Đề KT 15ph Sinh 9 kỳ II

4 214 0
Đề KT 15ph Sinh 9 kỳ II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A 2 Thời gian : 15 phút I- Trắc nghiệm(3điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1.Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là: A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B. Nơi sinh vật cư trú C. Nơi sinh vật sinh sống D. Nơi sinh vật làm tổ 2. Tại sao con người lại được xếp thành một nhóm nhân tố sinh thái đặc biệt? A. Vì con người có tư duy B. Vì con người có lao động với mục đích của mình C. Vì con người khác động vật về cấu tạo và hình thái D. Cả A và B 3. Giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá sống trong môi trường nào sau đây ? A. Môi trường nước B. Môi trường sinh vật C. Môi trường đất D. Môi trường không khí II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(3,5 đ): Môi trường sống của sinh vật là gì ? Sinh vật sống trong những môi trường chủ yếu nào ? Đối với mỗi loại môi trường cho ví dụ. Câu 2(3,5 đ): Thế nào là nhân tố sinh thái ? Người ta chia chúng thành những nhóm nào ? Ó & Î ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I-Trắc nghiệm (3điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 1 điểm 1. C ; 2. D ; 3. B II-Tự luận (7điểm) Câu 1(3,5đ): Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật (1,5 đ) Các môi trường chủ yếu: (2 đ) - Môi trường nước: Cá, tôm, cua …. - Môi trường trong đất: Giun đất, dế chũi… - Môi trường trên cạn: Chim, chó, gà …. - Môi trường sinh vật: Giun đũa, giun kim, giun móc…. Câu 2(3,5đ): Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Nhân tố sinh thái chia là 2 nhóm: * Nhân tố vô sinh: - Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió…. - Nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ - Địa hình, thỗ nhưỡng, độ cao, loại đất …. * Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Nhân tố con người Ó & Î Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút I- Trắc nghiệm(3điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1. Hãy chỉ ra quần thể sinh vật là: A. Tập hợp các cá thể cá rô, cá lát trong ao, hồ B. Tập hợp các cá thể cá mắt lồi trong chậu nuôi C. Tập hợp các cá thể cá chép trong ao, có khả năng sinh sản D. Cả A, B và C 2. Mật độ của quần thể tăng khi nào ? A. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào B. Khi điều kiện sống thay đổi C. Khi địa bàn sống của quần thể thay đổi D. Cả A và B đều đúng 3. Có những dạng tháp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể ? A. Dạng phát triển và dạng ổn định B. Dạng ổn định và dạng giảm sút C. Dạng giảm sút và dạng phát triển D. Dạng phát triển, dạng giảm sút và dạng ổn định II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(4 đ):Thế nào là một quần thể sinh vật ? Cho ví dụ. Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể . Câu 2(3 đ): Vì sao quần thể người lại có một số dặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có ? Ó & Î ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I-Trắc nghiệm (3điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 1 điểm 1. C ; 2. A ; 3. D II-Tự luận (7điểm) Câu 1(4đ):Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới (1,5điểm) Ví dụ: Quần thể cá tra, quần thể gà …. (1điểm) Quần thể mang những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể … (1,5đ) Câu 2(3đ): Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa … Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy. Ó & Î Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (Bài số 3) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút I- Trắc nghiệm(3điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1. Rừng thuộc dạng tài nguyên nào ? A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên tái sinh C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu D. Cả A, B và C đều đúng 2. Hậu quả của việc chặt phá rừng là gì ? A. Làm cạ kiệt nguồn nước, xói mòn đất B. Làm khí hậu xấu đi C. Làm mất nguồn gen sinh vật rừng D. Cả A, B và C 3. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ? A. Khí thải của các phương tiện giao thông B. Tiếng ồn của các động cơ C. Nước thải không được xử lí D. Động đất II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(3 đ):Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch ? Câu 2(4 đ): Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã . Ó & Î ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I-Trắc nghiệm (3điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 1 điểm 1. B ; 2. D ; 3. C II-Tự luận (7điểm) Câu 1(3đ):Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ lòng đất …. Câu 2(4đ): - Bảo vệ các khu rừng già, từng đầu nguồn … - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật - Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loại sinh vật - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Ó & Î . sống của sinh vật là: A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B. Nơi sinh vật cư trú C. Nơi sinh vật sinh sống D. Nơi sinh vật làm tổ 2. Tại sao con người lại được xếp thành một nhóm nhân tố sinh thái. Môi trường sinh vật: Giun đũa, giun kim, giun móc…. Câu 2(3,5đ): Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Nhân tố sinh thái chia là 2 nhóm: * Nhân tố vô sinh: - Khí. hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Nhân tố con người Ó & Î Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 20 09 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh

Ngày đăng: 26/04/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan