Giáo án Lí 6 HKII

38 250 0
Giáo án Lí 6 HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RÒNG RỌC Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Tiết 19 – Bài 16 Tuần dạy: Tuần 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ít của chúng. - Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp - Biết cách đo lực kéo của ròng rọc. 3. Thái độ: Cẩn thận trung thực yêu thích môn học. II. TRỌNG TÂM: Ròng rọc giúp con người thực hiện công việc dẽ dàng hơn như thế nào? III. CHUẨN BỊ: -GV: Một lực kế, một khối trụ kim loại, một ròng rọc cố định. Một ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc -HS: Bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra miệng : Câu 1:Muốn lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách 00 1 và khoảng cách 00 2 phải thỏa mãn điều kiện gì? +HS trả lời: Muốn lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách 00 1 < 00 2 . Câu 2:Một vật có khối lượng 20kg, muốn dùng ròng rọc động để kéo vật lên cần dùng một lực là bao nhiêu? +HS trả lời: Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.20 = 200(N) Dùng ròng rọc động F < P, do đó cần dùng lực F < 200(N) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Để đưa ống bêtông lên ngoài các cách đưa : Kéo lên trực tiếp, dùng mặt phẳng nghiêng hoặc đòn bẩy ta còn có các cách nào khác không ? +HS suy nghĩ trả lời: Dùng ròng rọc đưa ống bê tông lên. -GV cho HS quan sát tranh vẽ: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 -GV: Người ta có thể đưa ống bê tông lên khỏi mương, Như vậy ròng rọc bao gồm những bộ phận chính nào? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc -GV treo tranh hình 16.2 cho HS quan sát: -GV hướng dẫn: +Một đầu ròng rọc được mắc cố định vào thanh ngang, gọi là ròng rọc cố định. +Ròng rọc không được mắc cố định gọi là ròng rọc động. -GV có thể mắc dụng cụ thí nghiệm minh họa 2 loại ròng rọc. +HS quan sát, trả lời câu hỏi. Ròng rọc có cấu tạo như thế nào ? có mấy lọai ròng rọc +HS trả lời Thế nào là ròng rọc cố định và ròng rọc động. +HS trả lời: Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? -GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn cách lắp thí nghiệm. -GV yêu cầu: +Cách cằm lực kế: Dùng lực kế đo trọng lượng của vật ở tư thế thẳng đứng. +Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định, kéo từ từ lực kế, vừa kéo vừa đọc kết quả đo. I. TÌM HIỂU VỀ RÒNG RỌC: Ròng rọc có 2 loại là ròng rọc cố định và ròng rọc động. C1: - Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo. - Có hai loại ròng rọc : ròng rọc cố định và ròng rọc động II. RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO? 1. Thí nghiệm: a. Chuẩn bị : SGK b. Tiến hành đo : - Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng - Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định - Đo lực kéo vật qua ròng rọc động. GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 + Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố động, kéo từ từ lực kế, vừa kéo vừa đọc kết quả đo.(kéo từ từ sợi dây mảnh vắt qua rãnh của ròng rọc) +Ghi bảng kết quả đo vào bảng 16.1(SGK) -GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, ghi nhận kết quả. +Các nhóm báo cáo kết quả -GV cho các nhóm nhận xét chéo kết quả lẫn nhau, nêu nhận xét. - So sánh, chiều cường độ dòng điện của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định, ròng rọc động. +HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Dùng ròng rọc cố định có tác dụng gì? +HS: Có tác dụng thay đổi hướng của lực. Dùng ròng rọc động có lợi gì? +HS trả lời, GV bổ sung: Được lợi về lực, dùng lực nhỏ hơn trọng lượng của vật, lực nhỏ hơn hai lần so với trọng lượng vật. Từ các cau hỏi trên, em rút ra kết luận gì? +HS rút ra kết luận, GV theo dõi, bổ sung, hoàn chỉnh kết luận ghi vào vở. Hoạt động 4:Vận dụng. Em hãy nêu thí dụ về sử dụng ròng rọc? +HS nêu ví dụ -GV cho HS làm câu C6, C7 -GV nhận xét câu trả lời, chốt lại. -GV lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào trong bài dạy: Dùng ròng rọc giúp con người làm giảm hao phí sức lực. Do đó các em có thể tận dụng các vật liệu trong gia đình để chế tạo ra ròng rọc. Ví dụ như tận dụng các vành bánh xe hỏng để làm ròng rọc đưa vật nặng lên cao. 2. Nhận xét : C3: - Dùng ròng rọc cố định : đổi hướng (ngược chiều nhau,độ lớn của hai lực như nhau) - Dùng ròng rọc động : Chiều không thay đổi độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật. 3. Kết luận : - Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo. - Dùng ròng rọc động : Lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. III.VẬN DỤNG: C6:Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo, dùng ròng rọc động được lợi về lực. C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc có định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Ròng rọc có cấu tạo như thế nào ? có mấy loại ròng rọc? +HS: Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo. Có hai loại ròng rọc : ròng rọc cố định và ròng rọc động. Câu 2: GV gọi HS làm bài 16.2: +HS: A. Ròng rọc cố định 5. Hướng dẫn học sinh tự học: -Đối với bài học này: +Học thuộc bài + Làm bài tập 16.3 – 16.6 (SBT). +Bài tập bổ sung:Dùng ròng rọc động kéo vật nặng 25 kg, cần dùng một lực bằng bao nhiêu? +Hướng dẫn: Cho m=25kg, tìm trọng lượng P=10m GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Dùng ròng rọc động P F= 2 từ đó trả lời câu hỏi của bài toán. -Đối với bài học tiếp theo: +Xem bài 17: Tổng kết chương I – Cơ học +Xem lại tất cả các bài đã học của chương cơ học. +Chuẩn bị: 1.Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m 3 có ý nghĩa gì? 2.Tại sao kìm cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? 3.Cho biết đơn vị khối lượng, trọng lượng riêng? +Hướng dẫn: Câu 2: Kìm cắt kim loại chia làm 3 bộ phận: Điểm 0, 0 1 , 0 2 00 1 : Khoảng cách từ (con ốc vít) đến kim loại cần cắt 00 2 : Khoảng cách từ điểm tựa (con ốc vít) đến tay cầm. Nếu 00 2 dài hơn thì cần dùng lực như thế nào? Dựa vào hướng dẫn của GV, HS trả lời câu hỏi đặt ra. V. RÚT KINH NGHIỆM: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Tiết 20 – Bài 17: Tuần dạy: Tuần 21 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Ôn lại một số kiến thức cơ bản đã học trong chương -Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế. 2. Kỹ năng: Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa đồng thời giải thích được các hiện tượng thường gặp trong đời sống. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. TRỌNG TÂM: -Đo độ dài, đơn vị đo độ dài. -Đơn vị đo khối lượng, dụng cụ đo khối lượng thường gặp. -Thể tích: Dụng cụ đo, đơn vị đo thể tích -Lực cân bằng, các kết quả tác dụng của lực. -Trọng lượng riêng, khối lượng riêng. -Các máy cơ đơn giản thường gặp trong đời sống. III. CHUẨN BỊ: GV: H17.2 ; H17.3 (SGK); các dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của vỏ bánh phồng tôm, kéo cắt giấy, kìm cắt kim loại, các dụng cụ đo… HS: Xem trước bài IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra miệng: Câu 1: GV gọi HS làm bài 16.3 (SBT) +HS làm bài: Những máy cơ đơn giản được sử dụng trong chiếc xe đạp *Đòn bẩy: Hai bàn đạp và trục xe, ghi đông, phanh. *Ròng rọc: Ròng rọc cố định đươc sử dụng ở phanh xe đạp Câu 2: Tại sao kìm cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? +HS trả lời: Kìm cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo đẻ làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tám kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. -GV gọi HS nhận xét. -GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Ôn tập -GV gọi HS tìm hiểu các câu hỏi phần ôn tập từ câu 1 - câu 13(SGK). +HS đọc và trả lời các câu hỏi. I. LÝ THUYẾT : Câu 1 : a. Thước b. Bình chia độ GV: Dương Thị Ánh Hồng TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 -GV cho HS quan sát các dụng cụ đo: thước, bình chia độ, lực kế, cân Ro6becvan. Sau đó yêu cầu HS quan sát trả lời câu 1 +HS trả lời, GV nhận xét -GV gọi một số HS nhận xét - GV nhận xét, sữa chửa. -GV cho HS quan sát nhãn ghi khối lượng tịnh của vỏ Omo, vỏ bánh phồng tôm, yêu cầu HS quan sát con số này có ý nghĩa gì? +HS trả lời, GV bổ sung: Con số ghi ngoài vỏ bánh chỉ khối lượng của vỏ bánh chứa trong bọc. -GV yêu cầu HS làm câu 7. -GV yêu cầu HS gọi một vài HS tìm từ thích hợp điền vào chổ trống các đơn vị đo đọ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực, đo khối lượng riêng, hoàn chỉnh câu 9 +HS điền từ, GV theo dõi. -GV gọi 2 HS khác lên làm câu 10,11, 12: Ghi công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng; giữa khối lượng và thể tích; kể tên mọt số máy cơ đơn giản thường gặp. +HS lên ghi công thức, GV nhận xét -GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu 13. Kéo thùng bêtông lên cao để đổ trần nhà. Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe. Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc. +HS trả lời: Hoạt động 2 : Vận dụng -GV Gọi HS đọc và trả lời câu 1 tr54: Yêu cầu HS lựa chọn các từ trong 3 ô để viết thành 5 câu khác nhau. -GV cho HS thảo luận nhóm ghép từ +HS các nhóm làm bài, GV quan sát, theo dõi. +HS báo báo, GV nhận xét, hoàn chỉnh câu 1. *Tương tự GV cho HS chữa bài tập 3,4, 5, 6 /tr 55 Có ba hòn bi kích thước bằng nhau. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi có một hòn bằng sắt, một hòn bằng nhôm, một bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt? Hòn nào bằng nhôm? Hòn nào c. Lực kế d. Cân Câu 2 : Lực Câu 3 : + Làm vật bị biến dạng + Hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. Câu 4 : Hai lực cân bằng Câu 5 : Trọng lực hay trọng lượng Câu 6 : Lực đàn hồi Câu 7 : Khối lượng của kem giặt trong hộp Câu 8 : Khối lượng riêng Câu 9 : Mét kí hiệu m Mét khối m 3 Niutơn N Kilôgam Kg Kilôgam trên mét khối Kg / m 3 Câu 10 : P = 10m Câu 11 : V m D = Câu 12 : Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. Câu 13 : +Kéo một thùng bêtông lên cao để đổ trần nhà : Ròng rọc + Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải : Mặt phẳng nghiêng + Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc : Đòn bẩy II. VẬN DỤNG: 1. - Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. - Người thủ môn tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá. - Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh. - Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt. - Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn. 3. Hòn bi 1: bằng chì, hòn bi 2 bằng sắt và hòn bi 3 bằng nhôm. GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 bằng chì? +HS suy nghĩ trả lời, GV hướng dẫn: Các hòn bi có thể tích như nhau nhưng khối lượng khác nhau. Căn cứ vào bảng khối lượng riêng của các chất từ đó trả lời câu hỏi đặt ra. -GV hướng dẫn HS trả lời câu 6. Kiểm tra lại kiến thức về đòn bẩy: khi OO 1 và OO 2 khác nhau thì F 1 và F 2 khác nhau như thế nào? (trong cả ba trường hợp). Cho HS nhận thấy: dùng đòn bẩy ta có thể lợi về lực thiệt về đường đi và điều ngược lại vẫn đúng thực tế. +HS trả lời, GV theo dõi, sữa sai. Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ -GV yêu câu các nhóm chuẩn bị ô chữ, dán lên bảng. -Cả lớp chia làm 4 đội, sau khi GV đọc xong câu hỏi, các đội sẽ điền ô chữ vào hành ngang trong thời gian là 5 phút, đội nào hoàn chỉnh trước, đội đó sẽ thắng. Cứ như thế, chúng ta sẽ hoàn thành cả 2 ô chữ. -GV điều khiển HS tham gia trò chơi +HS các tổ cùng tham gia. 6. a).Để làm cho lực tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. b). Để cắt giấy hoặc cắt tóc ta chỉ cần lực nhỏ, tuy lưỡi kéo dài nhưng tay vẫn có thể cắt được. Bù lại ta có lợi là tay di chuyển ít nhưng tạo được vết cắt dài trên tờ giấy. III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ: 4.Câu hỏi, bài tập củng cố: R O N G R O C D O N G B I N H C H I A D O T H E T I C H M A Y C O D O N G I A N M A T P H A N G N G H I E N G T R O N G L U C P A L A N G T R O N G L U O N G K H O I L U O N G C A I C A N L U C D A N H O I D O N B A Y T H U O C D A Y GV nhận xét tiết ôn tập tổng kết chương về các mặt: +Sự chuẩn bị kiến thức của HS +Tinh thần, thái độ học tập của HS +Sự tham gia trò chơi ô chữ. 5.Hướng dẫn học sinh tự học: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 - Đối với bài học này: +Xem lại các bài tập trong SGK. +Làm bài tập: Làm thế nào để đo khối lượng riêng của hòn bi bằng thủy tinh? GV hướng dẫn: Bước 1: Ghi công thức tính khói lượng riêng của một chất. m D= V Bước 2: Xác định các đại lượng có mặt trong công thức.(m, V) Bước 3: Xác định các dụng để đo các đại lượng đó.(đo khối lượng m dùng dụng cụ gì, đo thể tích V dùng dụng cụ gì? Bước 4: Trả lời câu hỏi. - Đối với bài học tiếp theo: +Xem trước nội dung chương II: Nhiệt học +Xem bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Chuẩn bị câu hỏi: 1.Chất rắn nở vì nhiệt như thế nào? 2.