1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minh tatin

110 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 194,67 KB

Nội dung

3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại công ty...100KẾT LUẬN...107DANH BẢNG BIỂU Các kí hiệu Tên đầy đủ DTBHKQHĐSXKDGTGT VATCCD

Trang 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 7

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 8

1.1.3 Nhiệm vụ, yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 9

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 11

1.2.1 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán 11

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 13

1.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng 17

1.2.4 Các khoản giảm trừ doanh thu 21

1.2.5 Chí phí quản lý kinh doanh 24

1.2.6 Kết quả kinh doanh 28

1.3 SỔ VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN 31

1.4 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY 32

1.4.1 Sự cần thiết phải sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kê toán 32 1.4.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy 33

1.4.3 Tổ chức bộ máy kế toán và quản trị người dùng 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 37

Trang 2

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬTTHANG MÁY THÔNG MINH TATIN 372.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kỹ thuật thangmáy thông minh Tatin 372.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 392.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, chứcnăng nhiệm vụ của các phòng ban 392.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần kỹ thuật thangmáy thông minh Tatin 432.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINHDOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THANG MÁY THÔNG MINHTATIN 49

2.2.1 Đặc điểm hàng hóa, yêu cầu quản lý hàng hóa và quá trình bán hàng 492.2.2 Phương thức bán hàng, chứng từ bán hàng 512.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ 602.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 752.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 812.2.6 Xác định kết quả kinh doanh 84CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾTOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN KỸ THUẬT THANG MÁY THÔNG MINH TATIN 963.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀXÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY 963.1.1 Những thành tựu trong công tác bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh ……… 963.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty 983.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 993.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh ……… 99

Trang 3

3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại công ty 100KẾT LUẬN 107

DANH

BẢNG BIỂU

Các kí hiệu Tên đầy đủ

DTBHKQHĐSXKDGTGT

VATCCDCTSCĐHHXKCPSXCPBHCPQLDNGVHBTKĐƯCTBHXHBHYTBHTNKPCĐTNCNTHDNVNĐ

Doanh thu bán hàngKết quả hoạt động sản xuất kinh doanhGiá trị gia tăng

Thuế suất thuế giá trị gia tăngCông cụ dụng cụ

Tài sản cố địnhHàng hóa xuất khẩuChi phí sản xuấtChi phí bán hàngChi phí quản lý doanh nghiệpGiá vốn hàng bán

Tài khoản đối ứngChứng từ

Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm y tếBảo hiểm thất nghiệpKinh phí công đoànThu nhập cá nhânThu nhập doanh nghiệpViệt Nam đồng

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu bán hàng

Sơ đồ 1.4: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí bán hàng

Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng máy vi tính

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán trên phần mềm

Mẫu biểu 1: Phiếu xuất kho

Mẫu biểu 2: Hóa đơn giá trị gia tăng

Mẫu biểu 3: Phiếu thu

Mẫu biểu 4: Phiếu chi

Mẫu biểu 5: Phiếu nhập kho

Mẫu biểu 6: Giấy báo nợ của ngân hàng

Mẫu biểu 7: Giấy báo có của ngân hàng

Biểu số 1: Sổ cái TK 511

Biểu số 2: Sổ cái TK 3331

Biểu số 3: Sổ cái TK 632

Biểu số 4: Sổ cái TK 5212

Trang 5

Biểu số 10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013

Biểu số 11: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra cho các doanh nghiệp ViệtNam rất nhiều những cơ hội lớn, hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánhvai cùng các cường quốc trên thế giới hiện nay Nhưng đồng thời với các cơ hội đócác doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với các doanh nghiệp nóichung và đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay bất kỳ doanhnghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh thi mục tiêu hàng đầu cũng là tối đahóa lợi nhuận.Để đạt được mục tiêu này nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý kinh

tế là phải tìm cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu thịtrường mà khâu quan trọng là tiêu thụ hàng hóa Giải quyết tốt khâu này doanhnghiệp mới thu hồi được vốn, bù đắp được chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận Đểquản lý và có chiến lược kinh doanh phù hợp, có hiệu quả, kế toán trở thành mộtcông cụ không thể thiếu trong các doanh nghiệp, kế toán được coi là một công cụđiều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán kiểm tra, bảo vệ tài sản, tiềnvốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động về tàichính

Tuy vậy, trên thực tế không phải doanh nghiệp thương mại nào cũng đứngvững Có những doanh nghiệp rất thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệpsau một thời gian hoạt động thì thua lỗ dẫn đến phá sản Bởi những doanh nghiệp

đó quá coi trọng lợi nhuận không để ý đến nhu cầu thị trường hoặc áp dụng quánhiều chiến dịch khuếch trương sản phẩm mà không quan tâm đến chi phí bỏ ra vàlợi nhuận đạt được là bao nhiêu do đó kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa mình

Xuất phát từ vai trò quan trọng của doanh nghiệp tiêu thụ và xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, nên khi chọn Công ty cổ phần kỹ thuậtthang máy thông minh Tatin là nơi khảo sát thực tế nhằm bổ sung những kiến thứctiếp thu, học hỏi ở nhà trường, đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên

hướng dẫn TS Hoàng Văn Tưởng cùng các cán bộ kế toán tại công ty em đã lựa

Trang 7

chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minh Tatin” làm chủ đề cho khóa luận tốt

nghiệp của mình

Khóa luận của em gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh trong các doanh nghiệp thương mại

Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết

quả kinh doanh tại công ty cổ phần kĩ thuật thang máy thồn minh Tatin

Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minh Tatin

Mặc dù cố gắng nhưng do thời gian thực tế không nhiều nên chuyên đề của

em không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến củathầy cô để chuyên đề này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Bán hàng hay còn gọi là tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; là quá trình thực hiện traođổi hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị củasản phẩm hàng hóa, dịch vụ Trong quá trình đó doanh nghiệp chuyển giao quyền

sở hữu hàng hóa, dịch vụ gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồngthời khách hàng phải trả cho doanh nghiệp một khoản tiền tương ứng với giá báncủa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó theo giá thỏa thuận hoặc chấp nhận thanh toán.Khoản tiền hay khoản nợ này gọi là doanh thu bán hàng, nó là cơ sở xác định kếtquả bán hàng và kết quả hoạt động kinh doanh

Hàng hóa có thể là thành phẩm do đơn vị sản xuất ra (DNSX), cũng có thể làcác loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất màmua vào với mục đích để bán (DNTM)

Bán hàng là quá trình chuyển hóa vốn hàng hóa, dịch vụ sang vốn bằng tiền

và hình thành kết quả, là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn

Như vậy, quá trình bán hàng chỉ được hoàn tất khi thỏa mãn hai điểu kiện là:

- Giao sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng

- Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Để thực hiện quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải phátsinh các khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức các khoảntiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làmgiảm vốn chủ sở hữu Đồng thời doanh nghiệp cũng thu được các khoản thu và thunhập khác, đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ phát sinh từ cáchoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Trang 9

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt độngtạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ vàhoạt động tài chính

- Kết quả bán hàng là sự chênh lệch giữa DTBH thuần và chi phí phát sinhtrong quá trình bán hàng

- Kết quả từ hoạt động tài chính: là chênh lệch giữa tống doanh thu thuần vềhoạt động tài chính và chi phí về hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là cáchoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chấttài chính của doanh nghiệp

- Kết quả từ hoạt động khác: là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thunhập thuần khác và chi phí khác

Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định kết quả của từng hoạtđộng trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động Kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng theo đúng mụcđích phù hợp với cơ chế tài chính quy định từng doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và bánđược sản phẩm đó trên thị trường là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Thông qua bán hàng, thì giá trị và giá trị sử dụng của sảnphẩm hàng hóa đó được thực hiện, hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hìnhthái giá trị (tiền tệ), giúp cho vòng luân chuyển vốn được hoàn thành, tăng hiệu quả

sử dụng vốn Điều này có ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đốivới bản thân doanh nghiệp nói riêng

Trang 10

Quá trình bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cân đối sản xuất giữacác ngành, các đơn vị sản xuất trong từng ngành và đến quan hệ cung cầu trên thịtrường, nó còn đảm bảo cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông, đảm bảo cân đốisản xuất giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân.

Đối với các doanh nghiệp thương mại, thì việc bán hàng có ý nghĩa rất to lớn,bán hàng mới có thể đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp và bù đắp được chiphí đã bỏ ra, không những thế nó còn phản ánh hiểu quả kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ Với ý nghĩa to lớn đó, kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường áp dụng cácbiện pháp phù hợp với các doanh nghiêp mình và đúng chế độ kế toán do nhà nướcban hành

1.1.3 Nhiệm vụ, yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng và xác định kết quả

1.1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng phải thực hiệntốt và đầy đủ các quy định sau:

Trang 11

- Phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại sảm phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng chất lượng chủngloại và giá trị.

