Đề KT 15ph Sinh 9 kỳ I

3 367 0
Đề KT 15ph Sinh 9 kỳ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút I- Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có số lượng NST là bao nhiêu? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 2. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau 3. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào C. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử D. Cả B và C 4. Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng 1. A + G = T + X 2.A + T = G + X 3. A = T ; G = X 4. A + T + G = G + X + T A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(4đ): Mô tả sơ lượt quá trình tự nhân đôi của ADN? Câu 2(3đ): Một đoạn mạch của ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: - A - G – T – X – X – T – Mạch 2: - T – X – A – G – G – A – Viết cấu trúc của 2 mạch ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I- Trắc nghiệm (3 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,75đ 1.C ; 2.A ; 3.A ; 4.B II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(4 đ) :HS trả lời đúng mỗi ý được 1 đ Quá trình tự nhân đôi của ADN: + Hai mạch ADN tác nhau theo chiều dọc . + Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS : A liên kết với T, G liên kết với X (và ngược lại). + 2 mạch mới của 2 ADN con dần dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau . + Kết quả : 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ . Câu 2(3đ): HS viết đúng mỗi mạch AND con được 1.5đ . Hai đoạn mạch ADN con là: a. Mạch 1 (cũ): A G T X X T Mạch mới: T X A G G A b. Mạch mới: A G T X X T Mạch 2 (cũ): T X A G G A Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút I- Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1.Thế nào là đột biến gen A. Đột biến gen là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen C. Đột biến gen là những tác động từ môi trường làm ảnh hưởng tới kiểu gen D. Cả A và B 2. Nguyên nhân gây ra đột biến gen là: A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí, hóa học. B. Do sự rối loại quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của môi trường C. Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài D. Cả A và B 3. Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả lớn nhất? A. Lặp đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Cả A và B 4. Thế nào là hiện tượng dị bội A. Là hiện tượng biến đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST B. Là hiện tượng tăng số lượng ở một hoặc một số cặp NST C. là hiện tượng giảm số lượng ở một hoặc một số cặp NST D. Cả A và B 5. Biến dị nào di truyền được A. Đột biến B. Thường biến C. Biến dị tổ hợp D. Cả A và C 6. Mức phản ứng là gì? A. Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau B. Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường C. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau D. Cả A và C II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(4đ): Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến Câu 2(3đ): Thể đa bội là gì? Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào ? Ó & Î ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I- Trắc nghiệm (3 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5đ 1 2 3 4 5 6 B D C A D C II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(4 đ) :HS trả lời đúng mỗi ý được 1 đ * Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.(1đ) * Phân biệt: (3đ) Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể - Không di truyền - Có lợi cho sinh vật - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) - Di truyền - Thường có hại Câu 2(3đ): - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n) (1đ) - Có thể nhận biết các thể đa bộ bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây như : Thân, lá, cành, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn (1đ) - Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân ,cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng ; Sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường ; Đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt được ứng dụng trong chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường . (1đ) . l i đúng m i ý được 1 đ * Thường biến là những biến đ i kiểu hình phát sinh trong đ i sống cá thể dư i ảnh hưởng trực tiếp của m i trường.(1đ) * Phân biệt: (3đ) Thường biến Đột biến - Biến đ i. A G G A Trường THCS Khánh H i B I KIỂM TRA – Năm học : 20 09 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (B i số 2) Lớp: 9A Th i gian : 15 phút I- Trắc nghiệm (3 i m) Hãy khoanh tròn vào một. Trường THCS Khánh H i B I KIỂM TRA – Năm học : 20 09 – 2010 Họ và tên: ……………………… Môn: Sinh học 9 (B i số 1) Lớp: 9A Th i gian : 15 phút I- Trắc nghiệm (3 i m) Hãy khoanh tròn vào một

Ngày đăng: 26/04/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan