Đề KT 15ph văn 9 kỳ II

11 596 3
Đề KT 15ph văn 9 kỳ II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Văn (Bài số 1) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng. 1/ Văn bản “ Bàn về đọc sách” của tác giả nào? A. Nguyễn Thiếp. B. Chu Quang Tiềm. C. Nguyễn Quang Sáng D. Hoài Thanh. 2/ Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 3/ “ Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh. 4/ Văn bản “ Tiếng nói văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào? A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. B. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. C. Thời kỳ miền Bắc hòa bình. D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất. 5/ Nghệ thuật đặc sắc của bài tiểu luận “ Tiếng nói văn nghệ” là? A. Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng toàn diện. B. Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa đặc biệt hiến dâng cao ở phần cuối. C. Trong bài sử dụng rất nhiều các biện chứng tu từ. D. Cả A và B 6/ Tác giả bài văn “ Bàn về đọc sách” là nhà văn nước nào? A. Mĩ B. Trung Quốc C. Tây ban Nha D. Ấn Độ II/ PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) 1/ Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi. 2/ Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B A D B II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: (4.0 đ) Nêu đúng nội dung và nghệ thuật văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi ( Ghi nhớ SGK/17 Ngữ văn 9, Tập II) Câu 2: ( 3.0 đ) - Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tình cách, học chuyện làm người. - Không nên đọc lướt qua mà phải đọc nghiền ngẫm nhất là những quyển sách có giá trị. - Không nên đọc một cách tràn lan mà cần có kế hoạch, hệ thống. Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Văn (Bài số 2) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng. 1/ Bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên được sáng tác năm nào? A. 1961 B. 1962 C. 1963 D.1926. 2/ Hình ảnh con cò trong bài thơ chủ yếu có ý nghĩa biểu tượng gì? A. Biểu tượng cho người nông dân. B. Biểu tượng cho người phụ nữ. C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru. 3/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác vào thời kì nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Sau năm 1975. 4/ Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được sáng tác vào năm nào/ A. 1974 B. 1977 C.1974 D.1976. 5/ Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu mang ý nghĩa gì? A. Nghĩa tả thực. B. Nghĩa biểu tượng. C. Vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa biểu tượng. 6/ Trong khổ thơ cuối của bài thơ “ Viếng lăng Bác”, phép điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật gì? A. Diễn tả tình cảm và khát vọng dâng trào mãnh liệt. B.Tạo nhạc điệu cho bài thơ, phù hợp với cảm xúc. C. Cả ý A và B. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Câu 2: Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Viếng lăng Bác” đều có hình ảnh cây tre, hãy chép lại hai khổ thơ đó.Em có nhận xét gì về hình ảnh cây tre được nói tới ở đây? ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C D C C II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: (2.0 đ) Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Câu 2: (5.0 đ) - Chép đúng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Viếng lăng Bác” (2.0 đ) - Nhận xét đúng hình ảnh cây tre được nói đến ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ. (3.0 đ). Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Tiếng Việt (Bài số 3) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng 1/ xác định câu có chứa thành phần tình thái. A. Hôm nay, có lẽ trời không mưa. B. Ôi, bông hoa đẹp quá! C. Ngày mai chúng mình cùng đi câu. 2/ Thành phần biệt lập trong câu là: A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thàn. C. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần phụ chú. E. cả 4 ý trên. 3/ Có mấy từ loại đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS? A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 4/Cụm từ “ Thưa ông” trong câu sau dùng để làm lời gọi hay lời đáp? “ Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ” A. Lời gọi B. Lời đáp. 5/ Các đoạn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức bằng các biện pháp chính. A. Phép lặp từ ngữ B. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng. C. Phép nối D. Phép thế E. Cả 4 ý trên. 6/ Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ. B.Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. C. Khởi ngữ là thành phần biệt lập. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: Để sử dụng hàm ý, cần có mấy điều kiện. Câu 2: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví vụ minh họa ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A E B A E B II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: ( 2.0 đ) Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: - Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe ( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Câu 2: (5.0 đ) - Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ( Ghi nhớ SGK/ 75).(3.0 đ) - Lấy ví dụ đúng ( 2.0 đ) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Tập làm văn (Bài số 4) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng 1/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. 2/ Ý nào đúng về yêu cầu hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. A. Bài viết phải có bố cục ba phần. B.Có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. C. Lời văn chính xác, sinh động. D. Cả ba ý trên. 3/ Nghị luận nào sau đây, em đã được học trong chương trình ngữ văn 9, tập II. A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. C. Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). D. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. E. Cả 4 ý trên. 4/ Có mấy kiểu văn bản Trong chương trình THCS? A. 4 B.5 C. 6 D. 7 5/ Nghị luận về một nhân vật văn học là kể lại toàn bộ những hoạt động của nhân vật trong tác phẩm văn học. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 6/ Cho đề bài: Suy nghĩ từ câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Hãy xác định yêu cầu thể loại của đề bài trên. A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. C. Nghị luận về tác phẩm truyện. D. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: Bài nghị luận về một thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần như thế nào? Câu 2: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)? ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D E C B B II/ PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: (5.0 đ) Nêu đầy đủ nội dung ở dấu chấm thứ nhất trong phần ghi nhớ (SGK, Ngữ văn 9 tập II/83). Câu 2: (2.0 đ) Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Văn (Bài số 5) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng 1/ Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được sáng tác vào thời kì nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Sau năm 1975. 2/ Nhận định nào nói đúng nét chung ở ba cô gái trong truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. A. Hồn nhiên, mơ mộng. B. Dũng cảm, không sợ hi sinh, lạc quan. C. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ hi sinh, hồn nhiên và lạc quan. 3/ Bức chân dung tự họa của Rô- bin- xơn được tả theo trình tự nào? A. Diện mạo, trang phục, trang bị. B. Trang phục, trang bị, diện mạo. C. Trang bị, trang phục, diện mạo. D. Không theo trình tự nào. 4/ Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong truyện “ Bố của Xi- mông” là gì? A. Nghèo khổ. B. Không có bố C. Không có gia đình. 5/ Phi- líp làm nghề gì? A. Thợ rèn B. Thợ mỏ. C. Thợ mộc. 6/ Văn bản “ Con chó Bấc” trích từ tác phẩm nào? A. Nanh trắng B. Tiếng gọi nơi hoang dã. C. Chiếc lá cuối cùng D. Sói biển. II/ PHÀN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Con chó Bấc”, trích Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc Lân- đơn. Câu 2: ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C B B A B II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: (2.0 đ) Nêu đúng nội dung và nghệ thuật ( Ghi nhớ,SGK Ngữ văn 9 tập II/ T 154). Câu 2: (5.0 đ) . đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09- 10 Lớp 9 Môn: Văn (Bài số 5) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/. hoạch, hệ thống. Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09- 10 Lớp 9 Môn: Văn (Bài số 2) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) *. 2.0 đ) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09- 10 Lớp 9 Môn: Tập làm văn (Bài số 4) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3.0

Ngày đăng: 27/04/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan