1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT văn 9 kỳ II

4 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09-10 Lớp 9 Môn: Ngữ văn Họ và tên:……………… Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH NGHIỆM: (3,0 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. 1. Số lượng tác phẩm truyện ( truyện ngắn ngắn và trích đoạn truyện dài ) của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã được học ở ngữ văn 9 là ? A. 8 tác phẩm. B. 9 tác phẩm. C. 10 tác phẩm. D. 11 tác phẩm. 2. “ Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân” Câu thơ trên của tác giả nào ? A. Thanh Hải. B. Viễn Phương. C. Y Phương. D. Chế Lan Viên. 3. Bài thơ Mây và sóng của Ta- go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt ? A. Đúng. B. Sai. 4. Nhân vật Nhĩ trong truyện “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là nhân vật “ tư tưởng” một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, giai đoạn sau năm 1975 ? A. Đúng . B. Sai. 5. Truyện ngắn “ những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật theo ngôi nào ? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. 6. Cho đề văn: Bài thơ “ Con cò” của Chế lan Viên gợi cho em suy nghĩ gì ? Hãy xác định yêu cầu về thể loại của đề bài trên ? A. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức. B. Nghị luận về một nhân vật văn học. C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. D. Nghị luận về một bài thơ. 7. Chỉ ra biện pháp liên kết câu đúng trong đoạn văn sau: Chị Thao thổi còi. Như thể là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào chầm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm.Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình ? ( Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ) A. Phép đối. B. Phép lặp. C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa. 8. Khoanh tròn vào ý đúng nhịp điệu của bốn dòng thơ sau: Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương ) A. Tha thiết, dồn dập. B. Hào hùng, sảng khoái. C. Nhịp nhàng, dàn trải. D. Chậm rãi, nghẹn ngào. 9. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi quanh rồi ngồi xuống nghi chân ở đâu đó một lát, rồi về . ? ( Bến quê - Nguyễn Minh châu) A. Cảm thán. B. Tình thái. C. Gọi đáp. D. Phụ chú. 10. Bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ” đã trở thành bài hát được rất nhiều người yêu thích ! Ai là người đã phổ nhạc ? A. Hoàng Việt. B. Phan huỳnh Điểu. C. Trần Hoàn. D. Xuân Hồng. 11. Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ là gì ? A. Hình ảnh cành hoa. B. Hình ảnh con chim. C. Hình ảnh nốt nhạc. D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. 12. Có mấy danh từ trong hai dòng thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Câu 2: Cảm nhận và suy ngẫm của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9 I/PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A A A D A A D B D A II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Câu 1: (1.0 đ) Chép đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của thanh Hải Câu 2: * Về nội dung: (3.0 đ) Ý 1: (0.5 đ) Ý 2: (2.5 đ) Tập trung làm nổi bật cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc, được thể hiện: 1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên của đất nước: ( 0.5 đ) - Cảnh sắc thiên nhiên (âm thanh, màu sắc, các hình ảnh,…) - Hình ảnh đất nước đang đi lên với sự cốn hiến của con người ( 2 lực lượng nòng cốt là người chiến sĩ - chiến đấu và người nông dân - sản xuất ). Họ chính là những người đã mang lại mùa xuân cho đất nước. 2. Cảm xúc mùa xuân trong lòng tác giả. (2.5 đ) - Tâm niệm của tác giả: khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Thông qua sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là ở hính ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. - Thanh Hải đã đề cập đến những vấn đề lớn của nhân sinh quan - vấn đề ý nghĩa của một đời sống cá nhân trong cộng đồng - một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ. - Những suy nghĩ, khát vọng, nguyện ước của nhà thơ cũng chính là những suy nghĩ của mỗi chúng ta và mỗi người hãy là một “ Mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân to lớn của dân tộc. - Nhà thơ khát vọng được sống và cống hiến có ích cho đời dù là rất nhỏ bé. * Về nghệ thuật: (2.0 đ) - Phân tích theo mạch cảm xúc của tác giả. - Chú ý những nghệ thuật chủ yếu. + Sự chuyển đổi cảm giác. + Hình ảnh thơ sáng tạo. + Nhịp điệu thơ phù hợp với sự thay đổi cảm giác. + Cấu tứ từ: lặp lại. + Các biện pháp tu từ, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, đối, láy,… + Màu sắc âm thanh, hình ảnh. + Một số từ “đặt” “ giọt” “ long lanh” ; đại từ “ ta” ; từ “ lộc”, từ : dãy”… * Về hình thức: ( 1.0 đ) - Bố cục chặt chẽ. - Có lập luận + dẫn chứng xác đáng. - Liên kết giữa các đoạn, các phần. . Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 09- 10 Lớp 9 Môn: Ngữ văn Họ và tên:……………… Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH NGHIỆM:. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9 I/PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3,0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A A A D A A D B D A II. PHẦN. truyện ( truyện ngắn ngắn và trích đoạn truyện dài ) của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã được học ở ngữ văn 9 là ? A. 8 tác phẩm. B. 9 tác phẩm. C. 10 tác phẩm. D. 11 tác phẩm. 2. “ Con

Ngày đăng: 27/04/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w