Bài kiểm tra kế hoạch hóa phát triển

7 262 3
Bài kiểm tra kế hoạch hóa phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Trong một Hội nghị về công tác Kế hoạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:"Cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Dựa vào những nội dung nghiên cứu của môn học anh (chị) hãy: - Chứng minh rằng: KHH là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nhiều nền kinh tế. - Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những thất bại trong trong một số kế hoạch ở nước ta và các nước đang phát triển. - Đưa ra ý kiến của mình về những hướng cần đổi mới trong công tác KHH ở nước ta hiện nay. Bài làm Kế hoạch hoá là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế Quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng bảo đảm thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Lập kế hoạch là chức năng vô cùng quan trọng trong những chức năng quản lý. Không thể có thị trường phát triển nếu không lập kế hoạch. Bởi vậy, kế hoạch hoàn toàn không đối lập với thị trường nếu đó không phải là một bản kế hoạch có tính chất mệnh lệnh. Kế hoạch hoá được coi là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nhiều nền kinh tế vì: 1. Kế hoạch là một công cụ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế của rất nhiều nước đều cần phải có một kế hoạch để phát triển. Ngay cả Nhật Bản - một nước tư bản phát triển nằm trong nhóm G7, nhưng vị trí, vai trò của công tác kế hoạch rất quan trọng và vẫn tồn tại. Hay như ở Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan, Indonesia cũng vậy. Cho nên vị trí, vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường là cần thiết và phải có. Nền kinh tế thị trường mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng nó cũng có rất nhiều hạn chế từ cơ chế điều tiết của thị trường gây ra và đem lại những hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế. Chính vì vậy cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường nhằm khắc phục những khuyết tật thị trường, hướng hoạt động của thị trường vào hiệu quả xã hội. Bản thân thị trường có thể đem lại những kết cục phi hiệu quả như: độc quyền, gây ra các ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường…trong những trường hợp này, sự can thiệp của nhà nước sẽ hướng thị trường hoạt động theo hướng có hiệu quả hơn. Các biện pháp được sử dụng có thể là đánh thuế để “phạt” đối với những người gây thiệt hại cho xã hội; khuyến khích bằng cách trợ cấp đối với đối với những ngoại ứng tích cực; sử dụng các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau để đua nền kinh tế trở về trạng thái ổn định lâu dài. Nhà nước can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động mà thị trường không điều tiết. Đó là những hoạt động phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và hàng hoá khuyến dụng. Kinh tế thị trường có thể dẫn đến kết cục là sự thiếu công bằng. Chính phủ có trách nhiệm thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ tổn thương. Đối với nhưng hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng như việc tham gia tiêm chủng cho trẻ em… Nhà nước can thiệp nhằm hướng hoạt động KTXH của đất nước theo những mục tiêu mà Chính phủ cần đạt tới. Chính phủ, với tư cách là người đại diện cho quyền lợi của cả cộng đồng dân cư, phải hướng nền kinh tế phát triển theo định hướng chiến lược dài hạn mà chính phủ cho rằng có lợi cho cả xã hội nói chung. 2. Kế hoạch là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên Nguồn lực khan hiếm thường là vốn, lao động có tay nghề và công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Nếu cứ để thị trường điều tiết, các nguồn lực này sẽ howngs vào việc sản xuất các hàng hoá nhiều lợi nhuận và mang tính trước mắt, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của những người giàu trong xã hội. Các nguồn lực không thể huy động vào những vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm được phân bổ theo kế hoạch, nó sẽ bảo đảm hường được vào các vấn đề mang tính bức xúc mà xã hội cần có, hướng vào người nghèo và những tầng lớp 2 yếu thế trong xã hội; các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dài hạn của đất nước và địa phương. 3. Kế hoạch là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài Nếu có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể và những dự án được thiết kế cẩn thường sẽ là điều kiện cần thiết để nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Việc mô tả dự án tỉ mỉ và cụ thể trong khuôn khổ một KHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địa phương về việc tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu. Ví dụ, trước đây, khi một số chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để tìm hiểu nền kinh tế thì họ hơi ngạc nhiên vì Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ vai trò của kế hoạch. Nhưng sau một thời gian làm việc, họ thấy rằng, trong điều kiện của Việt Nam thì không thể thiếu được vai trò của kế hoạch. Vì vậy khi các nhà tài trợ tới Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với để xây dựng chiến lược phát triển chung, chiến lược hợp tác giữa Việt Nam với các nước. 4. Kế hoạch là công cụ để chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới mục tiêu Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặc của một địa phương dưới dạng một KHPT cụ thể có những ảnh hưởng quan trọng về thái độ hay tâm lý đối với dân cư. Nhà nước khi có một KH kinh tế được coi là được trang bị tốt nhất để đảm bảo những động lực cần thiết để vuợt qua những lực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người. Như vậy, xét về bản chất chung, KHH là sự tác động có ý thức của Chính phủ vào nền kinh tế, nhằm định hướng và điều khiển sự biến dổi của những biến số kinh tế của một nước hay một khu vực nào đó để đạt được mục tiêu đã định trước. Tuy nhiên không phải sự tác động nào của kế hoạch cũng đem lại những kết quả như mong muốn. Sự thất bại trong một số kế hoạch ở nước ta và các nước đang phát triển là do: Ở các nước xã hội chủ nghĩa trong một thời gian trước đây, thực hành cơ chế kế hoạch hoá tập trung, KH bao quát gần như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, 3 mang nặng tính pháp lệnh từ trên xuống dưới cho đến đơn vị cơ sở, với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn chi tiết. Thực tiễn đã chứng minh là phương pháp lập KH đó không phù hợp với các điều kiện thực tế khách quan; nó xem nhẹ vai trò của các quy luật kinh tế và vai trò của thị trường, không phát huy được tính tự chủ, tinh thần chủ động, năng lực sáng tạo, ý thức trách nhiệm về kinh tế, tài chính của các đơn vị kinh tế và của người lao động. Kết quả là nền kinh tế phát triển chậm, có xu hướng trì trệ, kém hiệu quả, và rơi vào khủng khoảng kinh tế - xã hội có nơi, có lúc trầm trọng. Ở nước ta, trong thời kỳ 25 năm (1955-1980) đã áp dụng mô hình kế hoạch hoá trực tiếp theo kiểu Liên Xô với các đặc điểm: KHH phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể; cơ chế KHH tập trung theo phương thức “giao – nhạn” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của của nhà nước giao đến tận các cơ sở sản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả đầu vào lẫn đầu ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh; cơ chế KHH mang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ. Với cơ chế này chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế sau hoà bình 1954, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi năm 1975. Bước sang thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước, việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hoá gần như trong điều kiện thời chiến đã ngày càng tỏ ra không thích hợp. Cơ chế kế hoạch hoá này dù có một số cải tiến nhưng về cơ bản đã không huy động tốt mọi nguồn lực của đất nước cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, thậm chí có lúc, có nơi đã làm thui chột các sáng kiến và động lực của người lao động và làm hạn chế đáng kể sức sáng tạo và ước vọng phát triển của cả dân tộc cho công cuộc khôi phục sau chiến tranh và kiến quốc. Có thể nói, cơ chế kế hoạch hoá theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp không còn thích hợp và đã bộc lộ những hạn chế lớn. Tính tự chủ, sáng tạo của đơn vị cơ sở không được phát huy; các nguồn lực kinh tế, các thành phần kinh tế không được khơi dậy; nền kinh tế phát triển kém hiệu quả, thị trường bị bóp méo, giả tạo; tình trạng lỗ thật, lãi giả trở nên phổ biến trong nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã của đất nước. Đất nước trong thời gian 10 năm 1976- 1985 đã từng bước lâm vào tình trạng kinh tế trì trệ, đầu tư và tiết kiệm thấp kém, vay mượn lớn từ nước ngoài, thâm hụt nghiêm trọng trong cân đối ngân 4 sách, lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, đời sống vật chất của nhiều bộ phận nhân dân và cán bộ lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng. Trên thực tế đã xuất lộ những mầm mống của tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đã nảy sinh những dấu hiệu đổi mới công tác kế hoạch hoá vào những năm 80 của thế kỷ 20. Quá trình đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta trong 20 năm gần đây là quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hoá theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp sang kế hoạch hoá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Để công tác KHH thực sự phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, cần đổi mới theo các hướng chính sau đây: - Cơ chế đa thành phần: Chuyển đổi từ kế hoạch của ”đơn thành phần” kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể) là chủ yếu sang cơ chế kế hoạch hoá nhiều thành phần, huy động toàn bộ nguồn lực của các thành phần kinh tế (công và tư, trong và ngoài nước) phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng cơ chế, chính sách, luật pháp và kế hoạch; - Cơ chế kinh tế mở: Từ cơ chế khép kín, tự cấp, tự túc trong từng ngành, từng khu vực chuyển sang cơ chế mở (trong nước loại bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ, nước ngoài thi hành chính sách hội nhập kinh tế quốc tế), lấy hiệu quả làm thước đo trong quá trình phát triển; - Cơ chế phân bổ gián tiếp: Từ cơ chế phân bổ nguồn lực một cách trực tiếp, mà chủ yếu là nguồn vốn Ngân sách nhà nước sang cơ chế động viên và khai thác các nguồn vốn khác nhau bằng các cơ chế, chính sách phù hợp, định hướng huy động và sử dụng các nguồn lực đó theo mục tiêu kế hoạch; - Cơ chế định hướng dài hạn: Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, với hàng loạt chỉ tiêu pháp lệnh được bao cấp cả đầu ra lẫn đầu vào sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng, cung cấp thông tin dự báo và tạo hành lang pháp lý để cho các thành phần kinh tế tự chủ trong mọi quyết định sản xuất kinh doanh, cùng phát triển. Trên cơ sở đó, công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch dài hạn; lấy việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn có bước đi từng năm là chính, kế hoạch hàng năm chỉ là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm. Đặc biệt, những kết 5 quả nghiên cứu xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển của từng vùng, từng tỉnh và quy hoạch phát triển trong từng ngành, từng sản phẩm đã ngày càng có chất lượng cao hơn, xây dựng linh hoạt hơn, ngày càng trở thành các cơ sở để xây dựng kế hoạch. Nội dung kế hoạch đã thể hiện được mục tiêu phát triển bền vững đất nước về đồng thời cả kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư trên cơ sở chính sách và pháp luật. Công tác kế hoạch hoá cần coi trọng lĩnh vực dự báo, lĩnh vực xây dựng các cơ chế chính sách, các Luật về kinh tế và các giải pháp thực hiện mục tiêu. Coi công tác xây dựng cơ chế chính sách, các luật kinh tế, các giải pháp có tính đòn bẩy là động lực để tháo gỡ khó khăn, vượt qua các thách thức trong lúc đất nước ta còn nghèo với mục tiêu huy động toàn bộ nguồn lực của đất nước, của các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững. Đồng thời, công tác kế hoạch hoá đã huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc xây dựng và thực thi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tranh thủ sự tham gia của khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp, các nhà tài trợ và các chuyên gia trong công tác kế hoạch hoá, biến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trở thành một cam kết đồng thuận giữa tất cả những bên hữu quan: Chính phủ, các tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân. Tăng cường phân cấp cho các địa phương trong lập kế hoạch và sử dụng ngân sách. Mở rộng tính dân chủ trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch. Trong công tác kế hoạch hóa nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được đổi mới một cách căn bản theo hướng xoá bao cấp và huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách trước đây được coi là nguồn duy nhất để đưa vào đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, công tác kế hoạch hoá còn đi sâu nghiên cứu các cơ chế, chính sách khai thác nguồn vốn của tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và của các thành phần kinh tế. Hiện nay, có các nguồn vốn được huy động vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là (1) nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm một phần vốn ODA; (2) nguồn vốn thuộc tín dụng nhà nước, bao gồm một phần vốn ODA cho vay lại; (3) nguồn vốn thuộc doanh nghiệp nhà nước đầu tư; (4) nguồn vốn thuộc các tầng lớp nhân dân đầu tư và (5) nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn khác. Sự đổi mới này có ý 6 nghĩa quan trọng trong quá trình huy động và định hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư theo cơ cấu hợp lý trong từng thời kỳ kế hoạch. Vốn đầu tư tập trung của Nhà nước dành cho các công trình, lĩnh vực then chốt có ý nghĩa thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, chủ yếu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn khác. Kế hoạch đầu tư dài hạn gắn chặt chẽ với Chiến lược và chính sách phát triển, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Như vậy, KHH trong nền kinh tế thị trường chủ yếu mang tính định hướng và dành cho các đơn vị kinh tế quyền tự chủ lập KH kinh doanh trong khuôn khổ KH nhà nước. Cơ chế quản lí kinh tế được đổi mới theo phương thức kết hợp KH hoá với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; nó không loại bỏ kế hoạch hoá, cũng như không đơn thuần theo cơ chế thị trường không có sự đối lập bài trừ lẫn nhau giữa KH và thị trường. Thực tiễn đã kiểm nghiệm sự đúng đắn của đường lối đổi mới và do đó đã đạt được những thành tựu quan trọng là kinh tế từng bước đi dần vào thế phát triển ổn định. 7 . thể có thị trường phát triển nếu không lập kế hoạch. Bởi vậy, kế hoạch hoàn toàn không đối lập với thị trường nếu đó không phải là một bản kế hoạch có tính chất mệnh lệnh. Kế hoạch hoá được coi. doanh, cùng phát triển. Trên cơ sở đó, công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch dài hạn; lấy việc nghiên cứu xây dựng kế. dựng kế hoạch dài hạn có bước đi từng năm là chính, kế hoạch hàng năm chỉ là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm. Đặc biệt, những kết 5 quả nghiên cứu xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển

Ngày đăng: 27/04/2015, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan