Thực trạng sử dụng ngữ pháp trong lời nói của trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi):

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 63)

lớn (5 - 6 tuổi):

Để nghiên cứu thực trạng việc sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo lớn như thế nào chúng tôi căn cứ vào các câu nói của trẻ khi trẻ kể lại chuyện và trẻ tự nói về những gì mình đã làm trong ngày nghỉ. Kết quả như sau:

Bảng 6: Thực trạng sử dụng ngữ pháp của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi):

Câu Số lượng Đúng ngữ pháp Sai ngữ pháp

Số lượng % Số lượng %

Kể lại chuyện 490 463 94,5 27 5,5

Tự nói 111 99 89,2 12 10,8

Tổng 601 562 93,5 39 6,5

Nhận xét:

Trong tổng số 601 câu trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói có 562 câu đúng, chiếm tỷ lệ 93,5%, có 39 câu sai chiếm tỷ lệ 6,5%. Những con số này cho phép chúng ta nhận định trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nói tương đối chuẩn về ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Đa số các câu nói của trẻ có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Chỉ còn số lượng rất nhỏ (6,5%) câu nói của trẻ còn sai, chủ yếu là:

- Câu thiếu chủ ngữ:

Ví dô: Cháu Minh Hiếu khi kể chuyện nói 3 lần câu "Liền bảo". Lẽ ra trẻ

phải nói đúng là: "Thá anh liền bảo…" Thá em liền bảo…" "Thá mẹ liền bảo…"

- Một số câu nói sai do lặp lại thành phần:

"Con chỉ đi, con chỉ hái, con chỉ hái, con chỉ hái 10 bông hoa để tặng mẹ thôi!".

- Câu sai do trẻ nói thêm vào từ không có nghĩa.

Ví dô: "Thế Thá mẹ lại hỏi: Về lâu thế? Thế Thá mẹ bảo: "Cô gà mái hoa mơ làm sao?.

- Câu sai do nói không lôgíc, không rõ nghĩa:

Ví dô: "Mẹ vừa dứt lời: Đường hơi xa các con phải đi cẩn thận, không được dong chơi la cà ở đâu".

"Thế đến lúc con gặp nhím, nhím cứ đòi xin con 1 bông hoa".

Những câu nói sai với tỷ lệ Ýt ỏi này không tập trung vào một số trẻ mà rải rác ở các trẻ, mỗi trẻ nói sai 1, 2 hoặc 3 câu…

Cụ thể: Cháu Đặng Xuân Dũng trong tổng số 25 câu nói có 1 câu sai,

cháu Huy Hoàng trong tổng số 16 câu nói có 1 câu nói sai. Cháu Hương Quỳnh Trang 12 câu nói có 2 câu nói sai.

Vì thế trong giao tiếp với trẻ, khi tổ chức trong các hoạt động cho trẻ người lớn cần uốn nắn ngay những câu nói của trẻ để mọi trẻ có thể sử dụng thành thục cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng mẹ đẻ.

Bảng 6 còn cho chóng ta thấy trong khi trẻ kể lại chuyện thì số câu trẻ nói đúng nhiều hơn khi trẻ tự nói.

Cụ thể: - Khi trẻ kể chuyện số câu nói đúng ngữ pháp chiếm tỷ lệ rất

cao 94,5%, chỉ còn 5,5% là số câu nói sai.

- Khi trẻ tự nói số câu nói đúng ngữ pháp chiếm tỷ lệ 89,2%, số câu nói sai là 10,8%.

Điều đó nói lên rằng, nếu chúng ta cung cấp cho trẻ lời nói mẫu, câu nói mẫu thì trẻ sẽ nhớ được và nói tương đối chuẩn về ngữ pháp tiếng mẹ đẻ.

Từ kết quả phân tích nêu trên, có thể rót ra kết luận sau:

- Phần lớn trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đã nói câu có đủ thành phần chủ - vị, đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng mẹ đẻ.

- Ở mỗi trẻ đôi khi vẫn còn có câu nói sai cấu trúc ngữ pháp.

- Uốn nắn, sửa chữa ngay khi trẻ nói sai ngữ pháp, sẽ giúp trẻ nói câu có đủ thành phần, ngắn gọn, rõ ý, rõ nghĩa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w