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ,kịp thời và chính xác các doanh thu, các khoảngiảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thờitheo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng

- Phản ánh, tính toán chính xác kết quả của hoạt động bán hàng Kiểm tra,giám sát tình hình thực hiện kết quả bán hàng và tình hình thực hiện kết quả bánhàng và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng vàkết quả bán hàng phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạtđộng kinh tế lien quan đến quá trình bán hàng phục vụ cho công tác quản lý doanhnghiệp

Như vậy ta thấy, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là công cụđóng vai trò quan trọng, cần thiết trong doanh nghiệp nhằm xác định số lượng vàgiá trị của hàng hóa bán ra cũng như doanh thu, kết quả kinh doanh thu, kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Song để phát huy vai trò của nó đòi hỏi phải có tổchức kế toán thật khoa học và hợp lý, các cán bộ kế toán phải nắm vững nhiệm vụcũng như nội dung chuyên môn của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh

1.1.3.2 Yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò lớn đối với mỗi doanhnghiệp Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đặt ra là:

- Quản lý sự vận động, số hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hóa theo chỉtiêu số lượng, chất lượng và giá trị của chúng

- Quản lý chặt chẽ quá trình bán hàng với từng khách hàng theo từng phươngthức bán hàng, hình thức thanh toán, đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàngnhằm thu hồi đầy đủ và nhanh chóng tiền hàng

Trang 12

- Tìm hiểu khai thác mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàngphù hợp và có chính sách sau bán hàng làm không ngừng tăng doanh thu giảm chiphí.

- Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

và các khoản chi phí khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận,

- Tính toán xác định đúng kết quả kinh doanh của từng hoạt động thực hiệntốt nghĩa vụ đối với nhà nước

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Do doanh nghiệp nơi em thực tập thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ápdụng chế độ kế toán theo QĐ 48/QĐ- BTC nên em xin trình bày những nội dung

cơ bản về quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpvừa và nhỏ

1.2.1 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

ra đồng thời với nhau Phương thức bán hàng trực tiếp bao gồm:

- Bán buôn:

Trang 13

Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưuthông, chưa đưa vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hànghóa chưa được thực hiện Hàng hóa thường được bán buôn theo lô hoặc được bánvới số lượng lớn, giá biến động tùy thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thứcthanh toán.

- Bán lẻ trục tiếp:

Là phương thức bán hàng trực cho khách hàng từ kho của doanh nghiệp.Hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giátrị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc sốlượng nhỏ, giá bán thường ổn định Sản phẩm sau khi bàn giao cho khách hàngđược coi là tiêu thụ khi người mua ổn định Sản phẩm sau khi bàn giao cho kháchhàng được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

- Bán theo phương thức trả góp:

Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua thanh toán lần đầutại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếptheo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường, số tiền trả ở các kỳtiếp theo bằng nhau, trong đó gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trảchậm Về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hếttiền hàng Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho khách và được kháchhàng chấp nhận thanh toán, hàng hóa bán trả góp được coi là tiêu thụ

- Bán hàng đổi hàng:

Theo phương thức hàng đổi hàng, người bán đem sản phẩm, hàng hóa củamình để đổi lấy sản phẩm, hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá bán sảnphẩm, hàng hóa đó trên thị trường

Phương thức gửi hàng đi bán:

Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên

cơ sở thỏa thuận hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quyước trong hợp đồng Khi xuất kho gửi hàng đi bán thì hàng hóa vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận DTBH

Trang 14

Các hình thức trong phương thức này là:

- Bán buôn theo hình thức gửi hàng.

- Bán hàng đại lý ký gửi.

1.2.1.2 Các phương thức thanh toán

Việc quản lý là quá trình thanh toán đóng vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng bán hàng, chỉ khi quản lý tốt các nghiệp vụ thanh toán doanh nghiệp mớitránh được những tổn thất vè tiền hàng, giúp doangh nghiệp không bị chiếm dụngtạo điều kiện tăng vòng quay vốn, giữ uy tín với khách hàng Hiện nay doanhnghiệp áp dụng các phương thức thanh toán sau:

- Thanh toán bằng tiền mặt: Doanh nghiệp thường áp dụng phương tức nàyđối với người mua là khách hàng nhỏ, mua hàng với khối lượng ít và chưa mở tàikhoản tại ngân hàng

- Thanh toán qua ngân hàng: Phương thức này được gọi là phương thức thanhtoán gián tiếp với trung giant hah toán là ngân hàng Ở đây, ngân hàng làm nhiệm

vụ chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của doanh nghiệp vàngược lại Khách hàng có thể sử dụng các hình thức thanh toán như: Thanh toánbằng séc, thanh toán bằng thư tín dụng, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu … Phươngthức này được doanh nghiệp áp dụng phổ biến đối với khách hàng lớn và đã mở tàikhoản tại ngân hàng

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán

Trong doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán được xác địn như sau:

- Hàng hóa xuất kho để bán, trị giá gốc của hàng hóa xuất kho chính là giávốn hàng bán

- Hàng hóa mua về không qua nhập kho bán ngay, giá mua và chi phí mua làgiá vốn hàng bán

1.2.2.1 Phương thức xác định giá vốn thực tế của hàng xuất để bán

Trang 15

Trong đó:

Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho để bán: được xác định theo

một trong các phương pháp:

Phương pháp tính theo giá đích danh:Theo phương pháp này khi xuất kho

hàng hóa thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô

đó để tính trị giá vốn thực tế

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặthàng ổn định, nhận diện được, mặt hàng có giá trị cao, nhập theo lô và được bảoquản riêng theo từng lô của mỗi lần nhập

Phương pháp bình quân gia quyền:

- Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:Theo phương pháp này, hànghóa xuất kho chưa ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ

kế toán tính được bình quân cảu hàng hóa theo công thức:

Đơn giá thực

tế bình quân

Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ

Trị giá thực tế hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ

Số lượng hàng nhập trong kỳ

Trị giá thực tế

hàng xuất kho =

Số lượng hàngxuất kho ×

Đơn giá thực tếbình quân

Trang 16

Trị giá thực tế

hàng xuất kho = Số lượng xuất kho ×

Đơn giá thực tế bìnhquân trước khi xuất

Phương pháp nhập trước, xuất trước:Theo phương pháp này giả định rằng

hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước và giá trị thực tế hàng hóa xuất khođược tính theo đơn giá thực tế của số hàng thuộc các lần nhập trước nhân với sốlượng hàng hóa xuất kho tương ứng Phương pháp này áp dụng cho những doanhnghiệp có sự quản lý cao về điều kiện, thời gian bảo quản

Phương thức nhập sau, xuất trước: Theo phương pháp này giả định rằng

hàng hóa nào nhập sau sẽ được xuất trước và đơn giá xuất là đơn giá của nhữnglần nhập sau cùng Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có giá muabiến động mạnh qua các lần nhập

- Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa xuất kho: Chi phí mua hàng

liên quan đến nhiều chủng loại hàng hóa, liên quan đến khối lượng hàng hóa trong

kỳ và đầu kỳ, cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ vàhàng tồn cuối kỳ

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau:

Chi phí muaphân bổ chohàng tồn đầukỳ

Chi phí muahàng phát sinhtrong kỳ

Trị giá muacủa hàng tồnđầu kỳ

Trị giá muacủa hàngnhập trong kỳ

Trang 17

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán theo theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK156 xuất bán trực tiếp Giá vốn hàng bán trả lại

TK157 Hàng gửi đại lý Hàng đã bán

TK911

Kết chuyển xác định kết quả Hàng mua gửi

Trang 18

1.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng

1.2.3.1 Doanh thu và nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng

Doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán số 14 –Doanh thu và thu nhập khác thì:

Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ hạch toán, phátsinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sởhữu

Trang 19

Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thus au khi trừ đi các khoảnchiết khấu thương mại giảm giá hàng bán và hàng mua bị trả lại.

Tùy theo từng loại hình kinh doanh, doanh tu bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyển, cổ tức và lợi tức được chia.

- Doanh thu kinh doanh bất động sản.

- Thu nhập khác.

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả 5 điều kiệnsau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanhthu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyển, cổtức và lợi nhuận được chia được quy định tại Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thunhập khác”, nếu không thỏa mãn các điều kiện thì không hạch toán vào doanh thu

- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch thì phải được ghinhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính

Trang 20

- Trường hợp hàng hóa trao đổi lấy hàng hóa tương tự về bản chất thì khôngđược ghi nhận là doanh thu.

- Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngànhhàng, … theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu, để xác định doanh thuthuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng, … để phục vụ cho cung cấpthông tin kế toán để quản trị DN và lập báo cáo tài chính

- Trường hợp DN có doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại

tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quântrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế

1.2.3.2 Kế toán doanh thu bán hàng

Trong quá trình hạch toán doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các loại chứng

từ như: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu xuất kho, bảng kêbán lẻ hàng hóa, chứng từ trong thanh toán: phiếu thu, phiếu chi…

Để phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản:

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khoản giảm trừ

TK 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Trang 21

TK131, 111 (4b) TK 6421, 133

(4a)

TK 33311 (2)

TK33311(7)

(1)

Diễn giải các nghiệp vụ:

(1) Bán hàng thu tiền ngay

(2) Bán hàng qua đại lý, ký gửi

(3) Doanh thu bán hàng trả góp, trả chậm có lãi

(4a) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại

và các khoản thuế GTGT tương ứng làm giảm khoản phải thu

(4b) kết chuyển giảm trừ giảm trừ doanh thu

(5) Kết chuyển doanh thu tiền lãi phù hợp

Trang 22

(6) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh.(7) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.

1.2.4 Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quảkinh doanh trong kỳ kế toán

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yếtdoanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua mua với sốlượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tếmua bán hoặc cam kết mua, bán hàng

Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng tài khoản 5211 – chiết khấu thươngmại

Hàng đã bán bị trả lại

Doanh thu bán hàng đã bán bị trả lại là só sản phẩm, hàng hóa DN đã xácđịnh là đã tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạmcác điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc chính sách bảo hành như:Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

Kế toán hàng bán trả lại sử dụng tài khoản: 5212 – Hàng bán bị trả lại

 Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản tiền DN giảm trừ cho bên mua hàng trong trườnghợp đặc biệt vì hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn… ghitrong hợp đồng

Trang 23

Kế toán giảm giá hàng bán sử dụng tài khoản 5213 – giảm giá hàng bán.

 Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu

Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêmcủa hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Có hai phương pháp để xác định thuế GTGT phải nộp là phương pháp khấutrừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Tuy nhiên khoản thuế GTGTđược xác định là một khoản giảm trừ doanh thu là khoản thuế GTGT phải nộpđược xác định theo phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này, thuế GTGTphải nộp được xác định như sau:

Trong đó: GTGT bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giáthanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng

Thuế xuất khẩu:

Có đối tượng chịu thuế là tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán trao đổi với nướcngoài khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam Đối tượng nộp thuế xuất khẩu

là tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuẩt khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu

Sơ đồ 1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Trang 24

TK 333

Thuế xuất khẩu phải nộp

1.2.5 Chí phí quản lý kinh doanh

Trang 25

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hànghóa, cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng là chi phí thời kỳ thực tế phát sinh trong

kỳ cần được phân loại rõ ràng và tổng hợp theo đúng nội dung

Chi phí bán hàng bao gồm 7 yếu tố:

- Chi phí nhân viên bán hàng.

- Chi phí vật liệu, bao bì.

Tài khoản sử dụng: 6421- Chi phí bán hàng

Sơ đồ 1.5 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về chi phí bán hàng.

Trang 27

Chi phí quản lý DN là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn DN.

Chi phí quản lý DN gồm 8 yếu tố:

- Chi phí nhân viên quản lý.

- Chi phí vật liệu quản lý.

- Chi phí đồ dung văn phòng.

- Chi phí khấu hao TSCĐ.

Trang 28

Sơ đồ 1.6 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về chi phí bán hàng.

TK 159

Dự phòng phải thu khó đòitính vào CPQLDN

Trang 29

1.2.6 Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng số tiền lãi

về bánhàng

-Giávốnhàngbán

+

Doanhthuhoạtđộngtàichính

-Chiphíhoạtđộngtàichính

-Chiphíquảnlýkinhdoanh

+

Thunhậpkhác

-Chiphíkhác

Trang 30

Thu nhập

chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Hạch toán chi phí thuế thu nhập DN cần tôn trọng các quy định:

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập DN để ghi nhận số thuế

thu nhập DN tạm phải nộp

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai thuế quyết toán thuế, nếu số thuế thu

nhập DN tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp năm đó, kế toán ghi nhận sốthuế thu nhập DN phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập DN

- Trường hợp số thuế thu nhập Dn tạm thời phải nộp trong năm lớn hơn số

phải nộp năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập DN là số chệnh lệch giữa số thuế thu nhập DN phải tạm nộp trong năm lớn hơn số phải nộp

- Kết thúc năm, kế toán kết chuyển giữa chi phí thuế thu nhập DN phát sinh

trong năm vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh trong năm

Trang 31

Sơ đồ 1.7 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh như sau:

Trang 32

1.3 SỔ VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN

Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:

Số lượng sổ kế toán và kết cấu mẫu sổ kế toán sử dụng ở DN phụ thuộc vào hình thức kế toán đã lựa chọn trong bốn hình thức kế toán sau:

Hình thức Nhật ký chung sử dụng các loại sổ sau:

- Sở nhật ký chung, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền…

- Sổ cái các tài khoản theo hình thức nhật ký chung: 111, 1561, 1562, 131,

511, 632, 642, 911…

- Sổ chi tiết các tài Khoản: 131, 641, 642…

Hình thức Nhật ký chứng từ sử dung các loại sổ sau:

- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 8…

- Sổ cái các tài khoản theo hình thức nhật ký chứng từ: 111, 1561, 1562, 131,

511, 632, 641, 642, 911…

- Sổ chi tiết các tài khoản: 131, 641,642…

Hình thức Nhật ký – Sổ cái sử dụng cá loại sổ sau:

- Sổ nhật ký sổ cái.

