Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương (Trang 84)

- Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam. Trung tâm phải thường xuyên cung cấp các thông tin cho chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu thập được về khách hàng đó cho các Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng như các thông tin về giá cả máy móc thiết bị đầu tư trên thị trường, mức đầu tư thích hợp cho một dự án cụ thể, tình hình biến động của thị trường, xu hướng đầu tư hiện tại.

dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

- Xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dụng phù hợp hơn với thực tế.

Hiện nay NHCT tuy đã xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dung, nhưng bên cạnh những điểm tích cực, chính sách này vẫn có điểm hạn chế sau: không có chế độ thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp, cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng… Do vậy cán bộ tín dụng thường né tránh trách nhiệm, chỉ nhận những khách hàng được đánh giá tốt về mình, không nhận những khách hàng yếu kém, hay không đưa ra những nhận xét xác thực về các khoản nợ.

- Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.

- Hoàn thiện các qui định, tiêu chuẩn, phương thức tiến hành hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng như các quy trình. Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh xửa thay đổi thường xuyên.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nền kinh tế đang mở ra cơ hội đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp. NHTM với vai trò là kênh dẫn vốn cho toàn bộ nền kinh tế cũng phải không ngừng đổi mới, tự hoàn thiện để có thể chiến thắng ngay trên sân nhà.

mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề được tất cả các NHTM trong nước cũng như trên thế giới quan tâm.

Là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, Chi nhánh Chương Dương những năm gần đây đã phát triển với quy mô và tốc độ khá lớn. Do đó, để đảm bảo an toàn vốn vay, quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu tất yếu.

Với mong muốn góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển, luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương”

đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM. 2. Qua đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chương Dương, chỉ ra những thành công hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế đó.

3. Đề xuất một số biện pháp góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh .

Với sự cố gắng và nỗ lực trong nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế tại chi nhánh, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS Đặng Ngọc Đức, hy vọng luận văn sẽ là tư liệu hữu ích để Vietinbank Chương Dương xây dựng cơ chế phù hợp để quản rủi ro tín dụng, góp phần vào sự phát triển chung của toàn chi nhánh, của NHTMCP Công thương Việt Nam và hệ thống Ngân hàng trong cả nước.

Trong phạm vi của một bản luận văn sẽ không thể đề cập hết và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w