KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương (Trang 34)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam , trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.

Hiện nay, Vietinbank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại chiếm thị phần lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, tín dụng của Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietinbank đã không ngừng phát triển cả về quy mô kinh doanh và mạng lưới hoạt động trên phạm vi cả nước.

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2010, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động

được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 149 chi nhánh, trên900 phòng giao dịch, 1042 máy rút tiền tự động (ATM)... với quy mô huy động vốn đạt trên 340.000 tỷ đồng, cho vay nên kinh tế đạt hơn 230.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vietinbank hiện là chủ sở hữu của các Công ty hạch toán độc lập: Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm, Công ty TNHH vàng bạc, đá quý, Công ty TNHH Quản lý quỹ, đồng thời là thành viên sáng lập và là cổ đông chính của Indovina Bank, Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn).

Vietinbank hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 850 ngân hàng trên khắp thế giới, là thành viên chính thức của Hiệp hội Viến thông Liên Ngân hàng toàn cầu (SWIP), Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội thẻ Visa, Master và là thành viên Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam.

2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của VietinbankChương DươngChương Dương Chương Dương

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Vietinbank Chương Dương) tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh khu vực Chương Dương được thành lập theo Quyết định số 93 ngày 24/03/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam và là một trong 94 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ 01/04/1993. Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Chương Dương chuyển thànhNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.

Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Chương Dương là quận Long Biên. Đây là quận có số lượng dân cư đông đúc và là một quận có nhiều ngành nghề

truyền thống đang được phục hồi và phát triển như: Gốm Bát Tràng, sản phẩm may mặc... Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Xăng dầu khu vực I, Công ty xăng dầu Hàng không, Công ty CP XNK Máy và phụ tùng, Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, Công ty CP May 10, Tổng công ty Đức Giang – Công ty cổ phần, Công ty 76 Bộ Quốc Phòng... Đồng thời, quận Long biên cũng đã thu hút được vốn đầu tư của nhà nước, của các công ty nước ngoài vào Khu công nghiệp Sài Đồng B. Các công ty, khu công nghiệp …là những khách hàng có nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại của Vietinbank Chương Dương trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho Vietinbank Chương Dương phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng. Tuy hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt khi trên địa bàn quận Long Biên có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng như : NHNN&PTNN, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân Hàng TMCP Techcombank, Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương… nhưng Vietinbank Chương Dương luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Qua hơn 20 năm hoạt động, Vietinbank Chương Dương đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn... đến nay Vietinbank - Chi nhánh Chương Dương đã là một chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trên địa bàn Quận Long Biên, mà còn đến các quận, huyện của Thành phố Hà Nội...

Ngày hôm nay có được những thành tựu là do những tiền đề nỗ lực phấn đấu, kết quả không thể phủ nhận mà nhiều thế hệ cán bộ của ngân hàng đã xây dựng

nên. Đó là những hành trang quý báu cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam– chi nhánh Chương Dương trong bước đường phát triển tiếp theo.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank Chương Dương.

Từ năm 2005, thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với tổng số cán bộ công nhân viên là 244 người (05 cán bộ trong Ban Giám đốc; 43 cán bộ trưởng phó phòng và 196 cán bộ nhân viên) và 08 phòng ban, 06 phòng giao dịch loại I và 10 phòng giao dịch loại II. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảophát triển bền vững trong quá trình hội nhập, từ năm 2005 đến năm 2010, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới, mô hình kinh doanh với việc thành lập thêm 06 Phòng giao dịch loại I, nâng cấp 07 quỹ tiết kiệm và mở thêm thành 10 phòng giao dịch loại II. Cho đến nay, cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chương Dương được mô hình hóa như sau:

Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, Vietinbank Chương Dương đã có những bước phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷ cương, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo…. Chi nhánh đã được rất nhiều Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Nhà nước lựa chọn là ngân hàng phục vụ chính và là đối tác tin cậy như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội ….