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 3.Tại sao tôn lợp nhà có dạng lượn sóng? Hướng dẫn theo các câu hỏi hỏi gợi ý: Khi trời nắng, tôn nóng lên thì nó co lại, hay dãn ra? Nếu co lại, vị trí lượn sóng trên mái tôn thay đổi như thế nào? Nếu dãn ra, vị trí lượn sóng trên tấm tôn thay đổi như thế nào? Thay đổi có ảnh hưởng đến mái tôn không (làm hỏng tấm tôn)? Nếu tôn phẳng, trời nắng ảnh hưởng như thế nào đến tấm tôn được gắn cố định trên trần nhà? V. RÚT KINH NGHIỆM: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 CHƯƠNG II: *MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: 1. Kiến thức: Giúp học sinh *Sự nở vì nhiệt của các chất: -Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. -Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. -Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực lớn. *Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ: -Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. -Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. -Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut. *Sự chuyển thể: -Mô tả được quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của mỗi quá trình này. -Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. 2. Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. -Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. Biết sử dụng nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình… -Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn của sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi… 3. Thái độ: -Yêu thích môn học, hứng thú trong học tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. -Có thái độ trung thực, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin trong thực hành thí nghiệm. -Có tinh thần hợp tác trong học tập tổ, nhóm. Tiết 21 – Bài 18 Tuần dạy: Tuần 22 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được -Thể tích và chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. -Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 2. Kỹ năng: GV: Dương Thị Ánh Hồng NHIỆT HỌC NHIỆT HỌC SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, có ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. II. TRỌNG TÂM: Sự nở vi nhiệt của chất rắn – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị cho cả lớp Một quả cầu kim loại Một đèn cồn Một chuậu nước - HS: Bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra miệng: Câu 1:Hãy nêu các máy cơ đơn giản thường gặp trong đời sống?Muốn kéo vật nặng 200N trực tiếp lên cao theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng bao nhiêu Niutơn? +HS trả lời: -Các máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. -Muốn kéo vật nặng 200N trực tiếp lên cao theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng 200N. Câu 2: Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn?Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? +HS trả lời: -Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. -GV gọi HS nhận xét câu trả lời. -GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập -GV: Giới thiệu chương II nhiệt học và hướng dẫn HS xem hình ảnh tháp Ep – phen ở Pari và giới thiệu đôi điều về tháp này. -GV đặt câu hỏi: ?Các phép đo vào tháng 1 và tháng bảy cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10 cm. Tại sao lại có hiện tượng kì lạ đó ? chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó ? Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của 1. Làm thí nghiệm: -Thả quả cầu bằng kim loại qua vòng kim loại trước khi hơ nóng quả cầu kim loại. Nhận xét. -Hơ nóng quả cầu bằng kim loại, thử thả quả cầu bằng kim loại. Nhận xét -Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh, thả quả cầu qua vòng kim loại. Nhận xét 2. Trả lời câu hỏi: GV: Dương Thị Ánh Hồng Hình 18.1 [...]... nhau C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Đồng nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt 4 Vận dụng: C6: Nung nóng vòng kim loại GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Tháng 11 là mùa đông, tháp Ep-phen làm bằng thép sẽ thay đổi như thế nào? +HS trả lời Tháng 7 là mùa hạ nhiệt độ như thế nào? +HS trả lời Khi nhiệt độ tăng (giảm), tháp ảnh hưởng như thế nào? Từ các câu... kiểm tra + đáp án -HS: Học bài + giấy, bút thước… III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2 Kiểm ta bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3 Giảng bài mới: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT TN TL 1.Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt: 3Câu THÔNG HIỂU TN TL 2Câu GV: Dương Thị Ánh Hồng VẬN DỤNG TN TL 1 Câu TỔNG 6 Câu Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011... điểm) Bài 1: (2đ) Hãy tính 220C, 300C, 440C, 65 0C II TỰ LUẬN:(7 điểm) ứng với bao nhiêu 0F? Bài 1: (2 đ) *220C = 00C + 220C =00C + (22×10C) =320F + (22×1,80F) =71 ,60 F (0,5 đ) 0 *30 C = 00C + 300C =00C + (30×10C) =320F + (30×1,80F) = 860 F (0,5 đ) *440C = 00C + 440C =00C + (44×10C) =320F + (44×1,80F) =111,20F (0,5 đ) 0 0 0 *65 C = 0 C + 65 C =00C + (65 ×10C) =320F + (65 ×1,80F) =1490F (0,5 đ) Bài 2: Vì nhiệt... Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 +HS trả lời: -Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau -Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn -GV gọi HS làm bài tập 20.1 +HS: câu C khí, lỏng, rắn 5 Hướng dẫn học sinh tự học: -Đối với bài học này: Học thuộc ghi nhớ + làm bài tập 20.2- 20 .6 (SBT)... khí nở ra, giọt nước màu dịch chuyển về phía bên phải hình 20.1 GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 -Ở hình 20.2 : có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thủy tinh, tao ra những bọt khí nổi lên mặt nước Câu 2: Trình bày tính chất và hình dạng của băng kép? +HS trả lời: Băng kép là hai kim loại được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh tạo thành băng kép 3 Bài mới:... về phía thanh thép hay thanh đồng? C6: Không giống nhau, một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản II.BĂNG KÉP: 1.Quan sát thí nghiệm: Quan sát băng kép khi bị hơ nóng trong hai trường hợp: -Mặt đồng ở phía dưới -Mặt đồng ở phía trên 2.Trả lời câu hỏi: C7: Khác nhau GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 +HS dựa vào thí... lúc đó không? Vậy lớp nước bên trong tiếp xúc với nước nóng, lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp tiếp xúc sẽ gây ra hiện tượng gì? Bằng các câu hỏi gợi ý, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài -Đối với bài học tiếp theo: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 + xem bài 22: nhiệt kế - nhiệt giai + Chuẩn bị: Đồ dùng: HS chuẩn bị bảng 22.1 +Câu hỏi: 1 Nhiệt kế dùng để làm gì? Hãy kể một số... NGHIỆM: GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 TIẾT 26: Ngày dạy: 2 3 2009 Năm học: 2010-2011 NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: -Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng -Nhận biết... Dương Thị Ánh Hồng m , V Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 a) Thanh ngang dài ra do bị hơ nóng b) Hơ nóng giá đo -GV gọi HS nhận xét câu trả lời -GV nhận xét, cho điểm 3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập -GV gọi HS đọc tình huống đầu bài sau đó hỏi HS ?Theo em khi đun nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không ? +HS dự đoán: Nước tràn... hơn GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Câu 4: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người? A Nhiệt kế thủy ngân B Nhiệt kế y tế C Nhiệt kế kim loại D Nhiệt kế rượu Câu 5: Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng? A Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn C Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí D Sự dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 6: Nhiệt độ của nước . Vận dụng: C6: Nung nóng vòng kim loại GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 Tháng 11 là mùa đông, tháp Ep-phen làm bằng thép sẽ thay đổi như thế nào? +HS trả lời Tháng 7 là. 16. 3 – 16. 6 (SBT). +Bài tập bổ sung:Dùng ròng rọc động kéo vật nặng 25 kg, cần dùng một lực bằng bao nhiêu? +Hướng dẫn: Cho m=25kg, tìm trọng lượng P=10m GV: Dương Thị Ánh Hồng Giáo án Vật lí. Bình chia độ GV: Dương Thị Ánh Hồng TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC Giáo án Vật lí 6 Năm học: 2010-2011 -GV cho HS quan sát các dụng cụ đo: thước, bình chia độ, lực kế, cân Ro6becvan. Sau đó yêu cầu

Ngày đăng: 27/04/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan