Rèn phát âm và sử dụng ngữ điệu thích hợp:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 33)

- Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trước hết là trong giao tiếp hàng ngày của trẻ với người lớn, với bạn bè. Trong cuộc sống hàng ngày người lớn cần thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, người lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chước, uốn nắn, tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, nhất là những âm khó như uềnh oàng, khúc khuỷu…, những âm khó phân biệt dẫn đến nói ngọng: l - n, ch - tr, s - x, p - ph…

Trong giao tiếp hàng ngày, người lớn không chỉ rèn luyện cho trẻ phát âm đúng mà cần tập luyện cho trẻ biết sử dụng ngữ điệu đúng, thích hợp với hoàn cảnh, tâm trạng cụ thể (Dùng ngôn ngữ êm dịu, nhẹ nhàng, tình cảm để biểu thị tình cảm yêu thương của trẻ, ngôn ngữ thô mạnh khi giận dữ…).

- Trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập và đặc biệt trong khi kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho người khác nghe chóng ta cần dạy trẻ phát âm đúng và sử dụng những ngữ điệu thích hợp. Người lớn kể chuyện cho trẻ nghe phải có giọng kể hấp dẫn, phát âm chuẩn, rõ, biết sử dụng ngữ điệu thích hợp để diễn tả tính cách nhân vật. Trẻ sẽ tập trung chó ý cao độ vào ngôn ngữ kể chuyện của người lớn trên cơ sở đó trẻ học được cách phát âm, dùng ngữ điệu thích hợp và kể lại chuyện theo sự sáng tạo của mình. Khi kể lại chuyện, người lớn cần uốn nắn cho trẻ cách phát âm đúng các âm khó sử dụng ngữ điệu thích hợp trong những tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 33)