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2007 – 2010

Việc nước ta chính thức trở thành thành viên WTO từ 1/1/2007 đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank Chương Dương nói riêng rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức mà bất kỳ chủ thể kinh tế nào muốn đứng vững và phát triển đều phải vượt qua. Kể từ thời điểm này, “sân chơi” của các NHTM trong nước có sự tham gia của các Ngân hàng liên doanh cũng như các Ngân hàng nước ngoài khiến cho môi trường cạnh tranh ngày càng lành mạnh hơn và cũng gay gắt hơn. Thêm vào đó, trong giai đoạn năm 2008-2010, nền kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội trong nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhậpvà thị trường tài chính tiền tệ đầy biến động, Chi nhánh Chương Dương đã tận dụng mọi cơ hội đồng thời nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những thành tích đáng khích lệ, đóng góp một phần vào sự thành công chung của hệ thống Vietinbank. Điều này có thể thấy từ năm 2007 đến nay, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với kế

hoạch do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Cụ thể:

-Tình hình huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1

Huy động vốn 5,104,991 6,182,291 6,863,000 9,086,000

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 4,347,208 5,265,753 5,774,842 7,250,628 - Tiền gửi Dân cư 757,783 916,538 1,088,158 1,835,,202 2 Kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới 12 tháng 3,333,574 4,683,112 5,395,326 8,202,092 Trên 12 tháng 1,771,417 1,499,179 1,467,674 883,908

3 Tốc độ tăng trưởng huy

động vốn 21,10% 11,01% 32.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2007- 2010 của Vietinbank Chương Dương)

Qua số liệu trên, có thể thấy trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 6.863 tỷ đồng tăng 681 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 11% so với năm 2008. Năm 2010, huy động đạt 9.086 tỷ đồng,tăng 2.223 tỷ đồng, mức tăng 32.4 % so với năm 2009. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2010 đạt 7.250 tỷ đồng tăng 1475 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 25.2% so với năm 2009. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn tương đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế tin tưởng gửi tiền vào Chi nhánh.

Tiền gửi dân cư cũng có tỷ lệ tăng khá qua các năm. Năm 2010, tiền gửi dân cư đạt 1.835 tỷ đồng, tăng 747 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 68,6 % so với năm 2009.

Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: Khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt trong năm đã thành lập mới 01 phòng giao dịch loại 1 và 03 phòng giao dịch loại 2, nâng tổng số phòng giao dịch của toàn Chi nhánh lên 16 phòng giao dịch, các phòng giao dịch sau thành lập đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều chương trình huy động kèm các chiến dịch khuyến mại hấp dẫn.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa thực sự hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2007 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 65%, đến năm 2010 con số này đã tăng lên là 90.3%. Nguồn huy động ngoại tệ còn hạn chế, chưa đa dạng được nhiều loại hình khách hàng, vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước do vậy không mang tính ổn định lâu dài, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức khá cao.

Tình hình sử dụng vốn.

Năm 2010, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.

Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, do vậy dư nợ cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ tư nhân cá thể, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phương án khả thi. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn và cho vay không có tài sản bảo đảm vẫn còn ở mức cao.

Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 đạt 5.853 tỷ đồng, tăng 1.589 tỷ đồng, mức tăng 37.3% so với 31/12/2009.

+Cho vay Ngắn hạn: Dư nợ đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 1.002 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm 39% tổng dư nợ (năm 2009 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 30% tổng dư nợ)

+Cho vay Trung và Dài hạn: Dư nợ đạt 3.575 tỷ đồng, tăng 585 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 61% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Chương Dương

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Đầu tư và cho vay 2,818,739 2,984,572 4,265,613 5,853,109

Trong đó : Nợ xấu 105 4,700

2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

L/C nhập khẩu (triệu USD) 42,2 58,5 47,6 37,7 L/C xuất khẩu (triệu USD) 7,32 8,87 5,89 3,88

D/P(triệu USD) 2,85 2,72 3,94 4,38

D/A(triệu USD) 2,46 3,77 1,9 0,849

3 Phát hành bảo lãnh (quy đổi

VND) 273,000 560,446 344,600 1,014,000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2007- 2010 của Vietinbank Chương Dương)

Công tác dịch vụ ngân hàng.

Chi nhánh cũng đẩy mạnh việc tiếp thị, phát hành thêm thẻ ATM, coi đây là một nguồn thu phí ngày càng đáng kể. Năm 2010, Chi nhánh phát hành thêm được

30.916 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM Chi nhánh đã phát hành lên 73.092 thẻ ATM; phát hành thêm 1.824 thẻ TDQT, nâng tổng số thẻ lên 2071 thẻ; lắp đặt đặt thêm 63 máy EDC, nâng tổng số máy Chi nhánh quản lý lên 133 máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương (Trang 34)