1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT 15ph văn 8 Kỳ II

10 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Văn (Bài số 1) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. Câu 1: Bài thơ “ Nhớ rừng” chia làm mấy đoạn ? A. Ba đoạn B. Bốn đoạn C. Năm đoạn D. Sáu đoạn Câu 2: Những đoạn nào trong bài thơ “ Nhớ rừng” cùng diễn tả cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa ? A. Đoạn 1 và đoạn 4. B. Đoạn 1 và đoạn 2. C. Đoạn 2 và đoạn 3. D. Đoạn 3 và đoạn 4. Câu 3: Đề tài nào xuất hiện nhiều nhất trong thơ Tế Hanh ? A. Tình yêu. B. Quê hương. C. Thiên nhiên. D. Cách mạng. Câu 4: Hình ảnh làng quê được hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh là một miền quê như thế nào ? A. Một làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thanh bình. B. Một làng quê Nam Bộ náo nhiệt, ồn ào. C. Một làng quê Trung du Bắc Bộ tĩnh lặng, mộng mơ. D. Một làng quê ven biển Trung Bộ nhộn nhịp, hăng say trong lao động. Câu 5: Bài thơ “ khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Tác giả vừa gặp gỡ lí tưởng cách mạng, đang hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. B. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giamvào nhà lao Thưa Phủ ( Huế ) C. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. D. Trong thời gian tác giả tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945 ở Huế. Câu 6: Cụm từ nào có thể điền vào chôc trống trong câu sau ? Bài thơ “ khi con tu hú” thể hiện sâu sắc…………của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. A. Tình yêu thiên nhiên và niềm hoài cổ. B. Sự bất hòa sâu sắc với thực tại và mong muốn thoát li mãnh liệt. C. Tình yêu quê hương đất nước và nỗi nhớ thiết tha về quê hương. D. Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm ) Câu 1: Khối căm hờn và niềm uất hận khi Hổ ở vườn bách thú ? ( 2,0 điểm ) Câu 2: Hình ảnh quê hương và cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá như thế nào ? ( 2,0 điểm ) Câu 3: chép lại đoạn đầu của bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu ? ( 3,0 điểm ) - Hết – ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: D II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: ( 2,0 điểm ) Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối, khao khát được sống tự do. Câu 2: ( 2,0 điểm ) Quê hương như một hòn đảo nhỏ bị nước bao vây. Câu 3: ( 3,0 điểm ) Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không… - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Tiếng Việt (Bài số 2) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. Câu 1: Câu: “ Sao cụ lo xa quá thế ?” Câu nghi vấn này được dùng để làm gì ? A. Để cầu khiến. B. Để hỏi. C Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D. Để phủ định. Câu 2: Câu cầu khiến là câu ? A. Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, chớ, đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. B. Biểu thị sự nhìn nhận, miêu tả, kể, đánh giá sự việc. C. Nêu điều chưa rõ cần được giải thích. D. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3: Câu: “ Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh !” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu cảm thán. B. Câu cầu khiến. C. Câu trần thuật. D. Câu nghi vấn. Câu 4: Câu cầu khiến : “Đi thôi con !” dùng để làm gì ? A. Dùng để ra lệnh. B. Dùng để yêu cầu. C. Dùng để đề nghị. D. Dùng để khuyên bảo. Câu 5: Trong câu sau câu nào không dùng để hỏi ? A. Mẹ đi chợ chưa a ? B. Bạn có bận gì không ? C. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này ? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội ? Câu 6: Các em đã học được mấy kiếu câu ? A. Hai. B. Ba. C.Bốn. D. Năm. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? ( 3,0 điểm ) Câu 2: Câu nghi vấn ngoài chức năng để hỏi còn có những chức năng nào khác ? ( 4,0 điểm ) - Hết - ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3,0 điểm ) Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: D II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7,0 điểm ) Câu 1: ( 3,0 điểm ) Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ,… đi, thôi,nào, hay ngữ liệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị. Khuyên bảo,. Câu 2: ( 4,0 điểm ) Trong trương hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Văn (Bài số 3) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. Câu 1: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Lục bát. C. Ngũ ngôn. D. Thất ngôn bát cú. Câu 2: Bài thơ “ tức cảnh pác Bó” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Trong thời gian Bác hoạt động cách mạng ở Việt Bắc. B. Trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới thạch bắt giam. C. Trong thời gian Bác hoạt động ở Cao Bằng. D. Trong thời gian Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Câu 3: Từ nào có thể thay thế được từ : “ sang” trong câu: Cuộc đời cách mạng thật là sang ? A. Thích. B. Vui. C. Đẹp. D. Hay. Câu 4: Bài “ Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Trong thời gian Bác đang hoạt động ở Pác Bó ( Cao Bằng ). B. Trong hoàn cảnh đang hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc. C. Trong hoàn cảnh hoạt động cách mạng ở Pháp. D. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thach. Câu 5: Trong bài “ Hịch tướng sĩ” , Trần Quốc Tuấn đã dựa trên cơ sở tư tưởng nào để kêu gọi tướng sĩ dưới quyển ? A. Tư tưởng nhân nghĩa. B. Tư tưởng trung nghĩa. C. Tư tưởng nhân đạo. D. Tư tưởng trung quân. Câu 6: Trong bài “ Bàn luận về phép học”, tác giả đã nêu lên mục đích của việc học là gì ? A. Học để làm nên công trạng lớn cho đời. B. Học để trở thành người có địa vị trong xã hội. C. Học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Học để hiểu biết về thế giới xung quanh. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: Chép lại bài thơ “ Ngắm trăng” và cho biết bài thơ của tác giả nào ? ( 3,0 điểm ) Câu 2: Thái độ các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa như thế nào ? ( 4,0 điểm ) - Hết - ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3,0 điểm ) Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: C II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: ( 3,0 điểm ) Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa số, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ( Tác giả: Hồ chí Minh ) Câu 2: ( 4,0 điểm ) - Trước chiến tranh: họ bị xem là gióng người hạ đẳng, bị đánh đập. - Khi chiến tranh bùng nổ: được tâng bốc, vỗ về, được phong cho danh hiệu cao quý. - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Tiếng Việt (Bài số 4) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. Câu 1: Câu “ Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng” dùng để làm gí ? A. Phủ định. B. Đe dọa. C. Hỏi. D. Dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 2: Câu nghi vấn nào dưới đây dùng để cầu khiến ? A. Bạn làm bài tập chưa ? B. Về nhà làm gì hãy ở lại tí nữa ? C. Hồn ở đâu bây giờ ? D. Sao lại như thế hả ? Câu 3: Câu cầu khiến “ Cháu hãy vẽ tất cả những gì mà cháu muốn” dùng để làm gì ? A. Đề nghị. B. Đe dọa. C. Khuyên bảo. D. Yêu cầu. Câu 4: Trong giao tiếp kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật. Câu 5: Dấu hiệu nào dưới đây thực hiện hành động nói ? A. Nhịp điệu. B. Cử chỉ. C. Điệu bộ. D. Ngôn từ. Câu 6: Trật tự từ trong câu nào sau đây nhấn mạnh đặc điểm của sự vật ? A. Ông đồ vẫn ngôi đấy. B. Mây trôi bồng bềnh. C. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. D. Gió thổi lao xao lá vàng rơi. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: Hãy xác định kiểu hành động nói trong những câu sau : ( 4,0 điểm ) 1. Tôi bật cười bảo lão. 2. Sao cụ lo xa quá thế. Câu 2: Thế nào gọi lượt lời trong hội thoại ? ( 3,0 điểm ) - Hết - ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) Câu 1: D. Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: D Câu 6: C II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7,0 điểm ) Câu 1: ( 2,0 điểm ) 1. Hành động trình bày. 2. Hành động hỏi. Câu 2: ( 5,0 điểm ) - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Tập làm văn (Bài số 5) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng . Câu 1: Em đã học được mấy kiểu phương pháp thuyết minh ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Một đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây ? A. Diễn đạt một ý chọn vẹn một nội dung nhất định. B. Mở đầu viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. C. Các câu trong đoạn phải xoay quanh một chủ đề. D. Cả A,B,C. Câu 3: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ? A. Có tính chính xác và biểu cảm. B. Có tính hình tượng. C. Có tính nhịp điệu và giàu cảm xúc. D. Có tính hàm súc. Câu 4: Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh trước khi viết bài giới thiệu nơi đó ? A. Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh đó. B. Tra cứu tài liệu, sách vở về danh lam thắng cảnh đó. C. Học hỏi những người có hiểu biết về danh lam thắng cảnh. D. Cả A,B,C. Câu 5: Em đã được học mấy kiểu đề văn thuyết minh ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Bố cục của bài văn thuyết minh gồm có mấy phần ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm ) Câu 1: Khi trình bài luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý những gì ? ( 5,0 điểm ) Câu 2: Trong văn nghị luận có cần yếu tố biểu cảm không ? vì sao ? ( 2,0 điểm ) - Hết - ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: D Câu 6: C II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: ( 5,0 điểm ) - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch ) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp ) - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tố chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để tự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. Câu 2: ( 2,0 điểm ) Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc ( người nghe ) - Hết - . Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Văn (Bài số 1) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:. lời. - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Văn (Bài số 3) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:. - Hết - Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 8 Môn: Tập làm văn (Bài số 5) Họ và tên:……………… Thời gian: 15 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

Ngày đăng: 27/04/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w