- Sổ cái các tài khoản theo nhật ký sổ cái: 111, 1561, 15562, 131, 511, 632,

641, 642, 911…

- Sổ chi tiết các tài Khoản: 131, 641, 642…

Hình thức Chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ sau:

- Chứng từ ghi sổ.

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Sổ các tài khoản theo hình thức chứng từ ghi sổ: 111, 1561, 1562, 131, 511,

632, 641, 642, 911…

Trang 33

- Sổ chi tiết hàng hóa, bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua…

Mỗi hình thức kế toán đều có những mặt ưu và khuyết điểm, DN cần phải dựavào đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý trình độ của đội ngũ

kế toán hiện có tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác kế toán mà lựa chọncho mình một giải pháp tối ưu nhất đẻ từ đó nâng cao chất lượng công tác kế toán,đem lại nhiều lợi ích cho DN

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đói kê toán (Mẫu số B01 – DNN)

- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F02 – DNN)

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DNN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DNN)

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNN)

1.4 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY

1.4.1 Sự cần thiết phải sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kê toán

Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin vềtình hình kinh tế, tài chính trong DN cho các nhà quản lý Việc thực hiện chứcnăng này có tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào tính thường xuyên, kịp thời vàchính xác của thông tin Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việcđưa máy tính vào sử dụng trong công tác kế toán đã tương đối phổ biến Tin họchóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung cấp thông tinnhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán.Nhìn chung, khi tổ chức công tác kế toán bằng máy, người làm công tác kếtoán cần phải nắm được các yếu tố sau:

- Tất cả cá phần mềm ứng dụng nêu trên đều có thể làm công tác kế toán cho

bất kỳ DN đang sử dụng các hình thức sổ kế toán như: chứng từ ghi sổ, nhật kýchung và nhật ký sổ cái Do đó, DN có thể căn cứ điều kiện thực tế về quy mô,

Trang 34

trình độ của nhân viên để quyết định sử dụng phần mềm ứng dụng và hình thức sổ

kế toán nào cho phù hợp

- Phải thiết lập hệ thống mã hóa các tài khoản và các đối tượng kế toán chi tiết

thống nhất cho toàn DN

- Phải lựa chọn phương án để nhập dữ liệu kế toán (nhập liệu khi lập chứng từ

gốc, nhập liệu khi chấm dứtquá trình luân chuyển chứng từ gốc vào bảng tính…).Bất kỳ nhập liệu theo phương pháp nào cũng phải thiết lập cho được cơ sở dữ liệu– nơi chứa toàn bộ thông tin kế toán của DN

- Khi đã có cơ sở dữ liệu,khả năng truy xuất được của tất cả các loại phần

mềm ứng dụng là rất khả quan Các báo biểu kế toán như: bảng kê, chứng từ ghisổ,sổ cái, sổ chi tiết,nhập xuất tồn, bảng tổng hợp công nợ được truy xuất tươngđối dễ dàng Đặc biệt một số báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị cũng cóthể ứng dụng khả năng của phần mềm để truy xuất

- Cuối cùng, cần phải chú ý đến số lượng nhân viên kế toán và trình độ nghiệp

vụ kế toán, vi tính của nhân viên kế toán, việc phân công và phối hợp công tác giữacác bộ phận kế toán khác nhau cũng như giữa các bộ phận khác có liên quan trongDN

1.4.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp

dụng kế toán máy

Mã hóa các đối tượng:

- Để thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính, nhất thiết phải có sự mã hóa,

khai báo và cài đặt các đối tượng có liên quan để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữacác luồng thông tin

- Mã hóa là hình thức để thực hiện phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớn đối tượng

cần quản lý Mã hóa cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách dễ dàng các đối tượngkhi gọi mã

- Việc xác định đối tượng cần mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu

quản trị DN Thông thường, các đối tượng sau được mã hó trong kế toán bán hàng

Trang 35

và xác định kết quả bán hàng: khách hàng, hàng hóa, chứng từ, tài khoản… Việc

mã hóa này được thực hiện thông qua các danh mục

Xác định danh mục:

Danh mục tài khoản

Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống Hầu hết các thông tin

kế toán đều được phản ánh thông qua các tài khoản.Vì vậy, việc xây dựng hệ thốngtài khoản sẽ quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý,khai thác thông tin tiếp theo,đặc biệt trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy

