Phương pháp quan sát:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 42)

Quan sát là phương pháp cơ bản giúp ta nghiên cứu tâm lý trẻ mầm non khách quan và thuận lợi nhất. Vì vậy chúng tôi quan sát trẻ trong các hoạt động như học, vui chơi, dạo chơi… theo chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm tìm hiểu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ về từ vựng, phát âm, ngữ pháp ngôn ngữ mạch lạc. Chúng tôi dùng phương pháp này kết hợp với phương pháp thực nghiệm điều tra để đánh giá về các mặt trong vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ. Chúng tôi chọn quan sát lời nói trong buổi họp mặt hàng tuần vào sáng thứ 2 là nội dung quan sát chính.

• Yêu cầu: Đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, lời nói của trẻ được ghi lại khách quan, chính xác, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tự nhiên.

• Nội dung quan sát:

Quan sát lời nói của trẻ khi trẻ kể về ngày chủ nhật của mình vào buổi họp mặt đầu tuần (sáng thứ 2).

• Cách tiến hành:

- Hàng tuần nhà nghiên cứu ngồi dự buổi họp mặt đầu tuần của trẻ ghi chép lại lời nói của trẻ về những công việc trẻ được tham gia trong ngày nghỉ. (có sử dụng băng ghi âm để ghi lại lời kể cho chính xác).

Tiêu chuẩn đánh giá:

Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi và các tiêu chí về lời nói mạch lạc chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá: Lời nói mạch lạc gồm 5 tiêu chí, cách cho điểm từng tiêu chí như sau:

1. Câu: - Tính số lượng câu.

Cho điểm: + Sè lượng câu: Từ 10 câu trở lên: 20 điểm

Từ 7 - 9 câu: 15 điểm Từ 3 - 6 câu: 10 điểm Từ 1 - 2 câu: 05 điểm + Mỗi câu sai trừ 2 điểm.

2. Trình bày: Trình bày trôi chảy, không ngắt quãng, rõ ràng: 20 điểm Trình bày rõ ràng, có 1 → 3 lần ngắt quãng ngắn: 15 điểm Trình bày ngắt quãng hoặc lặp lại 4 lần → 6 lần: 10 điểm Trình bày ngắt quãng, lặp lại từ 7 lần trở lên: 0 điểm

3. Cấu trúc lời nói:

Trình bày vấn đề có phần mở đầu: 10 điểm Trình bày vấn đề có phần diễn biến:10 điểm

Trình bày vấn đề có phần kết thóc: 10 điểm

4. Nội dung:

Nội dung rõ ràng, dễ hiểu: 20 điểm

Nội dung gần rõ, người nghe có thể hiểu trẻ định nói gì: 15 điểm Nội dung chưa rõ ràng, nghe khó hiểu: 10 điểm

Không có nội dung: 0 điểm

5. Phong cách biểu cảm: Giàu cảm xúc: 10 điểm Bình thường: 5 điểm Không có cảm xúc: 0 điểm Điểm tối đa của 5 tiêu chí là 100 điểm.

Thang điểm phân loại:

Sau khi tính điểm cho từng trẻ, chúng tôi xử lý kết quả thu được bằng công thức toán học (như kết quả xử lý của trắc nghiệm DE BOEHM) và đưa ra thang điểm phân loại như sau:

Từ 80 → 100 điểm: Ngôn ngữ mạch lạc ở mức độ tốt. Từ 60 → 79 điểm: Ngôn ngữ mạch lạc ở mức độ trung bình. Từ 0 → 59 điểm: Ngôn ngữ mạch lạc ở mức độ yếu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 42)