy ra một

sự kiện không mong muốn Như vậy, dù con người có nhận biết được rủi ro haykhông thì nó vẫn tồn tại Một khái niệm khác là: “Rủi ro là sự không chắc chắn vềtổn thất” Trong từ điển kinh tế học hiện đại, rủi ro được định nghĩa: “Rủi ro là hoàncảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợpquy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”

Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu

do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ

cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳhạn Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc vàlãi thì ngân hàng không phải chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào Trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạtđộng của Ngân hàng

Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu và luôn tồn tại gắn liền với hoạt động củangân hàng

1.6.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro rín dụng

Có nhiều nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, song có thể chia thành nhómcác nguyên nhân chính sau:

1.6.2.1. Nhóm thứ nhất: Những nguyên nhân khách quan bất khả kháng

a) Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưởng của

Trang 20

những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi rotrong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh

tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng

là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng

Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống,tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mởrộng hoạt động cho vay của các ngân hàng

b) Môi trường chính trị, pháp lý

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnhvực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lànhmạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi.Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợidụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản…

Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vậnkinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đếnviệc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung vàđối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng

c) Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sảnxuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên làyếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểmsoát của con người Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng cácngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanhkhông có nguồn thu …

Những nguyên nhân trên nếu không được dự báo và có các biện pháp phòngngừa kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của ngân hàng, kháchhàng vay vốn

Trang 21

Tuy nhiên, khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng như Thiên tai, hỏa hoạn, độngđất…sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện phương án/dự án của khách hàng.

1.6.2.2 Nhóm thứ hai: Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng của ngân hàng

- Khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích sau khi giải ngân

- Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khảnăng quản lý

- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩahay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõiđược dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanhtoán dây chuyền

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu cáckhoản lỗ

- Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhànước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thị ngân hàng chịu, ngân hàng thua

lỗ thì Nhà nước chịu

- Khách hàng thua lỗ, hàng sản xuất ra không bán được, không trả nợ vayđược Ngân hàng

- Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo

1.6.2.3 Nhóm thứ ba: Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng.

Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, đôi khi chạy theo chỉtiêu dự nợ nên tăng trưởng dư nợ quá cao Tuy nhiên, việc này đi đôi với lợi nhuậnlới và rủi ro lớn Các ngân hàng cho vay phải biết lựa sức để xác định lợi nhuận hợp

lý cho mình

Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kémdẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vayvốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn Mức độ rủi ro trongtrường hợp này sẽ ngày càng tăng trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khigiám sát và cuối cùng là thu nợ Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩmchất đạo đức của cán bộ cho vay Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ tín

Trang 22

dụng có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc vớikhách hàng, gây tổn thất to lớn cho ngân hàng.

Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ khâu bảo đảm tíndụng Như cán bộ thẩm định đánh giá sai giá trị tài sản đảm bảo bao gồm cả giá trịhiện tại và trong tương lai, hoặc lại quá tin tưởng vào tài sản đảm bảo coi đó là “bùa

hộ mệnh” cho công tác thu hồi vốn sau này, mà coi nhẹ công tác kiểm tra, đôn đốc,giám sát thực hiện dự án, phòng ngừa rủi ro, không có những biện pháp kịp thờinhằm hạn chế khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn

Một yếu tố luôn ảnh hưởng tới khâu thẩm định của cán bộ tín dụng đó là chấtlượng và số lượng thông tin Bởi vì bản chất hoạt động ngân hàng luôn trong tìnhtrạng thông tin không cân xứng, cho nên đòi hỏi công tác thẩm định phải sàng lọcthông tin một cách kỹ càng, chính xác, tránh bỏ sót những dự án hiệu quả cao vàtránh nhận những dự án không có hiệu quả hay hiệu quả thấp Các ngân hàng chưađược cung cấp đầy đủ và chính xác, mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng CIC đãđược thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa cậpnhật Trong nhiều trường hợp ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về quan

hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác nên có thể phán quyết sailầm khi cho vay

Do ngân hàng không thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng Bởi vì, trình độnghiệp vụ của cán bộ tín dụng hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệubáo cáo của khách hàng Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ,kiểm tra, kiểm soát lấy lệ, hời hợt, chỉ mang tính hình thức, không phản ánh đúng

sự thật do chịu áp lực từ cấp trên, từ chính quyền địa phương Một hệ thống kiểmsoát lỏng lẻo dễ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt độngkinh doanh

1.6.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng.

a) Hậu quả đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quanđến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới

Trang 23

các tổ chức tín dụng khác Vì vậy,kết quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rấtlớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinhdoanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngânhàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro Rủi ro xảy ra dẫn tớitình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hộib) Hậu quả đối với ngân hàng.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, trước hết là làm giảm lợi nhuận Ngân hàng Tiếpđến là làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng do Ngân hàng phải trích lậpcác khoản dự phòng cho các khoản tín dụng xảy ra rủi ro Khi một Ngân hàng đểxảy ra nhiểu khoản nợ xấu thì uy tín của Ngân hàng đó sẽ bị giảm sút dẫn đến hoạtđộng kém hiệu quả và sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Ngân hàng

Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dânchúng Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu

tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quánhiều người đến rút tiền tại cùng một thời điểm và Ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt

để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng Ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ

xô đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của Ngân hàng

Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánhchịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với Ngân hàng Điềunày sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phả sản hàng loạt của các ngânhàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm chonền kinh tế của các nước trong khu vực bị điêu đứng Chính điều này đã gây ranhững rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội kéo theo hàng loạt những hậu quả khácnhư: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh Đây là những bài học thấm thía

có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM

Trang 24

1.7 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.7.1 Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

- Quản trị rủi ro tín dụng là là quá trình các ngân hàng hoạch định, tổ chứcthực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuậncủa Ngân hàng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận

- Công tác quản trị rủi ro tín dụng là công tác không thể thiếu trong hoạtđộng của NHTM do RRTD là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các vấn đề của Ngânhàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng và hơn nữa quảntrị rủi ro tốt là một lợi thế và là công cụ tạo ra giá trị của NHTM

Sự cần thiết phải thực hiện công tác QTRRTD:

Thứ nhất: RRTD là căn nguyên tạo ra các vấn đề Ngân hàng Sự đổ vỡ hàngloạt Quỹ tín dụng tại Việt Nam trong những năm 1989-1990 do chất lượng cáckhoản cho vay yếu kém, không thu hồi được Những năm 1999 - 2000, cũng từnguyên nhân này NHNN đã đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặcbiệt, những vụ án lớn và việc xử lý một khối lượng hàng ngàn tỷ đồng nợ tồnđọng của các NHTM từ năm 2000 về trước đều bắt nguồn từ những khoản cho vaykhó đòi Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông Nam Á đã làmcho nhiều Ngân hàng ở Châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản, hoặc buộcphải sáp nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn của cácNgân hàng tăng cao Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của cácNgân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillippines 14%, Malaysia 10%.Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn từ làn sóng chovay thế chấp nhà đất rủi ro cao đã minh chứng rất rõ căn nguyên cơ bản tạo ra ởvấn đề của Ngân hàng là RRTD Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn làvấn đề sống còn của NHTM

Thứ hai: Mức độ rủi ro trong hoạt động ngày càng gia tăng Tính cấp thiếtcủa quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn củaRRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của Ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi rohơn Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, trên

Trang 25

thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng Ngân hàng; thì trong giaiđoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44 Các nguyên nhân chủ yếu làm cho RRTD củacác NHTM ngày càng gia tăng như sau:

- Do quá trình tự do hoá, nới lỏng qui định trong hoạt động Ngân hàng trênphạm vi toàn thế giới Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự dohoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến Khi gia tăng cạnh tranh cũngđồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng Trong lĩnh vực Ngân hàng, cạnh tranhlàm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống Tác động này làm cho cácNgân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh để bù đắp sự sụtgiảm lợi nhuận, trong đó mở rộng qui mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng

có nguy cơ gia tăng Bên cạnh đó, qui luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức

độ phá sản của các khách hàng của Ngân hàng kéo theo sự thiệt hại cho Ngân hàng

- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năngphức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnhtranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới Trong lĩnh vực tíndụng các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sản phẩmtín dụng truyền thống Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển côngnghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể…luôn chứa dựng rủi ro mới Nhưng dưới áplực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng như phạm vi củahoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các Ngânhàng Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏiquản trị RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng

- Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trìnhchuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luậtđang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động Ngân hàngcàng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quảntrị RRTD là một công việc tối quan trọng

Thứ ba: QTRR tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của cácNHTM Dù nền kinh tế thế giới đang hứng chịu hậu quả của sự “sơ suất” trong

Trang 26

công tác quản lý rủi ro của các Ngân hàng, song từ lâu, công tác quản trị rủi ro đượcxem như là một chức năng nhằm thoả mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soátnội bộ Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là “điều không mong muốn nhưngphải chấp nhận” trong kinh doanh, và hoạt động quản lý rủi ro được coi là một trungtâm chi phí Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công

cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn

1.7.2 Cơ sở lý luận về quản trị RRTD

Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọng được dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyếtxác suất và lý thuyết rủi ro Nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng – trênmức độ vi mô và của Ngân hàng Nhà nước – trên mức độ vĩ mô

QTRR Ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó baogồm một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro Các nhà quản trị Ngân hàng cần phải chấpnhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từnhững hoạt động nghiệp vụ của mình Mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức

độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng chiến thuật “phòngchống rủi ro” Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng làkhông thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn có trong cácnghiệp vụ của ngân hàng Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi rođối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép” Việcchấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điềutiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớnrủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý,

mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó Chỉ đốivới những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất

cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng Ngoài ra, đối với cácloại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công

ty bảo hiểm bên ngoài

Trang 27

- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt Một trong những nguyên

lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sựthiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽlàm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác Nói cách khác, về nguyên tắc sựthiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập vớinhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộpcác loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro Các ngân hàng trong quátrình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệthại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp Có nghĩarằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cầnphải được loại bỏ

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp vớiphần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra.Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận vànhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai Do đó, giá trị thiệt hại phải phùhợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác định được mức độ(dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang chođối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài

- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngânhàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra Cùng với điều này,chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi

ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúngxảy ra

- Nguyên tắc hợp lý về thời gian Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngânhàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác độngtiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp Khi bắt buộc phải tồn

Trang 28

tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cầnthiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiếttác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng Hệ thống quản

lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược pháttriển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệtcủa ngân hàng

- Chín là, nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép Nguyêntắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng/tính chuyển đẩy cao Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàngtrong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp vớinhững yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngânhàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép” Hay nói cách khác, chúngchỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công tybảo hiểm bên ngoài

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựngcho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt Chính sách quảntrị rủi ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt độngchung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòngchống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hìnhtài chính của ngân hàng

1.7.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.

Hoạt động tín dụng bao gồm hai mặt: sinh lợi và rủi ro Phần lớn các thua lỗcủa ngân hàng là từ hoạt động tín dụng Đứng trước quyết định cho vay, cán bộngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro Nội dung quản trị rủi ro

bao gồm 4 nội dung: nhận biết; đo lường; quản lý và kiểm soát, xử lý tổn thất.

Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc

có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải luôn có sự liên hệ

gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát

Trang 29

được rủi ro theo mục tiêu đã định RRTD một khi đã xác định thì cần phải đượcphân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi Cũng trong quá trìnhquản lý theo dõi, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phải có khả năng xác định tìm racác nguy cơ rủi ro mới và công việc của quản trị rủi ro lại được lặp lại

Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà làrủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và Ngân hàng đãchuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó

1.7.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi rotồn tại trong hoạt động tín dụng Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướngtoàn cầu hoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽthường xuyên hơn Vì vậy, một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống

có khả năng nhận biết hầu hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng Ngân hàng nắmđược tình hình rủi ro của danh mục tín dụng và trả lời được các câu hỏi sau:

- Lý do RRTD là do đánh giá tín dụng chưa tốt hay do thoái trào kinh doanhhay do gian lận hay chất lượng tài sản thế chấp kém?

- Ngân hàng có thể thấy RRTD tăng dần trong thời điểm này do cho vay tậptrung không đúng thị trường?

- Ngân hàng có thể đạt được mục tiêu dài hạn về RRTD có thể chấp nhận?

Thông thường Ngân hàng thường xuyên xem xét kỹ các dấu hiệu rủi ro tín dụng sau đây:

Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ khách hàng và ngân hàng Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới chính sách ưu tiên trong kinh doanh Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại

Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán

Ngoài những dấu hiệu rủi ro có thể phát hiện từ phía khách hàng, môi trườngkinh tế, xã hội,… Uỷ ban Basel (2000) đã thống kê dấu hiệu rủi ro tín dụng xuấtphát từ phía ngân hàng chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng là mức độ tập trung rủi ro vàquy trình cấp tín dụng không lành mạnh

Trang 30

Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề rủi

ro tín dụng Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ rủi ro tín dụng của một nộidung trong danh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sảncủa Ngân hàng Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín dụng

đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro

Rủi ro tập trung tín dụng gồm hai nhóm chính: Rủi ro tập trung tín dụngthông thường và rủi ro tập trung tín dụng dựa trên các yếu tố rủi ro chung hay tương

quan Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặc ngành/lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, dầu mỏ, khí đốt Trong khi đó, rủi ro tập trung tín dụng do sự

liên hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, màchỉ có thể phát hiện thông qua phân tích như giữa các thị trường mới nổi, rủi ro tíndụng và rủi ro thị trường, các rủi ro này với rủi ro thanh khoản Điển hình cho loạirủi ro này là cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảngtài chính, kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đến nay Trong cuộc khủng hoảng này, sựliên hệ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, cũng như giữa rủi ro này với rủi ro thanhkhoản, đã tạo ra các khoản lỗ/mất vốn rộng khắp

Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi

ro tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tíndụng Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tíndụng kỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng Do áp lực này

mà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng.Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụngmới cũng đã gây ra nhiều rủi ro, cụ thể:

- Lạm dụng quá mức hệ thống chấm điểm tín dụng mà không có sự kiểmđịnh lại sự phù hợp của mô hình Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bảngây ra sự sụp đổ thị trường nhà đất Mỹ thời gian qua Các quyết định cho vay cánhân hầu như phụ thuộc vào hệ thống chấm điểm - xếp hạng – gia hạn mức cấp tíndụng mà không sử dụng đánh giá của cán bộ tín dụng cũng như không có sự kiểm

Trang 31

định lại mô hình dẫn đến sự phát triển quá mức của loại hình cho vay thế chấp nhà.Khi các hộ gia đình không có khả năng trả nợ, đồng thời thị trường nhà đất suygiảm, hàng loạt các Ngân hàng tham gia hoạt động này sụp đổ

- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảo đảm.Điều này làm cho Ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành động sớmnhằm ngăn chặn rủi ro

- Kỹ thuật định giá theo rủi ro kém, tập trung quá nhiều vào điều kiện phigiá (điều kiện tín dụng như hồ sơ, tài chính, tài sản bảo đảm…) Vấn đề này chủ yếuảnh hưởng đến khả năng bù đắp của Ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra

- Không thận trọng với các thỏa thuận tín dụng có đòn cân nợ cao Do đó,khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh thì khả năng chống đỡ bằng vốn tự cóthấp, rủi ro chuyển về phía Ngân hàng

- Không tính đến chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, chu kỳ sống của sảnphẩm hàng hoá, nhất là đối với các Ngân hàng có mức độ tập trung cao vào lĩnh vựcbất động sản Đây là sự yếu kém trong quản lý danh mục tín dụng

- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho Ngân hàngkhông có sự chuẩn bị kỹ càng Trong nhiều trường hợp, việc có một cơ chế hànhđộng rõ ràng, được phổ biến và tập huấn thường xuyên có thể giúp Ngân hàng phảnứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua được những cú sốc bất lợi

1.7.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được nguy

cơ rủi ro Trên thực tế các bước này khá gần gũi với nhau và thường được gộpchung lại trong quá trình thực hiện tác nghiệp Mục đích của các bước này là giúpcho toàn bộ bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đãxác định, phân tích rõ nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro

có thể xảy ra đối với Ngân hàng để định giá rủi ro có thể chấp nhận được; trích lập

dự phòng rủi ro

Đo lường RRTD trong hoạt động của ngân hàng cần phải đạt được hai yếu tốquan trong: Khả năng hay xác suất gặp phải RRTD và mức độ tổn thất khi RRTD

Trang 32

xảy ra Bất kỳ sai lệch trong việc xác định khả năng và mức độ tổn thất đều làm mất

đi tính chủ động và khả năng chấp nhận của ngân hàng gây lãng phí và nghiêmtrọng hơn khi tổn thất xảy ra trên thực tế lớn hơn mức đo lường dự kiến

Để duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp, theo thông lệ tốt nhất do ủy ban Balse (2000) đề xuất, Ngân hàng phải tuân thủ các

Nguyên tắc 3: Khuyến khích các Ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống xếp hạng cần thống nhấtvới bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của Ngân hàng

Nguyên tắc 4: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích

để cho phép lãnh đạo đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng

và ngoại bảng Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấucủa danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của

toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần tính đến những thay đổi tiềm năng trong tương

lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư vàphải đánh giá các tài sản có tiềm năng rủi ro tín dụng trong điều kiện căng thẳng

1.7.3.3 Quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng

Đây là những khâu thể hiện rõ nhất tính chiến lược, cũng như tư tưởng củaNgân hàng về RRTD Trước hết, Ngân hàng cần xây dựng được hệ thống các công

cụ hạn chế rủi ro như chính sách thiết lập giới hạn tín dụng, mức uỷ quyền, các tiêuchuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng…

- Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng

Chính sách này được xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn

Trang 33

tín dụng một khách hàng; Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan; Giớihạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý….

Giới hạn tín dụng một khách hàng: Luật pháp các nước đều đưa ra qui định rõ

về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng.Giới hạn này được thiết lập trên cơ sở vốn của Ngân hàng, thông thường mức tíndụng cấp đối với một khách hàng không quá 10 –25% vốn tự có của NHTM Thực

tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, NHTM thường thiết lập mức thấphơn so qui định của pháp luật Ở Việt Nam, theo quy định của NHNN, giới hạn chovay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có củaNgân hàng

Quá trình thiết lập giới hạn này Ngân hàng phải tính toán tổng hợp tất cả mức

dư nợ dưới các hình thức cấp tín dụng chứa đựng rủi ro như dư nợ cho vay, bảolãnh chấp nhận thanh toán, L/C, cho thuê tài chính

Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan: Cho đến thời điểm này,

khái niệm và cách xác định, cách quản lý nhóm khách hàng có liên quan vẫn cònđang được các Ngân hàng tranh cãi, chưa đi đến thống nhất Nhưng hiện tại, giớihạn tín dụng đối với một nhóm khách hàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việccấp tín dụng của Ngân hàng Loại khách hàng này càng trở nên phổ biến đối vớimột số Ngân hàng có xu hướng thịnh hành phương pháp cho vay dựa trên uy tínhơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thương mại và truyềnthống Một Ngân hàng có chính sách quản trị RRTD tốt là Ngân hàng thường xâydựng các giới hạn cho nhóm khách hàng có liên quan trên cơ sở hệ thống quản lýkhách hàng của Ngân hàng mình Theo thông lệ chung thì giới hạn cho vay vàonhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng và60% nếu tính cả số dư bảo lãnh; hoặc ở mức khống chế chặt đối với nhóm kháchhàng có liên quan đều do hội đồng quản trị xem xét, quyết định

Giới hạn tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực: Giới hạn này khống chế tín dụng

vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng, quốcgia) Giới hạn nhằm kiểm soát tổn thất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó

Trang 34

khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khithị trường đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnhvực này phá sản, không trả được nợ Ngân hàng Tuy nhiên, thiết lập hệ thống thôngtin thống kê báo cáo chuẩn theo ngành, lĩnh vực, hoặc bản thân khách hàng vay vốn

sử dụng kinh doanh đa ngành thì việc phân loại theo tiêu chí của Ngân hàng cũnggặp khó khăn

- Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng:

Là việc ngân hàng đặt ra các điều kiện về năng lực khách hàng, tài chính,phương án/dự án…, tuân thủ quy định của NHNN và quy định nội bộ của Ngânhàng Theo quy định hiện hành của NHNN, Ngân hàng chỉ xem xét và quyết địnhcấp tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

+ Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả

+Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật

Để đảm bảo hoạt động theo quá trình cấp tín dụng lành mạnh, theo thông lệ tốt

nhất do ủy ban Balse (2000) đề xuất, Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Các Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp

tín dụng lành mạnh được xác định cụ thể Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trườngmục tiêu của Ngân hàng và hiểu biết rõ về bên vay hoặc đối tác, cũng như mục đích

và cơ cấu khoản tín dụng và nguồn hoàn trả

Nguyên tắc 2: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức

từng bên vay và đối tác và nhóm các đối tác có liên quan đến nhau để tạo ra các loạihình rủi ro tín dụng khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thể so sánh được trong sổsách kế toán Ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng

Nguyên tắc 3: Các Ngân hàng cần có một quá trình được xây dựng rõ ràng để

phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ cho cáckhoản tín dụng hiện tại

Trang 35

Nguyên tắc 4: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở công bằng

giữa các bên Đặc biệt, các khoản tín dụng cấp cho các công ty và cá nhân có liênquan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và thực hiện cácbước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay trong trường hợp cho vay cóngoại lệ

1.7.3.4 Xử lý tổn thất

Đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lý rủi ro tín dụng Theo đó, tổnthất dự kiến được coi là chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó thườngđược tính vào giá của khoản tín dụng và được bù đắp bằng nguồn dự phòng Tổnthất ngoài dự kiến nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phải bù đắp bằng nguồnvốn tự có

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp Ngân hàng chủ động đốiphó với các tổn thất dự kiến Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dựphòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ,mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế cũng cần được cậpnhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng

Price WaterHouse Coopers gợi ý tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho tất cảnhóm nợ như: Nợ tiêu chuẩn nhóm 1 trích 1%; nợ nhóm 2 là 2%, nợ nhóm 3 là25%; nợ khó đòi nhóm 4 là 50%; nợ mất vốn nhóm 5 là 100%

Theo thông lệ quốc tế có 2 cách sử dụng quĩ dự phòng bù đắp RRTD Cách thứ nhất, các khoản nợ xấu duy trì trên bảng tổng kết tài sản cho tới khi nào không

còn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì mới sử dụng quĩ dự phòng

bù rủi ro Cách thứ hai, tất cả các khoản nợ xấu đều đưa ra ngoài bảng tổng kết tài

sản trên cơ sở sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để hạch toán “xoá nợ nội bộ”

Một nguyên tắc cần được tuân thủ là việc truy đòi nợ đến cùng để bù đắp lạitổn thất của khoản nợ mà Ngân hàng đã phải xử lý bằng quĩ dự phòng là nguyên tắccao nhất của Ngân hàng Những thông tin xung quanh xử lý khoản nợ theo tiêu chí

“xoá nợ nội bộ” phải được bảo mật

Trang 36

Đảm bảo vốn an toàn tối thiểu: Để đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng

và dự phòng đầy đủ cho các rủi ro tín dụng, thị trường, tác nghiệp, hiệp ước Basel IIquy định: Vốn tự có của Ngân hàng tối thiểu phải đạt 8% tổng tài sản có rủi ro(được xác định bằng cách nhân số vốn cần thiết cho rủi ro thị trường và tác nghiệpvới 12.5, sau đó cộng với tổng tài sản có rủi ro tín dụng)

1.8. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD

Mục đích cuối cùng của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận đãđiều chỉnh rủi ro bằng cách duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi các tham số có thểchấp nhận được Do đó, để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng, các Ngân hàngthường đánh giá qua các chỉ số sau:

a) Chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận, nguồn vốn của Ngân hàng.

Các ngân hàng có thu nhập càng cao thì mức độ rủi ro càng cao Khi rủi roxảy ra, tổn thất phải được thu nhập trang trải bằng thủ nhập và nếu không đủ, ngânhàng phải trang trải bằng vốn chủ sở hữu Do vậy, NHTM có tỷ suất lợi nhuậncao và tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu khi ngân hàng có khăng năngkiểm soát rủi ro ở mức nhất định so với thụ nhập từ hoạt động kinh doanh Lợinhuận và tốc độ tăng trưởng vốn cao cũng phản ánh khả năng QTRR một cách cóhiệu quả Chính vì vậy mà chỉ tiêu này phản ánh năng lực QTRR của NHTM.Lợi nhuận cao đồng nghĩa với nguồn trích lập dự phòng rủi ro là dồi dào, qua đóngân hàng có thể bù đắp những tổn thất mà rủi ro có thể xảy ra, giữ ổn định chohoạt động của hệ thống

Lợi nhuận cao dẫn tới khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Ngân hàngcao Vốn chủ sở hữu cao chính là tấm đệm đỡ cho những tổn thất của ngân hànggặp phải khi RRTD xảy ra Với ngân hàng có vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nhỏ,chỉ cần một tổn thất nhỏ cũng khiến ngân hàng gặp khó khăn

b) Chỉ tiêu về nợ xấu, mức dự phòng rủi ro tín dụng và tổn thất tín dụng thực tế.

Chỉ tiêu này thể hiện rõ nhất RRTD của Ngân hàng Tuy nhiên kết hợp vớicác chỉ tiêu về dự phòng rủi ro mới có thể đánh giá đúng đắn công tác QT RRTD

Trang 37

Rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng theo một xác suất nhất định cónghĩa là một biến cố không chắc chắn, để đảm bảo khả năng chấp nhận rủi ro tíndụng các ngân hàng phải trích lập dự phòng mất vốn căn cứ vào sự xác định và đolường rủi ro, rủi ro thường được so sánh với dư nợ cho vay hay tổng sử dụng vốn.Quy mô và tỷ trọng của quỹ dự phòng càng lớn khả năng chịu chấp nhận rủi ro tíndụng cảu ngân hàng càng đựoc đánh giá cao, song nếu dự phòng quá lớn sẽ ảnhhưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và phản ánh chiến lược kinh doanh chạy theo rủi rocủa ngân hàng Các NHTM trên thế giới xác định quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trên

cơ sở xác suất xảy ra rủi ro của mỗi khoản mục tín dụng trong tổng dư nợ có nguy

cơ rủi ro Kinh nghiệm thực tế cho thấy quy mô và tỷ trọng của quỹ dự phòng đượctrích lập tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động tín dụng của từng ngân hàng cụ thể vàthông thường ở mức từ 3-5% giá trị tổng tài sản, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn chophép ở mức 3-5%

Ngoài ra, kết hợp với chỉ tiêu về mức trích lập dự phòng RRTD là chỉ tiêuthổn thất RRTD thực tế được xác định bằng cách cộng tất cả tổn thất RRTD trênthực tế trong kỳ Việc so sánh tổn thất RRTD thực tế với quỹ dự phòng RRTD đãtrích lập cho phép đánh giá cả về tính chính xác của trích lập dự phòng RRTD vàhiệu quả kiểm soát rủi ro của ngân hàng Nếu tổn thất rủi ro thực tế nhỏ hơn haygần bằng mới mức dự phòng đã trích thì là hiệu quả Khoảng cách chênh lệch cànglớn thì chất lượng các bước nói trên trong quy trình QT RRTD càng kém Trườnghợp mức tổn thất thực tế bằng 0 chỉ có thế nhận định hoặc là ngân hàng có chấtlượng tín dụng tốt, né tránh các khoản tín dụng rủi ro cao hoặc đã may mắn, khôngthể đánh giá gì về năng lực QT RRTD Do đó, tổn thất thực tế từ RRTD so vớimức dự phòng là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh công tác QT RRTD của cácNgân hàng

c) Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu các khoản vay

- Cơ cấu các khoản vay theo ngành nghề kinh doanh, thành phần kinh

tế của khách hàng Sự đa dạng các ngành kinh doanh, thành phần kinh tế đảm bảo

giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có sự biến động lớn đối với ngành kinh tế nào

Trang 38

đó Tuy nhiên mỗi ngân hàng thường có thế mạnh cho vay một số ngành nghề nào

đó nhờ có kinh nghiệm và mối quan hệ rộng trong ngành Việc cân đối giữa đa dạngngành nghề cho vay hay tập trung vào một số ngành nghề được cho là hiệu quả phụthuộc và khả năng QTRR ngân hàng Tuy vậy nếu xét về mặt lý thuyết, cơ cấungành nghề cho vay càng đa dạng thì rủi ro càng giảm Vì vậy, ngân hàng cầnnghiên cứu để nắm bắt được xu hướng phát triển của từng ngành nghề kinh doanh

để từ đó có chính sách tín dụng hợp lý, tránh được rủi ro

- Cơ cấu thời hạn cho vay của các khoản vay Với một NHTM, nguồn

vốn phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn Nguồn vốn này phần lớn làngắn hạn Do đó cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng phần lớn sẽ là ngắn hạn, tỷ lệ

sử dụng vốn trung dài hạn không nên vượt quá mức 30-35% và việc duy trì tỷ lệnày cần căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn Cơ cấu thời hạn nguồn vốn lànhân tố cơ bản quyết định cơ cấu thời hạn sử dụng, đồng thời cho biết tính ổn địnhcủa nguồn vốn Ngoài ra còn cơ cấu theo loại tiền, là mức độ tập trung tín dụng theođồng tiền trên tổng dư nợ

- Tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sửdụng vốn càng cao, kết hợp với lợi nhuận và khả năng bù đắp tổn thất cũng cho thấyngân hàng có mạnh dạn sử dụng vốn trên cơ sở chủ động QTRR Ngoài ra, để đánhgiá đầy đủ hơn cũng như cần phải phân tích thêm về sự phù hợp của cơ cấu nguồnvốn và tài sản Tỷ trọng cho vay của các ngân hàng hiện đại không quá 30% trêntổng tài sản sinh lời vì cho vay là hoạt động gặp rất nhiều rủi ro và việc tập trungquá mức sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động của ngân hàng Sử dụng vốn của NHTMcần phải phân bổ cho cả hoạt động đầu tư(20-25%), hoạt động kinh doanh tiền tệ vàcung cấp dịch vụ tiện ích chăm sóc khách hàng Những hoạt động này không chỉphản ánh sự đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro mà còn giúp ngân hàng thâm nhập, tiếpcận sau rộng với khách hàng và nền kinh tế Trên cơ sở đó, ngân hàng không chỉ cóđiều kiện thu hút nguồn vốn với giá rẻ, quảng bá sâu rộng hoạt động kinh doanh màcòn có thể xác định đo lường và kiểm soát rủi ro có hiệu quả

Trang 39

1.9. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTD

1.9.1 Nhân tố khách quan

- Trình độ của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, năng lựcquản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụngvốn vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng Do đó,ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng Nhiều người vay sẵn sàngmạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họsẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sựthật, mua chuộc Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, mở rộng đầu

tư quá mức, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra,không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh.Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả

nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, sử dụng vốn vay càng lâucàng tốt

- Năng lực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng là nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lựctài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra,khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởngđến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng

- Môi trường kinh tế có tác động rất lớn đến quá trình quản trị rủi ro tíndụng của ngân hàng Ngân hàng phải thường xuyên xem xét lại chiến lược quản trịrủi ro khi có sự biến động của môi trường kinh tế Môi trường kinh tế được phảnánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của

xu thế toàn cầu hóa, cụ thể:

Thứ nhất: Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng nói riêng Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thìhoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn Ngược lại, khi nền kinh tế suythoái và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao Trong thời

kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ thấp, biểu hiện tính suy thoái, sản xuất kinh

Trang 40

doanh của các khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhiềukhách hàng bị thua lỗ và bị phá sản Nếu ngân hàng lúc này vẫn tiếp tục tăng trưởngtín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro, không thu được nợ sẽ tăng lên.

Thứ hai: Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như vềthuế, chính sách xuất nhập khẩu… sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cáckhách hàng của ngân hàng Khi Chính phủ có chính sách ưu đãi như giảm thuế, bảo

hộ hàng sản xuất trong nước của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuấtkhẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế nhập khẩu và ngược lại, đưa ra chính sách giữgiá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng Một đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán

sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng và ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng

Thứ ba: Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vìthế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởngtới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến hoạt độngcủa các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng Các doanh nghiệp cũngnhư ngân hàng đều phải nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới vàkhu vực, những ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của đất nước cũngnhư đối với cá nhân mỗi khách hàng để có những bước đi, kế hoạch đổi mới, pháttriển cho phù hợp Việc thụ động với xu hướng phát triển toàn cầu sẽ làm cho kháchhàng bị tụt hậu, không đạt được hiệu quả trong kinh doanh, không cạnh tranh đượctrên thị trường

- Môi trường chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng củangân hàng Tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các kháchhàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư,

mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị

xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong vàngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng

Ngày đăng: 27/04/2015, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w