Phát triển ngôn ngữ mạch lạc:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 34)

Trong quá trình giao tiếp và trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động để kích thích trẻ nói năng mạch lạc người lớn cần tạo điều kiện để trẻ nói rõ ràng, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý, nêu bật được các ý cần nhấn mạnh để người nghe hiểu một cách dễ dàng. Cụ thể như cần cho trẻ mô tả lại trường mầm non hay công viên trước khi xây dựng nó. Hoặc tập cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích sau khi nghe cô giáo kể, hướng dẫn trẻ dùng ngữ điệu để nhấn mạnh, làm nổi bật tính cách, nội dung câu chuyện, sắp xếp các ý theo lôgíc cốt chuyện. Cần tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét, đánh giá bạn trong khi học khi chơi …Ví dụ như nhận xét bạn đóng vai, nhận xét tranh vẽ của bạn, vì sao cháu lại thích bức tranh này … Trong khi dạy nói cho trẻ thì sự kiên trì của người lớn là rất cần thiết. Để tập cho trẻ nói năng mạch lạc theo một trình tự lôgíc, dễ hiểu người lớn phải biết lắng nghe trẻ nói, tập cho trẻ sắp xếp lại (nói

lại) những điều cần nói theo một mạch lôgíc mặc dù có thể người lớn đã hiểu ý trẻ định nói là gì.

Ngôn ngữ mạnh lạc còn được trẻ thể hiện ở chỗ trẻ nói năng văn hoá tức là nói tự tin, thoải mái, vừa đủ nghe, không hét, không quát to, không nói tục chửi bậy…Vì vậy, một mặt người lớn phải gương mẫu về lời ăn tiếng nói khi giao tiếp với trẻ và giao tiếp với nhau để làm gương cho trẻ noi theo. Mặt khác phải nghiêm khắc uốn nắn kịp thời khi trẻ nói năng tục tằn, thô lỗ không chuẩn mực, giúp trẻ biết có những lời nói thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lớn, dịu dàng với em nhỏ, không nói leo, không nói dối, nói tục chửi bậy, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 34)