Bằng việc khai báo và mã hóa có hệ thống kèm theo việc thiết kế các trạngthái và kết nối (có thể bằng dạng số, dạng ký tự, hoặc kết hợp cả hai tùy theo đặcđiểm tổ chức công tác kế toán ở DN), tài khoản bán hàng có thể khai báo thêm cáctiểu khoản chi tiết thông qua việc thực hiện một số cách sau:

Thông qua số hiệu tài khoản và các tài khoản có liên quan theo danh mục tàikhoản được Nhà nước quy định để khai báo các biến mã nhận biết tương ứng tùythuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kèm theo phần khai báo, diễn giải cụ thể.Thông qua việc khai báo các thông tin cụ thể về các tài khoản, khai báo mốiquan hệ giữa các tài khoản chính và các tài khoản chi tiết

Danh mục chứng từ

Việc tổ chức, theo dõi, quản lý, cập nhật, luân chuyển, xử lý các loại chứng từtrên hệ thống máy tính cần phải được thực hiện và tuân thủ chặt chẽ qui trình luânchuyển, cập nhật và xử lý chứng từ được doanh nghiệp quy định

Để quản lý , mỗi chứng từ gốc mang một mã hiệu xác định Với mã hiệuchứng từ, có thể tiến hành lọc, in ra các bảng kê chi tiết và bảng tổng hợp theo từngloại chứng từ

Trang 36

Danh mục khách hàng

Danh mục này được dùng để theo dõi chi tiết bán sản phẩm, hàng hóa và cáckhoản phải thu của từng khách hàng Mỗi khách hàng được nhận diện bằng một mãhiệu gọi là mã khách hàng Tùy quy mô và phạm vi giao dịch mà quyết địnhphương pháp mã hóa cho phù hợp và hiệu quả

Danh mục hàng hóa

Việc quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa được thực hiện thông qua danhmục hàng hóa Mỗi hàng hóa mang mã hiệu riêng, bên cạnh mã hiệu là các thuộctính mô tả khác như tên

1.4.3 Tổ chức bộ máy kế toán và quản trị người dùng

Quản trị người dùng là một vấn đề quan trọng khi tổ chức bộ máy kế toántrong điều kiện sử dụng máy vi tính, giúp cho DN về tính bảo mật dữ liệu Do đó,công tác kê toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải thực hiện phân quyềnnhập liệu cũng như quyền in sổ sách, báo cáo kế toán cho các nhân viên khác trongdoanh nghiệp một cách rõ rang để có thể kiểm tra, quy trách nhiệm cho các nhânviên nhập liệu khi có sai sót và đảm bảo sự bảo mật về số liệu

Như vậy, ngoài việc quản lý đối tượng liên quan trực tiếp đến chu trình bánhàng theo các danh mục đặc thù cũng như các phần hành kế toán khác, việc quảnlý,sử dụng chứng từ,tài khoản, sổ kế toán trog kế toán máy cũng rất khác so với kếtoán thủ công Tuy nhiên, nội dung công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảbán hàng vẫn phải tuân thủ theo chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính và chuẩnmực chế độ kế toán hiện hành

\

Trang 37

Sơ đồ 1.8 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện

doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.

Hạch toán nghiệp vụ

- Xuất bán hàng hóa, dịch vụ, ghi nhận doanh thu

- Tính và phản ánh giá vốn hàng bán

- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Hạch toán, tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kế toán doanh thu, thu nhập và chi phí khác

Thực hiện các nghiệp vụ và xác định kết quả

- Kết chuyển để xác định doanh thu thuần

- Kết chuyển chi phí, doanh thu trong kỳ để xác định kếtquả

Cung cấp thông tin

- Các sổ sách kế toán chi tiết, sổ tổng hợp

- Sổ sách báo cáo kế toán, doanh thu, chi phí

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 38

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THANG MÁY

THÔNG MINH TATIN

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ

THUẬT THANG MÁY THÔNG MINH TATIN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minh Tatin

Công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minh Tatin là một doanh nghiệpnằm trong hệ thống của tập đoàn Phúc Thanh - một tập đoàn chuyên về lĩnh vựcxây dựng và kinh doanh thương mại, được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm

2006 và chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103014935 do

Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp có trụ sở tại số 22, ngõ 37, đường Âu Cơ,Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THANG MÁYTHÔNG MINH TATIN

Tên giao dịch: TATIN - BRLLIANT LIFT TECHNIQUE JOINT STOCKCOMPANY TATINCO, BLT.,JSC

Tên viết tắt: TATINCO,BLT.,JSC

Vốn điều lệ của công ty: 9.000.000.000 ( Chín tỷ đồng chẵn )

Từ khi thành lập đến nay đã qua gần 8 năm hoạt động với nhiều thăng trầm vàbiến động từ nên kinh tế, đến nay công ty cổ phần kỹ thuật thang máy thông minhTatin đã đóng góp một phần nhất định vào sự phát triển chung của đất nước trongthời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng nỗ lực

Trang 39

phấn đấu phát huy sức mạnh và sáng tạo của tập thể và cá nhân mở rộng quy mô

và phát triển vững mạnh, khẳng định năng lực của công ty

Được đánh giá là công ty có cơ cấu nhân viên trẻ, năng động sáng tạo, toàn bộnhân lực của công ty là những cán bộ có chuyên ngành và có tay nghề cao, dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sát cánh cùng đội ngũ chuyên môn là banlãnh đạo công ty

Tuy là một doanh nghiệp còn trẻ với những bước đầu còn nhiều khó khănkhông những về vốn và cơ sở vật chất nhưng nhờ những kinh nghiệm trong kinhdoanh cùng với đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động và đầy nhiệt huyết công ty

đã dần khẳng định được vị thế của mình Đặc biệt với những nỗ lực trong việc lắngnghe, tìm hiểu thị trường nhu cầu của khách hàng công ty đã và đang tạo được ấntượng mạnh mẽ với uy tín chất lượng sản phẩm và đạo đức nghề nghiệp trong kinhdoanh Mục tiêu của công ty là trở thành một công ty kinh doanh thiết bị thangmáy tiêu biểu lớn mạnh và chuyên nghiệp tại Việt Nam, công ty sẽ ngày càng cốgắng phát triển xây dựng thương hiệu và bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình.Hiện nay, TATINCO, BLT., JSC chuyên cung cấp và lắp đặt các hệ thốngthang máy, thang cuốn, thang nâng hạ hàng hóa, cẩu, cần trục, bánh núp, bánhxích, các loại thiết bị nâng hạ của cảng biển, cảng hàng không phục vụ cho cáccông trình xây dựng, các tòa nhà và các khu chung cư cao tầng, khu công nghiệpcũng như cảng biển và cảng hàng không… Sản phẩm của công ty được nhập khẩutrực tiếp tại các nước công nghiệp phát triển

Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các loại thangmáy, thang cuốn, băng chuyền… công ty Cổ phần Kỹ thuật Thang máy thông minh

đã gây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm từ quý khách hàng, các đối tác trong vàngoài nước Hiện nay, công ty đang tập trung phát triển thị trường cho loạt sảnphẩm thang máy của hãng Brilliant (BLT) – KOLLMORGEN – CHLB Đức Sảnphẩm thang máy BLT đã được cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế ISO 9001 cùng

Trang 40

với chứng nhận của ỦY Ban Châu Âu cũng như giấy chứng nhận chất lượngGOST của Nga, có mặt trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Công ty

cổ phần kỹ thuật Thang máy thông minh TaTin là đại diện duy nhất tại Việt namcho hãng thang máy danh tiếng BRILLIANT KOLLMORGEN (BLT) – CHLBĐức

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh của hàng loạt cáccông ty thương mại lớn nhỏ, việc đưa hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùngđòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động kinh doanhcủa công ty Nhận thức được điều đó công ty luôn cố gắng cung cấp đến kháchhang sản phẩm chất lượng tốt nhất cùng với những chính sách về giá hợp lý đemlại sự lựa chọn tốt nhất cho tiêu dùng

Công ty có phương thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là cung cấp và lắp đặthoàn thiện các loại thang máy tải khách cho các chung cư cao cấp, thang máy chởbệnh nhân cho bệnh viện, thang cuốn cho hệ thống siêu thị, trung tâm thương mạiloại thang máy của công ty phong phú với nhiều chủng loại, chất lượng cao đápứng mọi thị trường không chỉ trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ chí Minh mà còn baogồm nhiều tỉnh thành khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…Các hoạtđộng kinh doanh chính chủ yếu của công ty:

- Xây dựng, sản xuất và lắp đặt các hệ thống thang máy, thang cuốn, thangnâng hạ hàng hóa, cẩu, cần trục, bánh núp, bánh xích, các thiết bị nâng hạ của cảngbiển, cảng hàng không

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi vật tư thiết bị dân dụng, công nghiệp

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào yêu cầu đầu tiên là tạo ra lợi nhuận Để đảmbảo kinh doanh có hiệu quả phát huy được thế mạnh của mình cần phải có một bộ

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w