Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Lớp: 7A Môn: Ngữ văn Bài số: 01 Họ và tên:………………… Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm:( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tính chất của đề văn nghị luận như thế nào ? A. Ca ngợi B. Khuyên nhủ C. Phản bác D. Cả 3 ý trên Câu 2: Trong bài văn nghị luận cần phải có điều gì? A. Luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. B. Có yếu tố tự sự, miêu tả C. Có yếu tố biểu cảm. D. Cả 3 ý trên Câu 3: Một bài văng nghị luận cần phải có A. Luận điểm, dẫn chứng B. Luận điểm, luận cứ, lập luận C. Lí lẽ, dẫn chứng D. Cả 3 ý trên Câu 4: Luận cứ trong văn nghị luận như thế nào? A. Chân thực B. Đúng đắn C. Tiêu biểu D. Cả 3 ý trên Câu 5: Bài văn nghị luận gồm mấy phần? A. Một phần B. Hai phần C. Ba phần D. Bốn phần Câu 6: Trong đời sống ta thường gặp kiểu văn bản nghị luận nào? A. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp B.Bài phát biểu ý kiến trên báo chí C. Bài bình luận D. Cả 3 ý trên II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: Bố cục của bài văn nghị luận có mấy phần, nêu nội dung của từng phần? Câu 2: Em hãy nêu luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” và nêu dẫn chứng ? - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm 1- D 2 – A 3 – B 4 – D 5 – C 6 – D II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: Bố cục của bài văn nghị luận có ba phần. • -Mở bài : 1 điểm - Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( Luận điểm xuất phát, tổng hợp ) • Thân bài : 1 điểm Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( Có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ ) • Kết bài : ( 1 điểm ) Nêu kết luận khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Câu 2: Luận điểm 1: Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vị đại, vẻ vang. Dẫn chứng : Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hứng Đạo, Lê lợi, Quang Trung.(1,5 điểm ) Luận điểm 2: Đồng bào ta xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Dẫn chứng: Theo trình tự thời gian. Trước – sau ( 1,5 điểm ) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 02 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm khách quan: (3điểm). Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước đầu câu đúng: Câu 1. Em đã học tục ngữ về các chủ đề nào? a. Tục ngữ về thiên nhiên. b. Tục ngữ về con người và xã hội. c. Tục ngữ về lao động sản xuất. d. Cả 3 ý trên. Câu 2. Tục ngữ có mấy nghĩa? a. Một nghĩa b. Hai nghĩa c. Ba nghĩa d. Bốn nghĩa Câu 3. Bài “Sự giàu đẹp của tiếng việt” tác giả là ai? a. Đặng Thai Mai b. Hồ Chí Minh c. Đặng Minh Huệ d. Hoài Thanh Câu 4. Nghệ thuật của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là a. luận điểm rõ ràng, mạch lạc b. Dẫn chứng cụ thể, phong phú c. Dẫn chứng đầy sức thuyết phục d. Cả 3 ý trên Câu 5. Đặng Thai Mai mất vào năm nào? a. Năm 1983 b. Năm 1984 c. Năm 1985 d. Năm 1986 Câu 6. Câu “Có khi được trưng bài trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” là câu gì? a. Một câu đơn bình thường b. Câu đặc biệt c. Câu rút gọn d. Câu ghép II. Tự luận: (2 điểm) Câu 1: Nêu nội dung nghệ thuật của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 2: Em hãy nêu luận điểm chính trịcủa bài “Sự giàu đẹp của tiếng việt” và lấy ví dụ chứng minh? - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. d (0,5 điểm) Câu 4. d (0,5 điểm) Câu 2. b (0,5 điểm) Câu 5. b (0,5 điểm) Câu 3. a (0,5 điểm) Câu 6. c (0,5 điểm) II.Tự luận: (7 điểm) Câu 1. * Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ một chân lý: Dân ta có một lồng nông nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báo của dân tộc ta. * Nghệ thuật: Bài văn có luận điểm rõ ràng, mạch lạc dẫn chéng cụ thể, , phong phú, giàu sức thuyết phục. Câu 2. - Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp. Tiếng việt hài hoà về mặt âm hưởng thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong đặc câu. * Ví dụ: - Nguyên âm, phụ âm - Thanh điệu - hình tượng, ngữ âm - Từ vựng, ngữ pháp - Tiến việt là một thứ tiếng hay * Ví dụ: - Giàu tính nhạc điệu - Đường vô sứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 03 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Rút gọn câu nhằm mục đích gì ? A. Làm cho câu gọn hơn B. Vừa thông tin được nhanh C. Vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước D. Cả 3 ý trên Câu 2: Câu đặc biệt là câu như thầ nào? A. Câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. B. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Câu lược bỏ chủ ngữ - vị ngữ D. Cả 3 ý trên Câu 3: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu A. Trạng ngữ đứng ở đầu câu B. Trạng ngữ đứng ở cuối câu C. Trạng ngữ đứng ở giữa câu D.Cả 3 ý trên Câu 4: Trong câu “ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ” trạng ngữ chỉ cái gì ? A. Xác định thời gian B. xác định nơi chốn C. Xác định nguyên nhân D. Xác định mục đích Câu 5: Trong câu “ Mọi người yêu mên em ” là câu gì ? A. Câu bị động B. Câu chủ động C. Câu đặc biệt D. Cả 3 ý trên Câu 6: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động A. Một cách B. Hai cách C. Ba cách D. Bốn cách II.Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1 : Câu chủ động là câu như thế nào? Cho ví dụ. Câu 2: Em hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Cho ví dụ. - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm 1- D 2 – B 3 – D 4 – A 5 – B 6 – B II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật, thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động ) ( 2 điểm ) - Cho ví dụ đúng ( 1 điểm ) Câu 2: - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (1 điểm ) - Chuyển từ ( Cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị hay từ được vào sau cụm từ ấy .(1 điểm ) - Chuyển từ ( Cụm từ ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu (1 điểm ) - Cho ví dụ đúng (1 điểm ) Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 04 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm khách quan: (3điểm). Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước đầu câu đúng: Câu 1: Nhà văn nào được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật năm 2000 a. Hoài Thanh b. Đặng Thai Mai c. Phạm Văn Đồng d. Phạm Duy Tốn Câu 2: Hoài Thanh sinh năm nào? a. 1908 b. 1909 c. 1910 d. 1911 Câu 3: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? a. Nghị luận chính trị - xã hội b. Nghị luận văn chương c. Nghị luận về văn học d. Cả 3 ý trên Câu 4: Dòng nào sao đây nêu cách hiểu đúng nhất từ “Gái lịch” a. Cô gái làm nghề ca hát b. Cô gái trẻ trung xinh xắn c. Cô gái thanh nhã, lịch lãm d. Cô gái chơi nhạc cung đình Câu 5: bài “Sống chết mặc bây của tác giã nào? a. Phạm Duy Tốn b. Phan Duy tốn c. Hoài Thanh d. Đặng Thai Mai Câu 6: Nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bày sống chết mặc bay là gì ? a. Nghệ thuật nhân hoá b. Nghệ thuật so sánh c. Nghệ thuật ẩn dụ d. Nghệ thuật tương phản, tăng cấp. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Em hãy nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của bày “Sống chết mặc bây”. Câu 2: Nhân vật Va-Ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ tương phản đối lập như thế nào ? - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B B C A D 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1( 4.5 điểm) -Giá trị hiện thực phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại. - Giá trị nhân đạo thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. - Giá trị nghệ thuật vận dụng thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Câu 2: ( 2.5 điểm) Nhân vật Va - Ren Nhân vật Phan Bội Châu - Con người phản bội giai cấp vô sản - Kẻ phản bội nhục nhã - Con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn - Con người cách mạng vĩ đại nhưng bị thất bại, bị đàn áp - Vị anh hùng xả thân vì dân tộc - Con người bị kết án tử hình vắng mặt. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 05 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm khách quan: (3điểm). Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước đầu câu đúng: Câu1: Câu văn “ Đêm đã về khuya” thuộc kiểu câu nào? a. câu đơn b. câu rút gọn c. câu đăc biệt d. câu bị động Câu 2: Dấu chấm lững dùng để làm gì? a.Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. b. Thể hiện chổ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quảng. c. Làm giảm nhịp điệu câu văn. d. Cả ba ý trên. Câu3: Trong câu “ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lữa nung” dùng để làm gì? a. Liệt kê b, Thông báo b. C. Báo cáo sự việc d. Cả ba ý trên Câu 4: Dấu chấm phẩy dùng để làm gì? a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có câu tạo phức tạp. b. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. c. C. Cả hai ý trên. Câu 5: Trong câu “ Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm hơn” có mấy cụm C - V? a. Một cum C- V. b. Hai cum C-V. c. Ba cụm C-V d. Bốn cụm C- V Câu 6: Có mấy kiểu kiệt kê? a. Một kiểu b. Hai kiểu c. Ba kiểu d. Bốn kiểu II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Dấu gạch ngang có công dụng như thế nào? Cho 3 ví dụ? ( 4.5 điểm ) Câu 2: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối như thế nào? Cho ví dụ? ( 2.5 điểm) - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A D A C B B 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm 0.5 Điểm II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: ( 4.5 điểm) -Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích giải thích trong câu ( 1 điểm) - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê ( 1 điểm) - Nối các từ mằm trong một liên danh ( 1 điểm) - Cho 3 ví dụ đúng ( Mỗi ví dụ 0.5 điểm) Câu 2: ( 2.5 điểm) -Dấu gạch nối không phải là dấu câu nó chỉ dùng nối các tiếng trong những từ mượn nhiều tiếng ( 1 điểm) -Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang ( 1 điểm) - Cho ví dụ đúng ( 0.5 điểm) Hết . Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Lớp: 7A Môn: Ngữ văn Bài số: 01 Họ và tên:………………… Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) . I.Trắc nghiệm:( 3 điểm). điểm ) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 02 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) . I.Trắc nghiệm khách quan:. đồ. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 03 Lớp: 7A Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) . I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm)