Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 01 Lớp: 7A Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề). I. Trắc nghiệm: ( 3.0điểm ) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng 1/ Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? A. Đó là một câu bình thường,có đủ chủ ngữ - vị ngữ B. Đó là câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ - vị ngữ C. Đó là câu không theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ D. Cả 3 ý trên 2/ Trong câu sau đây câu nào là câu rút gọn? A. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở B. Người ta là hoa đất C. Tấc đất tấc vàng D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 3/Câu đặc biệt: “Một đêm mùa xuân” có tác dụng gì? A. Bộc lộ cảm xúc B. Gọi đáp C. Liệt kê – thông báo D. Xác định thời gian, nơi chốn. 4/Trong câu:“Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !” thành phần nào bị lược bỏ? A. Chủ ngữ ; B. Vị ngữ ; C. Cả chủ ngữ - Vị ngữ ; D. Không lược bỏ thành phần nào 5/ Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu? A. Đầu câu ; B. Cuối câu ; C. Giữa câu ; D. Cả 3 ý trên 6/ Trong câu “ Trên giàn hoa Lý, vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa” trạng ngữ xác định cái gì? A. Xác định thời gian B. Xác định nguyên nhân C. Nơi chốn D. Mục đích 7/ Trong câu “ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” là câu gì? A. Câu đặc biệt ; B. Câu rút gọn C. Câu đơn bình thường ; D. Cả 3 ý trên 8/ Trong câu: “Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp” trạng ngữ chỉ về cái gì? A. Trạng ngữ chỉ thời gian ; B. trạng ngữ xác định nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ; D. Trạng ngữ chỉ mục đích 9/Trong câu:“ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay xay nắm thóc” vị trí trạng ngữ đứng ở đâu? A. Đầu câu ; B. Cuối câu ; C. Giữa câu ; D. Cả 3 ý trên 10/ Trong câu: “Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu” là câu gì? A. Là câu đơn ; B. Là câu đặc biệt ; C. Là câu rút gọn ; D. Cả 3 ý trên 11/Câu đặc biệt dùng để làm gì? A. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng B. Bộc lộ cảm xúc ; C. Gọi đáp ; D. Cả 3 ý trên 12/Dùng câu rút gọn với mục đích gì? A. Làm cho câu gọn hơn ; B. Vừa thông tin được nhanh C. Vừa tránh lập từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước ; D. Cả 3 ý trên II. Tự luận ( 7 điểm ) 1/ Câu đặc biệt là câu có tác dụng như thế nào? Cho ví dụ? 2/ Câu rút gọn và câu đặc biệt có những điểm nào giống và khác nhau? 3/ Hãy cho biết đặc điểm của trạng ngữ trong câu là gì? Cho ví dụ? 4/ Viết một đoạn văn ngắn khoãng 4 câu trong đó có dùng trạng ngữ của câu và gạch chân trạng ngữ đó. Hết ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 01 Ngữ văn 7 I. Phần trắc nghiệm: ( 3.0 điểm ) - Mỗi câu đúng 0.25điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đúng C D C A D C B A C C D D II. Tự luận: ( 7.0 điểm ) Câu 1: ( 1.5 điểm ) - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp ( Cho ví dụ đúng 0.5 điểm ) Câu 2: ( 1.5 điểm ) - Điểm giống nhau : ( 0.5điểm ) Đều làm cho câu ngắn gọn tránh lập từ ngữ ở trong câu - Điểm khác nhau : ( 1.0 điểm ) + Câu rút gọn có thể khôi phục thành phần bị rút gọn + Câu đặc biệt thì không thể khôi phục Câu 3: ( 2.0 điểm ) - ý nghĩa: ( 0.5 điểm ) Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nói trong câu. - Hình thức: ( 1.0 điểm ) + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu và giữa câu + Giữa trạng ngữ vơí chủ ngữ và vị ngữ có quãng nghĩ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết ( Cho ví dụ đúng 0.5 điểm ) Câu 4: ( 2.0điểm ) - Viết đoạn văn đúng yêu cầu của đề ( 2.0điểm ) o0o Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 02 Lớp: 7A Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Đề: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là cuộc sống của chúng ta. ĐÁP ÁN I.Mở bài(1,5 điểm) - Nêu vai trò của rừng đối với cuộc sống con người. - Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. II. Thân bài: 1. Rừng là bạn thân thiết của con người (3 điểm) - Rừng là cái nôi con người xuất hiện (Dẫn chứng) - Rừng cung cấp cho con người nhiều nguồn lợi quý giá (Dấn chứng) - Rừng là lá phổi của hành tinh (Dẫn chứng) - Rừng cung cấp nước và bảo vệ lớp đất, để con người có thể canh tác, chống sói mòn. 2. Những tác hại của việc phá rừng (Dẫn chứng) (2 điểm) 3. Trách nhiệm bảo vệ rừng của mọi người (Dẫn chứng) (2 điểm) III. Kết luận: (1,5 điểm) - Khẳng định tầm quan trọng đối với con người. - Cần bảo vệ rừng cho cuộc sống hôm nay và mai sao. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 03 Lớp: 7A Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm). Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước đầu câu đúng: Câu1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? a. Văn học dân gian b. Văn học thời kỳ kháng chiến chống pháp c. Văn học viết d. Văn học thời kỳ kháng chiến chống mỹ Câu 2: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì? a. Là cái quy luật của tự nhiên b. Là quá trình lao động, sinh hoạt và xã hội của con người. c. Là con người với các mối quan hệ là những phẩm chất, lối sống cần phải có. d. Là thế giới tình cảm phong phú của con người. Câu 3: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào? a. Thời kỳ kháng chiến chống mỹ b. Thời kỳ kháng chiến chống pháp c. Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. d. Những năm đầu của thế kỷ XX Caau 4: Theo em phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài đức tính giản dị của Bác Hồ. a. Chứng minh c. Bìmh luận b. Bình giảng d. Phân tích Câu 5: Nhà văn nào được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật năm 2000. a. Hoài Thanh c. Phạm Văn Đồng b. Đặng Thai Mai d. Tố Hữu Câu 6: Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì? a. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh c. Từ và câu có nhiều nghĩa b. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ d. Cả 3 ý trên Câu 7: Bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc? a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn Câu 8: Tính chất của dẫn chứng trong bài sự giàu đẹp của tiếng việt là gì ? a. Cụ thểm, tỷ mỹ c. Toàn diện, bao quát b. Phong phú d. Tiêu biểu, chính xác Câu 9: Trong cụm từ “Sáng tẩo sự sống” từ “Sáng tạo” là: a. Danh từ c. Tính từ b. Động từ d. Lượng từ Câu 10: Tại sao nói ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương: a.Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương b. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương c. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương d. Cả a. b. c điều sai Câu 11: Đoạn đầu của bài thơ sự giàu đẹp của tiếng việt có nhiệm vụ gì ? a. Giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập và lý giải trong bài viết b. Nêu lê các thao tác lập luận chính của bài thơ c. Định hướng những kết luận sẽ đạt tới d. Nêu các luận cứ cần có của bài văn Câu 12: Nhận xét nào sao đây đúng với 2 câu văn “Có khi được … bài trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy”. Nhưng cũng có khi cát dấu kín đáo trong gương, trong hòm. a. Là hai câu chủ động c. Là hai câu đặc biệt b. Là hai câu rút gọn d. Là hai câu ghép II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ về con người và xã hội(2 điểm) Câu 2: Tác giả đã dùng những luận điểm nào để chứng minh (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) (2 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 6 dòng) chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ (2 điểm). - - - - - Hết - - - - - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12 a c d a c d b c b c c b 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Tự luận:(7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Nội dung: Tôn vinh giá trị con người đưa ra nhận xét, lời khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. - Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Câu 2: (3 điểm) - Luận điểm 1: Nhân dân ta có lòng nòng nàn yêu nước. - Luận điểm 2: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. - Luận điểm 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn chứng minh đúng với yêu cầu của đề. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 04 Lớp: 7A Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề). I.Đề: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”. ĐÁP ÁN I. Mở bài: (1,5 điểm) -Giới thiệu điềucần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. - Đời sống vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng thành công - Sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành. - Dẫn chứng câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”. II. Thân bài: (6 điểm) 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”. (2 điểm) - Từ mẹ ở đây có nghĩa là điều sinh ra, là diều làm nên. - Thất bại sẽ sinh ra được thành công, sự thất bại có thể giúp ta làm nên những thành công. 2. Giải thích rõ vì sao người xưa nói “ Thất bại là mẹ của thành công”.(2 điểm) - Sự thất bại giúp ta hiểu rõ hơn bản chất công việc ta phải làm, giúp ta có thêm kinh nghiệm. - Sự thất bại giúp ta tôi rèn ý trí. 3. Giải thích rõ (2 điểm) - Ta phải vận dụng câu tục ngữ ấy như thế nào trong đời sống. - Ta không nên ngã lòng trước thất bại thắng không kiêu nhưng bại không được nãn. - Ta cũng cần tỉnh táo rút kinh nghiệm vì sao lại thất bại, để từ đó tìm tòi những con đường mới đưa ta tới thành công. III. Kết luận:(1,5 điểm) - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ - Rút kinh nghiệm hoặc bài học dến thành công (Trình bày sạch sẽ, lập luận chặt chẽ, viết không sai chính tả 1 điểm) Hết . 2.0điểm ) - Viết đoạn văn đúng yêu cầu của đề ( 2.0điểm ) o0o Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 02 Lớp: 7A Thời gian: 90 phút. đúng: Câu1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? a. Văn học dân gian b. Văn học thời kỳ kháng chiến chống pháp c. Văn học viết d. Văn học thời kỳ kháng chiến chống mỹ Câu 2: Đối tượng. (2 điểm) Viết đoạn văn chứng minh đúng với yêu cầu của đề. Hết Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09 – 10 Họ và tên:………………… Môn: Ngữ văn Bài số: 04 Lớp: 7A Thời gian: 90 phút