Kết quả thử nghiệm tác động sư phạm:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 83)

3.2.2.1. Để tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm chúng tôi tiến hành

đo lần 1 khả năng hiểu từ của trẻ bằng trắc nghiệm DE BOEHM để chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương nhau về kết quả hiểu từ. Chúng tôi đã chọn được 30 cháu líp 5A (14 nữ và 16 nam) là nhóm thực nghiệm và 30 cháu líp 5D là nhóm đối chứng. Kết quả khả năng hiểu từ của 2 nhóm qua lần đo 1 bằng trắc nghiệm các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của DE BOEHM như sau:

Bảng 8: Mức độ hiểu từ của nhóm thực nghiệm và đối chứng lần đo 1:

Nhóm Đối chứng Thực nghiệm

Số lượng % Số lượng %

Cao 10 trẻ 33 9 trẻ 30

Trung bình 8 trẻ 27 9 trẻ 30

Thấp 12 trẻ 40 12 trẻ 40

Kết quả đo lần 1, mức độ hiểu từ của trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong bảng 8 cho thấy khả năng hiểu từ của nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Cụ thể:

Mức độ hiểu từ từ mức trung bình trở lên:

Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ: 60% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ: 60%

Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ: 33% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ: 30% Mức độ hiểu từ trung bình: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ: 27% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ: 30% Mức độ hiểu từ thấp: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ: 40% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ: 40%

3.2.2.2. Tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm:

- Trẻ em nhóm đối chứng hoạt động vui chơi đúng theo nội dung chương trình quy định, không có tác động gì thêm.

- Trẻ em nhóm thực nghiệm hoạt động vui chơi cũng theo như nội dung chơi mà chương trình quy định. Tuy nhiên trong các giê chơi tự do của chế độ sinh hoạt trẻ được chơi thêm các trò chơi thử nghiệm tác động sư phạm, kích thích khả năng hiểu các khái niệm ngôn ngữ cơ bản đặc biệt là những khái niệm có tỷ lệ số trẻ hiểu được rất thấp như: "góc", "bên

phải" "bên trái" "kề bên" "mỗi", "một cặp" "kia", "thứ 3", "giống nhau" "thứ nhất - cuối cùng"…

Cô giáo chủ nhiệm được hướng dẫn kỹ cách tổ chức các trò chơi theo yêu cầu thử nghiệm. Các trò chơi được tổ chức dưới hình thức các cuộc thi cá nhân hoặc tập thể để trẻ hứng thó chơi vì trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi động cơ thi đua đã thể hiện khá rõ trong các hoạt động của trẻ.

Ví dô: Trò chơi: "Hoạ sĩ tí hon".

* Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4, 1 bót chì, 1 hộp bót màu. - Lời hướng dẫn.

* Tổ chức chơi:

- Cô giáo cho trẻ ngồi vào bàn, đúng tư thế. Cô giáo phát giấy, bót, bót màu cho trẻ.

- Cô nói với trẻ: "Các con ơi! hôm nay các con được tham dự

cuộc thi "Hoạ sĩ tí hon" đấy, các con có thích không" (có ạ!). Mỗi con sẽ

được vẽ vào trang giấy mét "Ngôi nhà mơ ước" rồi sau đó giới thiệu về

"Ngôi nhà mơ ước" của mình. Con nào vẽ giỏi, vẽ đẹp, vẽ đúng và giới

thiệu được "Ngôi nhà mơ ước" của mình theo đúng như lời hướng dẫn của cô sẽ được nhận giấy chứng nhận là "Hoạ sĩ tí hon" đấy! Các con đã nhớ lời cô nói chưa nào. Các con phải vẽ đúng và nói được như lời cô hướng dẫn mới có giải đấy!.

Cuộc thi bắt đầu:

(Cô giáo nói rõ ràng những yêu cầu đã chuẩn bị từ trước, nhấn mạnh vào "khái niệm", mỗi yêu cầu nhắc lại 2 lần, chờ cho trẻ vẽ xong mới chuyển sang yêu cầu tiếp theo để mọi trẻ có thể làm đúng, trẻ nào làm sai cô nhắc trẻ vẽ lại cho đúng).

- Con hãy vẽ một ngôi nhà 2 tầng thật đẹp vào Chính giữa tê giấy,

ngôi nhà 2 tầng này chưa có cửa đâu nhé!.

- Bây giê Mỗi tầng các con vẽ: Cửa chính ở phía Bên phải của ngôi nhà, cửa sổ ở phía Bên trái của ngôi nhà.

- Tiếp theo, các con nghe rõ nhé: Vẽ một ngôi nhà nhỏ hơn ở Kề bên

ngôi nhà tầng nào! Đấy là nhà bếp đấy các con ạ!

- Nào, bây giê mỗi con hãy vẽ một sân chơi ở phía trước ngôi nhà, cô đố các con có mấy Góc sân nào? Từng con chỉ cho cô Góc sân trong bức vẽ của mình. (Cô xem từng trẻ chỉ có đúng không).

- Bây giê các con nghe thật tinh nhé! Tìm Góc sân bên trái! Các con

tìm thấy Góc sân Bên trái chưa? Có mấy Góc sân bên trái các con? (2 góc). Hoạ sĩ Bắt đầu trang trí nhé! Mỗi Góc sân Bên trái vẽ một cặp chậu cây

cảnh. Cô đố các con biết Một cặp là mấy chậu cây cảnh? Vẽ 2 chậu cây cảnh Kề bên nhau nhé!

- Các con hãy tìm cho cô Góc sân bên phải nào, có mấy góc các con? Mỗi góc sân bên phải "hoạ sĩ" hãy vẽ một cặp chậu hoa giống nhau đi nào.

- Từ nhà tầng sang nhà bếp chưa có đường đi, bây giê các con hãy vẽ con đường từ ngôi nhà này đến ngôi nhà Kia.

- Bên cạnh nhà bếp có một chiếc vườn nhỏ xinh xắn, 1 đàn gà mẹ gồm gà mẹ và 4 gà con nối đuôi nhau dạo chơi trong vườn. Con thứ nhất

đi sau gà mẹ các con tô màu vàng, con thứ 2 đi sau gà mẹ các con tô màu đen, con thứ 3 đi sau gà mẹ các con tô màu da cam, còn con đi cuối cùng

có màu nâu đấy!. - ……….

Thời gian đã hết rồi, các hoạ sĩ dừng tay và xung phong lên giới thiệu cho cô và các bạn về "ngôi nhà mơ ước" của mình. Ở lần chơi thứ nhất cô gọi một số cháu nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc lên giới thiệu trước. Cháu nào nói trôi chảy sẽ được công nhận danh hiệu "Hoạ sĩ tí hon", cháu nào nói chưa lưu loát cô gợi ý và nói với trẻ "lần sau con tập nói lưu loát hơn con sẽ được nhận danh hiệu "Hoạ sĩ tí hon". Các khái niệm tăng dần trong những lần chơi sau. Mỗi cháu được giới thiệu Ýt nhất là 2 lần sản phẩm của mình.

Trò chơi 2: "Nhà tạo mẫu nhí": * Chuẩn bị chỗ chơi cho trẻ.

* Tổ chức chơi: Côgiáo nói với trẻ:

Các con ơi! cơ hội trở thành "Nhà tạo mẫu nhí" đang chờ các con! Mỗi con hãy chọn cho mình 1 bạn để tạo thành 1 cặp chơi. Từng cặp chơi

hãy tự phân vai, một bạn là "người mẫu", mét bạn là "nhà điêu khắc". Thoả thuận xong chưa nào. Nghe tinh nhé.

- Tất cả người làm mẫu đứng bên tay trái cô xếp thẳng hàng 1 nào.

Mỗi nhà điêu khắc hãy đứng kề bên cạnh "người làm mẫu" để nhận "người mẫu" mà mình đã chọn.

- Nhà điêu khắc chuẩn bị tạc tượng "mẹ": Tay trái "mẹ" đưa lên cao,

tay phải đặt vào tim, chân phải lên trước, chân trái phía sau. Bây giê các "nhà điêu khắc" đi xung quanh để chỉnh lại bức tượng mình vừa tạo cho đẹp, cho đúng. Gọi 1 vài cháu giới thiệu tác phẩm của mình.

- Cho trẻ chơi lần 2, đổi vai chơi. 4 trẻ tạo thành 1 nhóm chơi, phân vai một trẻ làm nhà điêu khắc, còn 3 trẻ làm người mẫu. Nhà điêu khắc chuẩn bị tạc tượng "người chiến sĩ". Ba chiến sĩ đang hành quân trên đường. Người thấp nhất đi thứ nhất, người cao hơn 1 chút đi thứ nhì, người

cao nhất đi thứ ba. Tay phải các "chiến sĩ" vác sóng trên vai. Chân phải

bước phía trước, chân trái phía sau. Tay trái hơi cong để sát chân trái…. Sau cuộc chơi, cho trẻ bình chọn danh hiệu "nhà tạo mẫu nhí tài

năng".

Trò chơi 3: "Thi bày tiệc"

* Chuẩn bị: + 3 bàn kê 3 góc

+ Nến nhiều màu, nhiều loại mỗi loại 2 cái giống nhau, bát, thìa, hoa quả, búp bê, vòng tay…

* Tổ chức chơi:

Cô chia nhóm thực nghiệm thành 3 đội chơi, mỗi đội sẽ đến giữa phòng chọn đồ chơi ở đó mang về bàn tiệc của mình để bày.

Cuộc thi bắt đầu:

- Bóp bê được đặt vào giữa bàn tiệc, chọn 2 vòng tay giống nhau, mỗi vòng đeo vào 1 tay cho búp bê.

- Chọn 4 cây nến giống nhau đặt vào 4 góc bàn.

- Chọn 2 lọ hoa có màu sắc khác nhau đặt phía trước bóp bê. - Bên trái bóp bê hãy bày 1 đĩa hoa quả.

- Bên phải bóp bê hãy bày các loại thức ăn.

- Sát cạnh bàn đặt 3 bát cạnh nhau, đặt cẩn thận không vỡ bát. Trên

Trò chơi 4: “Thi xem ai nhanh”

* Chuẩn bị: - Bức tranh vẽ cảnh gia đình đang ngồi ăn cơm. - Bàn và giá để tranh.

- Các cháu ngồi hình chữ U * Tổ chức chơi:

Cô giáo nói với trẻ: Khi cô nêu câu hỏi, các con hãy nhìn vào tranh quan sát thật kỹ, con nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời.

- Trong mấy người đang ngồi ăn cơm người nào ngồi ở giữa? (bạn nhỏ).

- Bên phải của bạn nhỏ là ai? (mẹ bạn nhỏ) - Bên trái của bạn nhỏ là ai? (bố bạn nhỏ)

- Ai ngồi kề bên bạn nhỏ? (bố và mẹ)

- Ai cầm dĩa xuyên qua miếng táo? (bạn nhỏ)

- Góc bàn có đồ dùng gì? (khăn lau tay)

- Trên bàn có cái gì xếp thành từng cặp? (đũa) ….

Mỗi lần chơi chọn một bức tranh khác nhau (bức tranh vẽ về gia đình, bức tranh vẽ cảnh cánh đồng, bức tranh vẽ cảnh biển, bức tranh vẽ đường phố).

Sau 2 tháng thử nghiệm tác động sư phạm bằng nhiều trò chơi vui, hấp dẫn, tiến hành đo nghiệm lần hai về mức độ hiểu từ của trẻ thuộc hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:

Bảng 9: Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đo lần 2

Nhóm Đối chứng Thực nghiệm

Số lượng % Số lượng %

Trung bình 9 33,3 15 50

Thấp 10 30 3 10

Kết quả đo lần 2 mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm đối chứng và thực nghiệm cho thấy:

- Mức độ hiểu từ của trẻ hai nhóm đều có xu hướng phát triển tăng lên ở mức độ hiểu từ cao, trung bình và đồng thời có xu hướng giảm ở mức độ hiểu từ thấp.

- Mức độ hiểu từ từ mức trung bình trở lên:

+ Nhóm đối chứng: Đo lần 1 đạt tỷ lệ: 60% Đo lần 2 đạt tỷ lệ: 70% + Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ: 60% Đo lần 2 đạt tỷ lệ: 90% - Mức độ hiểu từ thấp: + Nhóm đối chứng : Đo lần 1 đạt tỷ lệ: 40% Đo lần 2 đạt tỷ lệ: 30% + Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ: 40% Đo lần 2 đạt tỷ lệ: 10%

- Mức độ hiểu từ từ trung bình trở lên của trẻ nhóm đối chứng tăng chậm hơn so với độ hiểu từ của trẻ em nhóm thực nghiệm. Mức độ hiểu từ thấp của trẻ em nhóm thực nghiệm giảm nhanh hơn nhiều so với nhóm đối chứng.

Nhóm đối chứng: Mức độ hiểu từ cao tăng 3,7% (33% và 36,7%) Mức độ hiểu từ trung bình tăng 6,3% (27% và 33,3%) Mức độ hiểu từ thấp giảm 10% (40% và 30%)

Nhóm thực nghiệm: Mức độ hiểu từ cao tăng 10% (30% và 40%) Mức độ hiểu từ trung bình tăng 20% (30% và 50%) Mức độ hiểu từ thấp giảm 30% (40% và 10%)

Như vậy sau khi tác động vào khả năng hiểu từ của trẻ bằng tổ chức các trò chơi cho trẻ mức độ hiểu từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Kết quả lần đo 2 cho thấy nhóm thực nghiệm có mức độ hiểu từ cao hơn so với trẻ em nhóm đối chứng.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau rõ rệt về mức độ hiểu từ của nhóm đối chứng và thực nghiệm là do trẻ nhóm thực nghiệm được trực tiếp tham gia vào nhiều trò chơi, nhằm giúp trẻ củng cố các khái niệm được hình thành và hình thành được mối liên hệ giữa khái niệm với sự vật, hiện tượng, quan hệ cụ thể trong thực tế.

Biểu đồ 7: Mức độ phát triển hiểu từ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong 2 nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng:

Lần đo 1 Lần đo 2

Kết luận:

Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nâng các mức độ hiểu từ cho trẻ mẫu giáo thông qua các giê học, quan sát, đàm thoại, kể chuyện, vui chơi. Trong các biện pháp đó, tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi là một trong những biện pháp có hiệu quả cao.

Giáo viên đưa khéo léo các khái niệm vào các tình huống của trò chơi để trẻ được làm quen, được luyện tập trẻ sẽ hiểu các khái niệm dễ dàng, tự nhiên.

Kết luận chương 3:

Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cho phép kết luận như sau:

- Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ (5 - 6 tuổi) bao gồm các mặt: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc. Các mặt này có mực độ phát triển khác nhau, trong đó ngữ âm và ngữ pháp trong lời nói của trẻ phát triển tương đối tốt đạt 90% → 93,5% từ trung bình trở lên. Ngôn ngữ mạch lạc, có 86,7% → 90% đạt từ trung bình trở lên. Còn khả năng hiểu từ chỉ có 60% đạt từ trung bình trở lên.

- Trong cùng 1 độ tuổi trẻ nam và trẻ nữ không có sự khác nhau nhiều về ngôn ngữ cơ bản của trẻ.

- Khi trẻ kể lại chuyện, lời nói của trẻ mạch lạc hơn khi trẻ tự nói. - Ngôn ngữ của người lớn không chuẩn có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.

- Trò chơi ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy trẻ hiểu từ nói riêng và vốn ngôn ngữ nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w